IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
c/ Cách cho ấu trùng ăn
4.3.2.4 Tỷ lệ sống
Khu 3 (các bể đều có màu xanh lá cây đậm) có tỷ lệ sống cao và ổn định nhất 36 – 42,75%.
Khu 1 tỷ lệ sống từ 23,6 – 46,8%. Bể đạt tỷ lệ sống cao nhất là bể xanh 46, 8%. Với cùng điều kiện ương giống nhau, cùng được sự chăm sóc theo dõi của một tổ.
Khu 2 (các bể màu trắng) có tỷ lệ sống không cao và biến động tỷ lệ giữa các bể cũng lớn 13,2 – 25,2%.
Từ đó ta thấy việc sử dụng các bể màu xanh lá cây đậm để ương cho kết quả tốt hơn.
Theo Phạm Văn Tình (2001) màu sắc sơn trong bể có ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của tôm. Do đặc tính loài, các bể nuôi luôn phải có ánh sáng mặt trời chiếu vào bể, nhất là thời gian từ 7 – 8 giờ ấu trùng mới phát triển tốt. Khi sử dụng bể có màu trắng, ánh sáng từ đáy bể phản chiếu ngược lại làm xáo trộn tập tính sinh lý của ấu trùng. Ấu trùng luôn bơi ngửa hai nhĩ thạch, hai bên mang tiếp nhận ánh sáng từ dưới bể phản chiếu ngược lại, làm rối loạn phản xạ của ấu trùng, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển.
Các bể trắng có đường kính mặt thoáng lớn và chiều cao khoảng 0,8m thì cho kết quả tốt hơn (khu 1 cho kết quả tốt hơn khu 2). Mặt thoáng lớn khi cho ăn tránh được sự tập trung quá đông của ấu trùng vào một đơn vị diện tích. Chiều cao bể thấp dễ làm vệ sinh và theo dõi.
Tuy nhiên, do các khu được chăm sóc bởi các tổ khác nhau, chế độ chăm sóc khác nhau, chỉ qua một lần nuôi thì chưa thể kết luận chính xác được, do vậy để kết luận chính xác cần phải theo dõi nhiều đợt.
Với chỉ tiêu là phải đạt trung bình 20% thì đã đợt sản xuất này đã đạt yêu cầu. Tuy nhiên khi so với các kết quả 35 – 50% (Thắng, 1990, trích bởi Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2002) hay 66 – 97% (Ong, 1983, trích bởi Nguyễn Thanh Phương, 2003) thì kết quả đạt được khiêm tốn hơn.