Mục tiêu phấn đấu

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HUT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 66 - 68)

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM, những mục tiêu về mặt con số ngành du lịch TP.HCM cần hoàn thành trong năm 2013 là: đƣa lƣợt KDL quốc tế đến thành phố đạt 4.100.000 lƣợt, tổng doanh thu du lịch đạt 81.970 tỷ đồng.

Ngoài những chỉ tiêu nói trên, ngành du lịch TP.HCM trong năm 2013 còn phải hoàn thành 5 nhiệm vụ trọng tâm mà qua đó ta có thể thấy sự phù hợp của định hƣớng phát triển của du lịch thành phố với chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam từ nay đến năm 2020, đặc biệt là những nhấn mạnh vào chất lƣợng và tính bền vững của hoạt động du lịch. Đó chính là:

1.Tiếp tục thực hiện nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố trong đó tập trung phát triển du lịch đƣờng sông đặc biệt du lịch đƣờng sông nội đô, du lịch sinh thái (nhà vƣờn quận 9, du lịch sinh thái Cần Giờ) là ƣu tiên hàng đầu. Thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp du lịch với doanh nghiệp các lĩnh vực vận chuyển, dịch vụ mua sắm, giải trí…nhằm tạo những gói sản phẩm tốt có sức cạnh tranh.

2.Triển khai hoạt động có hiệu quả Trung tâm Xúc tiến Du lịch thành phố góp phần nâng cao chất lƣợng quảng bá xúc tiến du lịch theo hƣớng chuyên nghiệp.

Xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin du lịch thành phố để tăng cƣờng thông tin cho du khách và doanh nghiệp. Nâng chất các sự kiện văn hóa, du lịch đƣợc tổ chức định kỳ trong đó điểm nhấn là Ngày hội Du lịch và Hội chợ Du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh.

3.Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch và đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trƣờng thuận lợi đầu tƣ phát triển du lịch. Thực hiện tích cực cơ chế phối hợp trong hậu kiểm du lịch giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Cục Thuế, Công an thành phố và phòng Văn hóa Thông tin quận huyện theo hƣớng hƣớng dẫn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.Từng bƣớc thực hiện phân cấp công tác hậu kiểm cho về du lịch cho quận, huyện.

4.Tập trung triển khai công tác đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng theo hƣớng chuẩn hóa đội ngũ nhân lực ngành du lịch, chú trọng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ngành nghề cụ thể nhƣ tiếp tân, buồng, bếp, tài xế xe du lịch, thuyết minh viên, hƣớng dẫn viên du lịch để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch.

5.Phát động chƣơng trính “Du lịch thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm với môi trƣờng” góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch có trách nhiệm với môi trƣờng, bảo vệ môi trƣờng sạch – xanh để phát triển du lịch thành phố bền vững. Chú trọng tăng cƣờng công tác an ninh trật tự, góp phần tăng sức hấp dẫn cho điểm đến thành phố.

Dựa trên Chiến lƣợc phát triển của du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và những mục tiêu cụ thể và nhiệm vụ của du lịch TP.HCM trong năm 2013 cùng thực trạng của du lịch TP.HCM, những mục tiêu phát triển mà du lịch TP.HCM nói chung và hoạt động thu hút KDL quốc tế đến TP.HCM nói riêng cần phải thực hiện từ nay đến năm 2020 chính là:

Thứ nhất, mục tiêu về sản phẩm du lịch: nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố theo hƣớng đa dạng hóa các loại hình du lịch trong đó ƣu tiên hàng đầu là phát triển du lịch đƣờng sông và du lịch sinh thái. Tạo sự liên kết giữa những doanh nghiệp tham gia vào suốt quá trình tạo ra sản phẩm du

lịch nhƣ lữ hành, vận chuyển, mua sắm, giải trí,… để tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao cung cấp cho khách hàng.

Thứ hai, mục tiêu về công tác quảng bá du lịch: triển khai hoạt động của Trung Tâm Xúc tiến Du lịch TP.HCM theo hƣớng chuyên nghiệp và nâng cao chất lƣợng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Các sự kiện du lịch cần đƣợc tổ chức chú trọng vào chất lƣợng, đặc biệt là Ngày hội Du lịch và Hội chợ Du lịch quốc tế TP.HCM đƣợc tổ chức thƣờng niên.

Thứ ba, mục tiêu về quản lý du lịch: các cơ quan quản lý của Nhà nƣớc cần đƣợc cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý và tạo môi trƣờng thuận lợi cho đầu tƣ phát triển du lịch; đồng thời có cơ chế thích hợp trong việc phối hợp với nhau trong các khâu quản lý và hậu kiểm du lịch nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi nhƣng vẫn trong khuôn khổ của pháp luật.

Thứ tƣ, mục tiêu về nguồn nhân lực du lịch: nâng cao chất lƣợng của nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo, đào tạo lại và chuẩn hóa. Việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch bao gồm việc nâng cao chất lƣợng của không chỉ lực lƣợng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà còn phải chú ý đến những ngành nghề cụ thể nhƣ tiếp tân, phục vụ phòng, đầu bếp, tài xế, thuyết minh viên và hƣớng dẫn viên du lịch.

Thứ năm, mục tiêu về môi trƣờng và ninh trật tự: làm du lịch phải đi đôi với trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng bằng các hoạt động nâng cao ý thức của cộng đồng về hoạt động du lịch đồng thời bảo vệ môi trƣờng sạch xanh, giữ gìn an ninh trật tự. Đây chính là quá trình phát triển du lịch một cách bền vững vừa tăng sức hút cho du lịch TP.HCM vừa bảo vệ môi trƣờng và những giá trị truyền thống của dân tộc.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HUT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)