hút khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh
Hoạt động du lịch đang ngày càng đƣợc thế giới đề cao vì du lịch không chỉ là một hoạt động mang lại lợi ích kinh tế cao mà còn là cơ hội để con ngƣời giao lƣu với các nền văn hóa khác nhau, mở mang và tiếp thu nhiều kiến thức mới. Báo cáo tổng hợp Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã khẳng định “Ngành du lịch đã đóng góp quan trọng vào tăng trƣởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trƣờng và giữ vững an ninh quốc phòng”.
Trƣớc khi tìm hiểu sâu hơn về tác động văn hóa-xã hội của du lịch quốc tế, du lịch với vai trò là một ngành dịch vụ đang ngày càng góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế địa phƣơng. Nguồn lợi kinh tế từ hoạt động du lịch không chỉ bao gồm doanh thu từ các dịch vụ du lịch lữ hành mà KDL sử dụng mà còn nằm ở mọi dịch vụ đƣợc sử dụng và mọi hàng hóa đƣợc trao đổi trong quá trình KDL thực hiện hành trình du lịch của mình ở một địa phƣơng. Đây còn gọi là hoạt động “xuất khẩu tại chỗ” hàng hóa và dịch vụ của địa phƣơng đón tiếp KDL. Chính vì thế, du lịch giúp làm tăng tổng sản phẩm trong nƣớc, tăng dự trữ ngoại hối. Để minh chứng cho vai trò của ngành du lịch đối với nền kinh tế của một quốc gia, ta có thể thấy trong bảng 1.1, doanh thu của ngành du lịch trong giai đoạn 2005-2012 chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong Tổng sản phẩm trong nƣớc của nƣớc ta. Đến năm 2012, tỷ trọng ƣớc đạt là 6,01%, tăng 1,75 lần so với năm 2005.
Bảng 1.1: Tỷ trọng doanh thu của ngành Du lịch trong tổng sản phẩm trong nƣớc của Việt Nam
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm Doanh thu của ngành Du lịch Việt Nam
Tổng sản phẩm trong
nƣớc của Việt Nam Tỷ trọng (I)/(II)
2005 28.800 839.211 3,43% 2006 36.000 974.266 3,70% 2007 56.000 1.143.715 4,90% 2008 60.000 1.485.038 4,04% 2009 68.000 1.658.389 4,10% 2010 95.000 1.980.914 4,80% 2011 130.000 2.535.008 5,13% 2012 (ƣớc tính) 160.000 2.662.519 6,01%
Nguồn: Người viết tổng hợp từ số liệu của Sở VH-TT-DL TP.HCM và Niên giám thống kê năm 2011
Chính vì những lợi ích kinh tế cũng nhƣ lợi ích xã hội mà du lịch mang lại, các nƣớc và tỉnh/thành trên thế giới đã và đang có những hoạt động nhằm thu hút KDL quốc tế đến với địa phƣơng mình. Đặc biệt, hầu hết các quốc gia trong khu
vực Đông Nam Á nhƣ Malaysia, Thái Lan, Singapore,…đều đặt trọng tâm thu hút KDL quốc tế và xem du lịch nhƣ ngành kinh tế mũi nhọn. Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 cũng đã đặt mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP.
Là một đất nƣớc đƣợc nhận định là có đầy đủ điều kiện để trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn nhƣng cũng là đất nƣớc sinh sau đẻ muộn trong du lịch quốc tế bởi những cản trở của chiến tranh và đói nghèo, hoạt động du lịch quốc tế của Việt Nam chỉ thực sự khởi sắc kể từ khi nƣớc ta mở cửa với nền kinh tế thế giới trong giai đoạn 1990-1991, kể từ đó lƣợt KDL quốc tế đến với Việt Nam tăng trƣởng qua mỗi năm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi mà tính mới của điểm đến Việt Nam dần trở nên quen thuộc với thị trƣờng khách quốc tế, du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều đối thủ lớn trong khu vực nhƣ Thái Lan, Malaysia, Singapore. Đây là những đối thủ có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động thu hút KDL quốc tế và có điều kiện tốt hơn trong cơ sở vật kỹ thuật và hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch. Đồng thời Campuchia với những chính sách thông thoáng trong thu hút KDL quốc tế cũng nhƣ việc sở hữu những kiến trúc độc đáo nhƣ đền Ankor Wat cũng đang trở thành đối thủ đáng gờm của du lịch Việt Nam. Năm 2011, trong bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh về du lịch của Diễn dàn kinh tế thế giới WEF, Việt Nam đứng thứ 80 trong tổng số 130 nƣớc, trong khu vực nƣớc ta xếp sau Singapore (hạng 10), Thái Lan (hạng 41), Brunei (hạng 67), Indonesia (hạng 74). Điều đó cho thấy du lịch Việt Nam cần phải cải thiện nhiều để có thể trở thành một điểm đến hấp dẫn khi nhắc đến khu vực ĐNA. Sở hữu những điểm tƣơng đồng về khí hậu cũng nhƣ địa hình, thị trƣờng du lịch của các nƣớc trong khu vực ĐNA vừa là đối thủ những cũng vừa là thị trƣờng lớn trong việc thu hút KDL quốc tế.
Ở khu vực ĐNA, mỗi quốc gia đều có một trung tâm kinh tế vừa đóng vai trò trung tâm trong việc thu hút KDL quốc tế vì nơi đó sở hữu những điều kiện quan trọng về cơ sở vật chất và hạ tầng phục vụ du lịch. Đó có thể là các thủ đô nhƣ Bangkok của Thái Lan, Manila của Phillipines hay trung tâm kinh tế nhƣ Kuala Lumpur của Malaysia. Ở nƣớc ta, ngoài thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là
trung tâm kinh tế lớn nhất cả nƣớc và cũng là địa phƣơng thu hút KDL quốc tế bậc nhất cả nƣớc.
Thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa phƣơng đóng góp tỷ trọng cao vào doanh thu du lịch của cả nƣớc. Bảng 1.2 cho ta thấy rằng trong nhiều năm liên tiếp doanh thu du lịch của thành phố chiếm gần một nửa doanh thu cả nƣớc.
Bảng 1.2: Doanh thu du lịch TP.HCM và cả nƣớc cùng tỷ trọng của doanh thu du lịch TP.HCM so với doanh thu du lịch của cả nƣớc
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm Doanh thu du lịch TP.HCM (I) Doanh thu du lịch cả nƣớc (II) Tỷ trọng (I)/(II) 2008 31.000 60.000 51,67 % 2009 38.334 68.000 56,37 % 2010 44.918 95.000 47,28 % 2011 56.842 130.000 43,72 % 2012 71.279 160.000 44,5%
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Với lợi thế lớn về giao thông vận tải, kinh tế và lịch sử, TP.HCM luôn đƣợc lựa chọn là điểm đến hàng đầu khi KDL quốc tế đến với Việt Nam. Qua Bảng 1.3 ta thấy hơn 55% KDL quốc tế chọn đến với TP.HCM trong chuyến du lịch Việt Nam của mình.
Bảng 1.3: Số lƣợt KDL quốc tế đến TP.HCM và cả nƣớc
(Đơn vị: lượt)
Năm TP.HCM (I) Cả nƣớc (II) Tỷ trọng (I)/(II) 2007 2.700.000 4.200.000 64,28 % 2008 2.800.000 4.200.000 66,67 % 2009 2.600.000 3.800.000 68,42 % 2010 3.100.000 5.000.000 62% 2011 3.500.000 6.000.000 58,33 % 2012 (ƣớc tính) 3.800.000 6.847.678 55,5%
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM và Tổng cục Du lịch Việt Nam
Mặc dù có sự tăng lên về doanh thu và lƣợt KDL quốc tế đến với thành phố, du lịch TP.HCM đã và đang đối mặt với nhiều thử thách lớn từ các trung tâm kinh tế và du lịch lớn khác nhƣ Bangkok (Thái Lan), Manila (Phillippines), Kuala Lumpur (Malaysia) trong việc thu hút và giữ chân KDL quốc tế. Khi mà tính mới của du lịch Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã không còn là thế mạnh cho hoạt động thu hút KDL quốc tế, điều cần thiết hiện nay là xác định các nhân tố có thể tác động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM để phát huy nhân tố có tác động tích cực và hạn chế nhân tố có tác động tiêu cực để cải thiện hoạt động thu hút KDL quốc tế của thành phố. Nhờ vậy, hiệu quả của hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM đƣợc cải thiện.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 đã trình bày tổng quát cơ sở lý luận về du lịch, du lịch quốc tế, khách du lịch quốc tế và hoạt động thu hút KDL quốc tế và các chỉ tiêu thƣờng dùng để đánh giá hiệu quả của hoạt động này. Đồng thời, các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của một địa phƣơng theo quan điểm trong các nghiên cứu liên quan trƣớc đây cũng đƣợc đƣa ra trong chƣơng 1 để làm cơ sở cho các chỉ tiêu và biến số đƣợc đƣa vào mô hình định lƣợng trong chƣơng 2. Trong điều kiện du lịch quốc tế đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia và việc thu hút KDL quốc tế của một địa phƣơng đang chịu cạnh tranh từ các địa phƣơng khác trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới, việc xác định các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của một địa phƣơng là cần thiết, nhất là định lƣợng đƣợc mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đó nhằm có đƣợc những điều chỉnh phù hợp và cải thiện hiệu quả hoạt động thu hút KDL quốc tế của địa phƣơng đó.
CHƢƠNG 2:TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THU HÖT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HÖT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH