Đặc điểm môi trường trường học của học sinh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM2011 (Trang 54)

Đa số các HS tham gia nghiên cứu đều có kết quả học tập trung bình và khá chiếm 75,5% tương tự như kết quả của Thái Thanh Trúc (2010) [31].

Về vấn đề mâu thuẫn của thầy cô với HS, một thực trạng đáng quan tâm là có đến 16,5% HS thỉnh thoảng và thường xuyên tranh cãi gay gắt với thầy cô hoặc nhân viên khác trong nhà trường trong 12 tháng qua, tỷ lệ này theo tác giả Thái Thanh Trúc lên đến 26,3% [31]. Thực tế đáng chú ý hơn là có đến 19,1% HS thỉnh thoảng và thường xuyên bị la mắng, hăm dọa, sỉ nhục, 12,5% HS thỉnh thoảng và thường xuyên bị phạt về mặt thể chất bởi thầy cô và nhân viên khác trong trường. Nhà trường là nơi giáo dục cho HS trở thành những con người có tài, có đức nhưng thực tế nghiên cứu cho thấy còn một tỷ lệ lớn những vấn đề tiêu cực không những ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và SKTT của HS mà còn ảnh hưởng mối quan hệ thầy trò trong nhà trường. Đây cũng chính là những điều cần được chú ý khi tiến hành các phương pháp can thiệp cải thiện sức khỏe cho HS.

So với nghiên cứu của Thái Thanh Trúc, áp lực học tập của HS trong nghiên cứu này rất phù hợp, HS chịu áp lực học tập cao chiếm 36,8% trong khi tác giả Trúc là 36,2%, HS chịu áp lực học tập trung bình là 34,2% trong khi kết quả của Trúc là 35,2% [31]. Tất cả những điều này cho thấy HS phải gánh chịu một áp lực học tập nặng nề từ chương trình học tập của đất nước. Kết quả này như những điều cảnh báo đối với nền giáo dục của nước nhà, liệu rằng với một áp lực học tập lớn đến như thế có thể tạo ra được những HS thật sự giỏi cho sự phát triển sau này của đất nước hay chúng ta phải đối mặt với các vấn đề SKTT nặng nề cho giới trẻ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM2011 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)