Việc nhập thuốc tại Khoa Dược BVĐKTBG tuân thủ theo một

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập bệnh viện đa khoa Bắc Giang (Trang 28)

quy trình cụ thể đảm bảo chất lượng thuốc. Tuy nhiên các nhà cung cấp không giao thuốc tập trung trong thời gian quy định mà thường kéo dài trong nhiều ngày. Đây cũng là một khó khăn đến nay vẫn chưa được khắc phục.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, thuốc dự trữ trong kho phải đảm bảo được cho nhu cầu sử dụng của BV từ 2 - 3 tháng mới đảm bảo lượng tồn kho hợp lý. Thuốc dự trữ trong kho BVĐKTBG chỉ đảm bảo được cho nhu cầu sử dụng của BV 1,34 tháng; như vậy, so với mức độ tồn kho hợp lý của Bộ Y tế hướng dẫn thì lượng thuốc tồn kho của BVĐKTBG chưa đảm bảo hợp lý.

Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường thuốc rất phong phú và đa dạng, nhiều công ty cung ứng và BV mua thuốc chủ yếu theo kết quả đấu thầu, đó là thuận lợi rất lớn để có thể đáp ứng nhanh khi BV cần.

Hệ thống kho còn quá chật chội, chưa có đủ máy điều hoà cho các kho; chưa có máy chống ẩm,... Khoa đã được trang bị một số máy vi tính và phần mềm quản lý dược, đây là thuận lợi rất lớn trong công tác quản lý cung ứng, giảm bớt nhân lực; tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn một số khó khăn do lỗi phần mềm. Cần có thêm diện tích kho, trang thiết bị (máy điều hoà, chống ẩm), ...để bảo quản thuốc, nhất là để đáp ứng nguyên tắc “ Thực hành tốt bảo quản thuốc”.

Bệnh viện đã xây dựng quy trình giao phát thuốc tới các khoa

phòng giúp cho việc quản lý cấp phát thuốc và sử dụng thuốc nhanh, hiệu quả và an toàn.

Việc sắp xếp mỗi kho gồm hai thủ kho và một thống kê, như vậy có thể tạo điều kiện thuận lợi để thay nhau nghỉ khi có công việc riêng và cùng tham gia trực.

* Sử dụng thuốc

Năm 2013, Bệnh viện đã SD thuốc tân dược với giá trị hơn 68,5 tỷ đồng, trong đó:

Số lượng SD thuốc nội chiếm 41% tổng số thuốc, tuy nhiên giá trị tiền chỉ chiếm 22%, khá thấp so với thuốc ngoại (59% thuốc/78% giá trị tiền SD). Thuốc nội chủ yếu là các thuốc vitamin, dung dịch điều chỉnh nước và điện giải, kháng sinh thông thường, thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm. Các thuốc chuyên khoa sâu như thuốc tim mạch, ung thư, nội tiết chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài, các nhóm thuốc này lại có giá thành lớn.

Tỷ lệ SD thuốc nội về số lượng thuốc 41%. Đây là tỷ lệ chưa cao so với tỷ lệ chung của các bệnh viện đa khoa trong toàn quốc là 46,7% và rất thấp so với chỉ tiêu của Bộ Y tế là khoảng 70%. Tuy nhiên tỷ lệ này cũng cho thấy BV đã chú trọng việc tăng cường SD thuốc nội. Giá trị tiền SD thuốc nội chỉ chiếm 22% (BV ĐK Xanh pôn 23,4%), vì vậy, BV cũng cần xem xét có sự điều chỉnh tăng cường lựa chọn, SD thuốc nội có chất lượng, giá rẻ hơn thuốc ngoại (ở các nhóm thuốc giá cao), để đảm bảo tính kinh tế trong SD kinh phí mua thuốc phục vụ KCB.

- Bệnh viện SD số lượng thuốc tên gốc gần 23% (chủ yếu là dịch truyền và một số thuốc điều trị ung thư), thuốc mang tên thương mại 77%; giá trị SD thuốc tên gốc chỉ chiếm 9%, thuốc mang tên thương mại lên tới 91%. Đây cũng là tình trạng chung của ngành y tế trong những năm gần đây, tuy nhiên với giá trị SD thuốc mang tên thương mại cao gấp hơn mười lần thuốc tên gốc thì HĐT&ĐT cũng cần có nghiên cứu, đánh giá cụ thể việc cung ứng, SD thuốc tại BV để nếu cần thiết sẽ có sự điều chỉnh. Thuốc tên gốc thường có giá rẻ hơn thuốc mang tên thương mại rất nhiều nên việc tăng cường SD thuốc mang tên gốc trong BV cũng góp phần giảm chi phí cho người bệnh.

- Giá trị tiền sử dụng thuốc: thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất (28%); tiếp đến là thuốc điều trị bệnh tim mạch (15,1%); thuốc điều trị bệnh ung thư và điều hoà miễn dịch 9%; thuốc hormon (chủ yếu là thuốc ĐT tiểu đường) 8,25%; tiền SD cho thuốc vitamin, thuốc hạ sốt giảm đau thấp do chủ yếu là thuốc nội, giá rẻ hơn.

- Bệnh viện đã cơ bản đảm bảo cung ứng đủ thuốc chữa bệnh theo Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở KCB, tuy nhiên vẫn có lúc, có nơi khoa Dược cung ứng chưa kịp thời; điều này khó tránh khỏi, vì trong quá trình cung ứng không thể đáp ứng được đầy đủ, liên tục mọi yêu cầu điều trị.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN

Khoa Dược cơ bản đã cung ứng thuốc có chất lượng, đầy đủ, kịp thời phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh tại bệnh viện. Tuy nhiên, khó có thể tránh khỏi còn có lúc chưa chủ động cung ứng thuốc kịp thời cho điều trị.

* Về lựa chọn thuốc

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang đã lựa chọn được một DMT tương đối phù hợp với MHBT của BV: gồm 259 hoạt chất với 499 thuốc. Song với việc một hoạt chất có tới 11 sản phẩm (dạng đơn chất, phối hợp, các hàm lượng ...); nhiều thuốc một tên hoạt chất có tới 3- 4 biệt dược cùng dạng bào chế, cùng hàm lượng, thì HĐT&ĐT cũng cần xem xét giảm số đầu thuốc để thuận lợi cho công tác quản lý cung ứng thuốc.

Quy trình xây dựng DMT BV đã cơ bản tuân thủ các bước theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới. Tuy nhiên, BV chưa cụ thể hoá các tiêu chí lựa chọn thuốc và các tiêu chí để đánh giá các thuốc bổ sung để DMT BV hiệu quả, kinh tế hơn.

* Về mua thuốc

BV mua thuốc chủ yếu theo kết quả đấu thầu của Sở Y tế, thời hạn một năm.

Mua thuốc thông qua đấu thầu đảm bảo cung ứng nhanh, các mặt hàng và giá ổn định. dễ theo dõi, dễ kiểm soát. Tuy nhiên thủ tục, quy trình đấu thầu thường kéo dài, đây là khó khăn cho việc cung ứng thuốc trong thời gian hết hiệu lực kết quả thầu cũ, chờ kết quả thầu sau.

* Về quản lý tồn trữ, cấp phát thuốc

Khoa Dược đã sắp xếp hệ thống kho thuốc tương đối hợp lý, có trang thiết bị để bảo quản, tồn trữ thuốc. Tuy nhiên hệ thống kho rất chật chội, trang thiết bị còn thiếu.

Có hội đồng kiểm nhập thuốc khi thuốc nhập vào kho.

Quy trình cấp phát thuốc của bệnh viện hợp lý, theo đúng quy chế. Khoa Dược đã tổ chức cấp phát thuốc đến một số khoa lâm sàng. Thực hiện chế độ thẻ kho, báo cáo, kiểm kê, theo dõi chất lượng thuốc theo đúng quy định.

* Về sử dụng thuốc

- Kinh phí mua thuốc 45,5% tổng kinh phí bệnh viện chi năm 2013, đã đáp ứng cơ bản cho nhu cầu khám chữa bệnh của BV.

- Giá trị tiền SD thuốc ngoại cao gấp hơn 3 lấn thuốc nội (22%); giá trị sử dụng thuốc mang tên thương mại cao gấp hơn 10 lần thuốc tên gốc. Như vậy sẽ không giảm được chi phí cho người bệnh.

- Chỉ với 78 thuốc ngoại tập trung ở thuốc hạng A, với giá trị tiền hơn 45,7 tỷ đồng đã chiếm tới 66,77% tổng giá trị tiền sử dụng thuốc của bệnh viện năm 2013. Vì vậy có thể khó tránh khỏi việc lạm dụng thuốc.

2. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

Để giúp cho hoạt động cung ứng thuốc phục vụ công tác KCB tại BV ĐKTBG được tốt hơn chúng tôi xin có một số kiến nghị với bệnh viện:

- Xây dựng quy trình cụ thể trong vấn đề lựa chọn thuốc, cụ thể hoá các tiêu chí lựa chọn thuốc, giảm bớt một số đầu thuốc trong DMT BV.

- Ưu tiên mua thuốc tên gốc, thuốc sản xuất trong nước với giá cả hợp lý, đảm bảo chất lượng.

- Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát công tác cung ứng, SD thuốc.

- Tăng cường dược sĩ đại học làm việc tại BV. Biên chế một dược sĩ làm việc 50% tại phòng Kế hoạch Tổng hợp để phối hợp kiểm tra, giám sát SD thuốc và công tác Thông tin thuốc - Dược lâm sàng.

* * *

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập bệnh viện đa khoa Bắc Giang (Trang 28)

w