a, Cấp phát cho bệnh nhân nội trú
PHẦN 3 BÀN LUẬN * Danh mục thuốc
* Danh mục thuốc
Bênh viện đã xây dựng được DMT chữa bệnh chủ yếu tương đối phù hợp với đơn vị mình. Danh mục thuốc của bệnh viện gồm 259 hoạt chất với 499 mặt hàng thuốc. Cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện có đầy đủ các nhóm thuốc theo tác dụng dược lý phù hợp với MHBT, trình độ chuyên môn kỹ thuật, trang thiết bị của BV.
Tuy nhiên với việc trong DMTBV, một hoạt chất có trung bình 1,93 thuốc, một số nhóm thuốc có khá nhiều chủng loại, thậm chí
một hoạt chất có tới 11 sản phẩm (dạng đơn chất, phối hợp, các hàm lượng ...); nhiều thuốc một tên hoạt chất có tới 3- 4 biệt dược cùng dạng bào chế, cùng hàm lượng (tập trung ở thuốc kháng sinh dạng tiêm, nhóm tiểu đường, nhóm tim mạch, thuốc tác dụng đối với máu, thuốc giải độc và thuốc dùng trong các trường hợp ngộ độc...); DM có các thuốc đã có văn bản về việc chưa kiểm chứng được hiệu quả và an toàn (ví dụ: dạng phối hợp chứa phối hợp Cephalosporin với chất ức chế beta-lamtamase - trừ cặp phối hợp Cefoperazone với Sulbactam) ... cho thấy quy trình xây dựng DMT chưa chặt chẽ. Tiêu chí hướng dẫn thực hành điều trị các bệnh thường gặp; hiệu quả - chi phí; số liệu thống kê về sử dụng thuốc tại bệnh viện trong thời gian gần nhất chưa được quan tâm đúng mức để làm cơ sở cho việc xây dựng DMT; sự đóng góp ý kiến của các khoa lâm sàng, đề xuất của bác sĩ điều trị còn chủ yếu theo kiến thức và kinh nghiệm của mình. Vì thế, tất cả các khâu quản lý thuốc trong đó có mua thuốc, bảo quản, phân phối và SD thuốc sẽ khó đạt được hiệu quả, khó có thể tiết kiệm được chi phí và SD hợp lý hơn nguồn tài chính .
Do đó việc lựa chọn thuốc đưa vào DM cần được HĐT&ĐT quan tâm nhiều hơn nữa. Cần xem xét giảm số đầu thuốc để thuận lợi cho công tác quản lý (sổ kho, thống kê theo dõi, thay thuốc bệnh án, thanh toán tính tiền...) theo đó, người bệnh không phải ĐT bằng nhiều loại thuốc song vẫn đảm bảo được hiệu quả - chi phí trong quá trình điều trị. Thầy thuốc kê đơn không phải thay thuốc nhiều, sẽ tập trung được nhiều kinh nghiệm hơn và việc phát hiện ra tương tác thuốc và các phản ứng có hại sẽ dễ dàng hơn.
* Hoạt động mua, tồn trữ, cấp phát thuốc
Khoa dược đã tiến hành cung ứng thuốc tương đối đầy đủ theo danh mục với chủng loại đáp ứng nhu cầu điều trị, phù hợp với mô hình bệnh tật, kinh phí, trang thiết bị của BV.
Đã cơ bản đảm bảo lượng thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị bằng việc thực hiện mua thuốc hàng tháng kết hợp với xây dựng cơ số tồn kho trong điều kiện cho phép của bệnh viện và với thực tế cơ sở, trang thiết bị tại khoa; đã lựa chọn được thuốc cùng loại để thay thế khi cần.
- Việc mua thuốc của BV được tiến hành chủ yếu theo phương thức đấu thầu.
Với phương thức này quá trình cung ứng có nhiều thuận lợi: các mặt hàng và giá cả ổn định theo kết quả thầu. Thời gian cung ứng thuốc nhanh, dễ theo dõi, dễ kiểm soát đặc biệt là kiểm soát chất lượng. Tuy nhiên, trong năm có thời gian kết quả trúng thầu hết hiệu lực trong khi kết quả thầu mới chưa có, cũng là một khó khăn cho khoa Dược BVĐKTBG nói riêng (các BV trong toàn tỉnh nói chung) trong hoạt động mua thuốc phục vụ điều trị.
Giá trị tiền khoa Dược đã mua thuốc năm 2013 khá lớn, chiếm 45,5% tổng kinh phí bệnh viện. Đã cơ bản đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của nhân dân và chi phí về y tế ngày càng cao (giá thuốc tăng, diễn biến bệnh tật cũng có nhiều thay đổi.)