Quy định và chính sách của Nhà nƣớc đối với hoạt động nhập cảnh vào

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HUT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 62 - 65)

vào Việt Nam

Thị thực hay tiếng Anh gọi là visa là sự cho phép của một quốc gia đối với công dân của một quốc gia khác đƣợc nhập cảnh, quá cảnh vào quốc gia cấp thị thực. Thị thực có thể đƣợc thể hiện dƣới dạng một ghi chú đính vào hộ chiếu của ngƣời du hành hay một giấy tờ rời. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thị thực Việt Nam bao gồm nhiều loại chính trong đó có loại C1: cấp cho nƣớc ngoài vào Việt Nam du lịch là loại thị thực đƣợc khóa luận này đề cập đến. Biến VISA thể hiện số lƣợng quốc gia mà công dân đƣợc miễn thị thực loại C1 khi nhập cảnh vào Việt Nam để du lịch.

Năm 1997 và 1998, Việt Nam ký hiệp định miễn thị thực du lịch cho công dân Thái Lan và Phi-líp-pin, hai hiệp định này đều có hiệu lực vào 2000 đƣa Thái Lan và Phi-líp-pin trở thành hai nƣớc đầu tiên có công dân đƣợc miễn thị thực khi nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích du lịch. Giai đoạn 2000-2004, Việt Nam lần lƣợt ký các hiệp định miễn thị thực du lịch cho công dân các nƣớc trong khu vực ASEAN là Malaysia, Indonesia, Singapore và Lào. Hàn Quốc và Nhật Bản là hai nƣớc đầu tiên ngoài khu vực Đông Nam Á có công dân đƣợc phép du lịch đến Việt Nam mà không cần thị thực. Trong giai đoạn 2005-2012, nƣớc ta liên tiếp ký các Hiệp định song phƣơng miễn thị thực du lịch cho công dân 8 quốc gia. Năm 2005 chính là năm đánh dấu sự nới rộng về thị thực nhập cảnh vào Việt Nam dành cho các nƣớc ngoài khu vực Châu Á với các hiệp định miễn thị thực cho công dân Kyrgizstan, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan và Thụy Điển. Năm 2007 và 2010, Việt Nam miễn thị thực thêm cho công dân hai nƣớc Đông Nam Á là Bru-nây và Cam- pu-chia. Năm 2008, công dân Nga chính thức không cần thị thực khi nhập cảnh vào Việt Nam du lịch. Nhƣ vậy, tính đến nay, nƣớc ta đã miễn thị thực du lịch cho công dân 16 nƣớc, trong đó có 8 nƣớc thuộc khu vực Đông Nam Á (công dân các nƣớc ASEAN trừ My-an-ma, Đông Timor và công dân Việt Nam sinh sống ở nƣớc ngoài); 2 nƣớc Đông Á là Hàn Quốc, Nhật Bản; 4 nƣớc EU là Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển; cùng 2 nƣớc Nga và Kyrgizstan.

Có thể thấy rằng mặc dù số lƣợng công dân các nƣớc đƣợc miễn thị thực du lịch khi vào Việt Nam, nhƣng phần lớn các thị trƣờng đƣợc miễn thị thực không nằm trong các thị trƣờng KDL quốc tế chính của TP.HCM. Cụ thể, trong số 10 nƣớc có số lƣợng công dân du lịch TP.HCM cao nhất, chỉ có Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Singapore là đƣợc miễn thị thực, KDL quốc tế thuộc các thị trƣờng còn lại đều phải đóng phí để có đƣợc thị thực khi vào TP.HCM du lịch. Đây cũng là một điểm cần lƣu ý trong việc đƣa ra các giải pháp nhằm cải thiện hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM ở chƣơng 4.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trong chƣơng 3, ngƣời viết đã tiến hành chạy mô hình định lƣợng các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM. Trong tổng số 6 nhân tố đƣợc đƣa vào mô hình, ba nhân tố nguồn tài nguyên du lịch TP.HCM, cơ sở hạ

tầng dành cho du lịch của thành phố và chính sách và quy định của Nhà nước về hoạt động nhập cảnh vào Việt Nam đƣợc kiểm định là có ý nghĩa đối với hiệu quả

của hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM. Theo đó, ngƣời viết đã trình bày thực trạng của các nhân tố ảnh hƣởng nêu trên trong giai đoạn hiện nay, qua đó rút ra đƣợc rằng mặc dù sự tăng lên về lƣợng của các nhân tố trên đem lại tác động cùng chiều cho số lƣợt KDL quốc tế đến TP.HCM, tuy nhiên thực trạng về chất lƣợng của các yếu tố trên cũng cần phải đƣợc quan tâm. Chƣơng 3 với mô hình hồi quy cuối cùng đƣợc xây dựng cùng thực trạng đƣợc nêu ra tạo thành những căn cứ quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hoạt động thu hút KDL quốc tế đến TP.HCM ở chƣơng 4.

CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THU HÖT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HUT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 62 - 65)