2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích
2.2.2. Cỡ mẫu:
Công thức tính cỡ mẫu:
n: cỡ mẫu tối thiểu cần thiết cho nghiên cứu
: sai lầm loại 1 = 0,05 ứng với KTC 95%.
: độ chính xác tương đối 0,1 (10%).
1/2
Z = 1,96
Dựa vào tỷ lệ HS THPT trầm cảm theo nghiên cứu của Thái Thanh Trúc năm 2010 là 28,6% [31]. Cỡ mẫu tương ứng được tính là 960 và khoảng 20% ước tính cho dữ liệu khuyết (không hợp lệ) và từ chối tham gia nghiên cứu. Nên cỡ mẫu cuối cùng được chọn ít nhất là 1152 HS THPT.
2.2.3. Cách chọn mẫu:
Chọn mẫu trải qua 3 bước:
Bước 1: lấy mẫu có mục đích để chọn 3 trường: một trường chuyên, một trường THPT nội ô và một trường THPT ngoại ô tại thành phố Cần Thơ.
Bước 2: 9 lớp (gồm 3 lớp cho mỗi khối) ở mỗi trường được chọn ngẫu nhiên sẽ được mời vào nghiên cứu. Số lượng HS trong mỗi lớp khoảng từ 40 đến 45 HS.
2.2.4. Các biến số nghiên cứu:
Hình 2.1. Sơ đồ biến số trong nghiên cứu
Sức khỏe tâm thần Trầm cảm Lo lắng Đặc điểm nhân chủng học - Giới tính - Nhóm tuổi - Trường - Khối lớp - Dân tộc - Tôn giáo - Nơi sinh sống
Môi trường trường học
- Kết quả học tập học kì trước - Mâu thuẫn với thầy cô - Áp lực học tập
Môi trường gia đình
- Trình độ học vấn và nghề nghiệp của cha, mẹ - Tình trạng hôn nhân của cha mẹ - Việc lớn lên và chung sống của học sinh - Môi trường sống trong gia đình - Tình trạng kinh tế gia đình
Các biến số sẽ được đo lường trong nghiên cứu bao gồm: Các đặc điểm nhân chủng học: - Giới tính: Nam Nữ. - Nhóm tuổi: 15 tuổi 16 tuổi Từ 17 đến 19 tuổi. - Dân tộc: Kinh
Các dân tộc khác (Hoa, Khmer,…). - Tôn giáo:
Không theo bất cứ tôn giáo nào
Đạo Phật
Các tôn giáo khác. - Trường học: gồm 3 trường
Lý Tự Trọng
Châu Văn Liêm
Trần Đại Nghĩa. - Khối lớp: gồm 3 khối lớp Khối lớp 10. Khối lớp 11. Khối lớp 12. - Nơi sinh sống: Thành thị (thị trấn, phường) Nông thôn (xã).
Đặc điểm môi trường gia đình: - Trình độ học vấn của cha mẹ HS:
Chưa từng đi học và TH
THCS
THPT và cao hơn (gồm: trung cấp nghề, cao đẳng, đại học và cao hơn). - Nghề nghiệp của cha, mẹ HS:
Công nhân viên nhà nước
Tự kinh doanh
Nông dân
Các nghề khác bao gồm thất nghiệp và nội trợ… - Tình trạng hôn nhân của cha mẹ:
Đang sống chung
Trường hợp khác gồm: ly dị, đã qua đời một trong hai người, các tình huống khác.
- Việc lớn lên của HS:
HS lớn lên cùng với cha mẹ ruột
Trường hợp khác: chỉ cha hoặc mẹ ruột, cha ruột và mẹ kế hoặc mẹ ruột và cha dượng, các tình huống khác.
- Việc chung sống của HS:
HS đang chung sống với cha mẹ (một hoặc cả hai).
HS đang chung sống với anh chị.
HS đang chung sống với bạn bè ở ký túc xá.
HS đang sống một mình.
Các trường hợp khác .... - Tình trạng kinh tế gia đình:
Nghèo và kiếm đủ tiền để sống
Khá giả (sống thoải mái) và giàu.
Tiêu chuẩn đánh giá hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ tháng 9 năm 2011 áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015 như sau:
- Nông thôn: hộ nghèo thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống, hộ cận nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng [1].
- Thành thị: hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống, hộ cận nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng [1].
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, tình trạng kinh tế gia đình của HS được đánh giá dựa vào cảm nhận của HS chứ không dựa trên thu nhập của gia đình HS vì HS không thể biết chính xác để trả lời. Bên cạnh đó, mặc dù thu nhập không xếp vào nhóm nghèo nhưng chưa chắc họ cảm thấy hài lòng và thoải mái. Vì đây là nghiên cứu về SKTT nên không cần dựa vào con số cụ thể mà chủ yếu dựa vào cảm nhận của HS.
- Môi trường sống trong gia đình:
Sống chung với người nghiện rượu
Sống chung với người nghiện ma túy.
Sống chung người bị trầm cảm hoặc bị bệnh tâm thần.
Sống trong gia đình có người tự tử
HS thường xuyên hoặc rất thường xuyên bị gia đình văng tục, chế giễu, làm nhục.
HS thường xuyên hoặc rất thường xuyên bị gia đình đánh đập. Các câu trả lời dưới dạng Có/ Không.
Môi trường trường học:
- Mâu thuẫn với thầy cô và nhân viên khác trong trường trong 12 tháng qua:
Tranh cãi gay gắt với thầy cô.
Bị la mắng, hăm dọa hoặc sỉ nhục.
Bị phạt về mặt thể chất (như phạt bắt đứng hoặc bị đánh bằng tay hoặc vật gì đó hoặc bị đá).
Các câu trả lời gồm chưa từng, thỉnh thoảng và thường xuyên. - Kết quả học tập trong học kì trước bao gồm:
Rất kém và yếu (dưới trung bình)
Trung bình và khá.
Giỏi và xuất sắc.
- Áp lực học tập: sử dụng thang đo áp lực học tập.
Vấn đề sức khỏe tâm thần: trầm cảm, lo lắng.
Các thang đo dùng để đánh giá tình trạng SKTT:
Thang đo trầm cảm: thang đo trầm cảm của trung tâm nghiên cứu dịch tễ (CES-D) có 20 mục được thiết kế bởi Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ để đánh giá các triệu chứng trầm cảm trong dân số nói chung với một hệ số tin cậy nội tại cao. CES-D sử dụng trên thang điểm 4: hầu hết hoặc mọi lúc (5-7 ngày), thỉnh thoảng hoặc thời gian trung bình (3-4 ngày), một vài hoặc ít thời gian (1-2 ngày), hiếm khi hoặc không khi nào (ít hơn 1 ngày). Điểm tích lũy có thể nằm trong khoảng 0-60, điểm số cao hơn, trầm cảm cao hơn. Thang đo này đã sử dụng trong thanh thiếu niên quốc tế và một số quốc gia với hệ số tin cậy nội tại α Cronbach dao động từ 0,82 đến 0,90. Điểm cắt được đề nghị cho thang điểm này là < 16 (không trầm cảm), 16 (trầm cảm), 16 điểm chứng tỏ HS đã trải qua hầu hết 6 nhóm triệu chứng của trầm cảm bao gồm trạng thái trầm buồn, cảm giác tội lỗi và không xứng đáng, mất hi vọng và nơi nương tựa, suy nghĩ chậm chạp và ăn không ngon miệng trong tuần trước hoặc đa số các triệu chứng trong 1 hoặc 2 ngày gần đây. Mặc dù điểm cắt thang đo này không thể làm giảm số trường hợp dương tính giả nhưng thực hiện nghiên cứu trong thanh thiếu niên thì điểm cắt này là phù hợp nhất với độ nhạy 73%, độ đặc hiệu 100% [21].
Thang đo lo lắng: thang này bao gồm 13 mục sử dụng thang điểm 3 (không
bao giờ, đôi khi, thường xuyên). Thang điểm này được xác nhận và sử dụng trong nghiên cứu "ngược đãi trẻ em tại Việt Nam: tỷ lệ và các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần liên quan" thực hiện bởi Nguyễn Thanh Hương và cộng sự (2006) ở Trường Đại Học Y tế công cộng, để xem xét các triệu chứng lo lắng ở các thanh thiếu niên ở các trường học. Do đó, thang đo lo lắng với 13 mục được phát triển phù hợp với văn hóa Việt Nam, và phù hợp với một khung thời gian quản lý câu hỏi
hiệu quả. Điểm cắt của thang đo này là < 26 (không lo lắng), 26 (lo lắng) với độ đặc hiệu 92,2% và độ nhạy 31,3% [31].
Thang đo áp lực học tập: thang đo áp lực học tập trong thanh thiếu niên được phát triển bởi Sun (2010) bao gồm 16 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 5 mức độ từ rất không đồng ý đến rất đồng ý, số điểm càng cao cho thấy HS phải chịu áp lực học tập càng lớn. Thang đo này bao gồm 5 vấn đề về áp lực học tập áp lực từ việc học (4 câu hỏi), lo lắng về điểm số (3 câu hỏi), sự chán nản (3 câu hỏi), sự mong đợi ở bản thân (3 câu hỏi), khối lượng bài vở (3 câu hỏi). Thang điểm này được xác nhận và sử dụng trong nghiên cứu "Áp lực học tập và sức khỏe tâm thần của học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh” thực hiện bởi Thái Thanh Trúc (2010) ở Trường Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Điểm cắt được đề nghị là < 50 (áp lực thấp), 51-58 (áp lực trung bình), > 58 (áp lực cao). Trong phạm vi của nghiên cứu này, chúng tôi chỉ khảo sát mối liên quan của áp lực học tập với các vấn đề SKTT.
2.2.5. Không gian và thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 6 năm 2012. Các bảng câu hỏi tự điền được phát vào tháng 10 năm 2011 nhằm tránh áp lực của các kì thi cuối học kì và sự thoải mái tâm lý sau kì nghỉ hè, địa điểm tiến hành lấy mẫu tại phòng học của HS vào những buổi nhất định trong giờ học bình thườngở ba trường: trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng ở quận Bình Thủy, trường THPT Châu Văn Liêm ở quận Ninh Kiều và trường THPT Trần Đại Nghĩa thuộc quận Cái Răng. Nghiên cứu được thực hiện ở ba trường này vì ba trường nằm ở ba quận khác nhau của thành phố Cần Thơ, HS của ba trường có những đặc điểm riêng như thành tích đầu vào, thành phần bản thân và gia đình, áp lực của thầy cô dành cho HS,...chính những đặc điểm này sẽ giúp nghiên cứu bộc lộ rõ hơn về thực trạng các vấn đề SKTT của HS thành phố Cần Thơ.
2.2.6. Quản lý và phân tích số liệu:
Thứ nhất, tỉ lệ hiện mắc được tính toán và trình bày như các số liệu thống kê mô tả đó là tỷ lệ đối tượng tham gia qua giới tính, trường, lớp và mức độ nghiêm trọng của SKTT.
Thứ hai, so sánh các tỷ lệ và ước tính mối liên quan giữa các vấn đề của SKTT với các đặc điểm nhân chủng học, môi trường gia đình và môi trường trường học được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm, tỷ số chênh (OR) và khoảng tin cậy 95% của OR và hồi quy logistic đơn biến.
2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu:
Phê duyệt để tiến hành nghiên cứu đã được cấp bởi trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Trước khi thu thập dữ liệu ở ba trường đã có sự chấp thuận bằng văn bản của từng hiệu trưởng. Trước khi thu thập dữ liệu với mỗi lớp, mục đích của nghiên cứu sẽ được giải thích cho HS, việc tham gia nghiên cứu là tự nguyện, câu trả lời của họ sẽ được giấu tên, quá trình thu thập và xử lý dữ liệu đảm bảo rằng không ai có thể đọc câu trả lời của họ, không có câu trả lời đúng hay sai và họ có thể ngừng hoặc rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ CẦN THƠ
3.1.1. Đặc điểm nhân chủng học của học sinh
3.1.1.1. Đặc điểm về giới tính và nhóm tuổi của học sinh
Bảng 3.1. Đặc điểm giới tính và nhóm tuổi của học sinh
Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 422 36,4 Nữ 737 63,6 Nhóm tuổi 15 373 32,1 16 384 33,1 17-19 404 34,8 Tổng 1161 100,0
Có 1161 HS tham gia nghiên cứu, trong đó HS nam chiếm tỷ lệ 36,4% (422), HS nữ chiếm 63,6% (737). HS tham gia nghiên cứu ở 3 nhóm tuổi chiếm tỷ lệ gần bằng nhau.
3.1.1.2. Đặc điểm về nơi sinh sống học sinh
Bảng 3.2. Đặc điểm nới sinh sống của học sinh
Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Nông thôn 144 12,4
Thành thị 1017 87,6
Tổng 1161 100,0
Tỷ lệ HS có gia đình sống ở thành thị 87,6% (1017) cao hơn HS có gia đình sống ở vùng nông thôn 12,4% (144).
3.1.1.3. Đặc điểm về sự phân bố theo trường học và khối lớp của học sinh
Bảng 3.3. Đặc điểm về sự phân bố theo trường học và khối lớp của học sinh
Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Trường học
Lý Tự Trọng 349 30,1
Châu Văn Liêm 422 36,3
Trần Đại Nghĩa 390 33,6 Khối lớp 10 389 33,5 11 393 33,9 12 379 32,6 Tổng 1161 100,0
HS trường Châu Văn Liêm (36,3%) chiếm tỷ lệ cao hơn so với hai trường Trần Đại Nghĩa (33,6%) và Lý Tự Trọng (30,1%). Tỷ lệ HS lớp 10, lớp 11, lớp 12 tương đương nhau.
3.1.1.4. Đặc điểm về dân tộc và tôn giáo của học sinh
Bảng 3.4. Đặc điểm dân tộc và tôn giáo của học sinh
Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%) Dân tộc Kinh 1106 95,3 Khác 55 4,7 Tôn giáo Không 835 71,9 Phật 247 21,3 Khác 79 6,8 Tổng 1161 100,0
HS có dân tộc Kinh chiếm đa số là 95,3% (1106). Có 71,9% (835) HS không có tôn giáo, 21,3% (247) theo đạo Phật và 6,8% (79) HS theo các tôn giáo khác.
3.1.2. Đặc điểm về môi trường gia đình của học sinh
3.1.2.1. Đặc điểm về trình độ học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ học sinh
Bảng 3.5. Đặc điểm về trình độ học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ học sinh
Cha Mẹ Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tần số (n) Tỷ lệ (%) Trình độ học vấn Chưa từng đi học và TH 91 7,9 137 11,9 THCS 211 18,3 290 25,1 THPT và cao hơn 839 72,7 727 62,9 Không có cha/mẹ 14 1,2 1 0,1 Tổng 1155 100,0 1155 100,0 Nghề nghiệp
Công nhân viên 724 62,4 423 36,4
Tự kinh doanh 247 21,3 188 16,2
Nông dân 110 9,5 52 4,5
Khác 80 6,8 494 42,9
Tổng 1161 100,0 1157 100,0
Trình độ học vấn của cha, mẹ HS chủ yếu là THPT và cao hơn lần lượt là 72,7% (839) và 62,9% (727).
Về nghề nghiệp, cha HS làm công nhân viên chiếm đa số 62,4% (724) trong khi đó mẹ HS chủ yếu làm công việc khác như nội trợ hoặc thất nghiệp 42,9% (494).
3.1.2.2. Đặc điểm về việc lớn lên và chung sống của học sinh với gia đình
Bảng 3.6. Đặc điểm về việc lớn lên và chung sống của học sinh với gia đình
Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Lớn lên với
Cha mẹ ruột 1077 92,8
Khác 84 7,2
Tổng 1161 100,0
Hiện tại đang sống với
Cha mẹ 1020 87,9 Anh chị 35 3,0 Một mình 22 1,9 Bạn bè 32 2,8 Khác 52 4,5 Tổng 1161 100,0
HS lớn lên cùng với cha mẹ ruột chiếm 92,8% (1077), tuy nhiên chỉ có khoảng 87,9% (1020) HS hiện tại đang sống với cha mẹ.
3.1.2.3. Đặc điểm kinh tế gia đình và tình trạng hôn nhân của cha mẹ học sinh
Bảng 3.7. Đặc điểm kinh tế gia đình và tình trạng hôn nhân của cha mẹ học sinh
Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Tình trạng kinh tế
Nghèo và kiếm đủ tiền để sống 488 42,1
Sống thoải mái và giàu 672 57,9
Tình trạng hôn nhân của cha mẹ
Đang sống chung 1019 87,8
Khác 142 12,2
Tổng 1160 100,0
HS có tình trạng kinh tế gia đình nghèo và đủ sống chiếm 42,1% (488) và HS sống thoải mái và giàu chiếm 57,9% (672).
Có 87,8% (1019) HS có cha mẹ đang sống chung với nhau và 12,2% (142) HS có cha mẹ đã ly dị, qua đời (một hoặc hai) và các trường hợp khác.
3.1.2.4. Đặc điểm về môi trường sống gia đình của học sinh
Bảng 3.8. Đặc điểm về môi trường sống gia đình của học sinh
Đặc điểm Có n (%) Không n (%) Tổng cộng n (%)
HS sống trong gia đình với
Người nghiện rượu 177 (15,3) 980 (84,7) 1157 (100,0) Người nghiện ma túy 19 (1,6) 1138(98,4) 1157 (100,0) Người bị trầm cảm, bệnh tâm thần 55 (4,8) 1102 (95,3) 1157 (100,0) Người từng tự tử 21 (1,8) 1136 (98,2) 1157 (100,0)
Gia đình thường xuyên hoặc rất thường xuyên
Văng tục, chế giễu, làm nhục bạn 93 (8,0) 1065 (92,0) 1158 (100,0) Đánh đập bạn 45 (3,9) 1114 (96,1) 1159 (100,0)
Có 15,3% (177) HS sống với người nghiện rượu trong gia đình, 1,6% (19) sống với người nghiện ma túy, 4,8% (55) sống với người bị trầm cảm hoặc bị bệnh tâm thần và 1,8% (21) HS sống trong gia đình có người tự tử. Ngoài ra, 8% (93) HS thường xuyên bị gia đình văng tục, chế giễu, làm nhục và khoảng 3,9% (45) HS thường xuyên bị gia đình đánh đập.
3.1.3. Đặc điểm về môi trường trường học của học sinh
3.1.3.1. Đặc điểm về kết quả học tập trong học kì trước của học sinh
Bảng 3.9. Đặc điểm về kết quả học tập trong học kì trước của học sinh