1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM2011

83 2K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NGUYỄN TRỌNG HIẾU NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2011 LUẬN VĂN TỐ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

NGUYỄN TRỌNG HIẾU

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN

VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2011

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA

CẦN THƠ, 2012

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

NGUYỄN TRỌNG HIẾU

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN

VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2011

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA

Người hướng dẫn khoa học ThS.BS NGUYỄN TẤN ĐẠT

CẦN THƠ, 2012

Trang 3

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Sinh viên thực hiện đề tài

Nguyễn Trọng Hiếu

Trang 4

Từ viết tắt Diễn giải

CES-D Center of Epidemiologic Studies Depression:

Thang đo trầm cảm của trung tâm nghiên cứu dịch tễ

HIV/AIDS Human immunodeficiency virus/

Acquired Immune Deficiency Syndrome Virus gây suy giảm miễn dịch người/

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

OR Odds ratio: Tỷ số chênh

Trang 5

Danh mục từ viết tắt

Mục lục

Danh mục bảng

Danh mục biểu đồ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 ĐỊNH NGHĨA VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN 3

1.1.1 Trầm cảm 3

1.1.2 Lo lắng 6

1.2 ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG RỐI LOẠN SỨC KHỎE TÂM THẦN 8

1.3 CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BẢO VỆ CỦA SỨC KHỎE TÂM THẦN 9

1.4 BỐI CẢNH VỀ CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở VIỆT NAM 13 1.5 SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 14 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 17

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 17

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: 17

2.2.2 Cỡ mẫu: 17

2.2.3 Cách chọn mẫu: 17

2.2.4 Các biến số nghiên cứu: 18

2.2.5 Không gian và thời gian nghiên cứu: 23

2.2.6 Quản lý và phân tích số liệu: 23

2.2.7 Đạo đức trong nghiên cứu: 24

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25

3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ 25

3.1.1 Đặc điểm nhân chủng học của học sinh 25

Trang 6

PHỔ THÔNG 31

3.2.1 Đặc điểm sức khỏe tâm thần của học sinh 31

3.2.2 Đặc điểm sức khỏe tâm thần của học sinh theo giới 31

3.2.3 Đặc điểm sức khỏe tâm thần của học sinh theo trường 32

3.2.3 Đặc điểm sức khỏe tâm thần của học sinh theo khối lớp 32

3.3 LIÊN QUAN GIỮA SỨC KHỎE TÂM THẦN VỚI ĐẶC ĐIỂM NHÂN CHỦNG HỌC, MÔI TRƯỜNG GIA ĐÌNH VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG HỌC CỦA HỌC SINH 32

3.3.1 Liên quan giữa trầm cảm với đặc điểm nhân chủng học, môi trường gia đình và môi trường trường học của học sinh 32

3.3.2 Liên quan giữa lo lắng với đặc điểm nhân chủng học, môi trường gia đình và trường học của học sinh 37

Chương 4 BÀN LUẬN 41

4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ 41

4.1.1 Đặc điểm nhân chủng học của học sinh 41

4.1.2 Đặc điểm môi trường gia đình của học sinh 42

4.1.3 Đặc điểm môi trường trường học của học sinh 44

4.2 THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ 44

4.2.1 Đặc điểm chung về sức khỏe tâm thần của học sinh 44

4.2.2 Đặc điểm sức khỏe tâm thần của học sinh theo giới 45

4.2.3 Đặc điểm sức khỏe tâm thần của học sinh theo trường 46

4.2.4 Đặc điểm sức khỏe tâm thần của học sinh theo khối lớp 47

Trang 7

4.3.1 Liên quan giữa trầm cảm với các đặc điểm nhân chủng học, môi trường

gia đình và môi trường trường học của học sinh 48

4.3.2 Liên quan giữa lo lắng với các đặc điểm nhân chủng học, môi trường gia đình và môi trường trường học của học sinh 51

4.4 ƯU ĐIỂM VÀ KHUYẾT ĐIỂM CỦA NGHIÊN CỨU 53

4.4.1 Ưu điểm của nghiên cứu 53

4.4.1 Khuyết điểm của nghiên cứu 53

KẾT LUẬN 55

KIẾN NGHỊ 57 Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 8

Bảng 1.1 Các yếu tố nguy cơ và bảo vệ của SKTT và sự khỏe mạnh 10

Bảng 3.1 Đặc điểm giới tính và nhóm tuổi của học sinh 25

Bảng 3.2 Đặc điểm nới sinh sống của học sinh 25

Bảng 3.3 Đặc điểm về sự phân bố theo trường học và khối lớp của học sinh 26

Bảng 3.4 Đặc điểm dân tộc và tôn giáo của học sinh 26

Bảng 3.5 Đặc điểm về trình độ học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ học sinh 27

Bảng 3.6 Đặc điểm về việc lớn lên và chung sống của học sinh với gia đình 28

Bảng 3.7 Đặc điểm kinh tế gia đình và tình trạng hôn nhân của cha mẹ học sinh 28

Bảng 3.8 Đặc điểm về môi trường sống gia đình của học sinh 29

Bảng 3.9 Đặc điểm về kết quả học tập trong học kì trước của học sinh 29

Bảng 3.10 Đặc điểm về mâu thuẫn của học sinh với thầy cô và nhân viên khác trong trường trong 12 tháng qua 30

Bảng 3.11 Đặc điểm về áp lực học tập của học sinh 30

Bảng 3.12 Đặc điểm chung về sức khỏe tâm thần của học sinh 31

Bảng 3.13 Đặc điểm sức khỏe tâm thần của học sinh theo giới 31

Bảng 3.14 Đặc điểm sức khỏe tâm thần của học sinh theo trường 32

Bảng 3.15 Đặc điểm sức khỏe tâm thần của học sinh theo khối lớp 32

Bảng 3.16 Liên quan giữa trầm cảm với giới tính của học sinh 33

Bảng 3.17 Liên quan giữa trầm cảm với việc lớn lên của học sinh 33

Bảng 3.18 Liên quan giữa trầm cảm với trình độ học vấn của cha 33

Bảng 3.19 Liên quan giữa trầm cảm và môi trường sống trong gia đình 34

Bảng 3.20 Liên quan giữa trầm cảm và tình trạng kinh tế gia đình 35

Bảng 3.21 Liên quan giữa trầm cảm với kết quả học tập trong học kì trước 35

Bảng 3.22 Liên quan giữa trầm cảm và áp lực học tập của học sinh 36

Bảng 3.23 Liên quan giữa trầm cảm và mâu thuẫn với thầy cô của học sinh 36

Bảng 3.24 Liên quan giữa lo lắng và giới tính của học sinh 37

Bảng 3.25 Liên quan giữa lo lắng với việc chung sống của học sinh 37

Trang 9

Bảng 3.29 Liên quan giữa lo lắng và áp lực học tập của học sinh 39 Bảng 3.30 Liên quan giữa lo lắng và mâu thuẫn với thầy cô của học sinh 40

Trang 10

Hình 2.1 Sơ đồ biến số trong nghiên cứu 18

Biểu đồ 3.1 Thực trạng về trầm cảm và lo lắng của học sinh 31

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sức khỏe tâm thần là một yếu tố quyết định quan trọng của chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể [7] Sức khỏe tâm thần mô tả một cảm giác sức khỏe chủ quan, khả năng sống trong một cách tích cực và hạnh phúc, có khả năng hồi phục để đối phó với những thách thức cuộc sống hiện tại, kiểm soát được tình cảm, và có thể chịu trách nhiệm [34] Những người mắc rối loạn sức khỏe tâm thần có nguy cơ bệnh tật cao và tử vong sớm [40] Nhìn chung, họ có sức khỏe kém cũng như có nguy cơ cao thực hiện vào những hành vi gây hại cho sức khỏe như uống rượu, hút thuốc lá và ít vận động [28] Các vấn đề sức khỏe tâm thần cũng có thể làm cho việc thực hiện những công việc bình thường hằng ngày trở nên khó khăn [37]

Tuổi trưởng thành là một giai đoạn phát triển đặc biệt, ở giai đoạn này trẻ em bắt đầu được xem như là người lớn trong sự cân bằng giữa trách nhiệm cá nhân và

xã hội; điều này thường đi kèm với phát triển các mối quan hệ thân mật với người khác, bắt tay vào sự nghiệp hoặc lựa chọn những con đường nghề nghiệp khác nhau Bằng chứng cho thấy rằng trong suốt giai đoạn phát triển này các vấn đề về sức khỏe tâm thần rất phổ biến và đỉnh cao là các rối loạn tâm thần [28] Tỷ lệ trầm cảm và lo lắng trong giai đoạn này cao hơn so với bất kỳ giai đoạn nào khác của cuộc sống, đặc biệt là các phụ nữ trẻ, những người thường có nguy cơ tham gia vào những hành vi tự làm tổn hại bản thân, cố ý tự tử, hoặc xuất hiện các rối loạn ăn uống [11]

Số hiện mắc và những vấn đề sức khỏe tâm thần đặc biệt là ở nhóm vị thành niên và thanh niên trong cộng đồng ngày một tăng Ước tính có khoảng 10% học sinh báo cáo rằng có ý định tự tử trong vòng 12 tháng trước [25] Bên cạnh đó, khoảng 20% thanh thiếu niên và trẻ em Việt Nam có sức khỏe tâm thần kém [14], [32] mà chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long chưa được quan tâm và chỉ tập trung điều trị các bệnh lý rối loạn tâm thần ở các bệnh viện, các trung tâm tâm thần và chủ yếu trên người lớn Trên thế

Trang 12

giới có rất nhiều nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của thanh niên, đặc biệt là các quốc gia nói tiếng Anh Tuy nhiên vấn đề này vẫn còn khá mới mẻ với khu vực Đông Nam Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng Và do đó, so với các lĩnh vực khác, sức khỏe tâm thần chưa được sự quan tâm đúng mức Trong báo cáo của WHO năm 2006 về chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam, tác giả Trudy Harpham và Trần Tuấn nhận định rằng “Ở Việt Nam những bằng chứng về gánh nặng bênh tật do các vấn đề sức khỏe tâm thần gây ra khá phức tạp và những nghiên cứu trên lĩnh vực này chưa được phát triển” [14] Xuất phát từ nhu cầu muốn tìm hiểu về các vấn đề sức khỏe tâm thần và các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên như thế nào, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên đối tượng học sinh trung học phổ thông để tìm hiểu các vấn đề sức khỏe tâm thần và các yếu tố có liên quan ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ

Mục tiêu của đề tài:

- Mục tiêu tổng quát: nghiên cứu thực trạng sức khỏe tâm thần và các yếu

tố liên quan của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm

2011

- Mục tiêu chuyên biệt:

1 Xác định tỷ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Cần Thơ

2 Xác định một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 ĐỊNH NGHĨA VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN

SKTT được định nghĩa là một trạng thái của sự khỏe mạnh và hạnh phúc, nhận thức được khả năng của chính mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường của cuộc sống, làm việc hiệu quả và thành công, đóng góp cho cộng đồng của họ [38]

SKTT và các rối loạn hành vi bao gồm một loạt các rối loạn tâm lý với các triệu chứng khác nhau nhưng nói chung chúng được đặc trưng bởi sự kết hợp hành

vi bất thường của nhận thức, tình cảm và trạng thái tâm lý tiêu cực như trầm cảm, lo lắng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người không chỉ về mặt sinh học mà còn tác động lên tâm lý xã hội [38]

Cải thiện SKTT là một mục tiêu quan trọng, nó mang lại lợi ích đáng kể về sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người và cộng đồng Những lợi ích này không những là kết quả của không bệnh tật mà còn là sự hiện diện của SKTT tích cực

1.1.1 Trầm cảm

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp, đặc trưng bởi sự buồn bã, mất sự hứng thú trong hoạt động và giảm năng lượng [5], [19] Trầm cảm được xem như là “một rối loạn tâm thần phổ biến biểu hiện bằng khí sắc trầm buồn, mất mọi quan tâm và thích thú, mặc cảm tự ti và ý tưởng bị tội, mất ngủ, ăn mất ngon, thiếu quyết đoán và giảm tập trung” [38]

Trầm cảm được phân chia thành nhiều loại như sau:

- Rối loạn trầm cảm: theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia của Hoa Kỳ,

rối loạn trầm cảm chủ yếu được đặc trưng bởi sự kết hợp các triệu chứng gây cản trở khả năng của một người bình thường để làm việc, ngủ, học tập, ăn, và tận hưởng các hoạt động vui chơi giải trí [6]

Trang 14

- Trầm cảm mãn tính được đặc trưng bởi một tâm trạng chán nản dài hạn

(hai năm hoặc nhiều hơn) Trầm cảm mãn tính là ít nghiêm trọng hơn so với trầm cảm nặng và thường không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động bình thường của con người Nếu mắc trầm cảm mãn tính, bạn đã từng trải qua một hoặc nhiều giai đoạn trầm cảm nặng trong suốt cuộc đời [6]

- Trầm cảm không điển hình: các triệu chứng chính của bệnh trầm cảm

không điển hình bao gồm: ăn quá nhiều, ngủ nhiều, mệt mỏi, dễ dàng từ bỏ mọi thứ

và tâm trạng xấu đi hay cải thiện ngay lập tức trong một số vấn đề [6]

- Trầm cảm lưỡng cực: rối loạn lưỡng cực - đôi khi được gọi là bệnh hưng

trầm cảm là một rối loạn tâm trạng phức tạp thay đổi theo các giai đoạn của trầm cảm lâm sàng và thời gian hưng cảm [6]

- Trầm cảm theo mùa: thường được gọi là rối loạn tình cảm theo mùa, là

một loại trầm cảm xảy ra mỗi năm tại cùng một thời điểm Nó thường bắt đầu vào mùa thu hoặc mùa đông, và kết thúc vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè Một dạng hiếm của loại trầm cảm này được gọi là "trầm cảm mùa hè", bắt đầu vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè và kết thúc vào mùa thu [6]

- Trầm cảm tâm thần: các triệu chứng của trầm cảm sẽ đi kèm với các triệu

chứng của rối loạn tâm thần như ảo giác và ảo tưởng [6]

- Trầm cảm sau sinh: theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia của Hoa Kỳ,

trầm cảm sau sinh được chẩn đoán khi một người mẹ trải qua một giai đoạn trầm cảm trong vòng một tháng sau khi sinh [6]

Các triệu chứng của rối loạn trầm cảm: khí sắc trầm buồn, mất mọi quan

tâm và hứng thú, ăn mất ngon, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm thần vận động, mất sinh lực, mặc cảm tự ti và ý tưởng bị tội, thiếu quyết đoán và giảm tập trung, ý tưởng tự sát, lo lắng, ảo giác, ảo tưởng, các triệu chứng thực thể như buồn nôn, táo bón, thở sâu, đau ngực, chuột rút,… [5], [6]

Nguyên nhân của trầm cảm: trầm cảm là một căn bệnh vô cùng phức tạp,

có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến trầm cảm như mắc bệnh lý thực thể hoặc

Trang 15

thay đổi cuộc sống như sự di cư hoặc mất mát người thân yêu, trong gia đình có người bệnh trầm cảm và có thể không tìm được nguyên nhân

- Lạm dụng về thể chất, tình dục và tình cảm

- Một số thuốc ví dụ thuốc điều trị tăng huyết áp

- Mâu thuẫn hoặc tranh chấp với các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè

- Cái chết hoặc sự mất mát

- Di truyền học: gia đình có người bị trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ

- Các sự kiện chính trong cuộc đời ngay cả những sự kiện như bắt đầu một công việc mới, tốt nghiệp hoặc kết hôn có thể dẫn đến trầm cảm

- Vấn đề cá nhân khác như sự cô lập và cách ly xã hội hoặc bị đuổi khỏi gia đình có thể dẫn đến trầm cảm

và thuốc men tốt đều rất cần thiết để phục hồi sức khỏe tốt ở những bệnh nhân trầm cảm [19]

Theo WHO, trầm cảm đang trở nên phổ biến và là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tật trên toàn thế giới, ước tính khoảng 121 triệu người Đến năm 2020, trầm cảm sẽ là nguyên nhân gây bệnh đứng hàng thứ hai cho mọi lứa tuổi, mọi giới [40] Một nghiên cứu tổng hợp trên trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên cho thấy khoảng 1% đến 2% trẻ trước tuổi dậy thì và 3% đến 8% thanh

Trang 16

thiếu niên từng bị trầm cảm ở bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống [12] Trong những nghiên cứu khác, tỉ lệ trầm cảm thay đổi từ 22% đến 60% trong thanh thiếu niên nói chung phụ thuộc vào các thang đo Ước tính có khoảng 5- 10% dân số ở bất cứ thời điểm nào mắc chứng trầm cảm mà họ có thể nhận biết được và cần điều trị tâm thần hay can thiệp tâm lí xã hội Trầm cảm tạo ra một gánh nặng bệnh tật rất lớn và điều này dự kiến cho thấy một xu hướng gia tăng trong 20 năm nữa [19]

Kết quả tìm thấy từ nghiên cứu Yaacob S N và cộng sự (trường đại học Putra Malaysia) ở vị thành niên Malaysia lứa tuổi từ 13 đến 17 cho thấy có 24,2%

HS THPT và THCS tuổi từ 13 đến 17 được xếp loại trầm cảm (có điểm số trên 20 dựa trên Children Depression Inventory thông qua bộ câu hỏi tự điền) Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng sự cô độc, căng thẳng tâm lý và lòng tự trọng có mối liên quan đến trầm cảm và sự căng thẳng là yếu tố dự đoán quan trọng nhất đối với trầm cảm ở vị thành niên [41] Một nghiên cứu cắt ngang (đề tài nghiên cứu sinh của Choo Wan Yuen) cũng được tiến hành ở 20 trường THPT (bao gồm 2 khu vực thành thị và nông thông) ở Malaysia cho thấy rằng ngược đãi tình cảm có mối liên quan có ý nghĩa thống kê đối với trầm cảm, lo lắng, lòng tự trọng và tự tử ở HS THPT [8]

1.1.2 Lo lắng

Lo lắng được mô tả như “một trong những cảm giác mà chúng ta trải qua khi chúng ta chịu áp lực từ các vấn đề thể chất, xã hội, kinh tế và tâm lý” [36], [41] Lo lắng là một cảm xúc bình thường của con người mà tất cả mọi người đã từng trải qua trong cuộc sống như khi phải đối mặt với các vấn đề khó khăn trong công việc, trước khi tham gia một kì thi hoặc khi đưa ra một quyết định quan trọng Tuy nhiên rối loạn lo lắng thì khác biệt, chúng gây ra những căng thẳng về mặt tâm lý ảnh hưởng và cản trở khả năng điều khiển cuộc sống bình thường của con người [6]

Rối loạn lo lắng là một bệnh lý tâm thần nghiêm trọng Đối với những người

bị rối loạn lo lắng, sự lo âu và sợ hãi luôn xuất hiện, lấn át cuộc sống và làm tê liệt

họ Có rất nhiều loại rối loạn lo lắng bao gồm:

Trang 17

- Rối loạn hoảng sợ: những người có tình trạng có cảm giác khiếp sợ xuất

hiện đột ngột và lặp lại mà không có bất cứ một cảnh báo nào [6]

- Rối loạn ám ảnh bắt buộc: những người này bị ảnh hưởng bởi những suy

nghĩ hoặc nỗi sợ hãi liên tục khiến họ làm những hành động hoặc có những thói quen không bình thường, đây là những ám ảnh có tính bắt buộc Ví dụ một người sợ

vi khuẩn một cách vô lý thì rửa tay của họ liên tục [6]

- Rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý: đây là một rối loạn có thể xuất

hiện sau một sang chấn tâm lý hoặc một sự kiện đáng sợ, chẳng hạn như sau khi bị cưỡng hiếp, xâm hại thể chất, cái chết bất ngờ của một người thân yêu hoặc một thảm họa tự nhiên [6]

- Rối loạn lo âu xã hội: còn được gọi là ám ảnh xã hội, liên quan đến việc lo

lắng quá nhiều và tự suy nghĩ về những tình huống xã hội hàng ngày Những lo lắng thường tập trung vào nỗi sợ hãi bị người khác đánh giá hoặc cư xử một cách nào đó

có thể gây bối rối hoặc bị mọi người chế giễu [6]

- Ám ảnh đặc biệt: một nỗi ám ảnh một đối tượng hoặc tình hình cụ thể,

chẳng hạn như rắn, độ cao hoặc đi máy bay [6]

- Rối loạn lo lắng không chuyên biệt: rối loạn này liên quan đến việc lo

lắng, căng thẳng quá mức ngay cả khi có rất ít hoặc không có yếu tố kích phát lo lắng [6]

Các triệu chứng của rối loạn lo lắng: tùy thuộc vào loại rối loạn lo lắng,

nhưng triệu chứng chung bao gồm: cảm giác hoảng loạn, sợ hãi và lo lắng; những suy nghĩ ám ảnh không thể kiểm soát được; sự hồi tưởng về sang chấn tâm lý lặp đi lặp lại; ác mộng; hành vi bất thường, chẳng hạn như rửa tay lặp đi lặp lại; rối loạn giấc ngủ; bàn tay, bàn chân lạnh, vã mồ hôi; khó thở, đánh trống ngực; không có khả năng giữ bình tĩnh; khô miệng, tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân, buồn nôn, căng cơ, chóng mặt [6]

Nguyên nhân của sự lo lắng: nguyên nhân phổ biến của sự lo lắng chính là

các bệnh lý tâm thần Tuy nhiên, các yếu tố bên ngoài có thể gây ra sự lo lắng như:

- Áp lực công việc, học tập, tài chính,…

Trang 18

- Áp lực trong mối quan hệ cá nhân như hôn nhân

- Sang chấn tình cảm

- Áp lực từ bệnh lý của cơ thể

- Tác dụng phụ của thuốc

- Sử dụng một loại thuốc bất hợp pháp, chẳng hạn như cocaine…

- Triệu chứng của một căn bệnh (như đau tim, hạ đường huyết, đột quỵ,…)

- Thiếu oxy trong những trường hợp như say độ cao, khí phế thủng, hoặc thuyên tắc phổi (một cục máu đông trong mạch phổi) [6]

Lo lắng là một phản ứng bình thường của sự căng thẳng Nó có thể giúp một người phản ứng nhanh chóng trong một tình huống nguy hiểm, để đối phó với một hoàn cảnh khó khăn trong công việc hoặc ở trường bằng cách thúc đẩy người đó đối phó với nó Khi lo lắng trở nên quá nhiều, nó được xếp vào phân loại của một rối loạn lo lắng [24] Lo lắng khi gặp hay tiếp xúc với những người lạ là một giai đoạn phát triển chung của những người trẻ tuổi Đối với những người khác, nó có thể kéo dài đến khi trưởng thành và trở thành lo lắng xã hội hay ám ảnh xã hội Ở tuổi trưởng thành, một nỗi sợ hãi người khác quá mức không phải là một giai đoạn phát triển bình thường mà được gọi là lo lắng xã hội

Điều quan trọng cần nhấn mạnh rằng sự lo lắng không chỉ bao gồm triệu chứng thể chất mà còn bao gồm nhiều triệu chứng liên quan đến cảm xúc, chúng bao gồm: "cảm giác lo lắng hoặc sợ hãi, khó tập trung, cảm giác căng thẳng hoặc bồn chồn, dự đoán những điều tồi tệ nhất, cáu gắt, không được nghỉ ngơi, xem xét (và chờ đợi) cho các dấu hiệu (hoặc các sự cố) hoặc sự nguy hiểm, và cảm giác giống như tâm trí của bạn trống rỗng" [29] Ngoài ra, "cơn ác mộng, ám ảnh về cảm giác, một cảm giác bị mắc kẹt trong tâm trí của bạn và cảm giác giống như mọi thứ đều đáng sợ"

1.2 ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG RỐI LOẠN SỨC KHỎE TÂM THẦN

Những rối loạn hành vi, thần kinh, tâm thần xảy ra trên toàn cầu và gây ra hậu quả to lớn Những người này thường bị xã hội cô lập, chất lượng cuộc sống trở nên nghèo nàn và thường chết sớm [39] Hàng trăm, hàng triệu người trên toàn thế

Trang 19

giới bị ảnh hưởng bởi những rối loạn tinh thần, hành vi, thần kinh và sử dụng chất gây nghiện Ví như các ước tính của WHO năm 2002 cho thấy rằng 154 triệu người trên toàn cầu bị trầm cảm và 25 triệu người tâm thần phân liệt, 91 triệu người bị ảnh hưởng bởi rối loạn sử dụng rượu, và 15 triệu người bị rối loạn do sử dụng ma túy [39] Ngoài ra, báo cáo về gánh nặng bệnh tật toàn cầu ghi nhận rằng 850000 người chết do tự tử mỗi năm, 86% trong số đó ở các nước đang phát triển và có thu nhập thấp và hơn nửa trong số đó có độ tuổi từ 15 đến 44 [40]

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng SKTT vẫn còn một sự ưu tiên thấp ở các nước đang phát triển và thu nhập thấp Các nước này có xu hướng ưu tiên kiểm soát

và loại trừ các bệnh truyền nhiễm và sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ hơn so với SKTT [26] Trung bình, cứ một trong bốn bệnh nhân đến một dịch vụ y tế tại bất kỳ thời gian nào có ít nhất một bệnh nhân có rối loạn tâm thần, thần kinh hoặc hành vi nhưng hầu hết các rối loạn này không được chẩn đoán cũng như điều trị [28] Bệnh tâm thần ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi các bệnh mãn tính như tim mạch, ung thư, đái tháo đường và HIV/AIDS [28] Thiếu nhận thức về SKTT và thiếu hiểu biết về lợi ích của SKTT tích cực là những rào cản để xác định bệnh tâm thần Hầu hết các nước phát triển và có thu nhập thấp dành ít hơn 1% chi phí y tế của họ cho SKTT; việc điều trị bệnh tâm thần, chính sách và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng không được ưu tiên trong ngân sách chăm sóc sức khỏe

1.3 CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BẢO VỆ CỦA SỨC KHỎE TÂM THẦN

Yếu tố nguy cơ liên quan với "một xác suất gia tăng của sự khởi đầu, sự kéo dài lâu hơn và nghiêm trọng hơn của các vấn đề sức khỏe chủ yếu" Yếu tố bảo vệ liên quan đến tình trạng "cải thiện sức đề kháng của con người đến các rối loạn và các yếu tố nguy cơ" Chúng được định nghĩa là những yếu tố "làm sửa đổi, cải thiện hoặc thay đổi phản ứng của một người đối với sự nguy hiểm của môi trường mà tạo

ra sự thích nghi không hiệu quả" [27] Bảng 1.1 tóm lược về các yếu tố nguy cơ và bảo vệ ảnh hưởng đến SKTT và sự khỏe mạnh của con người

Trang 20

Bảng 1.1 Các yếu tố nguy cơ và bảo vệ của SKTT và sự khỏe mạnh

- Tham gia tích cực các hoạt động

- Thời thơ ấu: những trải nghiệm tích cực

- Gia đình: linh hoạt, kiến thức nuôi con,

quan hệ tốt với cha mẹ và các thành viên

- Thể thao và giải trí: tham gia tốt

- Phương tiện vận chuyển: dễ tiếp cận và

giá cả phù hợp

- Dịch vụ: dễ tiếp cận

- Đời sống tinh thần

- Rượu và ma túy: tiếp cận và lạm dụng

- Bất lợi xã hội và kinh tế

- Sự đổi chỗ: tị nạn và xin tị nạn

- Khuyết tật

- Sự phân biệt chủng tộc và sự sỉ nhục

- Giáo dục: không tiếp cận được

- Môi trường: không an toàn, đông đúc, nghèo tài nguyên

- Gia đình: tan vỡ, bất hòa, bỏ bê con cái, trầm cảm sau sinh

- Thực phẩm: không đủ, không mua được

- Bệnh di truyền, bệnh lý thực thể

- Sự cô lập và cách ly: xã hội và địa lý

- Thiên tai và thảm họa

- Vô gia cư

- Nạn bạo hành: giữa người với người

- Công việc: căng thẳng

Nguồn: Điều lệ Melbourne cho tăng cường sức khỏe tâm thần và ngăn ngừa các rối loạn hành vi và tâm thần (Điều lệ Melbourne, 2008)[35]

Trang 21

Các yếu tố bảo vệ là lòng tự trọng, tình cảm kiên cường, suy nghĩ tích cực, giải quyết vấn đề và kỹ năng xã hội, kỹ năng đối phó với sự căng thẳng và cảm giác làm chủ Có nhiều bằng chứng chứng minh rằng các yếu tố nguy cơ và bảo vệ có liên quan đến sự phát triển của rối loạn tâm thần [17] Cả hai yếu tố nguy cơ và bảo

vệ có thể là mô hình của từng cá nhân, đặc điểm liên quan đến gia đình, các hoạt động xã hội (trong và ngoài trường học), tình trạng kinh tế của từng người hoặc của gia đình và môi trường tự nhiên Các tác động tích lũy của sự hiện diện nhiều yếu tố nguy cơ, thiếu yếu tố bảo vệ và tương tác giữa các vấn đề rủi ro và bảo vệ có thể dẫn con người chuyển từ tình trạng khỏe mạnh về tinh thần đến tăng nguy cơ mắc bệnh và sau đó là các rối loạn tâm thần

Đặc điểm nhân chủng học

Giới tính cũng đóng một vai trò trong việc quyết định SKTT So với nam giới, nữ giới có nguy cơ làm gia tăng sự trầm cảm, lo lắng, rối loạn ăn uống, gây hại cho bản thân, ám ảnh, ám ảnh cưỡng bức và rối loạn hoảng sợ [11] Theo Hankin,

nữ là yếu tố nguy cơ của các rối loạn trầm cảm và sự gia tăng các triệu chứng trầm cảm trong thanh thiếu niên [13] trong khi tình trạng kinh tế xã hội gia đình thấp có mối liên kết với trầm cảm ở các nước phương Tây và châu Á [15], gia đình nghèo khó từng trải trầm cảm nhiều hơn các gia đình có thu nhập cao Các nghiên cứu của các tác giả trong nước cũng tìm thấy mối liên quan của giới tính với trầm cảm và lo lắng [25], [35] Hơn nữa, sống ở vùng nông thôn là một yếu tố dự đoán mạnh mẽ của các rối loạn SKTT của thanh thiếu niên [23]

Đặc điểm môi trường gia đình

Trình độ học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ cũng có ảnh hưởng lên trầm cảm ở lứa tuổi này Ở Trung Quốc, HS từ các gia đình có trình độ học vấn của cha

mẹ thấp và làm những nghề bất lợi như nông dân hoặc thất nghiệp thì có mức độ các triệu chứng trầm cảm cao hơn [30] Các yếu tố cá nhân bao gồm lòng tự trọng, hành động bắt chước tiêu cực, tiền sử bị lạm dụng và bỏ bê là yếu tố dự đoán mạnh

mẽ của trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác [20] Các nghiên cứu tại Việt Nam cũng cho thấy mối liên quan của các vấn đề SKTT với đặc điểm gia đình như trình

Trang 22

độ học vấn của mẹ, nghề nghiệp của mẹ [35], trong khi đó nghiên cứu của tác giả Trần Bích Phương lại tìm thấy mối liên quan với việc sống chung cha mẹ của HS, tình trạng hôn nhân của cha mẹ và nghề nghiệp của cha [25]

Liên quan đến môi trường gia đình, HS từ những gia đình tan vỡ có cha mẹ

ly dị, mối quan hệ trong gia đình kém dễ xảy ra các rối loạn về tâm thần hơn Hơn nữa, các nghiên cứu về mối quan hệ cha mẹ và con cái chỉ ra rằng con cái cãi nhau liên tục với cha mẹ về các vấn đề nhỏ nhặt của cuộc sống gia đình như công việc nhà, lựa chọn quần áo, bạn bè và bài tập về nhà có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn

so với HS khác [22]

Đặc điểm môi trường trường học

Nghiên cứu của Resknick và cộng sự (1997) cho thấy mối liên hệ với nhà trường tốt thì HS ít có rối loạn về cảm xúc, suy nghĩ tự tử, bạo lực, lạm dụng thuốc

và hành vi tình dục Các nghiên cứu SKTT tại Việt Nam đều cho thấy mối liên quan của trầm cảm, lo lắng với thành tích học tập, thành tích học tập trong học kì trước càng thấp thì HS có nguy cơ lo lắng và trầm cảm càng cao [25], [35] Ngoài thành tích học tập, áp lực học tập trong nhà trường cũng là vấn đề đáng lưu tâm nhất là hiện nay khi cải cách giáo dục đang còn nhiều tranh cãi, HS phải chịu một áp lực học tập nặng nề từ chương trình học quá tải Có nhiều nghiên cứu về vấn đề áp lực học tập như của tác giả Sun, Thái Thanh Trúc đã chứng minh rằng có một sự liên quan chặt chẽ giữa áp lực học tập, lo lắng về điểm số, sự chán nản, sự trông mong ở bản thân và quá tải công việc với SKTT bao gồm trầm cảm [30], [31] Ngày nay, việc học thêm của HS trở nên khá phổ biến, ảnh hưởng của vấn đề này đến áp lực học tập của HS được nghiên cứu trong thanh thiếu niên thành phố Hồ Chí Minh nhưng chưa có nghiên cứu nào cho thấy liên quan của vấn đề này với SKTT của thanh thiếu niên

Các hành vi nguy cơ sức khỏe

Thanh thiếu niên là lứa tuổi dễ tác động nhất trong các giai đoạn của sự phát triển, khi một đứa trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài đòi hỏi sự tái thích nghi với nhà trường, gia đình và xã hội Các rối loạn SKTT làm gia tăng các nguy cơ bệnh

Trang 23

tật và các hành vi nguy cơ sức khỏe như hút thuốc lá, uống rượu, cố gắng giảm cân, lái xe không an toàn và tự tử cho dù chúng được giải quyết

Hành vi tự tử được tập trung nghiên cứu trên toàn thế giới trong những năm gần đây vì nó có mối quan hệ mật thiết với các vấn đề SKTT ở thanh thiếu niên Theo WHO, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử, điều này làm mất đi 850000 mạng người mỗi năm 6,3% HS trong nghiên cứu của Thái Thanh Trúc suy nghĩ tự tử trong vòng 12 tháng qua đồng thời nữ giới lại có khuynh hướng thực hiện hành vi tự

tử nhiều hơn nam giới chiếm đến 8,2% [31] trong khi đó nghiên cứu trong sinh viên Đại học Y Dược Cần Thơ là 6,6% [9] và nghiên cứu trong sinh viên điều dưỡng và

y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh lên đến 9,5% [35]

Hút thuốc lá đang trở nên phổ biến trong thanh thiếu niên và là một trong những hành vi nguy cơ quan trọng gây ra các vấn đề sức khỏe trong lứa tuổi này nhiều hơn so với các yếu tố khác [10] Những nghiên cứu tại Việt Nam báo cáo tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc lá như sau: 3,2% trong nghiên cứu ở sinh viên đại học của Nguyễn Tấn Đạt và Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh, 3,7% trong nghiên cứu của Thái Thanh Trúc trong HS ở thành phố Hồ Chí Minh, 10,2% trong thanh thiếu niên Malaysia [8], [9], [31], [35] Hút thuốc được cho rằng có mối liên hệ chặt chẽ với hành vi tự tử và các vấn đề SKTT cũng như khả năng học thuật [18]

Tại Việt Nam, một cuộc khảo sát năm 2010 khoảng 10044 thanh thiếu niên (38% từ 14-17 tuổi) cho thấy rằng 59% người tham gia từng uống rượu – nam giới nhiều hơn nữ giới và 20,4% người tham gia nghiên cứu từng hút thuốc lá (39,5% nam và 0,6% nữ)

1.4 BỐI CẢNH VỀ CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở VIỆT NAM

Nước ta đã thay đổi một cách nhanh chóng trong hai thập kỷ qua Sự phát triển về mặt kinh tế và chính sách mở cửa đã thúc đẩy cả sự phát triển về mặt kinh

tế và sự thay đổi về mặt xã hội Mặt trái của sự thay đổi đó là sự thay đổi về mô hình bệnh tật Các bệnh phổ biến của phần lớn các bộ phận dân số là những bệnh liên quan đến nghèo đói trước đây không còn nữa, nhưng các bệnh lý được tìm thấy phổ biến ở các xã hội có kinh tế phát triển đã bắt đầu tăng lên [2], [42] Tuy nhiên,

Trang 24

không có nhiều nghiên cứu tập trung vào SKTT trong dân số Việt Nam Trong một nghiên cứu có giá trị để đánh giá vốn xã hội và SKTT ở Việt Nam xuất bản năm

2003, Trần Tuấn và cộng sự ghi nhận rằng "sự quan tâm đến SKTT ở Việt Nam là chậm phát triển" [33]

Trong những năm gần đây (từ năm 2006 đến nay), nhiều vấn đề SKTT trong HS như căng thẳng tâm lý, lo lắng, trầm cảm và vấn đề tự tử đã được cảnh báo rất nhiều Ước tính có khoảng 20% thanh thiếu niên và trẻ em Việt Nam có sức khỏe tâm thần kém [14], [32] Vào thời điểm đó, McKelvey nhấn mạnh các dịch vụ SKTT cho trẻ em ở Việt Nam đặc biệt hạn chế do ưu tiên về các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như các bệnh truyền nhiễm và suy dinh dưỡng

Gần đây, các kết quả từ nghiên cứu luận văn thạc sỹ Trần Bích Phương (2007) đối với SKTT của HS trung học ở Việt Nam cho rằng sự lạm dụng ma túy và rượu của cha mẹ, nghèo đói, mối quan hệ bất hòa của cha mẹ và hôn nhân tan rã trong suốt thời thơ ấu có liên quan với nguy cơ gia tăng các triệu chứng trầm cảm,

lo lắng trong tuổi vị thành niên [25] Trong khi đã có một số cơ sở, số liệu điều tra thu thập trên tình trạng SKTT hiện tại của thanh niên Việt Nam ít được thực hiện để khám phá chiều sâu, mức độ nghiêm trọng, yếu tố liên quan của những vấn đề này

và khả năng đáp ứng của các dịch vụ sức khỏe cộng đồng

1.5 SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Một nghiên cứu cắt ngang trong đề tài nghiên cứu sinh của tiến sỹ Nguyễn Thanh Hương, trường đại học Y tế công cộng Hà Nội – Ngược đãi trẻ em ở Việt Nam: Tỷ lệ hiện mắc và đến các vấn đề sức khỏe tâm thần và thể chất, năm 2006 – cho thấy có khoảng từ 17,6% ở HS THPT ở thành phố Hà Nội có cảm giác buồn chán và tuyệt vọng mỗi ngày trong 2 tuần trong vòng 12 tháng qua và 9,2% HS đã từng thực hiện hành vi tự tử trong vòng 12 tháng trước thời điểm thực hiện nghiên cứu Điều quan trọng được tìm thấy trong nghiên cứu này là mối liên quan có ý nghĩa thống kê của mỗi hình thức ngược đãi và tác động cộng dồn của các hình thức ngược đãi lên SKTT: hành vi nguy cơ, trầm cảm, lo lắng, lòng tự trọng và sức khỏe thể chất của HS phổ thông [16]

Trang 25

Nâng cao sức khỏe tâm thần HS – Chương trình thí điểm tại 2 trường THCS Chu Văn An và Tả Thanh Oai, Hà Nội được tiến hành từ năm 2007 đến 2008 Trong đánh giá ban đầu trước can thiệp đã cho thấy rằng tình trạng lo lắng, trầm cảm, hành vi nguy cơ đối với sức khỏe là đáng lưu ý (17% có biểu hiện lo lắng; 15,4% có biểu hiện trầm cảm; 10,5% có nghĩ đến tự tử; 6,3% có dự định tự tử…) Tuy nhiên, đánh giá sau can thiệp chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê và

đề tài cũng có một số hạn chế vi phạm vi nhỏ, triển khai chỉ ở 2 trường, không có nhóm đối chứng nên hạn chế việc kiểm soát yếu tố nhiễu do chương trình can thiệp mang lại [3]

Một nghiên cứu cắt ngang khác cũng đã được tiến hành trên HS THPT và THCS ở thành phố Hà Nội, đề tài thạc sỹ của Trần Bích Phương, năm 2007 về “cải thiện kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của học sinh Việt Nam” Nghiên cứu này đã cho thấy khoảng 10% HS báo cáo rằng có ý định tự tử trong vòng 12 tháng trước Nghiên cứu cũng cho thấy rằng sự gắn kết của nhà trường,

sự quan tâm của cha mẹ là các yếu tố bảo vệ, trong khi đó bị bắt nạt ở trường và bảo

vệ quá mức của cha mẹ, tình trạng hôn nhân của cha mẹ, kinh tế gia đình, tình trạng nghiện rượu của cha mẹ, có liên quan đến trầm cảm, lo lắng và hành vi tự tử của HS

HS ở các trường thành thị có SKTT kém hơn HS ở vùng ngoại ô [25]

Trong một đề tài thạc sỹ của Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh năm 2009 – Khảo sát sức khỏe tâm thần của sinh viên y tế công cộng và điều dưỡng tại thành phố Hồ Chí Minh, cũng đã chứng minh rằng các yếu tố gia đình, trường học và xã hội có liên quan đến SKTT của sinh viên [35]

Tương tự như nghiên cứu của tiến sỹ Nguyễn Thanh Hương, một nghiên cứu cắt ngang – đề tài thạc sỹ của Nguyễn Tấn Đạt về ngược đãi trẻ em và sức khỏe tâm thần của sinh viên năm thứ nhất của trường Đại Học Y Dược Cần Thơ năm 2009, cho thấy tỷ lệ sinh viên có cảm giác buồn chán và tuyệt vọng mỗi ngày trong hai tuần trong vòng 12 tháng trước nghiên cứu là rất cao 34% Tỷ lệ sinh viên có ý định

tự tử và có hành vi tự tử trong vòng 12 tháng qua lần lượt là 6,6% và 1,2% [9]

Trang 26

Nghiên cứu gần đây nhất là đề tài thạc sỹ của Thái Thanh Trúc ở Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh trong HS THCS và THPT, tác giả đã mô tả thực trạng các vấn đề SKTT như sau: 26,3% HS trầm cảm, 16,2% HS lo lắng HS THPT trầm cảm chiếm đến 28,6%, lo lắng chiếm 18,2% Do nghiên cứu của tác giả đi sâu vào khảo sát áp lực học tập của HS nên chưa bộc lộ rõ các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT

Tóm lại, các nghiên cứu về SKTT hoặc các nghiên cứu có liên quan đến SKTT của HS ở nước ta chủ yếu là các nghiên cứu cắt ngang được thực hiện ở qui

mô các nghiên cứu nhỏ của các nghiên cứu viên là học viên thạc sỹ và tiến sỹ, nên tình trạng SKTT của HS cũng như các yếu liên quan đến SKTT ở cả nước nói chung và Cần Thơ nói riêng có thể chưa thật sự bao quát và có tính đại diện cao, đặc biệt là ở đối tượng HS THPT Chính vì vậy cần có một đề tài có qui mô lớn hơn

để mô tả các vấn đề SKTT quan trọng của HS phổ thông và các yếu tố liên quan đến SKTT Từ đó có thể đưa ra các giải pháp can thiệp tại gia đình và trường học một cách thiết thực và hiệu quả hơn

Trang 27

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Đối tượng nghiên cứu là HS THPT có độ tuổi từ 15 đến 19 tại ba trường bao gồm THPT chuyên, một trường THPT nội ô và một trường THPT ngoại ô trên địa bàn thành phố Cần Thơ

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích

2.2.2 Cỡ mẫu:

Công thức tính cỡ mẫu:

n: cỡ mẫu tối thiểu cần thiết cho nghiên cứu

: sai lầm loại 1 = 0,05 ứng với KTC 95%

 : độ chính xác tương đối 0,1 (10%)

1 /2

Z = 1,96

Dựa vào tỷ lệ HS THPT trầm cảm theo nghiên cứu của Thái Thanh Trúc năm

2010 là 28,6% [31] Cỡ mẫu tương ứng được tính là 960 và khoảng 20% ước tính cho dữ liệu khuyết (không hợp lệ) và từ chối tham gia nghiên cứu Nên cỡ mẫu cuối cùng được chọn ít nhất là 1152 HS THPT

2.2.3 Cách chọn mẫu:

Chọn mẫu trải qua 3 bước:

Bước 1: lấy mẫu có mục đích để chọn 3 trường: một trường chuyên, một trường THPT nội ô và một trường THPT ngoại ô tại thành phố Cần Thơ

Bước 2: 9 lớp (gồm 3 lớp cho mỗi khối) ở mỗi trường được chọn ngẫu nhiên

sẽ được mời vào nghiên cứu Số lượng HS trong mỗi lớp khoảng từ 40 đến 45 HS

Bước 3: tất cả các HS trong lớp được chọn sẽ được mời vào nghiên cứu

Trang 28

2.2.4 Các biến số nghiên cứu:

Hình 2.1 Sơ đồ biến số trong nghiên cứu

Sức khỏe tâm thần Trầm cảm

Môi trường gia đình

- Trình độ học vấn và nghề nghiệp của cha, mẹ - Tình trạng hôn nhân của cha mẹ

- Việc lớn lên và chung sống của học sinh - Môi trường sống trong gia đình

- Tình trạng kinh tế gia đình

Trang 29

Các biến số sẽ được đo lường trong nghiên cứu bao gồm:

Trang 30

 Chưa từng đi học và TH

 THCS

 THPT và cao hơn (gồm: trung cấp nghề, cao đẳng, đại học và cao hơn)

- Nghề nghiệp của cha, mẹ HS:

 Công nhân viên nhà nước

 Tự kinh doanh

 Nông dân

 Các nghề khác bao gồm thất nghiệp và nội trợ…

- Tình trạng hôn nhân của cha mẹ:

 Đang sống chung

 Trường hợp khác gồm: ly dị, đã qua đời một trong hai người, các tình huống khác

- Việc lớn lên của HS:

 HS lớn lên cùng với cha mẹ ruột

 Trường hợp khác: chỉ cha hoặc mẹ ruột, cha ruột và mẹ kế hoặc mẹ ruột và cha dượng, các tình huống khác

- Việc chung sống của HS:

 HS đang chung sống với cha mẹ (một hoặc cả hai)

 HS đang chung sống với anh chị

 HS đang chung sống với bạn bè ở ký túc xá

 HS đang sống một mình

 Các trường hợp khác

- Tình trạng kinh tế gia đình:

 Nghèo và kiếm đủ tiền để sống

 Khá giả (sống thoải mái) và giàu

Tiêu chuẩn đánh giá hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ tháng 9 năm 2011 áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015 như sau:

Trang 31

- Nông thôn: hộ nghèo thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống, hộ cận nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng [1]

- Thành thị: hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống, hộ cận nghèo

là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng [1]

Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, tình trạng kinh tế gia đình của

HS được đánh giá dựa vào cảm nhận của HS chứ không dựa trên thu nhập của gia đình HS vì HS không thể biết chính xác để trả lời Bên cạnh đó, mặc dù thu nhập không xếp vào nhóm nghèo nhưng chưa chắc họ cảm thấy hài lòng và thoải mái Vì đây là nghiên cứu về SKTT nên không cần dựa vào con số cụ thể mà chủ yếu dựa vào cảm nhận của HS

- Môi trường sống trong gia đình:

 Sống chung với người nghiện rượu

 Sống chung với người nghiện ma túy

 Sống chung người bị trầm cảm hoặc bị bệnh tâm thần

 Sống trong gia đình có người tự tử

 HS thường xuyên hoặc rất thường xuyên bị gia đình văng tục, chế giễu, làm nhục

 HS thường xuyên hoặc rất thường xuyên bị gia đình đánh đập

Các câu trả lời dưới dạng Có/ Không

 Môi trường trường học:

- Mâu thuẫn với thầy cô và nhân viên khác trong trường trong 12 tháng qua:

 Tranh cãi gay gắt với thầy cô

 Bị la mắng, hăm dọa hoặc sỉ nhục

 Bị phạt về mặt thể chất (như phạt bắt đứng hoặc bị đánh bằng tay hoặc vật gì đó hoặc bị đá)

Các câu trả lời gồm chưa từng, thỉnh thoảng và thường xuyên

- Kết quả học tập trong học kì trước bao gồm:

Trang 32

 Rất kém và yếu (dưới trung bình)

 Trung bình và khá

 Giỏi và xuất sắc

- Áp lực học tập: sử dụng thang đo áp lực học tập

 Vấn đề sức khỏe tâm thần: trầm cảm, lo lắng

Các thang đo dùng để đánh giá tình trạng SKTT:

Thang đo trầm cảm: thang đo trầm cảm của trung tâm nghiên cứu dịch tễ

(CES-D) có 20 mục được thiết kế bởi Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ để đánh giá các triệu chứng trầm cảm trong dân số nói chung với một hệ số tin cậy nội tại cao CES-D sử dụng trên thang điểm 4: hầu hết hoặc mọi lúc (5-7 ngày), thỉnh thoảng hoặc thời gian trung bình (3-4 ngày), một vài hoặc ít thời gian (1-2 ngày), hiếm khi hoặc không khi nào (ít hơn 1 ngày) Điểm tích lũy có thể nằm trong khoảng 0-60, điểm số cao hơn, trầm cảm cao hơn Thang đo này đã sử dụng trong thanh thiếu niên quốc tế và một số quốc gia với hệ số tin cậy nội tại α Cronbach dao động từ 0,82 đến 0,90 Điểm cắt được đề nghị cho thang điểm này là < 16 (không trầm cảm),  16 (trầm cảm), 16 điểm chứng tỏ HS đã trải qua hầu hết 6 nhóm triệu chứng của trầm cảm bao gồm trạng thái trầm buồn, cảm giác tội lỗi và không xứng đáng, mất hi vọng và nơi nương tựa, suy nghĩ chậm chạp và ăn không ngon miệng trong tuần trước hoặc đa số các triệu chứng trong 1 hoặc 2 ngày gần đây Mặc dù điểm cắt thang đo này không thể làm giảm số trường hợp dương tính giả nhưng thực hiện nghiên cứu trong thanh thiếu niên thì điểm cắt này là phù hợp nhất với độ nhạy 73%, độ đặc hiệu 100% [21]

Thang đo lo lắng: thang này bao gồm 13 mục sử dụng thang điểm 3 (không

bao giờ, đôi khi, thường xuyên) Thang điểm này được xác nhận và sử dụng trong nghiên cứu "ngược đãi trẻ em tại Việt Nam: tỷ lệ và các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần liên quan" thực hiện bởi Nguyễn Thanh Hương và cộng sự (2006) ở Trường Đại Học Y tế công cộng, để xem xét các triệu chứng lo lắng ở các thanh thiếu niên ở các trường học Do đó, thang đo lo lắng với 13 mục được phát triển phù hợp với văn hóa Việt Nam, và phù hợp với một khung thời gian quản lý câu hỏi

Trang 33

hiệu quả Điểm cắt của thang đo này là < 26 (không lo lắng),  26 (lo lắng) với độ đặc hiệu 92,2% và độ nhạy 31,3% [31]

Thang đo áp lực học tập: thang đo áp lực học tập trong thanh thiếu niên được phát triển bởi Sun (2010) bao gồm 16 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 5 mức độ từ rất không đồng ý đến rất đồng ý, số điểm càng cao cho thấy HS phải chịu áp lực học tập càng lớn Thang đo này bao gồm 5 vấn đề về áp lực học tập áp lực từ việc học (4 câu hỏi), lo lắng về điểm số (3 câu hỏi), sự chán nản (3 câu hỏi), sự mong đợi ở bản thân (3 câu hỏi), khối lượng bài vở (3 câu hỏi) Thang điểm này được xác nhận

và sử dụng trong nghiên cứu "Áp lực học tập và sức khỏe tâm thần của học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh” thực hiện bởi Thái Thanh Trúc (2010) ở Trường Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Điểm cắt được đề nghị là < 50 (áp lực thấp), 51-58 (áp lực trung bình), > 58 (áp lực cao) Trong phạm vi của nghiên cứu này, chúng tôi chỉ khảo sát mối liên quan của áp lực học tập với các vấn đề SKTT

2.2.5 Không gian và thời gian nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 6 năm 2012 Các bảng câu hỏi tự điền được phát vào tháng 10 năm 2011 nhằm tránh áp lực của các kì thi cuối học kì và sự thoải mái tâm lý sau kì nghỉ hè, địa điểm tiến hành lấy mẫu tại phòng học của HS vào những buổi nhất định trong giờ học bình thường ở ba trường: trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng ở quận Bình Thủy, trường THPT Châu Văn Liêm ở quận Ninh Kiều và trường THPT Trần Đại Nghĩa thuộc quận Cái Răng Nghiên cứu được thực hiện ở ba trường này vì ba trường nằm ở ba quận khác nhau của thành phố Cần Thơ, HS của ba trường có những đặc điểm riêng như thành tích đầu vào, thành phần bản thân và gia đình, áp lực của thầy cô dành cho HS, chính những đặc điểm này sẽ giúp nghiên cứu bộc lộ rõ hơn về thực trạng các vấn đề SKTT của HS thành phố Cần Thơ

2.2.6 Quản lý và phân tích số liệu:

SPSS phiên bản 18.0 được sử dụng để phân tích dữ liệu

Trang 34

Thứ nhất, tỉ lệ hiện mắc được tính toán và trình bày như các số liệu thống kê

mô tả đó là tỷ lệ đối tượng tham gia qua giới tính, trường, lớp và mức độ nghiêm trọng của SKTT

Thứ hai, so sánh các tỷ lệ và ước tính mối liên quan giữa các vấn đề của SKTT với các đặc điểm nhân chủng học, môi trường gia đình và môi trường trường học được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm, tỷ số chênh (OR) và khoảng tin cậy 95% của OR và hồi quy logistic đơn biến

2.2.7 Đạo đức trong nghiên cứu:

Phê duyệt để tiến hành nghiên cứu đã được cấp bởi trường Đại học Y Dược Cần Thơ Trước khi thu thập dữ liệu ở ba trường đã có sự chấp thuận bằng văn bản của từng hiệu trưởng Trước khi thu thập dữ liệu với mỗi lớp, mục đích của nghiên cứu sẽ được giải thích cho HS, việc tham gia nghiên cứu là tự nguyện, câu trả lời của họ sẽ được giấu tên, quá trình thu thập và xử lý dữ liệu đảm bảo rằng không ai

có thể đọc câu trả lời của họ, không có câu trả lời đúng hay sai và họ có thể ngừng hoặc rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào

Trang 35

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1.1 Đặc điểm nhân chủng học của học sinh

3.1.1.1 Đặc điểm về giới tính và nhóm tuổi của học sinh

Bảng 3.1 Đặc điểm giới tính và nhóm tuổi của học sinh

Có 1161 HS tham gia nghiên cứu, trong đó HS nam chiếm tỷ lệ 36,4% (422),

HS nữ chiếm 63,6% (737) HS tham gia nghiên cứu ở 3 nhóm tuổi chiếm tỷ lệ gần bằng nhau

3.1.1.2 Đặc điểm về nơi sinh sống học sinh

Bảng 3.2 Đặc điểm nới sinh sống của học sinh

Trang 36

3.1.1.3 Đặc điểm về sự phân bố theo trường học và khối lớp của học sinh

Bảng 3.3 Đặc điểm về sự phân bố theo trường học và khối lớp của học sinh

3.1.1.4 Đặc điểm về dân tộc và tôn giáo của học sinh

Bảng 3.4 Đặc điểm dân tộc và tôn giáo của học sinh

HS có dân tộc Kinh chiếm đa số là 95,3% (1106) Có 71,9% (835) HS không

có tôn giáo, 21,3% (247) theo đạo Phật và 6,8% (79) HS theo các tôn giáo khác

Trang 37

3.1.2 Đặc điểm về môi trường gia đình của học sinh

3.1.2.1 Đặc điểm về trình độ học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ học sinh

Bảng 3.5 Đặc điểm về trình độ học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ học sinh

Trang 38

3.1.2.2 Đặc điểm về việc lớn lên và chung sống của học sinh với gia đình

Bảng 3.6 Đặc điểm về việc lớn lên và chung sống của học sinh với gia đình

3.1.2.3 Đặc điểm kinh tế gia đình và tình trạng hôn nhân của cha mẹ học sinh

Bảng 3.7 Đặc điểm kinh tế gia đình và tình trạng hôn nhân của cha mẹ học sinh

Tình trạng kinh tế

Nghèo và kiếm đủ tiền để sống 488 42,1

Tình trạng hôn nhân của cha mẹ

Trang 39

Có 87,8% (1019) HS có cha mẹ đang sống chung với nhau và 12,2% (142)

HS có cha mẹ đã ly dị, qua đời (một hoặc hai) và các trường hợp khác

3.1.2.4 Đặc điểm về môi trường sống gia đình của học sinh

Bảng 3.8 Đặc điểm về môi trường sống gia đình của học sinh

HS sống trong gia đình với

Người nghiện rượu 177 (15,3) 980 (84,7) 1157 (100,0) Người nghiện ma túy 19 (1,6) 1138(98,4) 1157 (100,0) Người bị trầm cảm, bệnh tâm thần 55 (4,8) 1102 (95,3) 1157 (100,0) Người từng tự tử 21 (1,8) 1136 (98,2) 1157 (100,0)

Gia đình thường xuyên hoặc rất thường xuyên

Văng tục, chế giễu, làm nhục bạn 93 (8,0) 1065 (92,0) 1158 (100,0) Đánh đập bạn 45 (3,9) 1114 (96,1) 1159 (100,0)

Có 15,3% (177) HS sống với người nghiện rượu trong gia đình, 1,6% (19) sống với người nghiện ma túy, 4,8% (55) sống với người bị trầm cảm hoặc bị bệnh tâm thần và 1,8% (21) HS sống trong gia đình có người tự tử Ngoài ra, 8% (93) HS thường xuyên bị gia đình văng tục, chế giễu, làm nhục và khoảng 3,9% (45) HS thường xuyên bị gia đình đánh đập

3.1.3 Đặc điểm về môi trường trường học của học sinh

3.1.3.1 Đặc điểm về kết quả học tập trong học kì trước của học sinh

Bảng 3.9 Đặc điểm về kết quả học tập trong học kì trước của học sinh

Trang 40

Thành tích học tập của HS trong học kì trước chủ yếu là khá và trung bình chiếm 75,5% (861)

3.1.3.2 Đặc điểm về mâu thuẫn của học sinh với thầy cô và nhân viên khác trong trường trong 12 tháng qua

Bảng 3.10 Đặc điểm về mâu thuẫn của học sinh với thầy cô và nhân viên khác

trong trường trong 12 tháng qua

n (%)

Thỉnh thoảng và thường xuyên

n (%)

Tranh cãi gay gắt (n=1158) 966 (83,4) 192 (16,6)

Bị la mắng, hăm dọa hoặc sỉ nhục (n=1156) 935 (80,9) 221 (19,1)

Bị phạt về mặt thể chất (n=1159) 1015 (87,6) 144 (12,5)

HS thỉnh thoảng và thường xuyên tranh cãi với thầy cô hoặc nhân viên khác trong trường là 16,6% (192), bị thầy cô hoặc nhân viên khác la mắng, hăm dọa, sỉ nhục

là 19,1% (221) Bên cạnh đó, HS bị phạt về mặt thể chất chiếm tỷ lệ là 12,5% (144)

3.1.3.3 Đặc điểm về áp lực học tập của học sinh

Bảng 3.11 Đặc điểm về áp lực học tập của học sinh

Ngày đăng: 26/07/2015, 19:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Emslie, C., Fuhrer, R., Hunt, K., Macintyre, S., Shipley, M. &amp; Stansfeld, S., (2002), Gender differences in mental health: evidence from three organisations, Social Science &amp; Medicine, 54, 621-624 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Social Science & Medicine, 54
Tác giả: Emslie, C., Fuhrer, R., Hunt, K., Macintyre, S., Shipley, M. &amp; Stansfeld, S
Năm: 2002
12. Garber, J., &amp; Horowitz, J.L., (2006), The prevention of Depression Symptoms in Children and Adolescents: A Meta-Analysis Review, Journal of Consulting and clinical Psychology, 74(3), 401-415 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Consulting and clinical Psychology, 74
Tác giả: Garber, J., &amp; Horowitz, J.L
Năm: 2006
13. Hankin, B. L., (2006), Adolescent depression: Description, causes and interventions Epilepsy &amp; Behavior, 8(1), 102-114 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Epilepsy & Behavior, 8
Tác giả: Hankin, B. L
Năm: 2006
14. Harpham, T. a. T. T., (2006), From research to policy: mental health care in Vietnam, World Health Organization Sách, tạp chí
Tiêu đề: From research to policy: mental health care in Vietnam
Tác giả: Harpham, T. a. T. T
Năm: 2006
15. Huan, C. Y., Sousa, V.D., Tu, S.Y. &amp; Hwang, M.Y., (2005), Depression symptoms and learned resourcefulness among Taiwanese female adolescents, Arch Psychiar Nurs, 19(3), 133 -140 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Arch Psychiar Nurs, 19
Tác giả: Huan, C. Y., Sousa, V.D., Tu, S.Y. &amp; Hwang, M.Y
Năm: 2005
16. Huong, N. T., (2006), Child maltreatment in Vietnam: Prevalence and associated mental and physical health problems, Queensland University of Techonology, Brisbane Sách, tạp chí
Tiêu đề: Child maltreatment in Vietnam: Prevalence and associated mental and physical health problems
Tác giả: Huong, N. T
Năm: 2006
17. Ingram, R. &amp; Price, J. E., (2000), Handbook of vulnerability to psychopathology: risk across the lifespan, Guilford: New York Sách, tạp chí
Tiêu đề: Handbook of vulnerability to psychopathology: risk across the lifespan
Tác giả: Ingram, R. &amp; Price, J. E
Năm: 2000
18. Jiang, Y., Perry, D. K., &amp; Hesser, J. E., (2010), Adolescent suicide and health risk behaviors: Rhode Island's 2007 Youth Risk Behavior Survey, Am J Prev Med, 38(5), 551-555 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Am J Prev Med, 38
Tác giả: Jiang, Y., Perry, D. K., &amp; Hesser, J. E
Năm: 2010
19. Khandelwal, S., Chowdhury, A., Shishir, K. R., Nalaka, M. &amp; Phunnappa, K., (2001), Conquering Depression, World Health Organization - Regional Office of South East Asia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Conquering Depression
Tác giả: Khandelwal, S., Chowdhury, A., Shishir, K. R., Nalaka, M. &amp; Phunnappa, K
Năm: 2001
20. Luszczynska, A., Gutiérrez - Dona, B., &amp; Schwarzer, R., (2005), General self- efficacy in various domains of human functioning: Evidence from five countries, International Journal of Psychology, 40(2), 80 - 89 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Psychology, 40
Tác giả: Luszczynska, A., Gutiérrez - Dona, B., &amp; Schwarzer, R
Năm: 2005
22. Montemayor, R., (1986), Family variationin parent - adolescent storm and stress, Journal of Adolescent research, 1(1), 15-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Adolescent research, 1
Tác giả: Montemayor, R
Năm: 1986
23. Murray, G., Judd, F., Jack, H., Fraser, C., Komiti, A., Hodgins, G., et al, (2004), Rurality and mental health: the role of accessibility, Australian &amp; New Zealand Journal of Psychiatry, 38(8), 629 - 634 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Australian & New Zealand Journal of Psychiatry, 38
Tác giả: Murray, G., Judd, F., Jack, H., Fraser, C., Komiti, A., Hodgins, G., et al
Năm: 2004
25. Phuong, T. B., (2007), Improving Knowledge of factors that influence the mental health of school children in Vietnam, Queensland University of Technology, Brisbane Sách, tạp chí
Tiêu đề: Improving Knowledge of factors that influence the mental health of school children in Vietnam
Tác giả: Phuong, T. B
Năm: 2007
27. Rutter, M., (1985), Resilience in the face of adversity: Protective factors and resistance to psychiatric disorder, British Journal of Psychiatry, 127, 598-561 Sách, tạp chí
Tiêu đề: British Journal of Psychiatry, 127
Tác giả: Rutter, M
Năm: 1985
28. Scheid, T. L., (2009), Mental health - Major Themes in Health and Social Welfare: New York Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mental health - Major Themes in Health and Social Welfare
Tác giả: Scheid, T. L
Năm: 2009
30. Sun, H., Dunne, M., &amp; Hou, J., (2009), Educational stress scale for adolescents: development, validity and reliability in a Chinese sample, Queensland University of Technology Sách, tạp chí
Tiêu đề: Educational stress scale for adolescents: development, validity and reliability in a Chinese sample
Tác giả: Sun, H., Dunne, M., &amp; Hou, J
Năm: 2009
31. Truc, T. T., (2010), Educational stress and mental health among secondary and high school students in Ho Chi Minh city, Queensland university of technology, Brisbane Sách, tạp chí
Tiêu đề: Educational stress and mental health among secondary and high school students in Ho Chi Minh city
Tác giả: Truc, T. T
Năm: 2010
32. Tuan, T., et al, (2005), Report of workshop on primary mental health care for mother and children in Vietnam, Research and Training Centre for Community Development (RTCCD): Hanoi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Report of workshop on primary mental health care for mother and children in Vietnam
Tác giả: Tuan, T., et al
Năm: 2005
35. Quynh, H. H. N. (2009), Exloring the mental health of public health and nursing students in Ho Chi Minh City, Master degree of public health, Queensland Univeristy of Technology, Brisbane Sách, tạp chí
Tiêu đề: Exloring the mental health of public health and nursing students in Ho Chi Minh City
Tác giả: Quynh, H. H. N
Năm: 2009
37. World Health Organisation, (2004), Prevention of Mental Disorder – effective interventions and policy options: France Sách, tạp chí
Tiêu đề: Prevention of Mental Disorder – effective interventions and policy options
Tác giả: World Health Organisation
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w