1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC)

63 497 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 391,83 KB

Nội dung

2.3 NHẬN XÉT VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TPHCM AISC...54 2.3.1 Những ưu điểm trong kiểm toán khoản mục nợ phải t

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Em xin kính gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc học viện cùng cácthầy cô trong Học Viện Ngân Hàng đã giảng dạy cho em những kiến thức bổ íchtrong suốt quá trình học tập tại trường

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Quý công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tinhọc TP Hồ Chí Minh (AISC) đã giúp đỡ em, cung cấp số liệu, thông tin để giúp emhoàn thành chuyên đề này

Tuy vậy, việc xây dựng và hoàn thiện quy trình kiểm toán là một vấn đề cóphạm vi lớn và phức tạp Mặt khác, những hiểu biết của em về lĩnh vực này còn hạnchế, dự đã rất cố gắng nhưng chuyên đề khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định

Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu từ thầy cô giáo, các anhchị và các bạn quan tâm tới vấn đề này để bài viết được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nơi, Ngày 06 tháng 06 năm 2012 Sinh viên

Phan Thị Trang

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, xuất phát từ quy trình làm việc nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của các anh chị tại Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học TPHCM Các số liệu trong bài là trung thực và khách quan.

Sinh viên thực hiện

Phan Thị Trang

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

LỜI CAM ĐOAN 2

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3

1.1 CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG3 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của khoản mục nợ phải thu khách hàng 3

1.1.2 Phương pháp hạch toán kế toán đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng 4

1.1.3 Các sai phạm thường gặp đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng 9

1.1.4 Thủ tục kiểm soát nội bộ với khoản mục nợ phải thu khách hàng 10

1.2 KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC 12

1.2.1 Khái niệm về kiểm toán BCTC 12

1.2.2 Vai trò và mục tiêu của kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng 12

1.2.3 Các tài liệu sử dụng trong kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng 14 1.2.4 Quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TPHCM (AISC) THỰC HIỆN 25

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TPHCM (AISC) 25

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 25

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty AISC 27

2.1.3 Thị trường khách hàng của công ty AISC 27

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty AISC 28

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TPHCM (AISC) THỰC HIỆN 28

2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 30

2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 43

2.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 54

Trang 4

2.3 NHẬN XÉT VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC

TPHCM (AISC) 54

2.3.1 Những ưu điểm trong kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại công ty Kiểm toán và dịch vụ tin học TP HCM 54

2.3.2 Một số mặt còn hạn chế trong kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại công ty Kiểm toán và dịch vụ tin học TP HCM 55

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TPHCM (AISC) THỰC HIỆN 57

3.1 TÍNH TẤT YẾU CỦA HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TPHCM (AISC) THỰC HIỆN 57

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TPHCM (AISC) 58

3.2.1 Hoàn thiện trong việc đánh giá, tìm hiểu HTKSNB của khách hàng 58

3.2.2 Hoàn thiện thủ tục phân tích 60

3.2.3 Hoàn thiện việc chọn mẫu kiểm tra chi tiết 61

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM 61

TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC 61

3.3.1 Kiến nghị với các cơ quan nhà nước 61

3.3.2 Kiến nghị với hiệp hội kiểm toán hành nghề Việt Nam (VACPA) 62

KẾT LUẬN 63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AISC Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học TP HCM

BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh

HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Hình 1.1 Sơ đồ hạch toán các khoản phải thu khách hàng 8

Hình 1.2 Sơ đồ hạch toán dự phòng phải thu khó đòi 9

Hình 1.3 Bảng câu hỏi về HTKSNB đối với khoản phải thu khách hàng 17

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học TPHCM 27

Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán BCTC tại AISC 29

Bảng 2.3 Trích bảng đánh giá HTKSNB tại khách hàng ABC 33

Bảng 2.4 Phân tích biến động trên bảng cân đối kế toán của công ty ABC 36

Bảng 2.5 Chỉ tiêu đánh giá mức trọng yếu – PM của công ty ABC 39

Bảng 2.6 Chương trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng cho công ty ABC 42

Bảng 2.8 Bảng câu hỏi HTKSNB cho công ty ABC 45

Bảng 2.9 Trích giấy tờ làm việc của KTV 46

Bảng 2.10 Bảng kiểm tra đối chiếu công nợ công ty ABC 48

Bảng 2.11 Mẫu thư xác nhận 49

Bảng 2.12 Đối chiếu thư xác nhận và sổ sách công ty ABC 50

Bảng 2.13 Mẫu kiểm tra việc lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi 52

Bảng 2.14 Kết luận kiểm toán (Trích giấy tờ làm việc của KTV) 53

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, với xu hướng hội nhập nền kinh tếquốc tế Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, chuyển từ nền kinh tế tập trung baocấp sang nền kinh tế thị trường với nhiều yêu cầu mới Trước sự đòi hỏi đó, hoạt độngkiểm toán được ra đời ở Việt Nam Hai mươi năm qua là một chặng đường không dàinhưng đã chứng kiến những bước phát triển vượt bậc của ngành kiểm toán độc lập cònnon trẻ của Việt Nam Với số lượng gần 200 công ty kiểm toán đang hoạt động, quảthực chưa bao giờ hoạt động kiểm toán độc lập lại sôi động như hiện nay Số lượngcác công ty hoạt động trong ngành tăng lên nhanh chóng cùng với các dịch vụ cungcấp ngày càng đa dạng và chuyên nghiệp cho thấy hoạt động kiểm toán độc lập là mộtnhu cầu rất thiết thực của nền kinh tế, nhất là khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nềnkinh tế thế giới Trong đó, hoạt động kiểm toán BCTC giữ vai trò quan trọng và nhậnđược sự quan tâm của nhiều đối tượng Nó giảm thiểu rủi ro thông tin, tăng độ tin cậythông tin kế toán và góp phần lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế

Khoản mục nợ phải thu khách hàng là khoản mục quan trọng trên BCTC củadoanh nghiệp, có liên quan chặt chẽ đến chu trình bán hàng, thu tiền cũng như các chỉtiêu trọng yếu có trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Do vậy, kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng là một phần quan trọng trongkiểm toán BCTC

Sau quá trình học tập, tìm hiểu về kiểm toán nói chung và kiểm toán BCTC nói riêng,cùng với thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thànhphố Hồ Chí Minh (AISC), em đã được trực tiếp tiếp cận với khoản mục nợ phải thukhách hàng Nhân thức được tầm quan trọng của kiểm toán khoản mục này trong kiểm

toán BCTC, em đã lựa chọn thực hiện đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện.” để nghiên

cứu và làm bài chuyên đề tốt nghiệp của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp là dựa trên những lý luận chung

về quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài

Trang 8

chính và thực tế kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố

Hồ Chí Minh (AISC) để làm căn cứ đối chiếu giữa lý luận và thực tế Nhờ đó đề xuất

ý kiến và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phảithu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính

3 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này em đã sử dụng phương pháp nghiên cứu: duy vật biệnchứng, phương pháp duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp so sánh, phương phápthống kê và phương pháp tổng hợp

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Chuyên đề tập trung tìm hiểu và phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễntheo chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam liên quan đến hoạt động kiểm toánkhoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểmtoán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC)

5 Kết cấu của bài chuyên đề

Ngoài phần mở đầu, kết luận, chuyên đề bao gồm ba phần chính:

Chương 1: Lý luận chung về kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng

trong kiểm toán báo cáo tài chính.

Chương 2: Thực trạng kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong

kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện.

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện kiểm toán khoản mục nợ phải thu

khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện.

Trang 9

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH

HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1 CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của khoản mục nợ phải thu khách hàng

Khoản mục nợ phải thu khách hàng: Là các khoản phát sinh trong quá trình bánsản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khi thời điểm bán hàng và thu tiền không trùng nhau Cáckhoản phải thu của khách hàng là một loại tài sản của doanh nghiệp nhưng bị ngườimua chiếm dụng, mà đơn vị có trách nhiệm phải thu hồi

Trên bảng CĐKT, khoản mục nợ phải thu khách hàng được trình bày tại phần Tài sảnlưu động và đầu tư ngắn hạn, bao gồm khoản mục nợ phải thu khách hàng được ghi theo sốphải thu gộp và khoản mục dự phòng phải thu khó đòi được ghi âm Do vậy, phần nợ phải thukhách hàng trừ đi phần dự phòng chính là nợ phải thu thuần

Khoản mục nợ phải thu khách hàng là một khoản mục quan trọng trọng trênBCĐKT, vì có mối liên hệ mật thiết đến kết quả kinh doanh của đơn vị và việc lập dựphòng phải thu khó đòi thường dựa vào sự ước tính của nhà quản lý nên rất khó kiểmtra

Người sử dụng BCTC thường dựa vào mối liên hệ giữa tài sản và công nợ đểđánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp Do đó, đây là đối tượng để sử dụngcác thủ thuật thổi phồng so với thực tế để làm tăng khả năng thanh toán của doanhnghiệp

Bên cạnh đó, nợ phải thu khách hàng có liên quan mật thiết đến kết quả kinhdoanh, do đó luôn có khả năng doanh nghiệp ghi tăng thêm để làm tăng lợi nhuận vàdoanh thu của đơn vị

Các khoản dự phòng phải thu khó đòi làm tăng chi phí của doanh nghiệp trong kỳ lập dự phòng, do đó làm giảm lợi nhuận kỳ báo cáo

1.1.2 Phương pháp hạch toán kế toán đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng

Nguyên tắc hạch toán đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng

Trang 10

Các khoản phải thu khách hàng mặc dù được phân loại thành khoản phải thu ngănhạn và khoản phải thu dài hạn nhưng các khoản phải thu này vẫn được theo dõi trên cùngmột tài khoản, chi tiêt cho từng đối tượng phải thu Đến cuối kỳ kế toán, kế toán viên căn

cứ vào hợp đồng và các chứng từ có liên quan để phân chia thành các khoản phải thukhách hàng ngăn hạn và dài hạn Do đó, khi hạch toán khoản phải thu khách hàng phảituân thủ các nguyên tắc sau (theo Chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ Tài Chính):

Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từngnội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và ghi chéptheo từng lần thanh toán Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế vớidoanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bấtđộng sản đầu tư

Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu

tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay (Tiền mặt, séc hoặc đã thu qua Ngân hàng).Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản

nợ, loại nợ có thể trả đúng thời hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồiđược, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp

xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được

Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo sự thoả thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư đã giao, dịch vụ

đã cung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao

Nội dung và kết cấu tài khoản phản ánh

Để hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người mua, kế toán sử dụng tài khoản 131- Nợ phải thu khách hàng Kết cấu tài khoản :

Bên Nợ: Phản ánh số tiền phải thu của khách hàng mua chịu sản phẩm, hàng

hoá, vật tư… của doanh nghiệp Số tiền thừa trả lại cho khách hàng, số tiền do xóa sổ khoản phải thu của khách hàng mà không thu hồi được và số tiền chênh lệch do điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ

Bên Có: Phản ánh số tiền khách hàng đã trả nợ,số tiền đã nhận ứng trước, trả

trước của khách hàng Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng

và khách hàng có khiếu nại, doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (Có thuế GTGT hoặc không có thuế GTGT), số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua

Trang 11

Số dư bên Nợ:Số tiền còn phải thu của khách hàng.

Tài khoản này có thể có số dư bên Có Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”

Nguyên tắc hạch toán dự phòng phải thu khó đòi:

Để hạch toán các khoản dự phòng phải thu khó đòi, kế toán sử dụng tài khoản 139- Dự phòng phải thu khó đòi Đây là tài khoản điều chỉnh của tài khoản 131 nên có cách ghi ngược lại Kết cấu tài khoản :

Bên Nợ: Phản ánh việc hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi và xử lý các khoản

phải thu khó đòi

Bên Có: Phản ánh số dự phòng trích lập

Số dư bên Có: Số dự phòng phải thu trích lập hiện có.

Tại điều 6, Thông tư 228/2009/TT- BTC quy định một số điểm như sau về lập dự phòng phải thu khó đòi:

Thời điểm lập và hoàn nhập dự phòng

Thời điểm lập và hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi là cuối kỳ kếtoán năm Riêng đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phảilập báo cáo tài chính giữa niên độ thì được trích lập và hoàn nhập dự phòng ở thờiđiểm lâp BCTC giữa niên độ

Đối tượng và điều kiện

Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiềncòn nợ Có đủ căn cứ các định là khoản nợ phải thu khó đòi: đã quá hạn thanh toán ghitrên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác

Nợ phải thu chưa thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty,doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng…) đã lâm vào tình trạng phá sảnhoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan phápluật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết (Nợ không có khả năngthu hồi)

Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử

lý như là một khoản tổn thất

Trang 12

Phương pháp trích lập dự phòng

Đối với khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 đến dưới 1 năm

50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 đến dưới 2 năm

70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm

100% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên

Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vàotình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị

cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án…thì doanh nghiệp

dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng

Hệ thống chứng từ sổ sách kế toán với Nợ phải thu khách hàng:

Sổ chi tiết theo dõi công nợ với từng khách hàng; sổ cái tài khoản 131; bảng tổng hợp phải thu khách hàng; sổ theo dõi chi tiết các khoản dự phòng phải thu khó đòi; sổ cái tài khoản dự phòng phải thu khó đòi và một số sổ sách khác

Các chứng từ có liên quan như: Hóa đơn bán hàng, đơn đặt hàng, chứng từ vận chuyển, phiếu xuất kho, hợp đồng kinh tế (nếu có), các chứng từ thanh toán, phiếu kế toán khi lập dự phòng, các biên bản liên quan tới việc xóa sổ nợ khó đòi

Khái quát trình hạch toán với Nợ phải thu khách hàng:

Trang 13

Hình 1.1 Sơ đồ hạch toán các khoản phải thu khách hàng

Trang 14

Hình 1.2 Sơ đồ hạch toán dự phòng phải thu khó đòi

1.1.3 Các sai phạm thường gặp đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng

- Không bù trừ cùng đối tượng hoặc bù trừ công nợ không cùng đối tượng

- Chưa có sổ chi tiết theo dõi chi tiết từng đối tượng phải thu

- Cùng một đối tượng nhưng theo dõi trên nhiều tài khoản khác nhau

- Quy trình phê duyệt bán chịu không đầy đủ, chặt chẽ: chưa có quy định về sốtiền nợ tối đa, thời hạn thanh toán…

- Chưa tiến hành đối chiếu hoặc đối chiếu công nợ không đầy đủ vào thời điểmlập Báo cáo tài chính

- Chênh lệch biên bản đối chiếu và sổ kế toán chưa được xử lý

- Chênh lệch sổ chi tiết, sổ cái, Bảng cân đối kế toán

- Hạch toán sai nội dung, số tiền, tính chất tài khoản phải thu, hạch toán các khoảnphải thu không mang tính chất phải thu thương mại vào TK131

- Cơ sở hạch toán công nợ không nhất quán theo hóa đơn hay theo phiếu xuất kho,

do đó đối chiếu công nợ không khớp số

- Hạch toán giảm công nợ phải thu hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán nhưngkhông có hóa đơn, chứng từ hợp lệ

- Ghi nhận các khoản trả trước cho người bán không có chứng từ hợp lệ Cáckhoản đặt trước tiền hàng cho người bán hoặc có mối quan hệ kinh tế lâu dài, thườngxuyên với các tổ chức kinh tế khác nhưng không tiến hành ký kết hợp đồng kinh tếgiữa hai bên

- Ghi nhận tăng phải thu không phù hợp với ghi nhận tăng doanh thu Công tácluân chuyển chứng từ từ bộ phận kho lên phòng kế toán chậm nên hạch toán phải thukhi bán hàng không có chứng từ kho như phiếu xuất hàng…

- Có những khoản công nợ thu hồi bằng tiền mặt với số tiền lớn, không quy địnhthời hạn nộp lại nên bị nhân viên chiếm dụng vốn, hoặc biển thủ

- Nhiều khoản công nợ phải thu quá hạn thanh toán, không rõ đối tượng, tồn đọng

từ nhiều năm nhưng chưa xử lý

- Cuối kỳ chưa đánh giá lại các khoản phải thu có gốc ngoại tệ

- Không phân loại tuổi nợ, không có chính sách thu hồi, quản lý nợ hiệu quả

Trang 15

- Các khoản xóa nợ chưa tập hợp được đầy đủ hồ sơ theo quy định Không theodõi nợ khó đòi đã xử lý.

- Hạch toán phải thu không đúng kì, khách hàng đã trả nhưng chưa hạch toán

- Theo dõi khoản thu các đại lý về lãi trả chậm do vượt mức dư nợ nhưng chưaxác định chi tiết từng đối tượng để có biện pháp thu hồi

- Chưa lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc lập dự phòng nhưng tríchthiếu hoặc trích thừa, vượt quá tỉ lệ cho phép

- Cuối kì chưa tiến hành đánh giá lại để hoàn nhập dự phòng hay trích thêm v v

1.1.4 Thủ tục kiểm soát nội bộ với khoản mục nợ phải thu khách hàng

Kiểm soát nội bộ là những phương pháp và chính sách được thiết kế để ngăn chặngian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động, và nhằm đạt được sựtuân thủ các chính sách và quy trình được thiết lập.Do đó, để tìm hiểu và đánh giá rủi

ro kiểm soát của nợ phải thu khách hàng, KTV cần phải khảo sát về hệ thống kiểmsoát nội bộ đối với toàn bộ chu tình bán hàng

Để kiểm soát nội bộ hữu hiệu về chu trình bán hàng cần phải tách biệt chức năng

và phân nhiệm cho những cá nhân hay bộ phận khác nhau phụ trách Tùy theo quy mô

và đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp mà cách tổ chức và kiểm soát nội bộ trong chu trình bán hàng có thể rất khách nhau Thông thường trong các doanh nghiệp,chu trình bán hàng được phân chia thành các chức năng sau:

1 Tiếp nhận đặt hàng và xét duyệt bán chịu

2 Gửi hàng và lập hóa đơn

3 Kế toán Nợ phải thu (Theo dõi thanh toán, xét duyệt hàng bán bị trả lại hay giảm

giá, cho phép xóa sổ các khoản nợ không thu hồi được)

1 Tiếp nhận đặt hàng và xét duyệt bán chịu

- Phân chia trách nhiệm giữa các chức năng xét duyệt bán chịu, lập hóa đơn, gửi hàng;

- Xét duyệt về hạn mức bán chịu cho khách hàng, về mọi sự thay đổi thông tin về khách hàng;

- Lệnh bán hàng chỉ được lập trên cơ sở đơn đặt hàng, phải được đánh số liên tục và chỉ lập cho các khách hàng không bị tồn đọng nợ

2 Gửi hàng và lập hóa đơn

- Phiếu gửi hàng chỉ lập trên cơ sở lệnh bán hàng, phải được đánh số liên tục.;

Trang 16

- Kiểm tra hàng gửi đi về số lượng, chất lượng và các điều kiện khác;

- Hóa đơn được lập trên Lệnh bán hàng, Phiếu giao hàng, Bảng giá được duyệt Hoá đơn phải được đánh số liên tục và được kiểm tra việc tính tiền trước khi gửi đi;

- Kiểm tra định kỳ để phát hiện những trường hợp có Phiếu gửi hàng mà chưa có hóa đơn

3 Kế toán Nợ phải thu

- Phân chia trách nhiệm giữa các chức năng ghi chép doanh thu, theo dõi chi tiết Nợ phải thu khách hàng và lập giấy thông báo Nợ cho khách hàng;

- Lập giấy thông báo Nợ cho khách hàng định kỳ, kiểm tra và gửi đi;

- Đối chiếu giữa tài khoản tổng hợp và số dư chi tiết Nợ phải thu;

- Soát xét và theo dõi các khoản Nợ quá hạn;

- Xét duyệt thích hợp đối với các trường hợp xóa sổ Nợ phải thu khó đòi

Để đánh giá các thủ tục kiểm soát trên có hữu hiệu không, KTV có thể thực hiện các thử nghiệm kiểm soát sau:

- Đối với việc tiếp nhận đơn đặt hàng và xét duyệt bán chịu, KTV kiểm tra danh sách

khách hàng để xem xét từng khách hàng có đầy đủ thông tin không và có sự xét duyệt

về hạn mức bán chịu không

- Đối với việc gửi hàng và lập hóa đơn, KTV chọn mẫu hóa đơn để kiểm tra chi tiết

về số lượng, đơn giá, các khoản chiết khấu và việc tính tiền có chính xác không, đối chiếu với sổ sách về doanh thu, Nợ phải thu KTV cũng cần lưu ý về việc đánh số liên tục của Phiếu gửi hàng và hóa đơn

- Đối với kế toán Nợ phải thu, KTV cần chọn mẫu kiểm tra chứng từ một số khách

hàng; Kiểm tra việc đối chiếu chi tiết với tổng hợp, việc gửi thông báo nợ định kỳ cho khách hàng, việc xét duyệt xóa sổ các khoản nợ khó đòi trong kỳ

1.2 KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC

1.2.1 Khái niệm về kiểm toán BCTC

Kiểm toán BCTC là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến nhận xét về tính trung thực, hợp lý của các bảng khai tài chính bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm

Trang 17

toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp

vụ thực hiện dựa trên hệ thống pháp lực đang có hiệu lực

1.2.2 Vai trò và mục tiêu của kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng

Vai trò của kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng

Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng đúng một vai trò quan trọng trong kiểm toán BCTC Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng nhằm xác minh

và bày tỏ ý kiến về tính trung thực và hợp lý của khoản phải thu khách hàng được tình bày trên BCTC

Khoản mục nợ phải thu khách hàng là tài sản của doanh nghiệp do vậy thực hiệnkiểm toán khoản mục này nhằm kiểm tra tính trung thực của các loại tài sản trongdoanh nghiệp cũng như khả năng hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp, căn cứvào tính đúng đắn của các tỷ suất phản ánh khả năng thanh toán

Các khoản phải thu khách hàng có quan hệ mật thiết với các khoản doanh thubán chịu do vậy kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng góp phần tăng tínhchính xác của các khoản doanh thu (doanh thu chưa thực hiện hoặc doanh thu chưađược phản ánh)

Thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng có thể thu thập đượccác bằng chứng kiểm toán về việc tăng chi phí trong kỳ do kiểm toán khoản mục nàybao gồm cả đánh giá việc lập dự phòng phải thu khó đòi và các chi phí phát sinh liênquan Nhờ đó, KTV phát hiện được các sai phạm ảnh hưởng đến lợi nhuận của đơn vị Các khoản phải thu khách hàng phát sinh từ quá trình bán hàng nên có mối quan

hệ chặt chẽ với quá trình này nên tạo ra chu trình bán hàng – thu tiền Số dư ghi trênkhoản mục này trên bảng cân đối kế toán cũng là số dư của các tài khoản phải thukhách hàng là số lũy kế từ quá trình sản xuất kinh doanh trước đến cuối kỳ kinh doanhnày Cùng với thời điểm phát sinh và thời hạn thanh toán khác nhau, các khoản phảithu còn liên quan tới người mua có đặc điểm, điều kiện kinh doanh khác nhau và cóthể dẫn tới các khoản nợ quá hạn , nợ khó đòi hoặc không đòi được Việc trình bày,thuyết minh rõ các khoản phải thu khách hàng được coi là công việc kiểm soát nội bộ

Để kiểm soát khoản thu và đảm bảo thu được tiền, các công ty cần theo dõi thườngxuyên trên bảng kê, nhật ký và cuối kỳ cần lập ra bảng cân đối giữa doanh thu và cáckhoản thu tiền về và các khoản phải thu còn lại

Trang 18

Do đó, kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng có thể phát hiện ra các sai phạm liên quan tới HTKSNB và giảm rủi ro kiểm toán CŨng qua đó, KTV có thể đề xuất những kiến nghị trong thư quản lý giúp công ty hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của HTKSNB đơn vị mình

Mục tiêu của kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng bao gồm 6 mục tiêu được trình bày ở bảng sau:

Mục tiêu kiểm toán

chung

Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng

báo cáo Các khoản phải thu đã được ghi nhận phải đã phát sinh trong thực tế, mục tiêu này nhằm phát hiện các khoản phải thu bị ghi khống

2 Quyền và nghĩa vụ Các khoản phải thu tại thời điểm lập báo cáo đều thuộc quyền sở

hữu của doanh nghiệp

phản ánh trên sổ kế toán một cách đầy đủ và đúng niên độ

BCTC, phù hợp giữa sổ chi tiết của nợ phải thu với sổ cái, các khoản phải thu phải được cộng dồn chính xác trên sổ sách và báo cáo

khoản trích lập dự phòng được trích lập hợp lý để đảm bảo giá trị thuần của các khoản phải thu gần đúng với giá trị thuần có thể thực hiện được

6 Trình bày và công

bố

Các khoản phải thu được trình bày và khai báo đầy đủ

1.2.3 Các tài liệu sử dụng trong kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng

- Các tài khoản sử dụng: TK 511, 512, 531, 131, 136, 138, 139, 111, 112, 3387, 711…

- Chứng từ liên quan trong chu trình bán hàng – thu tiền:

Trang 19

Các tài liệu ở bộ phận bán hàng: Biểu giá bán, biểu tỷ lệ chiết khấu, các đơn đặthàng, các văn bản phê duyệt bán chịu, biên bản thanh lý hợp đồng, nhật ký bán hàng,báo cáo bán hàng cùng các phiếu xuất kho.

- Tài liệu ở bộ phận kế toán: Sổ kế toán tổng hợp, chi tiết; Các hóa đơn bán hàng;các văn bản phê duyệt bán hàng chịu; bảng kê đối chiếu; cá chứng từ phê chuẩn xóa bỏ

nợ phải thu không đòi được; bảng kê trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng; báocáo bán hàng về nghiệp vụ bán hàng, phải thu và thu tiền

- Tài liệu ở các bộ phận có liên quan: Thẻ kho, biên bản giao nhận, nhật ký bảo

vệ, các biên bản giao nhận hàng

1.2.4 Quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng

Tại các doanh nghiệp kiểm toán, sau khi chấp nhận thư mời kiểm toán sẽ có cuộckiểm toán mới bắt đầu Một cuộc kiểm toán BCTC bao gồm ba giai đoạn:

1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán

1.2.4.1 Lập kế hoạch kiểm toán.

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên trong một cuộc kiểm toán, có vaitrò quan trọng, chi phối đến hiệu quả và chất lượng của toàn bộ cuộc kiểm toán Phạm

vi kế hoạch kiểm toán thay đổi tùy theo quy mô của khách hàng, tính chất phức tạp củacông việc và kinh nghiệm của KTV Lập kế hoạch kiểm toán tuân thủ theo chuẩn mực

số 300: ‘’Lập kế hoạch kiểm toán’’

Việc thu thập thông tin về khách hàng có vai trò quan trọng trong việc giúpKTV đã có đày đủ những thông tin cần thiết về khách hàng, từ đó đánh giá sơ bộ đượcnhững rủi ro ảnh hưởng đến BCTC của đơn vị Những thông tin về các khoản phải thucủa doanh nghiệp mà KTV cần thu thập:

Các thông tin chung: nghành nghề kinh doanh, môi trường cạnh tranh, sảnphẩm, hàng hóa, các yếu tố ảnh hưởng tới hàng hóa dịch vụ do đơn vị cung cấp nóiriêng và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nói chung trong năm tài chính đó, quy

mô, số lượng khách hàng…

Các thông tin pháp lý: Giấy phép thành lập, điều lệ công ty, ban lãnh đạo, cácbiên bản về các cuộc họp cổ đông, họp hội đồng quản trị, và ban giám đốc của công ty

Trang 20

Các BCTC, báo cáo kiểm toán, biên bản thanh tra kiểm tra của năm hiện hành hoặcmột vài năm trước (nếu có).

Việc nghiên cứu HTKSNB của khách hàng và đánh giá được rủi ro kiểm soátgiúp cho kiểm toán viên thiết kế được thủ tục kiểm toán thích hợp cho khoản mục nợphải thu khách hàng Đánh giá khối lượng và độ phức tạp của cuộc kiểm toán, KTV sẽước tính được thời gian và trọng tâm cuộc kiểm toán HTKSNB càng hữu hiệu thì rủi

ro kiểm soát càng nhỏ và ngược lại

Kiểm toán viên trong giai đoạn này sẽ tập trung xem xét các yếu tố củaHTKSNB như môi trường kiểm soát, thủ tục kiểm soát và hệ thống kế toán

Đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng thì kiểm toán viên cần có các thongtin của khách hàng về khoản mục này Lúc này KTV sẽ sử dụng các phương pháp thuthập thông tin về hệ thống KSNB như: phỏng vấn, quan sát, tường thuật bằng lời vănhoặc mô tả bằng lưu đồ

Ví như khi tiến hành phỏng vấn và quan sát, KTV có thể thiết lập bảng câu hỏi nhưsau:

câu hỏi

Trả lời

Ghi chú

Không áp dụng

c

Quan trọng

Thứ yếu

1 Các hóa đơn,chứng từ có được

đánh số liên tục trước khi sử dụng hay

không?

2 Hóa đơn có được kiểm tra độc lập

trước khi gửi đi không?

3 Hàng tháng có gửi một bản sao kê

công nợ cho khách hàng hay không?

4 Đơn vị có đối chiếu giữa tài khoản

chi tiết của các khách hàng với tài

khoản Nợ phải thu khách hàng trên sổ

cái hay không?

Trang 21

5 Có các quy định về xét duyệt chi,

các khoản bán chịu trong đơn vị hay

không?

6 Doanh nghiệp có phân chia trách

nhiệm giữa thủ quỹ và kế toán không?

7 Có quy định bắt buộc kiểm tra để

đảm bảo mọi hàng hóa gửi đi đều

được lập hóa đơn không?

8 Có bảng giá được xét duyệt để làm

cơ sở tính tiền trên hóa đơn không?

Hình 1.3 Bảng câu hỏi về HTKSNB đối với khoản phải thu khách hàng

Theo chuẩn mực kiểm toán số 400, đánh giỏi rủi ro và kiểm soát nội bộ thì rủi ro kiểmtoán (AR) là rủi ro KTV và công ty kiểm toán đưa ra những nhận xét không thích hợpkhi BCTC đã được kiểm toán còn những sai sót trọng yếu

Việc đánh giá rủi ro kiểm toán (AR) bao gồm việc đánh giá: rủi ro tiềm tàng (IR), rủi

ro kiểm soát (CR) và rủi ro phát hiện (DR) thong qua mô hình:

DR= AR/IR*CR

Trong đó:

IR - Rủi ro tiểm tàng: Thông qua việc thu thập thông tin liên quan đến bản chất kinh

doanh của khách hàng và những hiểu biết về bản chất khoản mục nợ phải thu kháchhàng trong BCTC, KTV sẽ đưa ra mưc rủi ro tiềm tàng cho các khoản nợ phải thu

CR - Rủi ro kiểm soát: Trên cơ sở những hiểu biết về kiểm soát nội bộ hiện tại của

đơn vị, với kiến thức, trình độ am hiểu của KTV một hệ thống KSNB lý tưởng, KTV

so sánh và đưa ra đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát của đơn vị nói chung và các khoảnphải thu nói riêng

DR - Rủi ro phát hiện: Từ mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, KTV xác định

mức rủi ro phát hiện cho khoản mục các khoản phải thu

Trang 22

Nếu đánh giá thủ tục kiểm soát được thiết kế hưu hiệu và có khả năng thực hiệnhiệu quả thì rủi ro kiểm soát được đánh giá sơ bộ là thấp KTV sẽ thực hiện các thửnghiệm kiểm soát để hạn chế các thử nghiệm cơ bản.

Nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá là tối đa do không có các thủ tục kiểm soátđược thiết kế đối với các khoản phải thu , KTV không thực hiện các thử nghiệm kiểmsoát mà mở rộng các thử nghiệm cơ bản

Sau khi thực hiện cá công việc trên, KTV phải xây dựng một chương trình kiểm toán

cụ thể: Dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành

và sự phân công lao động giữa các kiểm toán viên cũng như dự kiến về tư liệu, thôngtin lien quan cần thu thập và sử dụng Trọng tâm của chương trình kiểm toán là các thủtục kiểm toán cần thực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phận được kiểm toán

1.2.4.2 Thực hiện kiểm toán.

Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra nhằm thu thập những bằng chứng kiểmtoán về sự thiết kế về tính phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệthống KSNB Dưới đây là một số thử nghiệm kiểm soát thông dụng đối với các khoảnmục phải thu khách hàng:

 KTV chọn mẫu các nghiệp vụ liên quan đến các khoản phải thu trong kỳ đốichiếu lên các chứng từ gốc

 Chọn mẫu các hóa đơn đối chiếu lên sổ sách kế toán Thủ tục này nhằm kiểmtra tính đẩy đủ và tính chính xác của các khoản phải thu

 Chọn mẫu đối chiếu giữa các chứng từ liên quan: các chứng từ liên quan đếnnhau như chứng từ lưu chuyển hàng hóa với hóa đơn (phiếu xuất kho với hóađơn, biên bản thanh lý với hóa đơn, hóa đơn với phiếu thu…)

Thực hiện thủ tục phân tích đối với khoản phải thu

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, thủ tục phân tích được áp dụng nhằm mụcđích xem xét tính hợp lý về sự biến động của số dư các khoản phải thu giữa năm tàichính hiện hành với các năm trước, giữa số liệu của đơn vị với số lượng của toànngành Thủ tục phân tích gồm có:

Trang 23

Phân tích ngang (phân tích xu hướng): là việc xem xét sự biến động của các

khoản phải thu giữa kỳ này với kỳ trước để thấy được sự biến động của các khoản phảithu có phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại của đơn vị không

Phân tích dọc (phân tích tỷ suất): là phân tích trên cơ sở so sánh sự thay đổi về

tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng thể quy mô chung Một số tỷ suất dược sử dụngtrong phân tích các khoản phải thu:

- Tính tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu của công ty khách hàng và so sánh số liệu tỷ lệnày với số liệu của ngành hoặc của năm trước cho thấy sự biến động của các khoảnphải thu Sự biến động này có thể là do xuất phát từ hoạt động kinh doanh của đơn vị,

sụ thay đổi trong cơ cấu mặt hàng, thay đổi trong chính sách giá, chính xách bán chịuhay xuất phát từ các sai sót trong số liệu kế toán

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần / Các khoản phải thu bình quânTrong đó:

Các KPT bình quân = [Các KPT đầu kỳ + các KPT cuối kỳ]/2

KTV đem tỷ số này so với số liệu của ngành hoặc số liệu của năm trước nhằmhiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị cũng như dự đoán được các sai phạm

có khả năng sảy ra khi phân tích biến động tỷ lệ này như: Sự thay đổi chính sách bánchịu của đơn vị: nới lỏng hay thu hẹp chính sách bán chịu, thời gian bán chịu, khảnăng tồn đọng nợ phải thu khách hàng từ đó đánh giá việc lập dự phòng phả thu khóđòi có hợp lý không, ghi chép trùng lặp hay bỏ sót các khoản nợ phải thu kháchhàng

Kiểm tra số dư chi tiết theo tuổi nợ và đối chiếu với sổ chi tiết và sổ cái Thửnghiệm này nhằm đáp ứng cơ sở dữ liệu về sự ghi chép chính xác, tính đánh giá củacác khoản phải thu Bảng này liệt kê số dư của từng khách hàng và sắp xếp theo thờigian gian trả nợ

Bảng này thường được đơn vị lập ngay khi kết thúc niên độ, hoặc do KTV lập.thông thường KTV cộng dồn hàng dọc, hàng ngang; xem xét tính hợp lý của việc phânloại công nợ, so sánh số liệu với sổ tổng hợp trên sổ cái và sổ chi tiết để kiểm tra tínhđúng đắn; chọn ra một số khách hàng so sánh với sổ chi tiết và ngược lại để kiểm tra

Trang 24

tính đầy đủ và hiện hữu của các khoản phải thu; Tính toán lại khoản dự phòng phảitrích lập tại đơn vị so với số dự phòng phản ánh trên BCTC xem có chính xác và hợp

nợ xác nhận trực tiếp các khoản phải thu hoặc số liệu tạo thành các khoản phải thu”

Hình thức của thư xác nhận

Theo Chuẩn mực kiểm toán số 501, có hai hình thức thư xác nhận:

- Dạng A (Dạng đúng): ghi rõ số Nợ phải thu và yêu cầu khách nợ xác nhận là đúng hoặc bằng bao nhiêu;

- Dạng B (Dạng mở): không ghi rõ số Nợ phải thu mà yêu cầu khách nợ ghi rõ số Nợ phải thu hoặc có ý kiến khác

Trong đó dạng A được xem là cung cấp bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy hơn dạng B Việc lựa chọn dạng yêu cầu xác nhận nào phụ thuộc vào từng trường hợp và sự đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của kiểm toán viên Xác nhận dạng A thích hợp hơn khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá là cao

Chọn mẫu gửi thư xác nhận

Khi chọn mẫu để gửi thư xác nhận, KTV cần chú ý các khoản phải thu đặc biệt như chưa thanh toán, kéo dài qua nhiều kỳ, các khoản được xóa sổ trong kỳ hiện tại,

Xem xét thư trả lời

Sau khi gửi thư xác nhận, có thể sảy ra một trong các trường hợp sau:

KTV không nhận được thư hồi đáp của khách nợ, KTV phải tiến hành các thủ tụcthay thế như kiểm tra việc kiểm tra các nghiệp vụ sau ngày khóa sổ kết toán

Nhận được thư hồi đáp nhưng có sự chênh lệch giữa số liệu của khách nợ với sốliệu của đơn vị, KTV phải tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất cách giải quyết như: lậpbảng chỉnh hợp giữa số liệu trên các sổ chi tiết có liên quan với bảng kê chi tiết khách

Trang 25

hàng của đơn vị gửi đến để xác nhận số thực tế và giải quyết lại mọi khoản chênh lệch,đánh giá lại rủi ro với khoản mục nợ phải thu khách hàng để thay đổi phạm vi các thửnghiệm cơ bản liên quan nếu cần thiết

Trong trường hợp nhận được thư phúc đáp nhưng KTV nghi ngờ độ tin cậy củathông tin xác nhận đó, KTV có thể tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán bổ xungkhác

Kết thúc thủ tục gửi thư xác nhận, KTV phải đánh giá kết quả và lập một bảngtóm tắt liệt kê các thư xác nhận đã nhận được và tổng hợp kết quả của chúng Sau đóghi vào hồ sơ kiểm toán các nội dung sau: số lượng, số tiền hồi âm, tỷ lệ mẫu chọntrên tổng thể,, mối quan hệ giữa số liệu kiểm toán và số liệu sổ sách

Việc trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi thường dựa vào ước tínhcủa các nhà quản lý nên có nhiều khả năng sai sót và khó kiểm tra Để thực hiện tốtquá trình kiểm toán các khoản dự phòng, KTV cần có sự hiểu biết sâu sắc về chínhsách bán chịu không thay đổi thì sự thay đổi của chính sách này qua từng thời kỳ Nếuchính sách này không đổi thì sự thay đổi số dư các khoản dự phòng chỉ là do sự thayđổi hoạt động kinh doanh và doanh số bán hàng Ngược lại nếu chính sách bán chịu đãthay đổi đáng kể thì KTV cần thận trọng khi đánh giá kết quả của những thay đổi này

Để tạo ra một hình ảnh tốt đẹp về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, cácdoanh nghiệp ghi nhận trước hoặc ghi khống một khoản doanh thu nào đó cho niên độhiện hành, qua niên độ sau thì điều chỉnh lại Hay để trì hoãn một khoản thuế phải nộptrong kỳdoanh nghiệp không ghi nhận một khoản doanh thu trong kỳ này mà ghi nhậnvào kỳ kế toán sau Tất cả các trường hợp này đều ảnh hưởng đến các khoản phải thutại doanh nghiệp Vì vậy KTV cần tiến hành kiểm tra việc khóa sổ các nghiệp vụ bánhàng để kiểm tra tính đúng kỳ của các khoản phải thu

Để ghi nhận tính đúng kỳ, KTV có thể lập bảng liệt kê các nghiệp vụ bán hàngdiễn ra trong một số ngày trước và sau ngày khóa sổ để so sánh với hóa đơn bán hàng,

và các chứng từ liên quan, xem xét cẩn thận tất cả các khoản hàng trả lại sau ngày kếtthúc niên độ có liên quan dến số hàng bán trong nên độ trước cũng như các tài liệu vềxác nhận công nợ có liên quan để xem xét tính họp lý của việc điều chỉnh giảm doanhthu Thêm vào đó, KTV cần chọn mẫu để so sánh giữa ngày ghi trên chứng từ chuyển

Trang 26

hàng với ngày ghi trên hóa đơn bán hàng và sổ kế toán Nếu có chênh lệch, đó cũng làchỉ dẫn về khả năng sai sót trong số liệu của niên độ.

trên BCTC

KTV tiến hành thủ tục này nhằm thu thập bằng chứng CSDL về sự trình bày vàcông bố KTV cần xem xét các khoản phải thu khách hàng có được phân loại đúng haykhông, có tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không

Trên đây là những nội dung có thể áp dụng cho kiểm toán các khoản phải thutrong kiểm toán BCTC Tùy đặc điểm nghành nghề kinh doanh, hình thức kế toán,thực tế thiết kế và áp dụng các thủ tục kiểm soát nội bộ để KTV áp dụng các thủ tụckiểm toán mọt cách linh động nhằm đem lại các bằng chứng đủ để KTV đưa ra ý kiếnnhận xét của mình về các phải thu Những nội dung trên chỉ là các nội dung cơ bảnmang tính chất lý thuyết, trong thực tế KTV có thể thêm hoặc bớt những công việckhông cần thiết hoặc không thiết thực đối với từng cuộc kiểm toán cụ thể

Sau khi hoàn thành giai đoạn thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu kháchhàng, KTV thực hiện việc tổng hợp, đánh giá các bằng chứng thu thập được nhằm soátxét và đưa ra kết luận kiểm toán về khoản mục này Đánh giá sự đầy đủ cũng như phùhợp của bằng chứng kiểm toán thu được để đưa ra kết luận đối với các khoản phải thucủa KTV

KTV tiến hành tổng hợp và đánh giá các sai sót phát hiện được trong quá trìnhkiểm toán, đồng thời KTV đưa ra bút toán điều chỉnh (nếu có) cho khoản mục này Vơi giai đoạn cuối cùng này, KTV tiến hành đưa ra các kiến nghị trong đó nêulên những hạn chế tồn tại đối với hệ thống KSNB và công tác hạch toán kế toán cáckhoản phải thu cũng như những tư vấn hướng xử lý sao cho phù hợp với các quy địnhhiện hành

Trang 27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG

DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TPHCM (AISC)

THỰC HIỆN

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TPHCM (AISC)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tiền thân là công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học, được thành lập theo quyết định số 1292/ QĐ-UB-MT ngày 29/4/1994 của UBND TP Hồ Chí Minh và thông báo

số 637/TC/CĐKT của Bộ Tài Chính

Theo Quyết định số 5029/QĐ-UBND ngày 07/11/2007 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt phương án chuyển đổi Công ty Kiểm toán và Dịch vụ Tin học TPHCM thành Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học TPHCM; và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4102064184 ngày 13/8/2008 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, công ty đã chuyển đổi thành Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học TPHCM (AISC)

Tên giao dịch đầy đủ và hợp pháp: Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học TPHCM

Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Auditing & Informatic Services Company Limited (AISC)

Trụ sở chính: 142 Nguyễn Thị Minh Khai - Quận 3, TPHCM

Chi nhánh Đà Nẵng: 92A Quang Trung, Đà Nẵng

Văn phòng đại diện Hải Phòng: 21 Lương Khánh Thiện, Ngô Quyền, Hải Phòng Văn phòng đại diện Cần Thơ: 64 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Cần Thơ

Trang 28

AISC là một trong các công ty kiểm toán độc lập đầu tiên được Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước cho phép kiểm toán các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán theo Quyết định số 51/2000/QĐ- UBCK2 ngày 19/06/2000 của Chủ tịch Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước Ngoài ra, AISC còn là thành viên của Tổ chức Kế toán Kiểm toán Quốc tế Inpact Asia Pacific.

 Từ khi thành lập đến nay, công ty đã gặt hái được không ít thành tựu, tiêu biểu như:

 Ngày 21/ 4/2008, tại Cung Hội Nghị Paris, cùng với các công ty đến từ 62 quốc gia trên toàn thế giới, Công ty Kiểm Toán và Dịch Vụ Tin Học (AISC)

đã nhận Giải Thưởng Sao Vàng Chất Lượng Quốc Tế(International Star Award For Leadership in Quality) do tổ chức “Định hướng sáng kiến Doanh Nghiệp” (BID), có trụ sở ở Madrid (Tây Ban Nha) trao tặng

 Trong năm 2009, với đội ngũ 142 nhân viên, trong đó có 23 kiểm toán viên, AISC đã thu hút được số lượng khách hàng lớn và đem lại tổng doanh thu cao Với kết quả đạt được, AISC đã trở thành một trong 10 công ty kiểm toán lớn nhất Việt Nam

Chi nhánh có khoảng 40 nhân viên, có trình độ và kinh nghiệm tốt trong các lĩnh vực ngành nghề do công ty yêu cầu Giám đốc chi nhánh là người chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về hoạt động của chi nhánh Trợ giúp cho giám đốc chi nhánh là hai phó giám đốc và một kế toán trưởng Các phòng ban của chi nhánh bao gồm: Phòng nghiệp vụ kiểm toán, phòng hành chính, phòng kế toán và bộ phận lễ tân AISC chi nhánh thành phố Hà Nội không thực hiện dịch vụ tin học mà chỉ cung cấp các dịch vụ kiểm toán và tư vấn

Trang 29

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học

TPHCM

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty AISC

Nói một cách khái quát nhất, mục tiêu hoạt động của AISC là cung cấp các dịch

vụ tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán và phần mềm kế toán tài chính, kế toán quản trị cho các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế - xã hội

Các loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp:

2.1.3 Thị trường khách hàng của công ty AISC

Được thành lập từ rất sớm, trải qua quá trình hoạt động, công ty AISC luôn cốgắng hết mình để gây dựng hình ảnh của công ty trong tâm trí khách hàng Với chiếnlược tiếp cận và nhanh chóng nắm bắt nhu cầu của khách hàng, tư vấn tận tình, chủđộng xây dựng mối quan hệ với khách hàng, quy mô hoạt động của công ty đang dần

mở rộng, hệ thống khách hàng ngày một đông đảo

Trang 30

Một số khách hàng lớn và thường xuyên của công ty như: Đơn vị có vốn đầu tưnước ngoài (Công ty Phú Mỹ Hưng, Công ty LD Liksin, Công ty Panko Vina…); Các

tổ chức tín dụng(Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội SHB, Ngân hàng TMCP SàiGòn Công Thương, Ngân hàng Đông Á…); Các công ty chứng khoán (Công tyChứng khoán TPHCM, Công ty Chứng khoán Bảo Việt CN TPHCM…):…

Với gần 20 năm hoạt động, AISC đã có được đội ngũ chuyên viên với trình độnghiệp vụ cao, được đào tạo có hệ thống tại Việt Nam, Anh, Bỉ, Ai-Len và có nhiềunăm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kiểm toán, Tin học, Tài chính - Kế toán và Quản lýdoanh nghiệp Khách hàng của AISC hầu hết trong tất cả ngành nghề như Ngân hàng– Thương mại – Xây dựng – Dịch vụ – Bưu chính viễn thông – Công nghiệp thuộcnhiều thành phần kinh tế khác nhau

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty AISC

Bằng năng lực chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp của mình nên trong suốtthời gian thành lập đến nay, các dịch vụ do công ty AISC cung cấp luôn được kháchhàng, đặc biệt là các Bộ, Ban, Ngành đánh giá cao Trên chặng đường phát triển củamình, AISC cũng gặp phải nhiều khó khăn, đó là sự xuất hiện của các công ty kiểmtoán trong và ngoài nước, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt

Để có thể đứng vững như ngày hôm nay, AISC đã có những nỗ lực trong việcnâng cao chất lượng dịch vụ, đội ngũ nhân viên, tìm kiếm khách hàng Qua đó gâydựng uy tín cho công ty Nhờ đó, doanh thu của công ty vẫn tăng trưởng dần qua cácnăm

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THUKHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN

VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TPHCM (AISC) THỰC HIỆN

vụ tin học TP HCM (AISC)

AISC đã không ngừng hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC của mình để tạo được sự phù hợp và thống nhất giữa các quy định trong chuẩn mực kiểm toán và các đặc điểm riêng cảu doanh nghiệp Quy trình kiểm toán của công ty bao gồm 4 giai đoạn:

1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Trang 31

3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán BCTC tại AISC

Để tìm hiểu quy trình về kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toánBCTC tại công ty AISC, em đã lựa chọn Công ty ABC để cụ thể hóa công tác kiêm toán

2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Công ty ABC là một khách hàng lớn và thường xuyên của AISC nên AISC cũng

có những hiểu biết nhất định về khách hàng và những thông tin về khách hàng đều được lưu tại hồ sơ chung của AISC Nên việc xem xét chấp nhận khách hàng, ký kết hợp đồng, lựa chọn nhóm kiểm toán và lập kế hạch kiểm toán được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn

Dưới đây là những khái quát chung nhất về công ty ABC

Ngày đăng: 26/06/2015, 08:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Website công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học TP Hồ Chí Minh (AISC): http://www.aisc.com.vn/ Link
1. Giáo trinh lý thuyết kiểm toán, GS.TS.Nguyễn Viết Lợi, NXB Tài chính, năm 2009 Khác
2. Giáo trình kế toán tài chính – Học viện tài chính. Chủ biên: GS.TS Ngô Thế Chi, TS.Trương Thị Thủy – NXB Tài chính 2007Tài liệu công ty Kiểm toán Khác
3. Tài liệu của công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học TP Hồ Chí Minh (AISC) Khác
5. Báo cáo tài chính của công ty ABC năm 2010. 2011 6. Hồ sơ kiểm toán mẫu của AISCCác văn bản, quy định Khác
10. Website Diễn đàn kiểm toán: www.kiemtoan.com Khác
11. Website Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam: www.vacpa.org.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w