du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh
Để định lƣợng các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM, ngƣời viết dựa vào các nghiên cứu liên quan trƣớc đây của Yang, Ye và Yan (2011), Khadaroo và Seetanah (2007), WEF (2011), Sookram (2011)... để lựa chọn các chỉ tiêu đại diện biến phụ thuộc và các biến độc lập để đƣa vào mô hình định lƣợng.
2.2.1.1.Biến phụ thuộc (VISIT)
Biến phụ thuộc đƣợc sử dụng trong mô hình là số lƣợt KDL quốc tế đến TP.HCM hằng năm trong giai đoạn 1996-2011. Lƣợt KDL quốc tế là đại lƣợng phổ biến nhất đƣợc dùng làm biến phụ thuộc trong các mô hình định lƣợng về du lịch, tiêu biểu trong đó có nghiên cứu của Ibrahim (2011), Ouerfell (2008), Bashagi và Muchapondwa (2009), Arkturk (2006),...Ngoài số lƣợt KDL quốc tế, một số các chỉ tiêu khác cũng có thể đƣợc sử dụng làm biến phụ thuộc là thu nhập từ KDL quốc tế, số ngày trung bình KDL quốc tế lƣu trú tại nơi đến v.v.. Tuy nhiên, chỉ tiêu về số lƣợt KDL quốc tế đƣợc ngƣời viết chọn vì đây là đại lƣợng phản ánh rõ nhất hiệu quả của hoạt động thu hút KDL quốc tế. Mọi nhân tố làm tăng hay giảm lƣợt KDL quốc tế đến TP.HCM chính là các nhân tố có tác động đến hoạt động thu hút KDL của thành phố.
2.2.1.2.Biến độc lập:
Nhƣ đã trình bày ở chƣơng 1, các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế đƣợc chia thành các nhân tố liên quan đến cầu, đến cung và các nhân tố cản trở. Với mục đích của hóa luận là định lƣợng các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế đến TP.HCM nên một số chỉ tiêu đại diện cho các nhân tố liên quan đến cung sẽ đƣợc ngƣời viết lựa chọn để đƣa vào mô hình bởi vì đây là các nhân tố mà với chính quyền cũng nhƣ ngƣời dân TP.HCM có thể chủ động tác động lên để cải thiện hiệu quả hoạt động thu hút KDL quốc tế của thành phố. Các nhân tố đƣợc đƣa vào mô hình chủ yếu dựa trên quan điểm của WEF về năng lực cạnh tranh du lịch của các quốc gia trong các báo cáo hằng năm và nghiên cứu của
Yang, Ye và Yan (2011) và Khadaroo và Seetanah (2007). Theo đó, các nhân tố đƣợc lựa chọn là nguồn nhân lực dành cho ngành du lịch, nguồn tài nguyên du lịch,
cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch, quy định và chính sách của Nhà nước đối với hoạt động nhập cảnh vào Việt Nam, giá cả. Trong đó:
- Nguồn nhân lực đƣợc đại diện bằng tổng số lao động trong ngành du lịch lữ hành (Yang, Ye và Yan, 2011)
- Nguồn tài nguyên du lịch đƣợc đại diện bằng số lƣợng di tích cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt (Yang, Ye và Yan, 2011)
- Cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch đƣợc đại diện bằng tổng số phòng trong các CSLTDL (Khadaroo và Seetanah, 2007)
- Quy định và chính sách của Nhà nƣớc về hoạt động nhập cảnh vào Việt Nam đƣợc đại diện bằng số lƣợng quốc gia mà công dân đƣợc miễn thị thực du lịch khi vào Việt Nam (WEF, 2011)
- Giá cả đƣợc đại diện bằng tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam với đồng đô la Mỹ (Khadaroo và Seetanah, 2007)
Ngoài ra, ngƣời viết đề xuất bổ sung biến sau vào mô hình: Thu nhập bình quân đầu ngƣời của TP.HCM (GDPPC):
Theo nghiên cứu của Sookram (2011), khách du lịch thích đến những nơi có thu nhập bình quân đầu ngƣời cao vì đây cũng là chỉ tiêu phản ánh điều kiện ăn ở, và trình độ cơ sở hạ tầng cho du lịch.
Trên cơ sở của các nghiên cứu có liên quan, mô hình nghiên cứu đƣợc xây dựng trong khóa luận này nhƣ sau:
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề nghị
Các nhân tố liên quan đến cung còn lại đƣợc trình bày ở chƣơng 1 nhƣ nhân tố về môi trƣờng, vệ sinh y tế, an ninh, cơ sở hạ tầng viễn thông,... không đƣợc đƣa vào mô hình do một phần do sự hạn chế trong thu thập số liệu thống kê và một phần khác do ngƣời viết nhận thấy với việc nền kinh tế Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng có tốc độ phát triển khá nhanh, chính vì thế hầu hết các chỉ tiêu phản ánh cơ sở hạ tầng viễn thông, vệ sinh y tế,... đều có sự tăng trƣởng qua các năm, chính vì thế, việc đƣa các chỉ tiêu có xu hƣớng tăng đều qua các năm vào mô hình sẽ dễ dàng gây ra hiện tƣợng tự tƣơng quan và đa cộng tuyến do tính chất của dữ liệu theo chuỗi thời gian.