Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng tính tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở một số trường mầm non tại TP.HCM .... Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Phùng Duy Hoàng Yến
THỰC TRẠNG TÍNH TỰ LỰC CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON
TẠI TP HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Phùng Duy Hoàng Yến
THỰC TRẠNG TÍNH TỰ LỰC CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON
TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Tâm lý học
Mã số : 60 31 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGUỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS TRẦN THỊ QUỐC MINH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
Trang 3L ỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện Các số
liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong công trình nghiên cứu nào khác
Tác giả Phùng Duy Hoàng Yến
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và quý thầy cô khoa Tâm lý giáo dục đã tận tình giảng dạy
và hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Trần Thị Quốc Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Phòng Sau đại học đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và bảo vệ luận văn
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng quý thầy cô Trường Cao đẳng sư
phạm Trung ương TP.HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành chương trình học tập
Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu và giáo viên hai trường: Mầm non Thực hành và Mầm non Sài Gòn đã nhiệt tình cộng tác, tạo điều kiện cho tôi
khảo sát để hoàn thành luận văn này
Xin cảm ơn các bạn học viên lớp Tâm lý học K.21 đã quan tâm chia sẻ, động viên tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này
Tác giả Phùng Duy Hoàng Yến
Trang 5M ỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
M Ở ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH TỰ LỰC CỦA TRẺ MẪU GIÁO 6
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu trên thế giới 6
1.1.2 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam 10
1.2 Những vấn đề lý luận về tính tự lực của trẻ mẫu giáo 11
1.2.1 Khái niệm tính tự lực 11
1.2.2 Một số đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 12
1.2.3 Tính tự lực của trẻ mẫu giáo 24
1.2.4 Nội dung giáo dục tính tự lực cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong chương trình giáo dục mầm non 34
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 35
TI ỂU KẾT CHƯƠNG 1 42
Chương 2: THỰC TRẠNG TÍNH TỰ LỰC CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TU ỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG M ẦM NON TẠI TP.HCM 44
2.1 Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng tính tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở một số trường mầm non tại TP.HCM 44
2.1.1 Mục đích nghiên cứu 44
2.1.2 Khách thể nghiên cứu 44
2.1.3 Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu 44
2.1.4 Phương pháp nghiên cứu 44
2.2 Tiêu chí và thang đánh giá TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi 46
Trang 62.2.1 Tiêu chí đánh giá nhận thức về TTL và hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5
– 6 tuổi trong hoạt động vui chơi 46
2.2.2 Thang đánh giá nhận thức về TTL và hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi 47
2.3 Kết quả nghiên cứu thực trạng tính tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở một số trường MN tại TP.HCM 48
2.3.1 Thực trạng nhận thức về TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi 48
2.3.2 Thực trạng về hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi 53
2.3.3 Phân tích thực trạng TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi trên các phương diện so sánh 66
2.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến đến TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi 68
TI ỂU KẾT CHƯƠNG 2 80
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TÍNH TỰ LỰC CỦA TRẺ M ẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI 81
3.1 Một số biện pháp phát triển TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi 81
3.1.1 Cơ sở để xây dựng một số biện pháp phát triển TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi 81
3.1.2 Đề xuất một số biện pháp phát triển TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi 82
3.2 Thử nghiệm một số biện pháp phát triển TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi 91
3.2.1 Khái quát về tổ chức thử nghiệm 91
3.2.2 Kết quả nghiên cứu thử nghiệm 93
3.2.3 Kết quả nghiên cứu sau thử nghiệm 99
TI ỂU KẾT CHƯƠNG 3 113
K ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 114 TÀI LI ỆU THAM KHẢO
PH Ụ LỤC
Trang 7DANH M ỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTB : Điểm trung bình ĐVTCĐ : Đóng vai theo chủ đề
GV : Giáo viên GVMN : Giáo viên mầm non HĐVC : Hoạt động vui chơi
MG : Mẫu giáo
MN : Mầm non PTGT : Phương tiện giao thông TTL : Tính tự lực
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Kết quả nhận thức về TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt
động vui chơi 48
Bảng 2.2 Kết quả nhận thức về TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi theo từng tiêu chí 49
Bảng 2.3 Hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi 53
Bảng 2.4 Tính chủ động trước khi chơi 54
Bảng 2.5 Tính hợp tác và kỹ năng giải quyết vấn đề trong khi chơi 55
Bảng 2.6 Tính sáng tạo và tự tin trong khi chơi 57
Bảng 2.7 Tính kiên trì, bền bỉ theo đuổi trò chơi đến cùng 60
Bảng 2.8 Tự nhận xét, đánh giá khi kết thúc trò chơi 61
Bảng 2.9 Đánh giá của GV về biểu hiện TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi 62
Bảng 2.10 TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi theo giới tính 66
Bảng 2.11 TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi theo trường 67
Bảng 2.12 Đánh giá của GV về các hoạt động chủ yếu thể hiện TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi 68
Bảng 2.13 Đánh giá chung của GV về mức độ TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi 68
Bảng 2.14 Đánh giá của GV về các yếu tố ảnh hưởng đến TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi 69
Bảng 2.15 Mức độ thực hiện các biện pháp của giáo viên để phát triển tính tự lực cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi 75
Bảng 2.16 Đánh giá của GV về các biện pháp phát triển TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi 78
Bảng 3.1 Nhận thức về TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐVC của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thử nghiệm 93
Bảng 3.2 Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐVC theo tiêu chí tính chủ động trong khi chơi 95
Bảng 3.3 Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐVC theo tiêu chí ính hợp tác và kỹ năng giải quyết vấn đề trong khi chơi 96
Trang 9Bảng 3.4 Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong
HĐVC theo tiêu chí tính sáng tạo và tự tin trong khi chơi 97
Bảng 3.5 Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong
HĐVC theo tiêu chí tính kiên trì, bền bỉ theo đuổi trò chơi đến cùng 98
Bảng 3.6 Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong
HĐVC theo tiêu chí tự nhận xét, đánh giá khi kết thúc trò chơi 98
Bảng 3.7 Nhận thức về TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi HĐVC của nhóm
đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thử nghiệm 100
Bảng 3.8 Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong
HĐVC theo tiêu chí tính chủ động trong khi chơi 101
Bảng 3.9 Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong
HĐVC theo tiêu chí tính hợp tác và kỹ năng giải quyết vấn đề trong khi chơi 102
Bảng 3.10 Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong
HĐVC theo tiêu chí tính sáng tạo và tự tin trong khi chơi 103
Bảng 3.11 Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong
HĐVC theo tiêu chí tính kiên trì, bền bỉ theo đuổi trò chơi đến cùng 104
Bảng 3.12 Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong
HĐVC theo tiêu chí tự nhận xét, đánh giá khi kết thúc trò chơi 105
Bảng 3.13 Nhận thức về TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐVC của
nhóm thực nghiệm trước và sau thử nghiệm 106
Bảng 3.14 Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong
HĐVC theo tiêu chí tính chủ động trong khi chơi 107
Bảng 3.15 Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong
HĐVC theo tiêu chí tính hợp tác và kỹ năng giải quyết vấn đề trong khi chơi 108
Bảng 3.16 Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong
HĐVC theo tiêu chí tính sáng tạo và tự tin trong khi chơi 109
Bảng 3.17 Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong
HĐVC theo tiêu chí tính kiên trì, bền bỉ theo đuổi trò chơi đến cùng 111
Trang 101
1 Lý do ch ọn đề tài
Trong xu thế phát triển của nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa rất cần những con người lao động độc lập, sáng tạo Để đáp ứng những yêu cầu phát triển,
hệ thống giáo dục – đào tạo cần “tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ, sáng tạo của học sinh, sinh viên Đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề …”(Nghị quyết Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX)
Trẻ mầm non là tương lai của đất nước, là chủ nhân tương lai của xã hội trong thế kỉ mới - thế kỉ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thế kỉ của một nền văn hóa thông tin với khoa học công nghệ - thế kỉ đòi hỏi những con người mới, hiện đại, độc lập và tự chủ
Quán triệt tinh thần Nghị quyết TW 2 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII về định hướng phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước” ngành học mầm non đã xác định mục tiêu chăm sóc – giáo dục trẻ mẫu giáo là: “cần phát triển một số giá trị, nét tính cách, phẩm chất cần thiết, phù hợp với lứa tuổi như: mạnh dạn, tự tin, độc lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác …tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào cuộc sống, chuẩn bị tốt cho việc học tập ở
lớp một và các bậc học sau này có kết quả”
Cùng với chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành cho thấy, trẻ 5 tuổi phải có khả năng tự làm một số việc để phục vụ cho bản thân và
phải nhận thức những việc có thể làm được, không thể làm được Như vậy, ở độ
tuổi này đòi hỏi trẻ phải có khả năng tự lực để có thể chủ động tham gia vào các
hoạt động ở trường mầm non cũng như ở gia đình
Trong cuộc sống, tự lực là một phẩm chất nhân cách vô cùng quan trọng của con người Nhờ vào khả năng tự lực mà con người có khả năng tự hoạt động, tự cố gắng tham gia và hoàn thành công việc trên cơ sở năng lực của bản thân
Trang 11Trong quá trình phát triển của trẻ em, các nhà TLH coi thời điểm lúc trẻ 6
tuổi là một bước ngoặt quan trọng vì trẻ đã trở thành một học sinh và thực hiện một nghĩa vụ mà xã hội giao cho đó là học tập - một hoạt động nghiêm túc.Trước ngưỡng cửa này, trẻ phải được chuẩn bị chu đáo để đảm bảo tâm thế sẵn sàng bước vào trường thổ thông Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho việc đi học đòi hỏi trẻ phải có
sự phát triển nhất định về trí tuệ, ngôn ngữ, những phẩm chất nhân cách cần thiết trong đó đặc biệt trẻ phải độc lập, tự giác để đáp ứng được yêu cầu của hoạt động
mới, mối quan hệ mới Vì vậy, phát triển tính tự lực cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi sẽ
có nhiều ý nghĩa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các chức năng tâm lý như trí tuệ, ngôn ngữ, điều này không những tạo điều kiện giúp trẻ tự tin và nhanh chóng hòa đồng vào mối quan hệ ở trường phổ thông mà điều quan trọng hơn là tạo
lập cho trẻ một phần nền tảng nhân cách vững vàng để trở thành người tự tin, năng động, độc lập trong cuộc sống và tự lập nghiệp sau này
Ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ tham gia rất nhiều hoạt động khác nhau, trong đó
hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi này là hoạt động vui chơi Đây là hoạt động thể
hiện rõ rệt tính tự lực, chủ động của trẻ Khi tham gia vào trò chơi, nếu trẻ có tính tự
lực trẻ tự tiến hành trò chơi mà không cần sự giúp đỡ của người lớn và trẻ sẽ có nhiều cơ hội để thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình Từ đó giúp trẻ tự tin, mạnh dạn
và cố gắng thực hiện nhiệm vụ để đạt được mục đích đề ra Điều này khiến trẻ chơi nhiệt tình, say mê Và đây cũng là một điều kiện phát triển toàn diện nhân cách trẻ
Nếu người lớn, mà nhất là giáo viên mầm non và phụ huynh sớm biết được khả năng tự lực của trẻ, tôn trọng những biểu hiện tự lực của trẻ, cùng với những biện pháp tác động đúng đắn thì sẽ tạo điều kiện phát triển khả năng tự lực của bản thân trẻ, hình thành những phẩm chất quý báu cần thiết cho trẻ bước vững vàng bước vào cuộc sống và học tập sau này
Trên thực tế, việc nghiên nghiên cứu về tính tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi không nhiều, một số công trình nghiên cứu đã tập trung vào các biện pháp giáo dục tính tự lực cho trẻ ở gia đình và trong chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non mà chưa có công trình nghiên cứu nào về tính tự lực của trẻ ở độ tuổi này trong
Trang 123
hoạt động vui chơi
Như vậy, việc tìm hiểu tính tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là một nhiệm
vụ cần thiết, để trên cơ sở đó có thể đề xuất những tác động phù hợp nhằm phát triển tính tư lực cho trẻ ở độ tuổi này để giúp trẻ chủ động, độc lập và tự tin trong các hoạt động cũng như trong cuộc sống Đó cũng chính là lý do chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Thực trạng tính tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt
động vui chơi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh”
2 M ục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng tính tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh Trên cơ sở nghiên
cứu, đề ra một số biện pháp giáo dục tính tự lực cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
3 Nhi ệm vụ nghiên cứu
3.1 Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về tính tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
3.2 Khảo sát thực trạng tính tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
3.3 Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp giáo dục tính tự lực cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Tính tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
4.2 Khách th ể nghiên cứu
- 120 trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở Trường mầm non Thực hành và Trường Mầm non Sài Gòn tại Thành phố Hồ Chí Minh
- 16 giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non
Thực hành, Mầm non Sài Gòn, Mầm non 8 – Quận 5 và 10 Giảng viên đang công tác tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh