đình và trường học của học sinh
3.3.2.1. Liên quan giữa lo lắng với đặc điểm nhân chủng học của học sinh
Bảng 3.24. Liên quan giữa lo lắng và giới tính của học sinh
Giới tính Lo lắng n (%) Không lo lắng n (%) OR (KTC 95%) p Nữ 212 (29,0) 520 (71,0) Nam 51 (12,1) 372 (87,9) 2,97 (2,13-4,15) <0,001
HS nữ có nguy cơ lo lắng gấp 2,97 lần so với HS nam (OR= 2,97, KTC 95% OR= 2,13 – 4,15, p < 0,001).
Các đặc điểm nhân chủng học khác như nhóm tuổi, trường, khối lớp, dân tộc, tôn giáo, nơi sinh sống chưa thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với lo lắng (phụ lục 3).
3.3.2.2. Liên quan giữa lo lắng với đặc điểm môi trường gia đình của học sinh
Bảng 3.25. Liên quan giữa lo lắng với việc chung sống của học sinh
Yếu tố Lo lắng n (%) Không lo lắng n (%) OR (KTC 95%) p Cha mẹ 229 (22,6) 785 (77,4) - - Anh chị 8 (22,9) 27 (77,1) 1,02 (0,46-2,27) 0,970 Một mình 3 (13,6) 19 (86,4) 0,54 (0,16-1,85) 0,327 Bạn bè 13 (40,6) 19 (59,4) 2,35 (1,14-4,82) 0,020 Khác 10 (19,2) 42 (80,8) 0,82 (0,40-1,65) 0,572
-HS hiện đang sống với bạn bè có nguy cơ lo lắng gấp 2,35 lần HS hiện đang sống với cha mẹ (OR= 2,35, KTC 95% OR= 1,14 - 4,82, p = 0,02).
Bảng 3.26. Liên quan giữa lo lắng và trình độ học vấn của mẹ học sinh
Yếu tố Lo lắng n (%) Không lo lắng n (%) OR (KTC 95%) p Chưa từng học và TH 40 (29,2) 97 (70,8) - - THCS 72 (25,1) 215 (74,9) 0,81 (0,52-1,28) 0,370 THPT và cao hơn 86 (21,8) 309 (78,2) 0,68 (0,44-1,05) 0,079 Đại học 64 (19,5) 265 (80,5) 0,59 (0,37-0,93) 0,022 Không có mẹ 1 (100,0) 0 (0,0) - -
-Mẹ HS có trình độ đại học ít có nguy cơ lo lắng hơn HS có mẹ chưa từng đi học và chỉ học đến TH 0,59 lần (OR= 0,59, KTC 95% OR= 0,37–0,93, p = 0,022).
Bảng 3.27. Liên quan giữa lo lắng với môi trường sống trong gia đình
Yếu tố Lo lắng
n (%)
Không lo lắng n (%)
OR (KTC 95%) p
Sống với người nghiện rượu
Có 55 (31,1) 122 (68,9)
Không 206 (21,1) 768 (78,9) 1,68 (1,18-2,39) 0,004
Gia đình thường xuyên hoặc rất thường xuyên văng tục, chế giễu, làm nhục
Có 31 (33,3) 62 (66,7)
Không 231 (21,8) 828 (78,2) 1,79 (1,34-2,83) 0,011
Gia đình thường xuyên hoặc rất thường xuyên đánh đập
Có 23 (51,1) 22 (48,9)
Không 240 (21,7) 868 (78,3) 3,78 (2,07-6,90) <0,001
-HS sống trong gia đình có người nghiện rượu có nguy cơ lo lắng gấp 1,68 lần so với HS không sống với người nghiện rượu (OR= 1,68, KTC 95% OR= 1,18 – 2,39, p = 0,004).
-HS bị gia đình thường xuyên hoặc rất thường xuyên văng tục, chế giễu, làm nhục có nguy cơ lo lắng gấp 1,79 lần so với HS không bị (OR= 1,79, KTC 95% OR= 1,34–2,83, p = 0,011).
-HS bị gia đình thường xuyên hoặc rất thường xuyên đánh đập có nguy cơ lo lắng gấp 3,78 lần so với HS không bị (OR= 3,78, KTC 95% OR= 2,07–6,90, p < 0,001).
Các đặc điểm gia đình học khác như tình trạng hôn nhân của cha mẹ, lớn lên với ai, nghề nghiệp của cha mẹ, trình độ học vấn của cha, tình trạng kinh tế gia đình, sống với người nghiện ma túy, sống với người bị trầm cảm, tâm thần và sống trong gia đình có người tự tử chưa thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với lo lắng (phụ lục 4).
3.3.2.3. Liên quan giữa lo lắng với đặc điểm môi trường trường học của học sinh
Bảng 3.28. Liên quan giữa lo lắng với kết quả học tập trong học kì trước
Yếu tố Lo lắng n (%) Không lo lắng n (%) OR (KTC 95%) p Giỏi và xuất sắc 51 (22,3) 178 (77,7) - - Trung bình và khá 182 (21,3) 673 (78,7) 0,94 (0,66-1,34) 0,747 Rất kém và yếu 21 (41,2) 30 (58,8) 2,44 (1,29-4,63) 0,006
-HS học rất kém và yếu có nguy cơ lo lắng gấp 2,44 lần so với HS học giỏi và xuất sắc (OR= 2,44, KTC 95% OR= 1,29 – 4,63, p = 0,006).
Bảng 3.29. Liên quan giữa lo lắng và áp lực học tập của học sinh
Yếu tố Lo lắng n (%) Không lo lắng n (%) OR (KTC 95%) p Áp lực thấp 44 (13,3) 288 (86,7) - - Áp lực trung bình 66 (16,8) 328 (83,2) 1,32 (0,87-1,99) 0,191 Áp lực cao 153 (36,3) 269 (63,7) 3,72 (2,56-5,41) <0,001
-HS có áp lực học tập cao có nguy cơ lo lắng gấp 3,72 lần so với HS có áp lực học tập thấp (OR= 3,72, KTC 95% OR= 2,56 – 5,41, p < 0,001).
Bảng 3.30. Liên quan giữa lo lắng và mâu thuẫn với thầy cô của học sinh Yếu tố Lo lắng n (%) Không lo lắng n (%) OR (KTC 95%) p
Bị la mắng, hăm dọa/sỉ nhục bởi thầy cô/nhân viên khác trong 12 tháng qua
Thỉnh thoảng và
thường xuyên 68 (31,2) 150 (68,8) Chưa từng 195 (20,9) 737 (79,1)
1,71 (1,24-2,38) 0,001
-HS thỉnh thoảng và thường xuyên bị thầy cô hoặc nhân viên khác trong trường la mắng, hăm dọa hoặc sỉ nhục trong 12 tháng qua có nguy cơ lo lắng gấp 1,71 lần so với HS chưa từng bị thầy cô hoặc nhân viên khác trong trường la mắng, hăm dọa hoặc sỉ nhục trong 12 tháng qua (OR= 1,71, KTC 95% OR= 1,24 – 2,38, p = 0,001).
-Các đặc điểm gia đình học khác như tranh cãi gay gắt với thầy cô và bị thầy cô phạt về mặt thể chất chưa thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với lo lắng (phụ lục 5).
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ CẦN THƠ
4.1.1. Đặc điểm nhân chủng học của học sinh
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ của các nhóm tuổi 15, 16 và 17-19 không chênh lệch nhau nhiều (lần lượt là 32,1%, 33,1%, 34,8%).
So với những những nghiên cứu trước trong thanh thiếu niên Việt Nam, tỷ lệ HS nữ trong nghiên cứu này là 63,6% cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hương (2006), Nguyễn Tấn Đạt (2009), Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh (2009) và Thái Thanh Trúc (2010) [9], [16], [31], [35].
Do ba trường nơi tiến hành nghiên cứu đều nằm ở thành phố Cần Thơ nên đa số đối tượng nghiên cứu sinh sống ở vùng thành thị (87,6%), điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây ở thành phố Cần Thơ và Hồ Chí Minh.
Phân bố tự nhiên của mẫu nghiên cứu trên yếu tố dân tộc và tôn giáo không đồng đều, đa số đối tượng nghiên cứu có dân tộc Kinh chiếm 95% và không có tôn giáo (71,9%) phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tấn Đạt (2009), Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh (2009) [9], [35] đồng thời kết quả này cũng phù hợp với đặc điểm địa lý xã hội của thành phố Cần Thơ [4].
Về trường học, HS ở trường Châu Văn Liêm chiếm tỷ lệ cao nhất 36,3%, kế đến là trường Trần Đại Nghĩa 33,6%, ít nhất là HS trường Lý Tự Trọng, điều này phù hợp với thực tế tại thành phố Cần Thơ, trường Lý Tự Trọng là trường chuyên, số lượng HS ở các lớp tương đối ít hơn so với các trường khác.
Về khối lớp, tỷ lệ HS ở ba khối lớp chiếm tỷ lệ tương đương nhau, chiếm khoảng một phần ba bộ số liệu lần lượt ba khối 10, 11, 12 lần lượt là 33,5%, 33,9%, 32,6%, kết quả cho thấy có sự phân bố đồng đều các đối tượng nghiên cứu ở ba khối lớp.