Trách nhiệm ghi bảo lưu trên vận đơn

Một phần của tài liệu Tiểu luận - trách nhiệm pháp lý của người chuyên chở (Trang 33 - 39)

Theo pháp luật Việt Nam, người chuyên chở có quyền ghi chú trong vận đơn các nhận xét của mình nếu có nghi vấn về tình trạng bên ngoài hoặc bao bì hàng hóa, người vận chuyển có quyền từ chối ghi trong vận đơn sự mô tả về hàng hóa, nếu có đủ căn cứ nghi ngờ tính chính xác về lời khai báo của người gửi hàng, người giao hàng ở thời điểm bốc hàng hoặc khi không có điều kiện xác minh; người vận chuyển có quyền từ chối ghi trong vận đơn ký, mã hiệu hàng hóa, nếu chúng chưa được đánh dấu rõ ràng trên từng kiện bao bì, bảo đảm dễ nhận thấy khi chuyến đi kết thúc; trường hợp hàng hóa được đóng gói trước khi giao cho người vận chuyển thì người vận chuyển có quyền ghi vào vận đơn là không biết rõ nội dung bên trong.

Như vậy theo bộ luật hàng hải Việt Nam, người chuyên chở có trách nhiệm hay nói cách khác là có quyền ghi chú không tốt, hoặc không thừa nhận những nội dung mà người giao hàng ghi khi lập vận đơn nếu có căn cứ chắc chắn hay nghi ngờ, hay thực sự không biết rõ. Làm như vậy gọi là bảo lưu hay ghi bảo lưu trên vận đơn, nhằm tránh bồi thường với những tổn thất có thể xảy ra sau này. Về tinh thần thì quy định của bộ luật hàng hải Việt Nam và các công ước về trách nhiệm ghi bảo lưu là tương tự nhau.

7. Trách nhiệm chứng minh tổn thất

Trách nhiệm chứng minh lỗi là trách nhiệm chứng minh tổn thất thuộc về ai khi có tổn thất xảy ra. Bộ luật hàng hải Việt Nam cho rằng, người vận chuyển có nghĩa vụ bồi thường tổn thất hàng hóa, nếu không chứng minh được rằng mình không có lỗi gây ra các tổn thất đó. Như vậy trách nhiệm chứng minh lỗi thuộc về người chuyên chở. Người nhận hàng thấy rằng hàng hóa của mình bị tổn thất là đòi người chuyên chở phải bồi thường, gười chuyên chở muốn thoát trách nhiệm bồi thường phải chứng minh rằng mình không có lỗi. Quy định này của bộ luật hàng hải Việt Nam giống với quy định của công ước Hamburg 1978 và khác với công ước Brucxen 1924 và các nghị định thư sửa đổi.

Theo công ước Brucxen 1924, khi hàng hóa bị tổn thất, người chủ hàng muốn đòi bồi thường thì họ phải chứng minh rằng người chuyên chở mắc lỗi và lỗi này thuộc trách nhiệm của người chuyên chở và không thuộc phạm vi của 17 miễn trách nhiệm. Như vậy, trách nhiệm chứng minh lỗi theo công ước Brucxen thuộc về chủ hàng, điều

này làm chủ hàng gặp nhiều khó khăn trong việc đòi bồi thường vì việc chứng minh lỗi trong quá trình vận chuyển là điều không hề đơn giản. Công ước Hamburg đã chuyển nghĩa vụ chứng minh lỗi từ chủ hàng sang người chuyên chở. Nghĩa là, theo công ước Hamburg, khi đi nhận hàng nếu thấy hàng hóa bị tổn thất hay giao hàng chậm thì chủ hàng sẽ đòi người chuyên chở bồi thường,người chuyên chở muốn không phải bồi thường thì phải chứng minh rằng mình không có lỗi.

Có thể nói, về cơ bản, những quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam tương tự như những quy định của Công ước Brucxen 1924 được sửa đổi bởi Nghị định thư Visby 1968. Đó là những nội dung về thời hạn trách nhiệm, cơ sở trách nhiệm, giới hạn trách nhiệm, trách nhiệm giao hàng ở cảng đến, trách nhiệm của người chuyên chở đối với hợp đồng tự nguyện, trách nhiệm kiểm tra kiểm đếm hàng hóa ở cảng đến khi hàng bị tổn thất, trách nhiệm đối với hàng nguy hiểm và hàng đặc biệt,…

CHƯƠNG IV: THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẬP QUÁN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ INCOTERMS CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ SỰ PHÂN CHIA TRÁCH NHIỆM VẬN TẢI

HÀNG HẢI

Incoterms là bộ quy tắc do Phòng thương mại quốc tế (ICC) phát hành để giải thích các điều kiện thương mại quốc tế. Incoterms được xuất bản lần đầu tiên từ năm 1936 và được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000; bao gồm 13 điều kiện, chia thành 4 nhóm.

Trong hợp đồng mua bán ngoại thương có quy định nhiều điều khoản khác nhau, trong đó có các điều khoản về vận tải xác định rõ bên nào có trách nhiệm chuyên chở hàng hóa, được gọi là bên “giành được quyền về vận tải”, hay “quyền về thuê tàu” nếu thực hiện dịch vụ vận tải hàng hải. Việc phân chia trách nhiệm về vận tải giữa người mua và người bán như thế nào là phụ thuộc vào điều kiện cơ sở giao hàng quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương. Từ giác độ “Quyền vận tải”, bên nào giành được quyền này sẽ được phép lựa chọn: phương thức chuyên chở, tuyến đường chuyên chở, phương pháp chuyên chở, và người chyên chở.

Thực tế kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, hầu hết họ đều lựa chọn điều kiện “bán FOB và mua CIF”, nghĩa là xuất khẩu hàng hóa cho đối tác ngay tại cảng Việt Nam và nhập khẩu hàng hóa có kèm theo chi phí bảo hiểm. Vì thế các doanh nghiệp trong nước kinh doanh ở lĩnh vực vận tải không có cơ hội nhận được các hợp đồng vận tải hàng hóa xuất khẩu vì phần lớn người bán hàng đều có tâm lý bán hàng nhanh nên đã trao quyền thuê tàu chuyên chở cho doanh nghiệp nước ngoài. Rõ ràng, việc thay đổi tập quán thương mại, chuyển từ phương thức xuất khẩu theo giá FOB, nhập khẩu theo giá CIF sang xuất khẩu theo giá CIF, nhập khẩu theo giá FOB sẽ có lợi

cho nền kinh tế vì tạo cơ hội cho ngành vận tải phát triển, mà cụ thể là đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp trong việc giành quyền chọn lựa phương thức vận chuyển. Và chính sự phát triển của ngành này có tác động ngược trở lại góp phần mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại. Trên thực tiễn, việc lựa chọn người chuyên chở trong vận tải hàng hải có ý nghĩa to lớn:

- “Giành được quyền thuê tàu”, trước hết cho phép sử dụng một cách tốt nhất lực lượng tàu buôn trong nước, thực hiện được thông lệ quốc tế về vận tải, và đây cũng là quốc sách của các quốc gia.

- Có khả năng sử dụng trực tiếp các dịch vụ của các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ vận tải hàng hải như: thuê tàu, giao nhận….Như vậy, sẽ tạo điều kiện để phát triển lực lượng tàu buôn trong nước và góp phần tiết kiệm ngoại tệ liên quan đến việc chuyên chở hàng hóa ngoại thương.

- Nếu trong hợp đồng buôn bán ngoại thương không có quy định về thời hạn giao hàng một cách chính xác, thì bên nào “giành được quyền thuê tàu” sẽ giành được thế chủ động trong tổ chức chuyên chở và giao nhận.

- Khả năng cạnh tranh của đội tàu trong nước quá yếu, thị trường vận tải ngoại thương do các công ty tàu biển nước ngoài thao túng. Trong trường hợp, nếu bắt buộc phải đi thuê tàu của nước ngoài để chuyên chở hàng hóa. Bên nào “giành quyền thuê tàu” vẫn chủ động lựa chọn được người chuyên chở, khai thác được tình hình thị trường giá cước thuê tàu một cách có lợi nhất.

Cùng với xu thế phát triển của hội nhập và toàn cầu hóa, nguồn cung ứng từ nước ngoài càng trở nên quan trọng để lựa chọn được những điều kiện giao hàng phù hợp, các công ty logistics phải nghiên cứu, nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn “Các điều kiện thương mại quốc tế” (International Comercial Terms- Incoterms).

Rõ ràng, khi doanh nghiệp Việt Nam mua hàng theo điều kiện CIF thì quyền thuê tàu thuộc về phía nước ngoài. Điều này dễ dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam khó có khả năng biết đến nội dung của hợp đồng thuê tàu. Không ít trường hợp phía nước ngoài thuê các loại tàu chất lượng không đảm bảo nên thường xảy ra mất mát, hư hỏng, giao

Hơn nữa, trách nhiệm của người vận tải đường biển được giới hạn trong chừng mực thực hiện công việc cần mẫn hợp lý để đảm bảo rằng tàu của mình thích hợp với việc đi biển khi nó rời cảng. Anh ta được miễn trách nhiệm về hỏa hoạn, mất mát hay hư hỏng hàng hóa do lỗi trong việc quản trị và điều khiển tàu. Giới hạn trách nhiệm này lí giải sự cần thiết đối với người bán và người mua phải mua bảo hiểm để bảo vệ hàng hóa của họ khỏi rủi ro mà họ phải chịu theo hợp đồng vận tải. Nếu hàng hóa được bán theo điều kiện CIF, người mua có thể được sự bảo vệ hoặc là bởi nghĩa vụ của người bán phải mua bảo hiểm theo điều kiện CIF. Như vậy, khi lựa chọn điều kiện CIF để bán hàng, nếu người chuyên chở thực hiện đầy đủ những công việc thuộc giới hạn trách nhiệm, thì anh ta không có trách nhiệm xác định lỗi thuộc về bên mua hay bên bán, mà toàn bộ rủi ro sẽ được bên bảo hiểm gánh chịu.

Sau khi đã lựa chọn và giành được quyền thuê phương tiện vận tải, vấn đề kế tiếp được đặt ra là cần lựa chọn phương thức vận tải. Có thể nói, đây mới là thời điểm để vận tải đường biển phát huy tiềm năng của mình và trở thành phương thức vận tải được các doanh nghiệp lựa chọn. Muốn vậy, trách nhiệm của người chuyên chở hàng hóa phải được đặt lên hàng đầu, có nghĩa là trách nhiệm đó phải được pháp lý hóa một cách rõ ràng, chi tiết, cụ thể và phù hợp với thông lệ quốc tế. Bên cạnh các yếu tố khác ảnh hưởng đến vấn đề lựa chọn hãng vận tải như tổng chi phí vận chuyển, giao nhận hàng, lưu kho, lưu bãi có thể nói trách nhiệm chuyên chở hàng hóa là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng dịch vụ của các hang vận tải. Như đã trình bày ở phần trên nâng cao trách nhiệm của người chuyên chở là góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các tổ chức bởi lẽ nó tác động đến việc giải quyết các đơn hàng khẩn. Khẳng định được uy tín chất lượng, an toàn của dịch vụ vận tải nói chung và dịch vụ vận tải hàng hải nói riêng là khẳng định vị thế của ngành logistic Việt Nam trên thương trường vận tải quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngoài tài liệu chính của tác giả thì nhóm còn tham khảo thêm các tài liệu như: 1. Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005

2. Công ước Brucxen 1924

3. http://vietmarine.net/forum/tau-chuyen/1482-nghia-vu-quyen-han-va-trach- nhiem-cua-cac-ben-trong-hop-dong-chuyen-cho-hang-hoa-xuat-nhap-kha-u- bang-duong-bien.html

Một phần của tài liệu Tiểu luận - trách nhiệm pháp lý của người chuyên chở (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w