Phân tích thực trạng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TRẺ TIẾP XÚC VỚI NHẠC CỤ DÂN TỘC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 43)

2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ TIẾP XÚC VỚI NHẠC CỤ DÂN TỘC TẠI TRƯỜNG MẦM NON

2.2.Phân tích thực trạng

Thực trạng việc cho trẻ tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc ở trường mầm non

2.2.1.Về phía giáo viên

Bảng 1: Ý kiến của giáo viên về thể loại nhạc cụ trẻ thường được tiếp xúc

Thể loại Trường

Nhạc cụ phương Tây Nhạc cụ dân tộc Cả hai loại trên

SL % SL % SL %

MN Hồng Nhung 5 41,7 0 0 7 58,3

MN Bàu Cát 6 60 0 0 4 40

MN Hoa Mai 3 30 0 0 7 70

Từ bảng số liệu trên, tính theo tỉ lệ phần trăm (%) ta có được biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 1: Ý kiến của giáo viên về thể loại nhạc cụ trẻ thường được tiếp xúc

Từ biểu đồ trên cho ta thấy: Hiện nay việc tổ chức cho trẻ học tập kết

hợp với nhạc cụ đang được chú trọng cao, giáo viên sử dụng nhiều hình thức và thể loại bao gồm nhạc cụ phương Tây và nhạc cụ dân tộc. Tuy nhiên vẫn

có sự chênh lệch khá lớn trong việc sử dụng hai thể loại nhạc cụ này, phần lớn giáo viên chú trọng ở loại nhạc cụ phương Tây hơn là đối với nhạc cụ dân tộc. Và theo như khảo sát, tỉ lệ lựa chọn chỉ sử dụng nhạc cụ dân tộc là 0%, điều này chứng tỏ nhạc cụ phương Tây vẫn chiếm ưu thế hơn so với nhạc cụ dân tộc. Nguyên nhân chủ yếu là do nhạc cụ phương Tây như đàn organ là loại nhạc cụ phổ biến nhất, dễ sử dụng và có nhiều chức năng nhất trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ. Phần lớn ở các trường đều được trang bị đàn organ và giáo viên biết cách sử dụng loại đàn này nhiều hơn so với các dạng đàn dân tộc như Tranh, Nhị, Bầu. Các loại nhạc cụ dân tộc này khi sử dụng đòi hỏi năng lực và chuyên môn của giáo viên phải cao mới có thể tổ chức cho trẻ tiếp xúc và tìm hiểu.

Trường mầm non Hồng Nhung lựa chọn việc sử dụng cả hai loại nhạc cụ (58,3%) cao hơn việc chỉ sử dụng nhạc cụ dân tộc hay nhạc cụ phương Tây (41,7%). Theo như quan sát, ở mỗi lớp giáo viên được trang bị 1 cây đàn organ, máy caset bên cạnh đó góc âm nhạc của lớp bao gồm các nhạc cụ như kèn (đồ chơi), trống (đồ chơi), phách tre, gáo dừa, song loan, trống lắ, trống cơmc và một số loại học cụ tự chế của giáo viên. Phòng âm nhạc của trường, ngoài những nhạc cụ giống như ở lớp còn được trang bị thêm đàn T’rưng (mô hình mẫu), đàn mandolin, sáo,..

Trường mầm non Bàu Cát có sự lựa chọn ngược lại với hai trường kia với tỉ lệ sử dụng nhạc cụ phương Tây (60%) cao hơn so với tỉ lệ lựa chọn cả hai loại nhạc cụ phương Tây và nhạc cụ dân tộc (40%). Theo như quan sát, nhà trường có phòng các phòng chức năng với phòng âm nhạc được trang bị nhiều đàn organ, tuy nhiên chỉ có một số đàn còn sử dụng tốt, ngoài ra ở từng lớp giáo viên không có đàn mà thay vào đó là máy caset, góc âm nhạc của lớp cũng chỉ được trag bị các nhạc cụ như kèn (đồ chơi), trống (đồ chơi), phách tre, gáo dừa, song loan, mõ, một số loại nhạc cụ tự chế của giáo viên. Mặc dù

vậy có lớp có thêm đàn T’rưng (mô hình mẫu) và trống cơm do giáo viên tự trang bị.

Trường mầm non Hoa Mai với việc lựa chọn sử dụng cả hai loại nhạc cụ phương Tây và nhạc cụ dân tộc chiếm tỉ lệ cao nhất (70%) và chỉ sử dụng nhạc cụ phương Tây chiếm 30%. Theo quan sát phòng âm nhạc của trường được trang bị đàn organ, trống cơm, phách tre, gáo dưa,.. nhưng sở dĩ có tỉ lệ lựa chọn như vậy là vì trường mầm non Hoa Mai chú trọng trong việc thể hiện các làn điệu dân ca, các hoạt động trò chơi âm nhạc, qua đó phát triển cho trẻ về âm nhạc dân gian nói chung và nhạc cụ dân tộc nói riêng.

Bảng 2: Mức độ giáo viên cho trẻ tiếp xúc với nhạc cụ ở trường mầm non

Mức độ Số lượng % Rất thường xuyên 0 0 Thường xuyên 25 78,1 Thỉnh thoảng 5 15,7 Hiếm khi 1 3,1 Không có 1 3,1 TỔNG 32 100

Từ bảng số liệu trên, tính theo tỉ lệ phần trăm (%) ta có được biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 2: Mức độ giáo viên cho trẻ tiếp xúc với nhạc cụ ở trường mầm non

Từ biểu đồ trên ta thấy được rằng: Giáo viên thường xuyên cho trẻ

tiếp xúc với các nhạc cụ, đó là điều đáng mừng, phần lớn giáo viên biết sử dụng nhạc cụ và cho trẻ tiếp xúc với nhạc cụ qua nhiều hình thức. Tuy nhiên

tỉ lệ không tổ chức vẫn có, chiếm 3.1 % và hiếm khi chiếm tỉ lệ là 3.1% và mức độ rất thường xuyên thì hoàn toàn không có. Điều đó thể hiện mức độ tổ chức cho trẻ tiếp xúc với nhạc cụ của các giáo viên còn nhiều chênh lệch. Có giáo viên ý thức được vai trò của nhạc cụ đối với hoạt động âm nhạc, có giáo viên thì chưa. Thực trạng cho ta nắm được chuyên môn của giáo viên chưa sâu trong lĩnh vực âm nhạc.

Bảng 3: Mức độ giáo viên cho trẻ tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc ở trường mầm non Mức độ Số lượng % Rất thường xuyên 0 0 Thường xuyên 4 12.5 Thỉnh thoảng 13 40,6 Hiếm khi 14 43,8

Không bao giờ 1 3,1

TỔNG 32 100

Từ bảng số liệu trên, tính theo tỉ lệ phần trăm (%) ta có được biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 3: Mức độ giáo viên cho trẻ tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc ở trường mầm non

Từ biểu đồ trên cho ta thấy: Việc cho trẻ tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

còn nhiều hạn chế, nhìn chung giáo viên rất ít cho trẻ tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc. Điều đó được thể hiện thông qua mức độ giáo viên cho trẻ tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc chiếm đa số ở mức độ thỉnh thoảng (40,6 %) và hiếm khi

(43,8 %). Còn mức độ thường xuyên chỉ chiếm 12,5% và rất thường xuyên là không có tỉ lệ.

Mức độ cho trẻ tiếp xúc với nhạc cụ dân gian còn quá ít, giáo viên ít quan tâm đến vấn đề nhạc cụ dân tộc, chủ yếu sử dụng đàn organ là giải pháp dễ sử dụng và tiện lợi nhất,

Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này được giáo viên chia sẽ là do phần lớn giáo viên không biết cách sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc mà đơn thuần cho trẻ tiếp xúc chỉ là những nhạc cụ dễ tìm, dễ sử dụng và phổ biến như phách tre, gáo dừa, song loan, trống lắc,.. Giáo viên ít khi cho trẻ tiếp xúc với nhạc dân ca (một trong những hình thức mang nhạc cụ dân tộc đến với trẻvà khi hát cho trẻ nghe nhạc dân ca đa phần lại sử dụng đàn organ. Ngoài ra nguyên nhân không kém phần quan trọng là do cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều hạn chế.

Bảng 4: Những nhạc cụ dân tộc thường được sử dụng cho trẻ ở trường mầm non

Mức độ

Thể loại Số lượng %

Sáo 5 15,6

Phách tre, gáo dừa 32 100

Đàn T’rưng 3 9,4

Song Loan (Song Lam) 30 93,8

Trống cơm 13 40,6

Trống lắc 20 62,5

Biểu đồ 4: Những nhạc cụ dân tộc thường được sử dụng cho trẻ ở trường mầm non

Từ biểu đồ trên ta thấy: Việc cho trẻ tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc

cũng được giáo viên quan tâm, bằng chứng là ở tất cả các lớp, giáo viên đều cho trẻ sử dụng phách tre, gáo dừa, bên cạnh đó còn có Song loan (tỉ lệ sử dụng của trẻ chiếm 93,8%), Trống lắc (chiếm tỉ lệ 62,5%). Đa phần các nhạc cụ này đều dễ sử dụng, trẻ đã được làm quen từ lứa tuổi nhà trẻ, thường được giáo viên cho sử dụng dưới hình thức vận động theo nhạc và chơi tại góc chơi. Bên cạnh đó, giáo viên còn thường cho trẻ tiếp xúc với Sáo (mức độ sử dụng chiếm tỉ lệ 15,6%), Đàn T’rưng (mức độ sử dụng chiếm tỉ lệ 9,4%) và Trống Cơm (mức độ sử dụng chiếm tỉ lệ 40,6%), đây cũng là những nhạc cụ dễ sử dụng, được giáo viên tổ chức cho trẻ chơi tại góc chơi nhưng thường là bằng đồ chơi chứ không phải nhạc cụ thật. Ngoài những nhạc cụ dân tộc kể trên, giáo viên trường mầm non Hoa Mai cho biết còn cho trẻ tiếp xúc một số nhạc cụ dân tộc khác như đàn Tranh, đàn Bầu, Cồng – Chiên,.. dưới hình thức nghe tiếng đoán tên nhạc cụ, tuy nhiên hình thức này thường được sử dụng cùng với các nhạc cụ phương Tây.

Thực trạng còn cho ta thấy dù kho tàng nhạc cụ dân tộc của Việt Nam tuy rất phong phú và đang dạng nhưng nhạc cụ sử dụng cho trẻ làm quen còn rất hạn chế, phần lớn là những nhạc cụ dễ tìm, dễ sử dụng và ít làm mất thời gian của giáo viên.

Bảng 5: Mức độ cho trẻ tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc qua các hình thức ở trường mầm non

Mức độ Thể loại

Số lượng %

Gõ đệm 28 87,5

Vận động theo nhạc 15 46,9

Trò chơi âm nhạc 7 21,9

Từ bảng số liệu trên, tính theo tỉ lệ phần trăm (%) ta có được biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 5: Mức độ cho trẻ tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc qua các hình thức ở trường mầm non

Từ biểu đồ trên ta nhận thấy rằng: Giáo viên cho trẻ tiếp xúc với

nhạc cụ dân tộc thông qua nhiều hình thức. Hình thức thường được tổ chức đó là Gõ đệm (mức độ sử dụng chiếm tỉ lệ 87,5 %). Trẻ thường được sử dụng phách tre, gáo dừa hoặc trống lắc để đệm theo bài hát. Các nhạc cụ còn được sử dụng qua hình thức Vận động theo nhạc. Ở hình thức này trẻ được sử dụng thêm các nhạc cụ như Trống cơm để thể hiện khả năng vận động. Trò chơi âm nhạc cũng được giáo viên chú trọng đưa nhạc cụ dân tộc tếp xúc với trẻ bằng cách cho trẻ chơi Đoán tên nhạc cụ khi nghe âm thanh của nhạc cụ đó; Nhận ra nhạc cụ được sử dụng trong đoạn nhạc độc tấu và hòa tấu 2 – 3 nhạc cụ,… Bên cạnh đó, việc cho trẻ nghe nhạc dân ca cũng được giáo viên đề cập đến, với mức độ sử dụng dân ca giúp trẻ tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc chiếm 15,6% cho thấy sự đa dạng trong các loại hình đưa nhạc cụ dân tộc tiếp xúc với trẻ, tuy nhiên mức độ sử dụng chưa nhiều.

Ngoài ra việc sử dụng nhạc cụ dân tộc trong việc hát dân ca cho trẻ là rất phù hợp, nếu so với việc hát dân ca bằng đàn organ thì khi sử dụng hòa âm, phối khí bằng nhạc cụ dân tộc sẽ mang lại âm hưởng dân gian dân tộc,

phù hợp hơn đối với bài hát dân ca, nghe hay và rõ ràng hơn về giai điệu dân gian.

Bảng 6: Mức độ hứng thú của trẻ khi sử dụng nhạc cụ dân tộc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức độ Số lượng Phần trăm Rất hứng thú 6 18,7 Hứng thú 24 75 Bình thường 2 6,3 Không hứng thú 0 0 TỔNG 32 100

Từ bảng số liệu trên, tính theo tỉ lệ phần trăm (%) ta có được biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 6: Mức độ hứng thú của trẻ khi sử dụng nhạc cụ dân tộc

Từ biểu đồ trên ta thấy: Phần lớn trẻ hứng thú và rất hứng thú đối với

nhạc cụ dân tộc, lý giải điều này là vì nhạc cụ dân tộc khá mới mẻ với trẻ, âm thanh một số loại nhạc cụ nghe lạ và thích thú với trẻ, đối với những loại nhạc cụ mới, trẻ thường ham muốn khám phá, tìm hiểu chúng vì thế mức độ hứng thú với trẻ cao tuy nhiên không có điều kiện cho trẻ tiếp xúc nhiều. Đây cũng là điều giáo viên nên lưu ý để nhằm tăng húng và khả năng tập trung của trẻ trong hoạt động âm nhạc.

Bảng 7: Ý kiến của giáo viên về việc sử dụng nhạc cụ dân tộc trong trường mầm non

Ý kiến

Trường

Không

MN Hồng Nhung 11 91,7 1 8,3

MN Bàu Cát 8 70 2 20

MN Hoa Mai 10 100 0 0

Từ bảng số liệu trên, tính theo tỉ lệ phần trăm (%) ta có được biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 7: Ý kiến của giáo viên về việc sử dụng nhạc cụ dân tộc trong trường mầm non

Từ biểu đồ trên ta nhận thấy: Phần lớn ý kiến của giáo viên cho rằng

nhạc cụ dân tộc phù hợp sử dụng trong trường mầm non, điển hình là 100% số giáo viên ở trường MN Hoa Mai cho rằng nó phù hợp khi sử dụng, 91,7% số giáo viên ở trường MN Hồng Nhung cũng chung ý kiến là có phù hợp khi sử dụng ở trường mầm non và đây cũng là ý kiến chiếm đa số tại trường MN Bàu Cát.

Tuy nhiên thực trạng còn cho thấy vẫn còn giáo viên chưa quan tâm đến nhạc cụ dân tộc, có ý kiến cho rằng nhạc cụ dân tộc không nên sử dụng trong trường mầm non và khi được hỏi vì sao giáo viên đã chia sẻ vì trẻ còn nhỏ, không cần phải biết quá nhiều, nhạc cụ dân tộc thì không phổ biến và khó sử dụng, khó áp dụng được cho trẻ tiếp xúc.

Điều này cho thấy nhận thức của giáo viên về việc sử dụng nhạc cụ còn hạn chế, giáo viên chưa sáng tạo trong việc sử dụng những loại nhạc cụ đơn giản, phổ biến hay cho trẻ tiếp xúc dưới nhiều nội dung, hình thức khác nhau, điều này sẽ làm giảm giá trị văn hóc dân tộc trong thế hệ trẻ.

Bảng 8: Những thuận lợi của giáo viên khi tổ chức cho trẻ tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc

STT Thuận lợi Số phiếu %

1

Một số nhạc cụ đã rất quen thuộc với trẻ, trẻ biết cách sử dụng và có thể tự nghĩ ra hình thức sử dụng những nhạc cụ đó.

18 56,3

2 Khi được tiếp xúc với nhạc cụ mới trẻ rất hứng thú, ham muốn tìm tòi, khám phá. 7 21,9

3

Thông qua các làn điệu dân ca với lối phối âm bằng nhạc cụ dân tộc là một hình thức giáo dục trẻ hiệu quả nhất.

13 40,6

4 Âm thanh một số loại nhạc cụ rất dễ tìm trên internet. 8 25

Với Bảng 8, ta thu được kết quả như sau:

Một số nhạc cụ đã rất quen thuộc với trẻ, trẻ biết cách sử dụng và có thể tự nghĩ ra hình thức sử dụng những nhạc cụ đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với ý kiến này có 18 phiếu lựa chọn chiếm 56,3%. Điều này chứng tỏ trẻ đã được tiếp xúc với các nhạc cụ dân tộc quen thuộc

Khi được tiếp xúc với nhạc cụ mới trẻ rất hứng thú, ham muốn tìm tòi, khám phá.

Với ý kiến này có 7 phiếu lựa chọn chiếm tỉ lệ 21,9% chứng tỏ trẻ chưa được tiếp xúc với nhiều nhạc cụ dân tộc mới lạ.

Thông qua các làn điệu dân ca với lối phối âm bằng nhạc cụ dân tộc là một hình thức giáo dục trẻ hiệu quả nhất.

Với ý kiến này có 13 phiếu bình chọn chiếm tỉ lệ 40,6% chứng tỏ việc cho trẻ tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc thông qua dân ca cũng là một hình thức dễ để trẻ tiếp xúc và làm quen với nhạc cụ dân tộc.

Âm thanh một số loại nhạc cụ rất dễ tìm trên internet.

Với ý kiến này có 8 phiếu lựa chọn chiếm tỉ lệ 25% chứng tỏ giáo viên cũng quan tâm đến cách thức tìm kiếm các loại nhạc cụ và hình thức cho trẻ tiếp cận. Tuy nhiên rất ít giáo viên nắm được cách thức này.

Bảng 9: Những khó khăn của giáo viên khi tổ chức cho trẻ tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc

STT Khó khăn Số lượng %

1 Nhạc cụ dân tộc không phổ biến trong đời sống hiện nay 6 18,8

2 Thiếu cơ sở vật chất 17 53,1

3 Nhạc cụ dân tộc khó sử dụng 24 75

4 Mất nhiều thời gian tổ chức, áp lực công việc quá lớn 9 28,1 5 Nhạc cụ dân tộc nhàm chán, giai điệu buồn 3 9,4

Với bảng 9 ta thu được kết quả như sau: Những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi tổ chức cho trẻ tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc là:

Phần lớn giáo viên cho rằng khó khăn lớn nhất là do Nhạc cụ dân tộc khó

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TRẺ TIẾP XÚC VỚI NHẠC CỤ DÂN TỘC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 43)