1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng nguy cơ phơi nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp ở NVYT Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

100 1,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Với sự phát triển của Y học hiện đại, nhiều trang thiết bị, máy móc tân tiến được áp dụng trong khám, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh tật đã mang lại cuộc sống, nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho con người. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc, điều trị người bệnh, nhiều thầy thuốc và NVYT thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ, trong đó ngoài việc thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại họ còn phải đương đầu với một số bệnh có khả năng lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với chất thải của người bệnh, rác thải y tế hoặc những tai nạn trong quá trình tiến hành các thủ thuật, phẫu thuật…đó chính là những nguồn lây bệnh, mối nguy cơ phơi nhiễm hoặc bị bệnh lây truyền trong nghề nghiệp như nhiễm lao, nhiễm HIV, nhiễm HBV hoặc HCV [30],[31],[32]. Trong những năm gần đây, NVYT ngày càng có nguy cơ cao phơi nhiễm nghề nghiệp HIV trong khi tiến hành các hoạt động xét nghiệm, điều trị và chăm sóc bệnh nhân [trích 2], [8]. Báo cáo của Cục phòng chống AIDS Việt Nam, tính đến tháng 6 năm 2005, trên toàn quốc đã có 975 trường hợp NVYT được báo cáo bị phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV. Tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) trong năm 2001 có tới 67,1% NVYT báo cáo ít nhất có 1 lần phơi nhiễm với HIV trong thời gian làm việc tại bệnh viện [trích 2]. Các tình huống dẫn đến hành vi gây phơi nhiễm HIV trong ngành y tế thường là do sơ ý trong tiêm truyền, trong lấy máu làm xét nghiệm, làm các thủ thuật, phẫu thuật vì vậy, đối tượng dễ bị phơi nhiễm HIV trong ngành y tế thường là điều dưỡng trực tiếp chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS, nhân viên trong kíp mổ, nhân viên y tế làm việc tại các khoa cấp cứu và điều trị tích cực, nhân viên khoa xét nghiệm, khoa giải phẫu bệnh hoặc bác sĩ nội khoa khi làm thủ thuật cho bệnh nhân HIV/AIDS. 1 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên là một trong những cơ sở Y tế hiện đại, nơi tiếp nhận, khám và điều trị bệnh cho nhân dân địa phương và đồng bào các dân tộc thuộc miền núi phía Bắc. Là Bệnh viện hạng I, gồm nhiều chuyên khoa với quy mô khoảng 800 giường bệnh và gần 900 cán bộ, NVYT đang làm việc tại tất cả các chuyên khoa. Trong những năm gần đây, lưu lượng bệnh nhân đến khám điều trị ngày càng tăng, các loại hình bệnh tật ngày càng đa dạng và phức tạp, trong đó có các bệnh lây nhiễm, đó là một thách thức lớn đối với các thầy thuốc, các NVYT đang trực tiếp hoặc gián tiếp điều trị và chăm sóc người bệnh. Trên thực tế, ngoài các khoa thuộc hệ Ngoại- Sản là nơi mà các NVYT thường xuyên tiếp xúc với nguồn lây nhiễm khá cao thì các chuyên khoa thuộc hệ Nội - Nhi cũng không ít những nguy cơ phơi nhiễm. Thực tế khi xảy ra tai nạn nghề nghiệp, nhiều nhân viên y tế lúng túng trong việc xử lý vết thương tại chỗ cho chính bản thân mình, lúng túng trong việc thực hiện quy trình xử lý sau phơi nhiễm. Vì vậy, trang bị cho nhân viên y tế kiến thức về dự phòng lây nhiễm và dự phòng sau phơi nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp là một vấn đề hết sức cần thiết. Vấn đề phòng lây nhiễm HIV cho nhân viên y tế đã trở thành mối quan tâm của toàn ngành. Vậy thực trạng nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp đối với HIV của NVYT Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên trong những năm gần đây ra sao? Những yếu tố nào liên quan đến hành vi nguy cơ lây nhiễm? Giải pháp nào nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại được phát hiện để hạn chế tối đa nguy cơ phơi nhiễm cho NVYT? Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng nguy cơ phơi nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp ở NVYT Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên ” 2 Nhằm các mục tiêu 1. Mô tả thực trạng phơi nhiễm nghề nghiệp HIV/AIDS ở NVYT tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ phơi nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp ở NVYT bệnh viện. 3. Đề xuất một số biện pháp dự phòng nguy cơ phơi nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình đại dịch HIV/AIDS trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.1. Trên thế giới: Đại dịch HIV/AIDS xuất hiện từ đầu thập kỷ 80 và đã nhanh chóng lan rộng khắp thế giới. Theo tổ chức Y tế thế giới ước tính mỗi ngày có thêm 14.000 người nhiễm HIV và hiện nay trên thế giới có trên 42 triệu người nhiễm HIV đó người lớn là 38,6 triệu người (phụ nữ 19,2 triệu, trẻ em dưới 15 tuổi là 3,2 triệu người).Tính đến cuối năm 2008, số người nhiễm HIV/AIDS đang sống trên thế giới tiếp tục gia tăng và đạt con số 33,4 triệu người (dao động trong khoảng từ 31,1 triệu đến 35,8 triệu), tăng 20,00% so với năm 2000 và hiện tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ước tính cao gấp 3 lần năm 1990. Tính từ đầu vụ dịch (từ năm 1981) đến nay đã có khoảng 60 triệu người trên hành tinh nhiễm HIV, trong đó có khoảng 25 triệu người đã chết do các bệnh có liên quan đến AIDS [2], [21]. HIV/AIDS đã bắt đầu chuyển trọng điểm từ Châu Phi sang Nam Á và Đông Nam Á. Đông Nam Á là khu vực mà hiện nay và trong những thập kỷ tiếp theo có tốc độ phát triển kinh tế, thương mại, du lịch nhanh. Đồng thời quá trình đô thị hoá, phân hoá giàu nghèo, sự gia tăng tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn mại dâm mà phụ nữ và trẻ em là hai đối tượng ít có khả năng tự bảo vệ thì HIV sẽ còn gia tăng. Đặc biệt nghiêm trọng hơn, vùng Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nhiều của vị trí địa lý bởi có nhiều nước nằm gần “Tam giác vàng” nơi sản xuất ra Heroin. Trong những năm đầu của thế kỷ 21 khu vực này sẽ phải đương đầu khốc liệt với nạn buôn bán, vận chuyển và sử dụng ma tuý, một nguyên nhân quan trọng góp phần làm lây truyền HIV/AIDS. Tuy nhiên, ở các châu lục, dịch HIV/AIDS đang diễn biến phức tạp với hậu quả khó lường hết được [3] 4 1.1.2. Tại Việt nam: Kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào năm 1990, đến nay số người nhiễm HIV ở nước ta tăng lên nhanh chóng. Chỉ sau 5 năm kể từ khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên, dịch đã lan tràn khắp toàn quốc [13], [14], [20], tính đến 31/03/2012, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 201.134 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 57.733 và 61.579 trường hợp tử vong do AIDS . Thực tế này đã và đang trở thành gánh nặng cho ngành y tế trong công tác điều trị, chăm sóc, hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS [3]. Theo số liệu thống kê của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho thấy diễn biễn của nhiễm HIV theo thời gian như sau: năm 1996 số trường hợp nhiễm HIV mới là 1.681 người; năm 1997 là 2.811 người; năm 1998 là 5.670 người; năm 1999 là 7.956 người; năm 2000 là 10.333 người; năm 2001 là 14.536 người và năm 2002 là 15.790 người [10], [11]… những con số này cho thấy: nhiễm HIV mới hàng năm có xu hướng gia tăng, những năm gần đây công tác phòng chống HIV/AIDS đã có tác động tích cực, bằng các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông về sự nguy hiểm của căn bệnh và cách phòng tránh cho cộng đồng, tăng cường các biện pháp can thiệp nhằm giảm thiểu sự gia tăng nhiễm HIV, thực hiện các giải pháp chuyên môn kỹ thuật, tăng cường sự tiếp cận của người nhiễm HIV với các dịch vụ chăm sóc số nhiễm mới đã giảm dần từng năm. Tính riêng 9 tháng đầu năm 2010 số nhiễm mới là 9.128 người, số AIDS là 1.498 người, số tử vong là 1.498 người. (thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có số nhiễm cao nhất). Phân tích hình thái lây nhiễm cho thấy, trong số người phát hiện nhiễm mới, tỷ lệ đường lây nhiễm như sau: nhiễm qua đường máu là 49,00% , nhiễm qua đường tình dục là 38,00% , qua đường mẹ con là 3,00% và không rõ đường lây là 10,00%. Tỷ lệ người nhiễm ở nam là 70,80% và nữ chiếm 29,20%. Phần lớn là ở nhóm tuổi 20 - 39 (80,00%), trẻ em dưới 15 tuổi chiếm gần 3,00% [9],[38]. 5 1.2. Đường lây truyền và nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp HIV/AIDS đối với NVYT. 1.2.1. Đường lây truyền HIV: - Qua đường tình dục: HIV lây truyền qua giao hợp với người nhiễm HIV, sự lây truyền xảy ra qua giao hợp dương vật - âm đạo từ nam sang nữ và từ nữ sang nam, HIV lây truyền qua đường hậu môn - dương vật ở những người đồng tính luyến ái. Qua những vết sước nhỏ, mắt thường không thể nhìn thấy được, trên bề mặt của lớp niêm mạc âm đạo, dương vật hay hậu môn, xảy ra trong lúc giao hợp, đó là đường vào của virus HIV rồi từ đó vào máu [8], [14], [22]. - Qua đường máu: HIV lây truyền qua đường máu hay các sản phẩm của máu chiếm tỷ lệ cao nhất trong các yếu tố nguy cơ (90.00%). Sử dụng chung bơm kim tiêm bị nhiễm HIV, hay gặp ở những người tiêm chích ma tuý. Các dụng cụ y tế không tiệt trùng cẩn thận khi tiêm, truyền cũng góp phần lây truyền HIV qua đường máu, cách lây truyền này cũng giống như lây truyền viêm gan B [14], [17], [23]. - Lây truyền HIV từ mẹ sang con: Các nghiên cứu cho thấy sự lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai, trong cuộc đẻ và ngay cả trong thời kỳ khi bú sữa mẹ. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lây từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai: 5.00%, trong cuộc đẻ: 15.00%,và trong thời kỳ bú sữa mẹ: 20.00 - 30.00% [1], [5]. 1.2.2. Phơi nhiễm nghề nghiệp HIV/AIDS đối với NVYT. Phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV là các tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch cơ thể có thể có chứa HIV trong quá trình chăm sóc, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân (qua da bị tổn thương do kim tiêm hoặc vật sắc nhọn, qua da, niêm mạc bị trầy xước, loét, nhiễm trùng hoặc với da lành trên diện rộng hoặc trong thời gian dài) [9], [11]. 6 Hình thức phơi nhiễm: Hình thức phơi nhiễm được phân thành 2 nhóm chính như sau: - Nhóm da bị tổn thương do kim đâm hoặc do vật sắc nhọn: Theo ước tính của trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (năm 2000) trong các tổn thương da xảy ra trong các NVYT mỗi năm thì 61,00% là tổn thương có liên quan đến kim tiêm (là loại tổn thương thường gặp nhất). Trong đó khoảng các tổn thương xảy ra sau khi đã sử dụng kim tiêm hoặc trước khi hủy kim tiêm là 50,00%, tổn thương xảy ra trong khi chăm sóc bệnh nhân 25% (khi lắp hoặc rút mũi tiêm bằng tay) và tổn thương xảy ra trong khi sử dụng dụng cụ y tế khác là 20,00%. Thương tích thường xảy ra khi NVYT sử dụng 6 loại dụng cụ sắc nhọn sau [trích 2]: Bơm kim tiêm dùng 1 lần 32,00%. Kim khâu 19,00%. Kim cánh thép 12,00%. Lưỡi dao mổ 7,00%. Kim luồn tĩnh mạch 6,00%. Kim chích máu tĩnh mạch 3,00%. Theo Gutierrez EB, mặc dù phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV có thể xảy ra ở bất cứ cơ sở y tế nào, bất cú hình thái thương tích gì nhưng khoảng 40,00% các thương tích xảy ra ở các cơ sở điều trị nội trú, đặc biệt là tại phòng khám, khoa cấp cứu và phòng mổ. Thương tích thường xảy ra sau khi sử dụng và trước khi hủy bỏ dụng cụ sắc nhọn là 41,00%, trong khi thực hiện thủ thuật sử dụng dụng cụ sắc nhọn là 39,00% và sau thực hiện thủ thuật hoặc khi hủy bỏ những dụng cụ này là 16.00% [29]. Chấn thương do kim là con đường phổ biến nhất của tiếp xúc, với tỷ lệ 27,70%, tiếp theo là tiếp xúc qua niêm mạc 19,10%, tiếp xúc với da bị tổn thương 5,50% và cuối cùng với các vật sắc nhọn là 5,10%. 7 - Nhóm phơi nhiễm qua da và niêm mạc: Tại Hoa Kỳ, năm 1996 có 196.721 trường hợp phơi nhiễm qua niêm mạc và da xảy ra trong các cơ sở y tế. Trong tổng số các trường hợp phơi nhiễm qua niêm mạc và da thì 76,00% là các phơi nhiễm qua niêm mạc mắt, tình huống bị phơi nhiễm là do máu/ dịch thể của bệnh nhân bắn vào niêm mạc của NVYT trong lúc chăm sóc bệnh nhân [trích 2], [43] 1.2.2.1. Nghiên cứu về nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp HIV/AIDS trên Thế giới. Nhiễm HIV cũng như một số tác nhân gây bệnh đường máu khác như virus viêm gan B, viêm gan C bệnh có thể lây truyền tại cơ sở y tế từ bệnh nhân sang NVYT, từ bệnh nhân sang bệnh nhân, hoặc từ NVYT sang bệnh nhân. Nhiễm HIV/AIDS trên thế giới ngày càng gia tăng và trở thành gánh nặng cho ngành y tế, phơi nhiễm HIV là một trong 3 phơi nhiễm thường xảy ra nhất (HIV, HBV, HCV) cho NVYT trong quá trình chăm sóc bệnh nhân. Nhiều NVYT lo sợ bị lây nhiễm HIV khi chăm sóc cho bệnh nhân, tuy nhiên trên thực tế, nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B và virus viêm gan C cao hơn nhiều. Nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B sau một lần bị kim tiêm đâm là 30,00%, đối với virus viêm gan C là 1,80 - 10,00% , trong khi đó đối với HIV là 0,30% và tỷ lệ nguy cơ lây nhiễm HIV qua màng nhầy chỉ khoảng 0,09% [26], [28], [42]. Năm 1996, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng Ngừa Bệnh của Hoa Kỳ (CDC) cho biết: trong 51 báo cáo và 108 trường hợp NVYT tiếp xúc với HIV thì nguy cơ nhiễm HIV sau khi tiếp xúc qua da với máu từ bệnh nhân nhiễm HIV thì ước tính nguy cơ phơi nhiễm cũng khoảng 0,30% [39]. Nhiễm HIV/AIDS trên thế giới ngày càng gia tăng và trở thành gánh nặng cho nghành y tế. Phơi nhiễm HIV là một trong 3 phơi nhiễm thường xảy ra nhất (HIV, HBV, HCV) cho NVYT trong quá trình chăm sóc bệnh nhân. 8 Tại Hoa Kỳ, ước tính mỗi năm có khoảng 385.000 thương tích do kim tiêm hoặc vật sắc nhọn xảy ra với NVYT làm việc trong bệnh viện và các cơ sở y tế, tương đương với 1.000 thương tích xảy ra mỗi ngày. Tuy nhiên, số thương tích xảy ra cho các NVYT trên thực tế còn cao hơn rất nhiều, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 40,00 - 70,00% các thương tích xảy ra đối với NVYT trong quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân mà không được báo cáo [34], [47], [48]. Trường hợp NVYT đầu tiên nhiễm HIV nghề nghiệp do bị kim tiêm đâm được phát hiện vào năm 1986, đến tháng 6 năm 1995 trong tổng số 143 trường hợp nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV được báo cáo thì có tới 46 NVYT có huyết thanh dương tính với HIV sau phơi nhiễm. Theo báo cáo của CDC, đến tháng 12 năm 2001 có 57 trường hợp NVYT có kết quả xét nghiệm huyết thanh dương tính với HIV được xác định là do phơi nhiễm nghề nghiệp ngoài ra còn có 138 trường hợp nhiễm HIV khác nghi ngờ có thể do phơi nhiễm nghề nghiệp. Sau tháng 12 năm 2001, chỉ duy nhất có 01 trường hợp được báo cáo là nghi ngờ nhiễm HIV nghề nghiệp. Theo WHO ước tính trên toàn cầu có khoảng 1000 trường hợp NVYT bị nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp do các tổn thương do vật sắc nhọn gây ra, trong đó 72,00% ở châu Phi [2]. Theo kết quả nghiên cứu của Alison.D Rant Kevin [20], Sadoh.AE, Sadoh.WE [45] và Saulat Jahan [47]: tất cả NVYT làm nhiệm vụ chăm óc, điều trị bệnh nhân đều có nguy cơ phơi nhiễm HIV trong quá trình làm việc, tuy nhiên các điều dưỡng viên (y tá) là những người có nguy cơ phơi nhiễm cao nhất, thống kê cho thấy trong giai đoạn 1987-1989 tỷ lệ nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp của điều dưỡng viên khoảng 58,00% -79,00% và trong giai đoạn 1993 - 1995 tỷ lệ này là 53,00%. 9 Theo thống kê tại Hoa Kỳ (2002), các đối tượng số nhân viên y tế nghi ngờ nhiễm và nhiễm HIV nghề nghiệp phân bố như sau [33]: Đối tượng Nghi ngờ nhiễm HIV nghề nghiệp Nhiễm HIV nghề nghiệp Y tá - điều dưỡng 35 24 Nhân viên xét nghiệm 17 19 Thầy thuốc nội khoa 12 6 Nhân viên bảo vệ 13 2 Kỹ thuật viên phẫu thuật 2 2 Bác sỹ phẫu thuật 6 0 Bác sỹ khoa hô hấp 2 1 Bác sỹ, kỹ thuật viên Răng-hàm-mặt 6 0 Kỹ thuật viên, trợ lý cấp cứu 12 0 Kỹ thuật viên chạy thận nhân tạo 3 1 Kỹ thuật viên trợ lý phòng cấp cứu 12 0 Tổng 112 55 Trong số 55 trường hợp lây nhiễm HIV nghề nghiệp được báo cáo, có tới 50 trường hợp phơi nhiễm qua da (90,90%), 03 trường hợp phơi nhiễm qua niêm mạc (5,46%) và 02 trường hợp không rõ đường phơi nhiễm (3,64%). Tại Ấn Độ, theo nghiên cứu hồi cứu của Aggarwal. V, Seth.A tại một Bệnh viện thực hành về thực trạng việc tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể của NVYT. Kết quả cho thấy có 103 NVYT có nguy cơ phơi nhiễm HIV do tiếp xúc nghề nghiệp với máu và dịch thể của bệnh nhân, trong đó bác sỹ chiếm 69,90%, điều dưỡng viên chiếm 19,40% và hộ lý 10,60% là . Các tình huống tiếp xúc với dịch thể của bệnh nhân 48,00% , thu hồi vật sắc nhọn 16,00%, xử lý dụng cụ sắc nhọn 29,01% và những tai biễn trong phẫu thuật 6,90%. Nguyên nhân phơi nhiễm: do không tuân thủ các biện pháp phòng ngừa phổ quát 74,30% là. Tác giả đã kết luận việc không tuân thủ các biện 10 [...]... số NVYT phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV/AIDS đã lên tới 938 người Tuy nhiên số NVYT nguy cơ phơi nhiễm với HIV khá cao ở một số cơ sở y tế như: 63 trường hợp trong năm 2003 tại bệnh viện Bạch Mai, 27 trường hợp trong giai đoạn 2000-2002 tại bệnh viện Chợ Rẫy, 14 trường hợp trong năm 2004 tại bệnh viên đa khoa Cần Thơ [trích 2] Hầu hết các trường hợp NVYT nguy cơ phơi nhiễm với HIV trong khi chăm sóc bệnh. .. nhiễm Thứ ba là: Tình trạng hệ miễn dịch của người nguy cơ phơi nhiễm, đáp ứng miễn dịch của người nguy cơ phơi nhiễm có thể giúp ngăn ngừa nhiễm HIV sau khi nguy cơ phơi nhiễm Thứ tư là: Sử trí sau phơi nhiễm 21 - Nguy cơ lây nhiễm phụ thuộc việc sử trí ngay sau phơi nhiễm Vết thương càng được sử trí sớm theo đúng quy trình thì nguy cơ lây nhiễm càng thấp - Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bằng thuốc kháng... thương khi phơi nhiễm và chỉ có 30,00% nói rằng họ sẽ điều trị dự phòng sau phơi nhiễm Tác giả kết luận là các bác sỹ nha khoa có nguy cơ lây nhiễm HIV cao chủ yếu là do tình cờ tiếp xúc với máu và dịch cơ thể bị nhiễm và việc cần thiết nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành cho NVYT trong phòng lây nhiễm HIV [30] 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp HIV/AIDS tại các cơ sở... trước 72 giờ sau khi bị phơi nhiễm cho tất cả các trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ, đồng thời tiến hành đánh giá tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm và người bị phơi nhiễm Nguy cơ lây nhiễm sau khi bị phơi nhiễm phụ thuộc vào việc sử trí ngay sau phơi nhiễm: Vết thương càng được sử lý sớm theo đúng quy trình thì nguy cơ lây nhiễm càng thấp [27] Dự phòng lây nhiễm HIV sau phơi nhiễm với thuốc kháng... hưởng đến nguy cơ phơi nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp ở nhân viên bệnh viện hiện nay 2.2.2 Cách chọn mẫu 2.2.2.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu - Các nhân viên bệnh viện, Cán bộ quản lý khoa phòng có tham gia trực tiếp vào quá trình thăm khám, điều trị, chăm sóc và phục vụ người bệnh Là 31 những người có nguy cơ phơi nhiễm các bệnh lây nhiễm, đặc biệt chú nhân viên các khoa thuộc hệ Ngoại- Sản, khoa Truyền nhiễm, khoa. .. của bệnh nhân là thường gặp nhất - Loại dịch sinh học nguy cơ phơi nhiễm: Máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo và các dịch cơ thể có máu nhìn thấy bằng mắt thường được coi là dịch có nguy cơ lây nhiễm cao NVYT tiếp xúc với sữa mẹ không có nguy cơ lây nhiễm, nhưng nên đeo găng khi lấy sữa mẹ được bảo quản từ ngân hàng sữa - Lượng máu hoặc dịch cơ thể phơi nhiễm: Nguy cơ lây nhiễm sẽ cao hơn nếu NVYT phơi nhiễm. .. TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Cán bộ, NVYT tại các khoa phòng, những đối tượng thường xuyên trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân hoặc các chất thải y tế - Đại diện lãnh đạo Bệnh viện, lãnh đạo khoa 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguy n là Bệnh viện đa khoa hạng I, trực thuộc Bộ Y tế Bệnh viện đóng... 24 Hạn chế phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh là biện pháp hàng đầu để làm giảm nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp Theo Cục an toàn lao động và sức khỏe Hoa Kỳ, nguy n tắc của phòng ngừa chuẩn là coi máu và các dịch chứa máu là nguồn lây nhiễm tiềm ẩn từ đó đưa ra các tiêu chuẩn khi thao tác với máu và các dịch chứa máu trong cơ sở y tế nhằm làm giảm nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp và nguy cơ lây truyền... lây nhiễm HIV được chia thành 5 yếu tố [21], [35], [40],[44] Bảng đánh giá mức độ nguy cơ lây nhiễm HIV Mức độ nguy cơ Điều kiện 1 Kiểu phơi nhiễm Nguy cơ cao Nguy cơ thấp Bị dụng cụ sắc nhọn dính máu và dịch thể của người bệnh xuyên qua da Máu, dịch thể của người Máu, dịch thể của bệnh bắn vào vùng da bị người bệnh bắn vào 19 Mức độ nguy cơ Điều kiện Nguy cơ cao tổn thương Máu, dịch thể của người bệnh. .. nhiễm HIV của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguy n Những năm gần đây tỷ lệ người nhiễm HIV ngày càng tăng trong cộng đồng Bệnh viện là đơn vị chuyên môn cao nhất thực hiện chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng Số người nhiễm HIV/AIDS điều trị tại bệnh viện ngày càng tăng, số người không rõ tình trạng nhiễm đến khám và điều trị bệnh tại bệnh viện ngày càng nhiều Điều này đặt ra cho NVYT những áp lực lớn, . tài: Thực trạng nguy cơ phơi nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp ở NVYT Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguy n ” 2 Nhằm các mục tiêu 1. Mô tả thực trạng phơi nhiễm nghề nghiệp HIV/AIDS ở NVYT tại Bệnh. và thực hành cho NVYT trong phòng lây nhiễm HIV [30]. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp HIV/AIDS tại các cơ sở y tế. 1.3.1. Nguy cơ phơi nhiễm với HIV của NVYT. Nhiễm. ương Thái Nguy n. 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ phơi nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp ở NVYT bệnh viện. 3. Đề xuất một số biện pháp dự phòng nguy cơ phơi nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp. 3 Chương

Ngày đăng: 11/06/2015, 19:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w