CHỨC CHO TRẺ TIẾP XÚC VỚI NHẠC CỤ DÂN TỘC
1. Về phía nhà trường
- Cần tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập ở các đơn vị bạn để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
- Đầu tư kinh phí mua một số trang thiết bị phục vụ hoạt động âm nhạc như: đàn tranh, đàn nhị, sáo trúc,…, dụng cụ gõ đệm, trang phục biểu diễn .v.v...
- Có các biện pháp, kiến nghị để mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc cho đội ngũ giáo viên. VD: Trường Sư Phạm nên mở những lớp chuyên đề về nhạc cụ dân tộc, mỗi giáo viên nên lựa chọn cho mình một loại nhạc cụ dân tộc để học và biểu diễn cho trẻ.
- Khuyến khích giáo viên thiết kế và trang bị môi trường hoạt động âm nhạc cho trẻ kết hợp với các nhạc cụ dân tộc.
* Đối với Phòng Giáo dục:
- Cần tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc, tổ chức các lớp dạy đàn, dạy múa...
- Cung cấp các tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Học tập qua băng hình, đĩa ghi hình...để cung cấp thêm tư liệu cho giáo viên.
- Đưa hoạt động làm quen nhạc cụ dân tộc vào chương trình giảng dạy.
2. Về phía giáo viên:
Tổ chức cho trẻ hoạt động đưới nhiều hình thức
2.1. Nghe nhạc
Vai trò, ý nghĩa của việc nghe nhạc:
Nghe nhạc góp phần phát triển cảm xúc của trẻ đối với âm nhạc, hình thành ở trẻ thói quen nghe nhạc. Từ đó biết ghi nhớ tác phẩm, phân biệt nội dung, hình thành mối liên hệ giữa âm nhạc và cuộc sống.
Nghe nhạc là cơ sở để trẻ học hát, vận động, chơi theo nhạc. Việc nghe nhạc trong trường mầm non là một hoạt động tích cực, có mối quan hệ chặt chẽ với vận động, hoàn thiện những đặc trưng tâm lý ở trẻ.
Nghe còn là cơ sở để trẻ nhận biết âm sắc, phân biệt tiếng của các loại nhạc cụ, kích thích cảm giác âm thanh và tai âm nhạc và cảm giác nhịp điệu ở trẻ.
Nội dung nghe:
- Nghe đàn, hát các tác phẩm khác nhau( dân ca, nhạc truyền thống, các sáng tác chuyên nghiệp)
- Nghe trong quá trình học thuộc bài hát, vận động nhịp điệu, trò chơi.
- Nghe với mục đích xác định các thuộc tính của âm thanh trong các tổ chức học tập.
- Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ, nghe nhạc cụ và gọi tên, phân biệt nhạc cụ trong bài nhạc hòa tấu (gồm 2 hoặc 3 nhạc cụ),…
Một số thể loại bài hát cho trẻ nghe:
- Nghe nhạc dân ca, biết được giai điệu dân ca vùng miền.
- Nhe nhạc độc tấu, nhạc hòa tấu, nhạc dân tộc Phương pháp dạy trẻ nghe:
- Nghe trực tiếp: Trẻ được nghe cô đàn hát trực tiếp sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ nhất, lôi cuốn nhất, trẻ được quan sát cách thể hiện sinh động của cô… Nghe trực tiếp là phương pháp trực quan truyền cảm đòi hỏi giáo viên cần phải hát thật chính xác, tự nhiên, diễn cảm, thể hiện đúng phong cách tác phẩm.
- Nghe qua phương tiện: Giáo viên đàn giai điệu bài hát, nghe đài, băng cát sét, ti vi, đĩa hình…
- Trẻ có thể làm quen với các loại nhạc cụ thông qua tiếp xúc trực tiếp với các giáo cụ trực quan.
- Nghe 1 lần có thể trẻ sẽ quên nhưng nếu cho trẻ nghe đi nghe lại nhiều lần, nhiều thời điểm khác nhau trẻ sẽ có cảm nhần phân biệt tốt nhạc cụ được nghe.
Các hình thức tổ chức nghe:
- Tổ chức nghe trong thời điểm đón trẻ, giờ chơi, giờ học, giờ nghỉ…
- Nghe kết hợp được hiểu là loại tiết học âm nhạc có hát hoặc vận động là trọng tâm.
- Nghe là tiết trọng tâm
- Nghe trong giờ sinh hoạt Các bước tiến hành:
- Bước 1: Chuẩn bị cho trẻ nghe
Dẫn dắt trẻ nghe nhạc bằng cách dùng lời lẽ hấp dẫn, sinh động để giới thiệu qua hình tượng âm nhạc, nhạc cụ, tên tác phẩm, tác giả. Dựa vào lời ca khơi gợi sự tưởng tượng của trẻ. Cho trẻ quan sát hình ảnh trực quan (quan sát hình ảnh, mô hình hoặc nhạc cụ, cho trẻ nói lên ý kiến của trẻ về nhạc cụ đó).
- Bước 2: Đàn, hát, cho trẻ nghe
Trình bày một đoạn nhạc bằng nhạc cụ hoặc cho trẻ nghe băng.
Giáo viên cần hát diễn cảm và những gì liên quan đến trình diễn trước trẻ như diễn đạt cảm xúc, sự trang trọng hay âu yếm… Đây là phương pháp trình diễn nghệ thuật, vì vậy phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của giáo viên.
- Bước 3: Củng cố ấn tượng, ghi nhớ
Sau khi giới thiệu về nhạc cụ, giáo viên tổ chức cho trẻ ghi nhớ nhạc cụ bằng nhiều hình thức, nhận biết nhạc cụ trong những âm khác nhau.
Sau khi cho trẻ nghe, giáo viên hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả, tính chất bài hát. Sử dụng nhạc cụ gì là hợp lý?… Cô có thể hát lại cho trẻ nghe, để kiểm nhận lại và khắc sâu thêm hình tượng âm nhạc.
2.2. Vận động theo nhạc:
Ý nghĩa của vận động theo nhạc:
Nhà chỉ huy Lô-tô- kop- xki viết: “Cả người lớn và trẻ em, thông thường
khi nghe nhạc đều có ý muốn cử động theo nhịp, tiết tấu. Tay họ đung đưa, chân gõ nhịp, đầu lắc lư. Đó là hình thức múa tự phát. Nhiều khi các em nhỏ vừa nghe nhạc, vừa tự ngẫu hứng điệu múa có tiết tấu độc đáo của mình”.
Giữa âm nhạc và vận động có mối liên hệ trực tiếp xuất phát từ cơ sở sinh lý, đó là cơ quan thính giác và cơ quan cảm giác về chuyển động và thăng bằng. Nhà tâm lý học B.N Chep-lô-va cho rằng: “Việc tri giác âm nhạc
xảy ra cùng lúc hoàn toàn trực tiếp với những phản ứng vận động âm nhạc theo diễn biến thời gian”.
Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc.
Sử dụng nhạc cụ: trống, phách đệm đơn giản với tiết tấu chậm hoặc
theo nhịp; lớp 5 – 6 tuổi có thể sử dụng nhạc cụ gõ với tiết tấu nhanh, tiết tấu phối hợp, thổi kèn giai điệu đơn giản.
Các dạng vận động theo nhạc:
Nhóm vận động 1: Vận động đơn giản kết hợp với sử dụng acc1 loại nhạc cụ.
- Vận động theo nhịp, phách bài hát
- Vận động theo tiết tấu: + Tiết tấu chậm:
+ Tiết tấu nhanh:
+ Tiết tấu phối hợp:
Nhóm vận động 2: vận động hướng vào kĩ năng, vận động múa các động tác đơn giản minh họa lời bài hát.
Nhóm vận động mới: Sáng tạo một số dạng vận động mới, tiết tấu mới cho trẻ để trẻ không nhàm chán.
2.3. Trò chơi âm nhạc:
- Chơi dựa theo nội dung và cấu trúc âm nhạc
- Trò chơi rèn luyện thuộc tính âm nhạc
- Trò chơi rèn luyện trí nhớ âm nhạc. PP dạy trẻ chơi:
Khi hướng dẫn trò chơi âm nhạc là cấu trúc riêng, giáo viên hướng dẫn theo các bước sau:
- Nêu tên trò chơi
- Giải thích cách chơi
- Hướng dẫn, chơi cùng trẻ
Có thể giới thiệu cho trẻ làm quen với một số nhạc cụ, giáo viên cần hướng dẫn:
o Giới thiệu tên nhạc cụ.
o  thanh của nhạc cụ. Cách diễn: gảy, gõ, kéo, thổi…
Một số loại trò chơi kết hợp nhạc cụ dân tộc
- Cho trẻ chơi trò chơi Phân biệt âm sắc: nghe âm thanh đoán nhạc cụ, phân tích âm nhạc cụ đó trong nhiều âm thanh khác nhau. Ví dụ: trong đoạn nhạc này có bao nhiêu loại nhạc cụ, đó là những nhạc cụ gì?
- Trò chơi Buổi tiệc vũ hội: Cho trẻ nghe nhạc kết hợp dậm chân, gõ đệm theo nhịp và theo tiết tấu.
- Trò chơi Trống chiên hòa tấu: trò chơi này yêu cầu trẻ phải biết vổ 3 loại tiết tấu là tiết tấu nhanh, tiết tấu chậm và tiết tấu phối hợp. giáo viên chia trẻ thành 3 nhóm.
o 1 nhóm làm trống (kết hợp với tiết tấu chậm): Tùng tùng tùng
o 1 nhóm làm kèn (kết hợp với tiết tấu nhanh): Te te te te te
o 1 nhóm làm chiêng (kết hợp với tiết tấu phối hợp): Cheng Cheng cheng cheng.
Ngoài những biện pháp đề xuất nêu trên, giáo viên có thể sáng tạo và thay đổi những hình thức củ để đưa nhạc cụ nhân tộc cũng như âm nhạc dân gian tiếp cận với trẻ một cách hiệu quả nhất.