gia đình và môi trường trường học của học sinh
4.3.1.1. Liên quan giữa trầm cảm với các đặc điểm nhân chủng học của học sinh
Khi khảo sát tỷ lệ trầm cảm với các đặc điểm nhân chủng học, chúng tôi chỉ tìm thấy liên quan giữa trầm cảm và giới tính, tỷ lệ trầm cảm HS nữ 44,1% cao hơn HS nam 35,9% 1,41 lần có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 , đây cũng là kết quả được tìm thấy từ nghiên cứu của Hankin [13].
Chúng tôi chưa tìm thấy liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trầm cảm và các yếu tố nhân chủng học khác như nhóm tuổi, trường, khối lớp, dân tộc, tôn giáo, nơi sinh sống. Tỷ lệ trầm cảm của HS giữa trường Lý Tự Trọng và Châu Văn Liêm, Lý Tự Trọng và Trần Đại Nghĩa, giữa các khối lớp với nhau, giữa dân tộc Kinh và không phải dân tộc Kinh, giữa không có tôn giáo với tôn giáo Phật và các tôn giáo khác, giữa thành thị và nông thôn chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p đều > 0,05. Các nghiên cứu của tác giả Trần Bích Phương, Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh cũng cho thấy những kết quả tương tự [25], [35].
4.3.1.2. Liên quan giữa trầm cảm với đặc điểm môi trường gia đình của học sinh
Có nhiều yếu tố môi trường gia đình có mối liên quan với trầm cảm. Kết quả chỉ ra rằng những HS không lớn lên cùng với cha mẹ thì có nguy cơ trầm cảm gấp 1,87 lần HS không lớn lên với cha mẹ (KTC 95% OR= 1,19-2,92, p = 0,007). Mặc dù nghiên cứu của tác giả Trần Bích Phương không tìm thấy mối liên quan giữa trầm cảm với việc HS lớn lên cùng với ai nhưng lại cho thấy HS nam hiện tại sống với cha mẹ thì ít có nguy cơ trầm cảm hơn so với sống với người khác (p = 0,04) [25].
Hơn nữa, khi khảo sát trình độ học vấn của cha, chúng tôi tìm thấy trình độ học vấn của cha cũng góp phần dự đoán nguy cơ trầm cảm ở HS, HS có cha có trình độ học vấn ở bậc THCS ít có nguy cơ trầm cảm hơn HS có cha chưa từng đi học và học TH 0,54 lần (OR= 0,54, KTC 95% OR= 0,33 – 0,90, p = 0,017), trong khi
nghiên cứu của Trần Bích Phương tìm thấy liên quan giữa trầm cảm ở HS nam với trình độ học vấn của mẹ. Theo tác giả Phương, mẹ của HS nam có học vấn càng cao thì càng ít có nguy cơ trầm cảm (p = 0,019) [25].
Bên cạnh đó, kinh tế gia đình càng khó khăn thì HS càng có nhiều nguy cơ trầm cảm. HS có gia đình nghèo hoặc kiếm đủ tiền để sống có nguy cơ trầm cảm gấp 1,27 lần so với HS giàu hoặc sống thoải mái (KTC 95% OR= 1,00 – 1,61, p = 0,046). Các nghiên cứu của các tác giả Việt Nam chưa ghi nhận được mối liên quan này [25], [35].
HS sống trong gia đình có người nghiện rượu, nghiện ma túy, người bị bệnh trầm cảm hoặc bệnh tâm thần cũng là yếu tố dự đoán nguy cơ trầm cảm so với HS khác. Cụ thể là HS sống trong gia đình có người nghiện rượu có nguy cơ trầm cảm gấp 1,83 lần so với HS trong gia đình không có người nghiện rượu (OR = 1,83, KTC 95% OR= 1,32 – 2,52, p < 0,001), HS sống trong gia đình có người nghiện ma túy có nguy cơ trầm cảm gấp 5,14 lần so với HS trong gia đình không có người nghiện ma túy (OR = 5,14, KTC 95% OR= 1,68 – 15,73, p = 0,001). HS sống trong gia đình có người bị bệnh trầm cảm hoặc người bị bệnh tâm thần có nguy cơ trầm cảm gấp 2,07 lần so với HS trong gia đình không có người bị bệnh trầm cảm hoặc người bị bệnh tâm thần (OR = 2,07, KTC 95% OR= 1,19 – 3,58, p = 0,008). Đây là một điều phát hiện mới trong nghiên cứu SKTT ở Việt Nam vì chưa từng có nghiên cứu nào ở Việt Nam khảo sát liên quan giữa trầm cảm với khía cạnh này.
Bên cạnh đó, HS thường xuyên bị gia đình văng tục, chế giễu, làm nhục và bị đánh đập có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với trầm cảm. HS bị gia đình thường xuyên hoặc rất thường xuyên văng tục, chế giễu, làm nhục có nguy cơ trầm cảm gấp 2,69 lần so với HS không bị gia đình thường xuyên hoặc rất thường xuyên văng tục, chế giễu, làm nhục (OR= 2,69, KTC 95% OR= 1,74 – 4,18, p < 0,001). Thêm vào đó, HS bị gia đình thường xuyên hoặc rất thường xuyên đánh đập có nguy cơ trầm cảm gấp 2,98 lần so với HS không bị gia đình thường xuyên hoặc rất thường xuyên đánh đập (OR= 2,98, KTC 95% OR= 1,59 – 5,61, p < 0,001). Chúng tôi chưa tìm thấy y văn nào ở Việt Nam khảo sát các yếu tố này.
Chúng tôi chưa tìm thấy liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trầm cảm đặc điểm gia đình khác như chung sống với ai trong gia đình, nghề nghiệp của cha, mẹ, trình độ học vấn của mẹ, tình trạng hôn nhân của cha mẹ, sống trong gia đình có người tự tử.
4.3.1.3. Liên quan giữa trầm cảm với các đặc điểm môi trường trường học của học sinh
Kết quả từ nghiên cứu cho thấy HS có kết quả học tập càng cao thì ít có nguy cơ trầm cảm phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Bích Phương, Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh [25], [35]. HS có kết quả học tập trung bình và khá có nguy cơ trầm cảm gấp 1,36 so với HS có kết quả học tập giỏi và xuất sắc (OR= 1,36, KTC 95% OR= 1,00 – 1,85, p = 0,046), HS có kết quả học tập rất kém và yếu có nguy cơ trầm cảm gấp 6,42 lần so với HS có kết quả học tập giỏi và xuất sắc (OR= 6,42, KTC 95% OR= 3,18 – 12,95, p < 0,001).
Ngoài ra, HS có nhiều mâu thuẫn với thầy cô thì càng dễ bị trầm cảm cụ thể là HS thường xuyên tranh cãi với thầy cô, bị thầy cô la mắng, hăm dọa, sỉ nhục hoặc bị thầy cô phạt về mặt thể chất đều có nguy cơ trầm cảm cao hơn HS không bị. HS thỉnh thoảng và thường xuyên tranh cãi gay gắt với thầy cô hoặc nhân viên khác trong 12 tháng qua có nguy cơ trầm cảm cao hơn so với HS chưa từng tranh cãi 2,07 lần (OR= 2,07, KTC 95% OR= 1,51- 2,84, p < 0,001), HS bị thầy cô hoặc nhân viên khác trong trường la mắng, hăm dọa hoặc sỉ nhục trong 12 tháng qua có nguy cơ trầm cảm cao hơn so với HS chưa từng gặp phải những vấn đề trên 2,19 lần (OR= 2,19, KTC 95% OR= 1,62 – 2,94, p < 0,001) và HS bị thầy cô hoặc nhân viên khác trong trường phạt về mặt thể chất trong 12 tháng qua có nguy cơ trầm cảm cao hơn so với HS chưa từng bị 1,59 lần (OR= 1,59, KTC 95% OR= 1,12 – 2,26, p = 0,01). Điều này cho thầy HS bị thầy cô la mắng, hăm dọa, sỉ nhục có mối liên quan đến trầm cảm mạnh hơn 2 yếu tố còn lại.
Đối với áp lực học tập, chúng tôi nhận thấy HS có áp lực học tập càng cao thì càng có nhiều nguy cơ trầm cảm. HS có áp lực học tập cao và trung bình có nguy cơ trầm cảm gấp 4,50 lần (OR= 4,50, KTC 95% OR= 3,29 – 6,15, p < 0,001) và gấp
1,41 lần (OR= 1,41, KTC 95% OR= 1,02 – 1,95, p = 0,036) so với HS có áp lực học tập thấp. Điều này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trong và ngoài nước như Sun và Thái Thanh Trúc cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trầm cảm và áp lực học tập [30], [31].