Báo cáo thực tập bệnh viện đa khoa Bắc Giang

32 2.8K 8
Báo cáo thực tập bệnh viện đa khoa Bắc Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHẦN 1: TỔNG QUÁT Bệnh viện là cơ sở trực tiếp khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh, là nơi thể hiện năng lực hoạt động của ngành y tế. Thuốc có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, là một trong những yếu tố chủ yếu đảm bảo mục tiêu SK cho mọi người. [1] Hoạt động cung ứng thuốc tại các bệnh viện là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng. Cung ứng thuốc hiện nay không chỉ dừng lại ở công việc cấp phát thuốc đơn thuần như trước kia mà cần phải quan tâm đến việc quản lý, nhằm đạt được hiệu quả cung ứng thuốc tốt nhất, đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hiệu quả kinh tế cũng như về thông tin tư vấn sử dụng thuốc cho bác sĩ và người bệnh. Cung ứng thuốc không đầy đủ, kịp thời và chất lượng không tốt sẽ gây lãng phí tiền của và có khi gây nên những tác hại tới sức khoẻ, thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng của con người. Tuy nhiên, hoạt động cung ứng thuốc chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, nhất là trong công cuộc đổi mới kinh tế của đất nước ta hiện nay nên cần có sự nghiên cứu đầy đủ các yếu tố này để lựa chọn những phương thức hợp lý trong cung ứng thuốc. Bệnh viện ĐKTBG là một bệnh viện đa khoa hạng II trực thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của Sở Y tế Bắc Giang, với qui mô 550 giường bệnh, biên chế 627 cán bộ, với 35 khoa phòng, được trang bị nhiều máy móc hiện đại, có nhiệm vụ tiếp nhận khám và điều trị cho khoảng 1,6 triệu dân trong tỉnh thuộc 10 huyện/ thành phố và một số vùng lân cận; hợp tác trong lĩnh vực y tế với các bệnh viện trung ương. Là BV lớn nhất của tỉnh Bắc Giang, hằng năm tiếp nhận khám và điều trị số lượng bệnh nhân rất lớn, mô hình bệnh tật đa dạng, phức tạp. Vì vậy việc nghiên cứu nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng thuốc trong bệnh viện là hết sức cần thiết. Trong quá trình thực tập tại Bệnh viện ĐKTBG chúng tôi thấy vấn đề cung ứng thuốc tại bệnh viện là một vấn đề đáng được quan tâm và 2 cần có những can thiệp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng thuốc trong bệnh viện. I. Vài nét về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. I.1. Mô hình tổ chức. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang là bệnh viện đa khoa hạng II, nằm ở trung tâm Thành phố Bắc Giang - tỉnh Bắc Giang, có các chức năng và nhiệm vụ như các BVĐK hạng II được quy định theo quy chế BV; với quy mô 550 giường bệnh gồm 35 khoa, phòng: - 17 khoa lâm sàng có giường bệnh; - 05 khoa không có giường bệnh; - 06 khoa cận lâm sàng; - 07 phòng chức năng. 01 Trung tâm Giám định Pháp y. Tổng số cán bộ viên chức 627. Bệnh viện do Giám đốc phụ trách và 2 Phó giám đốc giúp việc. Mỗi khoa, phòng có 1 trưởng khoa dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc bệnh viện, tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quy chế chuyên môn thuộc lĩnh vực khoa phòng mình. Là BVĐK hạng II, song là BV lớn nhất tỉnh BG nên lưu lượng bệnh nhân đến KCB rất đông. BV luôn trong tình trạng quá tải. Vì vậy Sở Y tế cũng như BVĐKTBG đã có đề nghị nâng hạng BV lên hạng I, với qui mô 800 giường bệnh) Sơ đồ tổ chức BVĐKTBG (hình 1.1). 3 Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức BVĐKTBG Khối LS & CLS: K. Hồi sức TC - CĐ K.cấp cứu. K. Nội tim mạch. K. Nội tổng hợp. K. Nội hô hấp K. Nội thậnTN &LM K. Truyền nhiễm. K. Da liễu K. Y học dân tộc K. Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. K. Ngoại tổng hợp. K. Ngoại chấn thương. K Ung bướu K. Mắt. K. Tai - Mũi - Họng. K.Răng - Hàm - Mặt K. Khám bệnh. K. PTGM HS. K. Thần kinh - CXK Khối LS & CLS: - Khoa Dược. - K. Chống nhiễm khuẩn. - K. Giải phẫu bệnh. - K. Dinh dưỡng. - K. Huyết học. - K. Hoá sinh. - K. Vi sinh. - K. Chẩn đoán HA - K. Thăm dò chức năng. Phòng chức năng: - Kế hoạch tổng hợp. Tổ chức cán bộ. Hành chính quản trị. Tài chính kế toán. Y tá (điều dưỡng). Vật tư - Thiết bị y tế. Chỉ đạo tuyến. Hội đồng tư vấn: Khoa học kỹ thuật. Thuốc và điều trị. Thi đua khen thưởng. Các đoàn thể Trung tâm Giám định pháp y BAN GIÁM ĐỐC 4 1.3.2. Cơ cấu nhân lực. Bảng 1.1. Cơ cấu nhân lực bệnh viện năm 2013. Stt Cán bộ Năm 2013 Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Bác sĩ sau đại học 74 11,80 2 Bác sĩ 85 13,56 3 Dược sĩ sau đại học. 05 0,80 4 Dược sĩ đại học 05 0,80 5 Dược sĩ trung học, KTV. 24 3,83 6 Dược tá 02 0,32 7 Y tá điều dưỡng đại học 58 9,25 8 Y tá ĐD, KTV (trung học). 214 34,13 9 Cán bộ khác 145 23,13 10 Hợp đồng 15 2,39 Tổng số 627 100 Theo “Báo cáo hoạt động BV Đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2013, phương hướng nhiệm vụ năm 2014”; tại BVĐKTBG có tổng số 627 cán bộ, trong đó: - Tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên môn (bác sĩ, dược sĩ đại học, sau đại học) chiếm 26,96%, trong đó trình độ sau đại học chiếm 12,60% (với 01 tiến sĩ, 06 bác sĩ CKII, 22 thạc sĩ, 45 bác sĩ CKI và 05 dược sĩ CKI). Ngoài ra còn một số cán bộ đang được đào tạo các trình độ: CKII, Thạc sĩ và CKI. - Tỷ lệ ĐD đại học, cao đẳng chiếm 9,25%; tỷ lệ cán bộ trình độ trung cấp là 37,96%, sơ cấp còn 0,32%. Như vậy có thể thấy BV có đội ngũ cán bộ chuyên môn có trình độ cao, chuyên sâu khá mạnh; BV đã quan tâm tới công tác đào tạo chuyên môn cho cán bộ: tăng cán bộ đại học và trên đại học, giảm sơ học nhằm mục đích nâng cao chất lượng ĐT, chăm sóc người bệnh. Tuy nhiên còn có sự mất cân đối giữa cán bộ Y và cán bộ Dược: Có 36 cán bộ dược/627 tổng số cán bộ, chiếm 5,75% so với toàn BV (trong đó biên chế cho khoa Dược 29 cán bộ, chiếm 4,63%). So với qui định chung của Bộ Y Tế - Bộ Nội vụ năm 2007 là 12 - 15%; như vậy thực tế nhân lực khoa Dược còn thiếu. 5 Tỷ lệ dược sĩ ĐH, trên ĐH so với bác sĩ, bác sĩ trên ĐH là 1/15,9. Tỷ lệ này tương đối cân đối, vì theo Bộ Y tế - Bộ Nội vụ năm 2007 thì định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước tỷ lệ dược sĩ đại học/bác sĩ: 1/15-1/8. [13] * Sơ đồ tổ chức Khoa Dược: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và nguồn nhân lực của mình; Khoa Dược BVĐKTBG năm 2013 được tổ chức theo sơ đồ (hình 1.2) GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN Trưởng khoa Dược HĐT & ĐT Nghiệp vụ dược - TK TTT - Dược LS -Hành chính -Thống kê - Cung ứng - Kiểm tra quy chế chuyên môn - Đưa thuốc đến KLS Kho chính Bộ phận cung ứng thuốc Thông tin thuốc- Dược lâm sàng - Kiểm tra, giám sát SD thuốc. -Theo dõi ADR Nội trú I Nội trú II Ngoại trú Bảo hiểm Bộ phận pha chế Thuốc đông y Dịch truyền T. G nghiện - HTT 6 Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức Khoa DượcBVĐKTBG năm 2013. * Hội đồng thuốc và Điều trị. - HĐT&ĐT của BVĐKTBG được thành lập theo Quyết định số 1182/QĐ-BV của Giám đốc BVĐKTBG ngày 28/11/2011 (gồm 19 thành viên do Giám đốc BV làm Chủ tịch HĐ, một PGĐ làm Phó chủ tịch HĐ và Trưởng khoa Dược là Uỷ viên thường trực, Trưởng phòng KH- TH làm thư ký, một số trưởng khoa ĐT, TK Khám bệnh, Trưởng phòng: Vật tư, Điều dưỡng, TC-KT là uỷ viên). - Chức năng, nhiệm vụ của HĐT&ĐT: + Tư vấn cho giám đốc về cung ứng sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả. + Cụ thể hóa các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện bệnh viện. + Xây dựng danh mục thuốc phù hợp với MHBT và chi phí của bệnh viện. + Giám sát việc thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị, quy chế sử dụng thuốc và quy chế công tác khoa dược. + Theo dõi ADR và rút kinh nghiệm các sai sót trong dùng thuốc. + Thông tin về thuốc, theo dõi tác dụng của thuốc mới trong bệnh viện. + Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sĩ, bác sĩ và y tá. [17] Như vậy, HĐT-ĐT có ảnh hưởng đến tất cả các khâu cung ứng thuốc một cách trực tiếp hay gián tiếp. Chức năng quan trọng nhất của HĐT&ĐT là đánh giá và lựa chọn thuốc để xây dựng DMTBV. Thông thường, HĐT&ĐT sẽ phối hợp với bộ phận chịu trách nhiệm mua thuốc là khoa Dược bệnh viện. Bộ phận mua thuốc sẽ thực hiện theo các yêu cầu của HĐT&ĐT. 1.3.3. Tình hình khám chữa bệnh. 7 Một số chỉ tiêu thực hiện năm 2013. (Bảng 1.3) Bảng 1.3. Một số chỉ tiêu khám chữa bệnh thực hiện năm 2013. Stt Nội dung 2013 Chỉ tiêu Thực hiện Đạt tỷ lệ (%) 1 Số lần khám bệnh 170 000 197 618 116,25 2 Số lượt bệnh nhân ĐT nội trú 25 430 29 415 115,67 3 Tổng số ngày ĐT nội trú 216 155 261 182 120,83 4 Số lượt bệnh nhân ĐT ngoại trú 5 230 4 264 81,53 5 Ngày ĐT trung bình 8,5 8,99 (105,77) Nhận xét: Năm 2013 số lượt bệnh nhân đến KB, chữa bệnh rất lớn, số bệnh nhân ĐT nội trú khá cao; số BN ĐT ngoại trú có giảm do BHYT chuyển nơi đăng ký KCB ban đầu cho cán bộ một số cơ quan và các đối tượng hưu trí về một số BV trong Thành phố, đồng thời cũng triển khai khám và ĐT ngoại trú các bệnh không lây nhiễm (tiểu đường, huyết áp ) về tuyến huyện để giảm tải cho BVĐK tỉnh. 1.3.4. Mô hình bệnh tật. Qua khảo sát các số liệu thống kê của phòng Kế hoạch tổng hợp kết quả cho thấy MHBT của BV ĐKTBG năm 2013 phân loại theo ICD - 10.[3]; thể hiện ở bảng 1.4. Bảng 1.4. Mô hình bệnh tật của BVĐKTBG năm 2013 ( thứ tự giảm dần) St t Chương bệnh Mã ICD-10 Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Bệnh hệ tiêu hoá K00- K93 5767 19,62 2 Chấn thương, ngộ độc do nguyên nhân bên ngoài S00- T98 4634 15,75 3 Bệnh hệ tuần hoàn I00-I99 3884 13,24 4 Bệnh hệ hô hấp J00- J99 2964 10,09 5 Khối u C00- D48 2818 9,58 8 6 Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật A00- B99 2006 6,82 7 Bệnh hệ tiết niệu - sinh dục N00- N99 1935 6,59 8 Bệnh mắt và phần phụ của mắt H00- H59 1127 3,83 9 Bệnh hệ cơ xương khớp và mô liên kết M00- M99 841 2,87 1 0 Bệnh da và mô dưới da L00- L99 831 2,84 1 1 Các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng không phân loại ở nơi khác R00- R99 676 2,31 1 2 Bệnh hệ thần kinh G00- G99 656 2,23 1 3 Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hoá E00- E90 526 1,80 1 4 Bệnh máu, cơ quan tạo máu và một số rối loạn liên quan tới cơ chế miễn dịch D50- D89 174 0,59 1 5 Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong V00- Y98 164 0,57 1 6 Bệnh tai và xương chũm H60- H95 149 0,52 1 7 Rối loạn tâm thần và hành vi F00- F99 136 0,46 1 8 Dị tật bẩm sinh và bất thường về nhiễm sắc thể Q00- Q99 106 0,36 1 9 Chửa đẻ và sau đẻ O00- O99 15 0,05 2 0 Yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng SK và việc tiếp xúc với cơ quan y tế Z00- Z99 4 0,014 2 1 Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ chu sinh P00- P96 2 0,007 Tổng số 29 415 100 Các bệnh hệ tiêu hoá chiếm tỷ lệ cao nhất: 19,62% (bệnh của ruột thừa: 1492; liệt ruột và tắc ruột không có thoát vị: 1063; viêm dạ dầy và tá tràng: 768;…). Nguyên nhân do an toàn vệ sinh thực phẩm, do ô 9 nhiễm môi trường …; tiếp đó đến các bệnh về: tai nạn chấn thương, ngộ độc do nguyên nhân bên ngoài: 15,75%; bệnh hệ tuần hoàn: 13,24%; bệnh hệ hô hấp: 10,09%; bướu tân sinh: 9,58%; bệnh nhiễm khuẩn đứng vị trí thứ 6 trong mô hình bệnh tật với 6,82% Nguyên nhân do đô thị hoá, đời sống người dân được nâng lên, phương tiện giao thông tăng nhanh, ô nhiễm môi trường, sự thay đổi diễn biến phức tạp của thời tiết, khí hậu PHẦN 2: THỰC TRẠNG Thực trạng hoạt động lựa chọn, mua cấp phát và sử dụng thuốc tại Bệnh viện ĐKTBG năm 2013 2.1. Lựa chọn thuốc 2.1.1. Quy trình xây dựng Danh mục thuốc bệnh viện Xây dựng DMT BV là công việc đầu tiên, đặc biệt quan trọng của HĐT&ĐT trong quá trình cung ứng thuốc cho BV. Quy trình xây dựng DMT của BV được trình bày ở hình 2.1. Dự thảo DMT Tư vấn Giám sát Ban hành Căn cứ dự trù thuốc xây dựng DMT lần sau UỶ VIÊN THƯỜNG TRỰC HĐT&ĐT căn cứ các yếu tố 1. Mô hình bệnh tật; 2. Điều kiện kinh phí của BV; 3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật; 4. Trang thiết bị; 5. Dự trù của các khoa phòng; 6. DMT chủ yếu sử dụng tại các cơ sở KB, CB (được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán - TT31) 7. DM thuốc trúng thầu đang còn hiệu lực. HĐT & ĐT (xem xét, sửa đổi và thông qua) GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN DMT BỆNH VIỆN 10 Hình 3.5. Sơ đồ quy trình xây dựng DMT BV Nhận xét: Năm 2013, quy trình xây dựng Danh mục thuốc bệnh viện được thực hiện sau khi có kết quả đấu thầu, Uỷ viên thường trực HĐT&ĐT (Trưởng khoa Dược) tổng hợp, gửi dự thảo danh mục thuốc lên HĐT&ĐT. HĐT&ĐT tiến hành họp xem xét tư vấn cho Giám đốc bệnh viện. Khi Giám đốc bệnh viện phê duyệt cho ban hành, khoa Dược căn cứ DMTBV làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động mua thuốc, tồn trữ cấp phát và sử dụng thuốc tại bệnh viện. Theo quy trình, việc xây dựng DMTBV đã dựa trên các yếu tố cơ bản, cần thiết như: Mô hình bệnh tật, tình hình điều trị và nhu cầu thực tế, tài chính của bệnh viện: kinh phí - viện phí - bảo hiểm y tế, danh mục thuốc chủ yếu,…do Bộ Y tế ban hành. Tuy nhiên, tiêu chí hướng dẫn thực hành điều trị các bệnh thường gặp; hiệu quả - chi phí chưa được quan tâm đúng mức để làm cơ sở cho việc xây dựng DMT. DMT BV chưa thường xuyên nhận được sự đóng góp ý kiến của các khoa lâm sàng; đề xuất của bác sĩ điều trị còn chủ yếu theo kiến thức và kinh nghiệm của mình, mà nội dung đề xuất chưa bao gồm các thông tin như: . Cơ chế tác dụng dược lý và chỉ định của thuốc. . Bằng chứng làm rõ tính tính ưu việt của thuốc đề xuất đưa vào DM so với các thuốc khác đã có trong DM. . Bằng chứng từ y văn ủng hộ việc bổ sung vào danh mục thuốc 2.1.2. Cơ cấu Danh mục thuốc Bệnh viện a, Phân loại theo nhóm tác dụng DMT sử dụng tại BVĐKTBG với các loại thuốc được phân theo nhóm tác dụng điều trị; (Danh mục có kèm theo giá thuốc). Đề tài tiến hành phân tích cơ cấu thuốc tân dược trong DMT BV, kết quả thể hiện tại bảng 2.4. [...]... Công tác kiểm kê kho được thực hiện định kỳ một tháng một lần, kiểm kê tủ trực tại các khoa lâm sàng cuối quý và tổng kiểm kê cuối năm Không có tình trạng hư hao, mất mát Hàng tháng có báo cáo tồn kho, có báo cáo đặc biệt về các thuốc có hạn dùng dưới 6 tháng 2.3.2 Cấp phát thuốc a, Cấp phát cho bệnh nhân nội trú Khoa Dược tổ chức cấp phát thuốc cho khoa lâm sàng để điều trị cho bệnh nhân nội trú theo... số khoa cán bộ dược lĩnh) tại các kho lẻ nội trú và về chia thuốc tại khoa lâm sàng, sau đó phát thuốc đến tận tay người bệnh Thực hiện nhiệm vụ đưa thuốc đến khoa lâm sàng, Do khoa Dược nhân lực còn thiếu nên chỉ thực hiện phát thuốc tới người bệnh ở khoa Nội Hô hấp Trường hợp thuốc lĩnh hằng ngày không SD hết (bệnh nhân chuyển viện, tử vong…) thì thuốc sẽ được viết phiếu và nhập trả lại kho lẻ, kiểm... out); + + FEFO (First expiry First out) 6 Thực hiện 5 chống + + 7 Kiểm kê, báo cáo theo qui định + + Nhận xét: Kho chính và 8 kho lẻ được bố trí tại tầng 1, sạch sẽ, thoáng mát; kho thuốc Đông y được bố trí gần khoa Y học Cổ truyền tiện cho việc cấp phát; kho BHYT trên tầng 2 gần khoa Khám bệnh, để thuận tiện cho bệnh nhân ngoại trú có bảo hiểm y tế Hệ thống kho của Khoa Dược có các trang thiết bị có khả... cấp phát thuốc Khoa Dược đã sắp xếp hệ thống kho thuốc tương đối hợp lý, có trang thiết bị để bảo quản, tồn trữ thuốc Tuy nhiên hệ thống kho rất chật chội, trang thiết bị còn thiếu Có hội đồng kiểm nhập thuốc khi thuốc nhập vào kho Quy trình cấp phát thuốc của bệnh viện hợp lý, theo đúng quy chế Khoa Dược đã tổ chức cấp phát thuốc đến một số khoa lâm sàng Thực hiện chế độ thẻ kho, báo cáo, kiểm kê,... là thuốc tiểu đường 8,25%; tiền SD cho thuốc vitamin, thuốc hạ sốt giảm đau thấp do chủ yếu là thuốc nội, giá rẻ hơn PHẦN 3 BÀN LUẬN * Danh mục thuốc Bênh viện đã xây dựng được DMT chữa bệnh chủ yếu tương đối phù hợp với đơn vị mình Danh mục thuốc của bệnh viện gồm 259 hoạt chất với 499 mặt hàng thuốc Cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện có đầy đủ các nhóm thuốc theo tác dụng dược lý phù hợp với MHBT, trình... khó khăn cho khoa Dược BVĐKTBG nói riêng (các BV trong toàn tỉnh nói chung) trong hoạt động mua thuốc phục vụ điều trị Giá trị tiền khoa Dược đã mua thuốc năm 2013 khá lớn, chiếm 45,5% tổng kinh phí bệnh viện Đã cơ bản đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của nhân dân và chi phí về y tế ngày càng cao (giá thuốc tăng, diễn biến bệnh tật cũng có nhiều thay đổi.) - Việc nhập thuốc tại Khoa Dược... cho người bệnh 30 - Giá trị tiền sử dụng thuốc: thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất (28%); tiếp đến là thuốc điều trị bệnh tim mạch (15,1%); thuốc điều trị bệnh ung thư và điều hoà miễn dịch 9%; thuốc hormon (chủ yếu là thuốc ĐT tiểu đường) 8,25%; tiền SD cho thuốc vitamin, thuốc hạ sốt giảm đau thấp do chủ yếu là thuốc nội, giá rẻ hơn - Bệnh viện đã cơ bản đảm bảo cung ứng đủ thuốc chữa bệnh theo... số thuốc đặc biệt Trưởng (phó) khoa ĐT Tổng hợp, in phiếu lĩnh Duyệt LĐ duyệt thuốc gây nghiện Dược sĩ được phân công Kho lẻ Ytá hành chính Cán bộ K Dược Cấp phát Dược sĩ 22 Y tá điều trị (thực hiện y lệnh) BỆNH NHÂN Hình 2.11 Quy trình cấp phát thuốc cho khoa lâm sàng của BVĐKBG Nhận xét: Với bệnh nhân nội trú thì chủ yếu y tá hành chính các khoa lĩnh thuốc (một số khoa cán bộ dược lĩnh) tại các kho... tư 63; TT 131 Một số thuốc không có - Thông tư 68 kết quả trúng thầu 3 281 494,5 4,47 Nhận xét: Bệnh viện mua thuốc chủ yếu theo kết quả đấu thầu - Sở Y tế Bắc Giang tổ chức đấu thầu thuốc, vật tư y tế chung cho các cơ sở y tế công lập trong toàn tỉnh; căn cứ kết quả trúng thầu, tùy nhu cầu điều trị, Bệnh viện lựa chọn thuốc, số lượng thuốc, ký kết hợp đồng và làm dự trù mua 16 gửi cho các công ty trúng... theo danh mục với chủng loại đáp ứng nhu cầu điều trị, phù hợp với mô hình bệnh tật, kinh phí, trang thiết bị của BV Đã cơ bản đảm bảo lượng thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị bằng việc thực hiện mua thuốc hàng tháng kết hợp với xây dựng cơ số tồn kho trong điều kiện cho phép của bệnh viện và với thực tế cơ sở, trang thiết bị tại khoa; đã lựa chọn được thuốc cùng loại để thay thế khi cần 28 - Việc mua . bệnh viện. I. Vài nét về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. I.1. Mô hình tổ chức. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang là bệnh viện đa khoa hạng II, nằm ở trung tâm Thành phố Bắc Giang - tỉnh Bắc. ứng thuốc. Bệnh viện ĐKTBG là một bệnh viện đa khoa hạng II trực thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của Sở Y tế Bắc Giang, với qui mô 550 giường bệnh, biên. lượng hoạt động cung ứng thuốc trong bệnh viện là hết sức cần thiết. Trong quá trình thực tập tại Bệnh viện ĐKTBG chúng tôi thấy vấn đề cung ứng thuốc tại bệnh viện là một vấn đề đáng được quan

Ngày đăng: 09/06/2015, 10:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bảng 1.4. Mô hình bệnh tật của BVĐKTBG năm 2013 ( thứ tự giảm dần)

  • Enarenal

  • Ba Lan

  • Hasitec 5

  • Việt Nam

  • Uống, viên 10mg

  • Renapril Tablet 10mg

  • Bulgaria

  • Enalapril 10mg

  • Việt Nam

  • 3. Insulin và nhóm hạ đường huyết

  • Uống, viên 30mg

  • Dorocron- MR

  • Việt Nam

  • Diamicron MR

  • Pháp

  • Azukon MR

  • Ấn Độ

  • Uống, viên 80mg

  • D- Amin

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan