Các nhân tố cản trở khác

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HUT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 25 - 26)

Ngoài các nhân tố liên quan tới cầu và cung còn có các nhân tố khác cản trở việc đi đến nƣớc đƣợc chọn đi du lịch của con ngƣời. Đây là các nhân tố cản trở hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế.

Khoảng cách địa lý giữa nơi cƣ trú thƣờng xuyên của KDL quốc tế và nơi đến du lịch

Khoảng cách địa lý giữa nơi cƣu trú và nơi đi du lịch càng lớn thì chi phí di chuyển càng cao, thời gian di chuyển dài gây nên tâm lý e ngại khi quyết định đi du lịch của con ngƣời. Ngƣợc lại, những điểm đến gần với nơi cƣ trú của mình có khả năng đƣợc KDL lựa chọn cao hơn, chẳng hạn nhƣ 77% khách du lịch quốc tế đến Malysia trong giai đoạn 2004-2007 là từ các nƣớc Đông Nam Á (Salleh và Othman, 2008). Khoảng cách địa lý đƣợc đo bằng khoảng cách bằng km giữa giữa thủ đô nƣớc lƣu trú của KDL và thủ đô của điểm đến trong nghiên cứu của Khadaroo và Seetanah (2007) và Kosnan và Ismail (2012). Một số các chỉ tiêu khác phản ánh mức độ cản trở hoạt động thu hút KDL quốc tế của một địa phƣơng còn có: chi phí di chuyển bằng đƣờng hàng không giữa nơi xuất phát và nơi đến đƣợc sử dụng trong nghiên cứu của Bechdolt (1973), Lim và MacAleer (2002) hay giá dầu thô thế giới (đƣợc sử dụng trong nghiên cứu của Small và Sweetman (2009).

Giá cả của hàng hóa thay thế

Giá cả của hàng hóa thay thế trong du lịch quốc tế chính là giá cả của hàng hóa và dịch vụ ở nƣớc cạnh tranh về du lịch với nƣớc đến. Thông thƣờng, những

nƣớc láng giềng hoặc trong cùng một khu vực địa lý thƣờng là những nƣớc cạnh tranh với nhau để giành du khách do các nƣớc này thông thƣờng sở hữu những điều kiện tƣơng tự về địa hình, khí hậu, cảnh quan,... Cạnh tranh về giá cả cũng là một trong những chiến lƣợc cạnh tranh quan trọng trong chiến lƣợc thu hút khách du lịch quốc tế. Giá cả hàng hóa dịch vụ ở nƣớc cạnh tranh giảm sẽ gây ra nguy cơ mất khách du lịch ở nƣớc mình do du khách sẽ chọn du lịch ở nƣớc cạnh tranh. Nhân tố này cũng sẽ đƣợc biểu hiện thông qua tỷ lệ giữa chỉ số giá tiêu dùng giữa nƣớc cƣ trú của KDL và nƣớc cạnh tranh về du lịch với nƣớc nghiên cứu trong nghiên cứu của Bashagi và Muchapondwa (2009).

Các thảm họa thiên nhiên hoặc nhân tạo

Các thảm họa thiên nhiên nhƣ sóng thần, động đất, bão, lũ lụt,... là những nhân tố cản trở KDL đến thăm một nƣớc. Tƣơng tự, các thảm họa do chính con ngƣời tạo ra nhƣ chiến tranh, khủng bố, tai nạn giao thông làm cho du khách cảm thấy không an toàn và ái ngại khi quyết định đến nƣớc đó du lịch.

Đối với các nhân tố này, biến giả thƣờng đƣợc sử dụng để biểu hiện cho năm xảy ra một thảm họa nào đó đƣợc dự đoán là có tác động đến lƣợng khách du lịch quốc tế đến một nƣớc. Chẳng hạn nhƣ trong nghiên cứu của Bashagi và Muchapondwa (2009) về các hoạt động làm tăng nhu cầu du lịch quốc tế ở Tanzania, biến giả về năm diễn ra sự kiện đánh bom tòa đại sứ Mỹ ở nƣớc này đã đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợng ảnh hƣởng của thảm họa này đến lƣợng khách du lịch quốc tế đến nƣớc này.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HUT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 25 - 26)