1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thực trạng an toàn vệ sinh lao động tại các khoa có sử dụng bức xạ ion hóa tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

5 123 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 130,87 KB

Nội dung

Với mục tiêu nghiên cứu thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động tại các khoa có sử dụng bức xạ ion hóa, một nghiên cứu tiến cứu đã được tiến hành tại các khoa có sử dụng nguồn bức xạ ion hóa của bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên và bệnh viện Trường Đại học Y dược Thái Nguyên năm 2011.

Trang 1

THỰC TRẠNG AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC KHOA CÓ

SỬ DỤNG BỨC XẠ ION HÓA TẠI BỆNH VIỆN ĐKTƯ THÁI NGUYÊN

VÀ BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN

Nguyễn Xuân Hòa, Lê Thị Thanh Hoa

Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Với mục tiêu nghiên cứu thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động tại các khoa có sử dụng bức

xạ ion hóa, một nghiên cứu tiến cứu đã được tiến hành tại các khoa có sử dụng nguồn bức xạ ion

hóa của bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên và bệnh viện Trường Đại học Y dược Thái

Nguyên năm 2011 Kết quả cho thấy: Việc thực hiện các biện pháp ATVSLĐ còn nhiều hạn chế

đặc biệt là thiếu thiết bị che chắn (25%), thiếu trang bị và theo dõi liều kế cá nhân ở cả 2 cơ sở

nghiên cứu Suất liều chiếu đo được không cao, ngoại trừ trong X quang can thiệp và y học hạt

nhân Số NVBX chủ yếu là nam giới (85,91%), thời gian tiếp xúc với bức xạ ion hóa chưa nhiều

Yếu tố bất lợi về vi khí hậu có nhưng không nhiều Các tác giả khuyến cáo: Cần có những nghiên

cứu đánh giá đầy đủ về thực trạng ATVSLĐ và sức khỏe NVBX, cải thiện điều kiện lao động, xây

dựng phòng bệnh đảm bảo về ATBX tại cơ sở YHHN và tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá

ATBX đối với các cơ sở y tế

Từ khóa: an toàn vệ sinh lao động

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Từ khi bức xạ ion hoá được phát hiện và đưa

vào sử dụng cho đến nay, các nhà khoa học

đã quan tâm rất nhiều vì lợi ích vô cùng lớn

lao, song những hiểm nguy cũng rất nghiêm

trọng [1],[7] Các tia phóng xạ bao gồm hai

loại: bức xạ hạt ( α , β , neutron, proton) và bức

xạ điện từ (tia X và tia γ ) được dùng nhiều

trong y học Tại Thái Nguyên có khoảng 40

cơ sở y tế sử dụng nguồn bức xạ ion hóa

trong chẩn đoán và điều trị bệnh Bên cạnh

những lợi ích về y học cho địa phương thì

những ảnh hưởng sinh học tới nhân viên y tế,

bệnh nhân và cộng đồng luôn cũng là vấn đề

cần được quan tâm [2],[5] Do vậy, việc đánh

giá về công tác an toàn vệ sinh lao động

(ATVSLĐ) tại các cơ sở y tế có sử dụng bức

xạ ion hóa là rất cần thiết Ngoài một số báo

cáo về công tác an toàn bức xạ (ATBX)[3],

hiện nay tại Thái Nguyên chưa có nghiên cứu

nào về thực trạng môi trường làm việc của

nhân viên y tế làm việc trong môi trường có

bức xạ ion hóa và ảnh hưởng của nó đến sức

khỏe người trực tiếp làm việc với bức xạ (gọi

tắt là nhân viên bức xạ - NVBX) Để xác định

*

cơ sở khoa học cho các nghiên cứu nhằm cải thiện môi trường lao động và sức khỏe của NVBX tại các cơ sở y tế có sử dụng bức xạ ion hóa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (ĐKTƯTN) và bệnh viện Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên (ĐHYDTN) Đây là hai trong số các cơ sở thực hành của Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Mục đích của

nghiên cứu là : Bước đầu đánh giá thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động tại các khoa có sử dụng bức xạ ion hóa tại bệnh viện ĐHTƯTN và bệnh viện ĐHYDTN

NGHIÊN CỨU

Đối tượng, thời gian và địa điểm

nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Môi trường làm việc tại các khoa, phòng có sử dụng bức xạ ion hóa

và NVBX tại bệnh viện ĐKTƯTN và bệnh viện ĐHYDTN

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12 năm

2010 đến tháng 11 năm 2011

- Địa điểm nghiên cứu: Các khoa có sử dụng bức xạ ion hóa tại bệnh viện ĐKTƯTN và bệnh viện ĐHYDTN

Trang 2

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp: nghiên cứu mô tả với thiết kế

cắt ngang

- Cỡ mẫu: toàn bộ các khoa có sử dụng bức

xạ ion hóa tại 2 bệnh viện

- Kỹ thuật thu thập thông tin:

+ Điều tra thực trạng công tác ATVSLĐ: điều

kiện vệ sinh, thiết kế phòng máy, chủng loại

và chất lượng nguồn bức xạ ion hóa bằng

quan sát, khảo sát hồ sơ

+ Khảo sát môi trường: đo suất liều bằng máy

đo INSPECTOR và VICTOREEN của Trung

tâm KĐ-TC-ĐL, sở Khoa học và Công nghệ

Thái Nguyên Đo vi khí hậu bằng các thiết bị

đo nhiệt độ, ẩm kế và tốc độ gió của Bộ môn

SKNN, trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

- Xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê y

học trên máy tính với phần mềm SPSS 10.0

for Window

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Bảng 1 Phân bố nhân viên bức xạ theo giới

BV Giới

ĐKTƯ

TN

ĐHYD

TN

Tổng

% 79,71 20,29 100,00

Nhận xét: Nhân viên làm việc tại các khoa có

sử dụng bức xạ ion hóa chủ yếu là nam giới (85,51%), nữ giới chỉ chiếm 14,49% Do đây

là nghề nghiệp có tiếp xúc với bức xạ ion hóa rất độc hại, cấm phụ nữ làm việc theo qui định của Nhà nước Phần lớn số nhân viên nữ trong nghiên cứu này làm công việc hành chính trong các cơ sở bức xạ Phần lớn số NVBX làm việc tại bệnh viện ĐKTƯTN (chiếm 79,71%) tại các khoa X quang (gồm

cả Xquang Răng và Xquang can thiệp), xạ trị ung thư và y học hạt nhân (YHHN).

Bảng 2 Phân bố nhân viên bức xạ theo số năm làm việc

Bệnh viện

Số năm

Nhận xét: Đa số NVBX trong nghiên cứu có tuổi nghề dưới 5 năm (chiếm 39,13%) và một số ít

có tuổi nghề trên 20 năm (11,59%) Như vậy NVBX có thể phải làm việc trong môi trường độc hại trong thời gian tương đối dài

Bảng 3 Thực trạng về thiết bị (TB) phát tia xạ

TB

BV

Máy X

quang

Máy

CT

Nguồn xạ trị

Nguồn xạ

hở

ĐKTƯ

TN

Co-60

2 I-131, P-32

ĐHYD

TN

Nhận xét: Bệnh viện ĐKTƯTN là bệnh viện

loại 1 tuyến trung ương nên số lượng máy và

nguồn phát tia nhiều Trong số 8 máy Xquang

thì có 3 máy ở khoa Xquang và 2 máy đặt ở

phòng khám, 01 máy Xquang răng toàn cảnh,

02 máy Xquang can thiệp đặt tại khoa Gây

mê hồi sức và 01 nguồn phát tia X trong điều

trị tán sỏi tiết niệu Bệnh viện trường ĐHYD

có 01 máy Xquang tăng sáng, 01 máy CT sanner đang hoạt động tốt và 01 máy Xquang răng đang bị hỏng.

Bảng 4 Kết quả đo liều cá nhân Hp(10) của

NVBX năm 2011

BV Liều (mSv)

ĐKTƯTN (cả năm)

ĐHYDTN (6 tháng)

0-0,29 23 59,0 6 66,7

Tổng 39 100,0 9 100,0

Trang 3

Nhận xét: Bệnh viện ĐKTƯTN thực hiện đúng nguyên tắc về ATBX (đánh giá kết quả liều kế cá

nhân 3 tháng/lần) tuy nhiên mới chỉ có 39/55 NVBX được theo dõi liều kế cá nhân Bệnh viện trường ĐHYDTN trong năm mới chỉ đánh giá được 01 lần với số NVBX được theo dõi liều kế cá

nhân là 9/14 với 01 NVBX nhận liều hấp thụ cao là 11,07 mSv

Bảng 5 Kết quả đo vi khí hậu tại các cơ sở bức xạ

STT Vị trí đo Kết quả trung bình của các trị số ( X ±±±± 1SD)

Nhiệt độ ( 0 C) Độ ẩm (%) Gió (m/s)

1 Phòng chứa nguồn DCPX 27,2 ± 1,8 83 ± 4,0 0,12 ± 0,1

2 Phòng máy Xquang 28,8 ± 0,5 81 ± 4,8 0,41 ± 0,2

3 Phòng máy CT 27,5 ± 1,2 84,7 ± 3,8 0,81 ± 0,5

4 Phòng điều khiển nguồn 27,3 ± 1,9 79,2 ± 4,2 0,9 ± 0,5

5 Phòng trực NVBX 26,8 ± 1,6 84,2 ± 2,9 0,81 ± 0,4

Ngoài trời 28,8 ± 0,7 78,3 ± 4,2 0,91 ± 0,4

Nhận xét: Tại thời điểm khảo sát, hầu hết các mẫu đều không đạt TCCP về nhiệt độ (nóng), có

3/7 mẫu đạt TCCP về độ ẩm, 5/7 mẫu đạt TCCP về tốc độ gió

Bảng 6 Kết quả đo suất liều và phông tự nhiên tại các phòng X quang

TCVN 6561

Trung bình Thấp nhất Cao nhất

1 Sát kính chì phòng điều khiển 0,21 ± 0,02 0,19 0,24 3,0

2 Vị trí nhân viên điều khiển 0,21 ± 0,08 0,17 0,29 3,0

3 Sát cửa ra vào của nhân viên

5 Sát cửa ra vào của BN 0,45 ± 0,02 0,44 0,47 0,5

6 Cách cửa ra vào của bệnh

7 Hành lang, nơi bệnh nhân

8 Ngoài tường phòng máy 0,2 ± 0,02 0,18 0,24 0,5

10 Phông tự nhiên 0,17 ± 0,03 0,12 0,23

Nhận xét: Cả 2 cơ sở nghiên cứu đều đảm bảo về an toàn bức xạ Riêng kết quả đo suất liều tại

phòng đặt máy X quang di động: Khoảng cách từ nguồn phát tia X đến vị trí đo là 1m là 20mSv, 2m là 6 mSv, 3,5m là 5mSv, 5m là 1,5 mSv và 6m là 0,3 mSv

* Kết quả đo suất liều và phông tự nhiên tại khoa Y học hạt nhân

Nhận xét: Bệnh nhân sau khi uống dược chất phóng xạ trở thành nguồn phát xạ, mặc dù đo ở

ngày thứ tư sau khi uống xạ nhưng ở khoảng cách gần (0,1m) suất liều còn rất cao (160 µ Sv/h) gấp 320 TCCP Nguồn P-32 mặc dù được bảo vệ 2 lớp nhưng đo khoảng cách gần (0,1m) suất

liều vẫn cao gấp 12 lần TCCP (xem bảng 7)

Trang 4

Bảng 7 Kết quả đo suất liều và phông tự nhiên tại khoa Y học hạt nhân

liều (µµµµSv/h)

TCCP 6561-1999 (µµµµSv/h)

Giá trị đo/ TCCP (lần)

1 Nguồn I-131 dùng cho chẩn đoán

2 Đo ngày thứ 4 sau điều trị 150mCi

3 Nguồn P-32 ngày thứ 4

KẾT LUẬN

- Việc thực hiện các biện pháp ATVSLĐ của

các cơ sở bức xạ y tế còn nhiều hạn chế đặc

biệt là thiếu thiết bị che chắn (25%), thiếu liều

kế cá nhân (50 %) ở cả 2 cơ sở nghiên cứu

- Suất liều chiếu đo được tại các khoa có sử

dụng nguồn bức xạ ion hóa không cao, ngoại

trừ trong X quang can thiệp và y học hạt

nhân

- Số NVBX chủ yếu là nam giới (85,91%), đa

phần là cán bộ trẻ với tuổi nghề dưới 5 năm là

39,1% và dưới 10 năm là 62,3%

- Các yếu tố bất lợi về vi khí hậu có nhưng

không nhiều

- Việc theo dõi liều kế cá nhân cho NVBX

còn thiếu và chưa được các cơ sở y tế chú

trọng

KHUYẾN NGHỊ

- Cần có những nghiên cứu hệ thống và toàn diện hơn nhằm đánh giá đầy đủ về thực trạng ATVSLĐ và sức khỏe NVBX, cải thiện điều kiện lao động tại các cơ sở y tế có sử dụng bức

xạ ion hóa

- Xây dựng phòng đảm bảo về ATBX dành cho bệnh nhân sau khi uống dược chất phóng

xạ liều cao tại cơ sở YHHN

- Tăng cường công tác kiểm tra ATBX đối với các cơ sở y tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tạ Quang Bửu (2007) “Kết quả nghiên cứu giám sát an toàn bức xạ ion hóa tại các cơ sở y tế ở Hải Phòng 2001 và 2005” Hội nghị YHLĐ và VSMT, tr16-21

[2] Viên Chinh Chiến và cộng sự (2001) “Kết quả điều tra 18 phòng Xquang tư nhân khu vực miền trung”, Tạp chí Y học lao động: tr 86-91

[3] Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn ATBX ion hóa tại các cơ sở y tế, TCVN 6561-1999.

Trang 5

SUMMARY

THE REAL SITUATION OF INDUSTRIAL SAFETY AND HYGIENE AT DEPARTMENT UTILIZING IONIZING RADIATION AT THAI NGUYEN CENTRAL DEPARTMENT HOSPITAL AND THAI NGUYEN UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY

Nguyen Xuan Hoa * , Le Thi Thanh Hoa

College of Medicine and Pharmacy - TNU

With the aim of investigating the real situation of industrial safety and hygiene at department utilizing ionizing radiation, a research was carried out in 2011 at these departments at Thai Nguyen central department hospital and Thai Nguyen university of medicine and pharmacy The results reveal that the application of industrial safety and hygiene still does not meet the requirement Especially there is still lack of protecting equipments (25%), devices and personal dosimeter in both hospitals The dose rate measurement is not high, except the intervened X-ray and nuclear medicine The number of radiation workers is mainly men (85.91%), duration of exposure to ionizing radiation is insufficient Some disadvantages of weather were acknowledged but not too serious After their researching, the reporters warn that: there should be a more adequately assessed studies on the real situation of the industrial safety and hygiene and health of radiation workers, which improves the working conditions, increases the awareness of preventive measures and enhances the testing and assessing the radiation safety for the health care centers

Keywords: occupational health and safety

*

Ngày đăng: 22/01/2020, 23:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w