2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ TIẾP XÚC VỚI NHẠC CỤ DÂN TỘC TẠI TRƯỜNG MẦM NON
2.1. Khái quát khảo sát thực trạng
Mục đích khảo sát
Tìm hiểu mức độ tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc của trẻ mẫu giáo lớn trong trường mầm non hiện nay.
Nhiệm vụ khảo sát
- Tìm hiểu thực trạng việc cho trẻ mẫu giáo lớn tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc ở một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Tìm hiểu nguyên nhân và đề ra một số biện pháp nhằm đưa nhạc cụ dân tộc tiếp xúc trực tiếp với trẻ thông qua nhiều hình thức khác nhau.
Khách thể khảo sát
Ban giám hiệu, 32 giáo viên giảng dạy khối lá và 288 trẻ mẫu giáo lớn tại 3 trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa bàn khảo sát
- Trường Mầm non Hoa mai (41 Tú Xương, Phường 7, Quận 3)
- Trường Mầm non Hồng Nhung (27 Nguyễn Văn Bảo, Phường 4, Quận Gò Vấp)
- Trường Mầm non Bàu Cát (13 Đồng Đen, Phường 14, Quận Tân Bình) Phương pháp khảo sát
- Phương pháp trò chuyện với Hiệu phó chuyên môn để tìm hiểu về ý kiến, cách đánh giá đối với vấn đề cho trẻ tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc. Trò chuyện với giáo viên đứng lớp và trẻ mẫu giáo lớn để đánh giá mức độ hứng thú và khả năng của trẻ về nhạc cụ dân tộc.
- Phương pháp khảo sát: Phát phiếu thăm dò giáo viên khối lá của các trường mầm non để tham khảo ý kiến và rút ra kết luận về việc cho trẻ tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc tại trường.
- Phương pháp quan sát: Quan sát phòng âm nhạc của trường, góc âm nhạc của từng lớp để phân tích việc trang bị nhạc cụ dân tộc tại trường. Dự giờ âm nhạc của trẻ, ghi chép các hình thức tổ chức giờ học của giáo viên và khả năng hứng thú của trẻ.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu đã tu nhận được.