1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiếp cận xây dựng chi phí xử lý chất thải rắn công nghiệp ngành kim loại và gia công cơ khí tại thành phố Hồ Chí Minh

124 580 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 5,15 MB

Nội dung

Tạp chí Đại học Sài Gòn Số 4 Nguyễn Trãi, Phường 3, Quận 5, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: 08.38321332 - 08.38321360 - Fax: 08.39381910 Email: tcdhsg@sgu.edu.vn - Website: www.sgu.edu.vn Số 14 4/2013 ISSN 1859 - 3208 Tổng Biên tập ThS.NB. Trịnh Viết Tồn Phó Tổng Biên tập PGS.TS. Võ Văn Lộc HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP Chủ tòch PGS.TS. Nguyễn Viết Ngoạn Phó Chủ tòch PGS.TS. Nguyễn Khắc Hùng Ủy viên PGS.TS. Phan Xn Biên PGS.TS. Nguyễn Thanh PGS.TS. Đinh Xn Khoa GS. TSKH. Thái Duy Tun GS. TSKH. Lê Huy Bá GS. TS. Bùi Thế Cường PGS.TS. Võ Quang Mai PGS.TS. Phạm Hồng Qn PGS.TS. Tơn Thất Trí TS. Nguyễn Văn Bằng TS. Hồ Xn Thắng TS. Nguyễn Đức Hòa TS. Hồ Văn Hải TS. Phan Thị Xn Yến TS. Phạm Thị Thu Nga TS. Nguyễn Thị Diệu Thảo TS. Phạm Nguyễn Kim Tuyến ThS. Lê Văn Việt ThS. Hồng Hữu Lượng ThS. Phan Anh Tài ThS. Cao Thái Phương Thanh ThS. Đỗ Xn Tịnh ThS. Hồ Văn Bình Thư kí TS. Phạm Ngọc Hiền Giấy phép hoạt động báo chí số:1120/GP- BTTTT, ngày 12/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Thơng tin và Truyền thơng . ° ĐINH VĂN SƠN ° HỒ THỊ THANH THUỶ ° LƯU THỊ LOAN ° NGUYỄN THỊ THANH LÂM ° NGUYỄN NGỌC PHÚ ° PHẠM HỒNG NHẬT LÊ VĂN TÂM NGUYỄN PHÚ BẢO ° NGUYỄN KỲ PHÙNG BÙI CHÍ NAM ° NGUYỄN THỊ THUỲ LINH LÊ NGỌC TUẤN ° HỒ VĂN HẢI NGUYỄN KIÊN QUYẾT ° LÊ KIÊN GIANG ° HOA ÁNH TƯỜNG MỤC LỤC Từ phiếm định trong Tiếng Việt – ý nghĩa và cách dùng Về một số mơ típ nổi bật trong văn xi Lưu Trọng Lư thời kì trước 1945 Mối quan hệ giữa hai thể loại song thất lục bát và ngâm khúc trong văn học Việt Nam trung đại Một số hình thức hoạt động ngồi giờ lên lớp nhằm nâng cao hiệu quả dạy đọc – hiểu thơ trữ tình hiện đại ở trường trung học phổ thơng Nh Tâm trạng cơ đơn – nhìn từ thân phận người Việt xa xứ qua tiểu thuyết “Và khi tro bụi” của Đồn Minh Phượng Đánh giá các ảnh hưởng của dự án chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến mơi trường, đề xuất các biện pháp phát huy và giảm thiểu Đánh giá tác động nước dâng do biến đổi khí hậu đến dải ven biển tỉnh Khánh Hồ Tiếp cận xây dựng chi phí xử lý chất thải rắn cơng nghiệp ngành kim loại và gia cơng cơ khí tại thành phố Hồ Chí Minh Học phí: một cơng cụ hỗ trợ cho cơng tác đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo học chế tín chỉ Đánh giá thể lực sinh viên đầu vào Trường Đại học Sài Gòn theo Quyết định 53/2008/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Bàn về “Đổi mới phương pháp dạy học” nhìn từ góc độ nhà thực hành ° VÕ VĂN TÂN VÕ QUANG MAI NGUYỄN TẤN PHƯỚC ° HOÀNG THỊ NGHIỆP ° NGUYỄN THUỲ LINH ° NGUYỄN HOÀNG GIAO Nghiên cứu điều chế và thử hoạt tính quang xúc tác TiO 2 pha tạp EUROPI Nghiên cứu đặc điểm sinh học và nuôi thử nghiệm rắn ri voi Enhydris bocourti (gray 1842) ở tỉnh Đồng Tháp Tái cấu trúc ngành điện trong thị trường điện Việt Nam Vấn đề xác định thị trường liên quan trong luật cạnh tranh tại Việt Nam: những bất cập của phương pháp SSNIP CONTENT  DINH VAN SON Indefinite words in Vietnamese language - Meaning and Use  HO THI THANH THUY On some significant motifs in Luu Trong Lu’s pre-1945 narrative prose  LUU THI LOAN The relationship between “Song that luc bat” (STLB) and “Ngam khuc” in medieval Vietnamese Literature  NGUYEN THI THANH LAM Some after-class Activities in order to improve the effectiveness of the Teaching reading Comprehension on modern Lyrical Poetry at high Schools  NGUYEN NGOC PHU The lonely feeling- viewed from the plights of the Vietnamese expatriates in the novel “Va khi tro bui” by Doan Minh Phuong  PHAM HONG NHAT LE VAN TAM NGUYEN PHU BAO Evaluate the impacts of the flood control projects in the Ho Chi Minh City on the environment and propose some solutions to enhance the positive impacts and mitigate the negative ones  NGUYEN KY PHUNG BUI CHI NAM Evaluate the impacts of sea level rise caused by the climate change on the coastal area of Khanh Hoa Province  NGUYEN THI THUY LINH LE NGOC TUAN The approach of setting the charge of the industrial solid waste treatment in the mechanical manufacture in Ho Chi Minh City  HO VAN HAI NGUYEN KIEN QUYET Tuition- an assisting tool for the task of evaluating the students’ learning results in the training by credit  LE KIEN GIANG Evaluate the physical fitness of the freshmen of Saigon University in pursuant to Decision 53/2008 by The Ministry of Education and Training  HOA ANH TUONG On “Innovating the Teaching Method” from the view of the Executors  VO VAN TAN VO QUANG MAI NGUYEN TAN PHUOC The research on preparing Europium-doped TiO 2 and experimenting its photo-catalytic activity  HOANG THI NGHIEP The research on the biological characteristics and the experimental breeding of Enhydris bocourti (Gray, 1842) in Dong Thap Province  NGUYEN THUY LINH Restructuring the electricity in the electrical market of Vietnam  NGUYEN HOANG GIAO Some problems concerned with the method ''Small but Significant And Non-Transitory Increase in Price'' – SSNIP- in defining the relevant product market 1 TỪ PHIẾM ĐỊNH TRONG TIẾNG VIỆT -Ý NGHĨA VÀ CÁCH DÙNG ĐINH VĂN SƠN (*) TÓM TẮT Từ phiếm định trong tiếng Việt là một lớp từ với số lượng không nhiều nhưng có những đặc điểm rất đáng chú ý. Ngoài việc được dùng để khẳng định tuyệt đối, phủ định tuyệt đối và chất vấn-bác bỏ, từ phiếm định còn đảm nhận những chức năng ngữ pháp khác nhau trong câu. Bài viết này trình bày ý nghĩa và cách dùng của các tiểu loại từ phiếm định như: chỉ định từ phiếm định, đại từ phiếm định, lượng từ phiếm định và quán từ phiếm định. Từ khoá: từ phiếm định, chỉ định từ, đại từ, lượng từ, quán từ ABSTRACT The indefinite word in Vietnamese is a word class in small quantities but has notable characteristics. Besides being used to express absolute affirmativeness, absolute negation and interrogation-refutation, the indefinite word still takes on various grammatical functions in sentences. The aim of this article is to present the meaning and usage of some kinds of indefinite words such as indefinite determiner, indefinite pronoun, indefinite quantifier and indefinite article. Key words: indefinite word, determiner, pronoun, quantifier, article. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ phiếm định là “từ chỉ chung chung, không rõ ràng, cụ thể người nào, sự vật nào” [7, tr. 752]. Lớp từ này xưa nay ít nhiều đã được đề cập đến trong hầu hết các sách ngữ pháp tiếng Việt, nhưng công trình xem xét đầy đủ về nó thì từ trước tới nay chưa có. Do vậy, việc nghiên cứu từ phiếm định trong tiếng Việt một cách đầy đủ và có hệ thống sẽ rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Điều đó không những góp phần vào việc nghiên cứu ngữ nghĩa và ngữ pháp của một loại hình ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt mà còn đóng góp tích cực vào những công việc mang tính thực tiễn sâu sắc hơn như: dịch thuật giữa các ngôn ngữ, biên soạn các loại tự điển, sách giáo khoa, giáo trình 2. Ý NGHĨA VÀ CÁCH DÙNG CỦA CHỈ ĐỊNH TỪ PHIẾM ĐỊNH TRONG TIẾNG VIỆT Chỉ định từ phiếm định là một tiểu loại của chỉ định từ, là “từ dùng để chỉ định danh từ, bằng cách thêm một ý về hoàn cảnh đặc biệt của những người hay sự vật do danh từ mệnh danh” [10, tr. 256]. Do vậy, cách dùng này cũng không nằm ngoài cách dùng của chỉ định từ. Thế nhưng chỉ định từ phiếm định cũng là một tiểu loại của từ phiếm định, mà từ phiếm định là từ chỉ chung chung, không cụ thể. Do vậy, chỉ định từ phiếm định phải là từ được dùng để “chỉ định một danh từ bằng cách thêm vào ý nghĩa của danh từ ấy một ý khái quát (để nói trổng, không chỉ cái gì rõ rệt)”[10, tr. 266]. • BẤT CỨ (KÌ) Hoàng Phê cho rằng bất cứ (kì) là từ “biểu thị ý không có điều kiện nào kèm theo cả, không loại trừ trường hợp cụ thể nào cả” [7, tr. 48]. Khi nó chỉ định cho danh từ, nó làm cho danh từ này mang tính khái quát. Ví dụ: (*) ThS, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh 2 (1) Hắn sẽ rẽ vào bất cứ ngõ nào hắn gặp để đập phá đốt nhà hay lăn ra kêu làng nước [1, tr. 26]. • GÌ Bùi Đức Tịnh [10] cho rằng gì vốn là một chỉ định từ nghi vấn dùng để hỏi. Khi được sử dụng như chỉ định từ phiếm định, nó chỉ định cho các danh từ chỉ sự vật, sự việc, hiện tượng nhưng không nói rõ ra đó là các sự vật, sự việc, hiện tượng cụ thể nào. Ví dụ: (2) Nó nói qua bên Mỹ, gặp nghề gì có tiền thì làm, cạnh tranh với người tứ xứ, mình là dân nhỏ con, sức lực yếu nhưng tay chân lanh lẹn [6, tr. 317]. Từ gì trong câu này chỉ định cho danh từ nghề, nhưng nó không chỉ rõ đó là nghề nào mà chỉ cho biết chung chung bất cứ nghề nào có thể nuôi sống bản thân. Đây cũng là ưu điểm của người Việt Nam chúng ta nói chung: cần cù, chịu thương, chịu khó, sẵn sàng làm bất cứ công việc chân chính nào để mưu sinh. Chi là một biến thể của gì. Vì thế, trong các câu có sử dụng từ gì, ta có thể thay thế gì bằng chi. • KHÁC Khác là từ chỉ cái không giống, cái chưa biết đến. Khi được dùng như chỉ định từ phiếm định thì khác chỉ thêm nghĩa khái quát vào cho danh từ mà nó chỉ định. Đó có thể là những danh từ chỉ người, vật, nơi chốn hay thời gian. Ví dụ: (3) Tấn hơi mệt biết rằng nếu đến quán ăn phở thì chắc khi ăn rồi chàng sẽ đi nơi khác. [6, tr. 131] Nơi khác là nơi nào? Nó có thể là một quán phở khác nữa hay một nơi nào đó mà không ai có thể biết một cách chính xác. • KIA Bùi Đức Tịnh lí giải rằng kia vốn là một chỉ định từ chỉ định biến dị thành. Khi được dùng như chỉ định từ phiếm định, kia chỉ một thời điểm nào đó không xác định. Ví dụ: (4) Làng này còn bao nhiêu người khá giả tương đối, nhà ngói đơn sơ nhưng là nổi bật lên ở địa phương, xưa kia làm hội đồng xã, có con em làm sĩ quan chế độ cũ [6, tr. 194]. Từ xưa kia ở đây không cho biết cụ thể ngày, tháng, năm nào cả. Tuy vậy, cũng cần phân biệt giữa kia: chỉ định từ phiếm định và kia: chỉ định từ chỉ định. Hãy quan sát ví dụ dưới đây: (5) Bên kia bờ sông, cây cối bị san bằng mặt đất, một con mèo chạy cũng rất rõ [4, tr. 186]. Từ kia trong câu này không phải là chỉ định từ phiếm định vì nó có một ý nghĩa về vị trí trong không gian (cái bờ sông mà ta đang thấy trước mặt). Do vậy, nó phải là một chỉ định từ chỉ định. • NÀO Giống như gì, nào cũng là chỉ định từ nghi vấn biến dị thành chỉ định từ phiếm định. Nó được dùng để chỉ định cho danh từ đứng trước nhưng nó không cho biết cụ thể người nào, vật nào Ví dụ: (6) Chú nào biết thì tôi khen thưởng [6, tr. 85]. Từ nào trong câu này chỉ định cho từ chú, nhưng nó không xác định rõ là chú nào cả. 3 Cả gì và nào cùng chỉ định cho danh từ, nhưng cũng có sự khác biệt đôi chút giữa chúng. Xét các ví dụ sau: (7a) … nhà văn nào ưa cãi cọ với ông chủ báo, ưa tranh giành quyền lợi cấp thời vụn vặt thì chẳng bao giờ tiến xa [6, tr. 77]. (7b)* … nhà văn gì ưa cãi cọ với ông chủ báo, ưa tranh giành quyền lợi cấp thời vụn vặt thì chẳng bao giờ tiến xa. (8a)* Tiếng nào như tiếng giặc tấn công (8b) Tiếng gì như tiếng giặc tấn công [4, tr. 77]. Câu (7a) và (8b) là những câu chấp nhận được trong khi đó câu (7b) và (8a) thì không. Vì sao lại có hiện tượng này? Trong câu (7a), danh từ nhà văn đã được hạn định. Đó là những nhà văn ưa cãi cọ với ông chủ báo, ưa tranh giành quyền lợi cấp thời vụn vặt chứ không phải chỉ hết tất cả những nhà văn. Do vậy, việc sử dụng từ nào chứ không phải từ gì trong câu này là thoả đáng. Ở câu (8b), từ tiếng không hề bị giới hạn cho nên sử dụng từ gì sẽ hợp lí hơn từ nào. Như vậy, phạm vi chỉ định của từ nào hẹp hơn phạm vi chỉ định của từ gì. Hay nói cách khác, từ nào được dùng khi ta nói về sự không xác định trong những đối tượng đã biết. Còn từ gì nói về tính không xác định hoàn toàn, tuyệt đối. Trong phương ngữ Trung bộ, mô được dùng thay cho nào. Do đó, có thể thay thế nào bằng mô trong những câu có sử dụng nào. • NỌ Cũng giống như kia, khi được dùng làm chỉ định từ phiếm định thì nọ cũng mất hẳn công dụng chỉ vị trí của nó. Nó thêm tính không xác định ở cách xa hay trong quá khứ cho danh từ mà nó chỉ định. Ví dụ: (9) Anh phu nọ đạp bằng một chân thôi, chân kia thì bẹt ra, duỗi thẳng.[6, tr. 112]. Trong câu này, người ta chưa xác định được cụ thể anh phu nào cả. 3. Ý NGHĨA VÀ CÁCH DÙNG CỦA ĐẠI TỪ PHIẾM ĐỊNH TRONG TIẾNG VIỆT Đại từ phiếm định là một tiểu loại của đại từ. Do vậy, ý nghĩa và cách dùng của nó không thể tách rời khỏi ý nghĩa và cách dùng của đại từ. Theo Bùi Đức Tịnh, đại từ phiếm định là loại đại từ được dùng để “thay thế cho danh từ để chỉ những người hay vật mà ta không muốn nói rõ ra” [10, tr. 243]. Mặt khác, tác giả cũng khẳng định thêm là các đại từ phiếm định trong tiếng Việt đều có nguồn gốc từ các đại từ nghi vấn và các danh từ. Các đại từ phiếm định: ai, đâu, gì, nào, sao nguyên là các đại từ nghi vấn chuyển hoá thành. Các đại từ phiếm định: người, người ta, kẻ nguyên là các danh từ. 3.1. Ý nghĩa và cách dùng của đại từ phiếm định chỉ người • AI Bùi Đức Tịnh xác định rằng ai vốn là một đại từ nghi vấn. Khi ai được dùng làm đại từ phiếm định để chỉ chung cho tất cả mọi người thì nó chỉ có thể được sử dụng trong các loại câu khác với câu hỏi chính danh. Theo khảo sát của chúng tôi, ai được sử dụng rất nhiều trong câu trần thuật, những câu “có thể xác định được là đúng hay là sai” [3, tr. 36], “những câu mà giá trị ngôn trung chỉ là trình bày, nhận định, không yêu cầu trả lời, không yêu cầu thực hiện một hành động nào khác và không bộc lộ tình cảm, cảm xúc.” [5, tr. 123]. Xét ví dụ sau: (10) Gã cũng có gia đình đàng hoàng như ai [4, tr. 145]. 4 Từ ai trong câu trần thuật này không chỉ cụ thể một người nào cả. Ai cũng xuất hiện ở ngôi thứ ba số nhiều khi theo sau nó có từ cũng. (11) Ở trong xóm này, mình là người quan trọng, ai cũng biết mặt, nhưng ra tới chợ, tới xóm khác thì mình là con kiến nhỏ xíu, vô danh [6, tr. 11]. Mặt khác, ai cũng có thể được dùng ở ngôi thứ hai số ít lẫn số nhiều. Xét các ví dụ sau đây: (12) Ai ơi đợi với em cùng Thân em nay Bắc mai Đông một mình. [Ca dao VN] Ai trong câu ca dao này ở ngôi thứ hai số ít. Đó là từ mà người con gái dùng để gọi người con trai: hãy cho em đi cùng vì thân gái một mình hiu quạnh và cô đơn lắm anh ơi, nhưng chưa xác định rõ người con trai nào cả. (13) Ai có dao dùng dao, có mác dùng mác, mỗi người dân là một người lính, mỗi thước đất là một chiến hào, sẵn sàng hi sinh bảo vệ nền độc lập cho Tổ quốc! [4, tr. 24]. Ai trong câu này ở ngôi thứ hai số nhiều. Nó chỉ hết tất cả những người dân Việt Nam yêu nước, những người với những vũ khí thô sơ nhưng vẫn sẵn sàng hi sinh tấm thân mình để bảo vệ nền chủ quyền đất nước trước sự xâm lược của bọn giặc ngoại xâm. Truyền thống yêu nước này của người Việt Nam cứ truyền mãi từ thế hệ này sang thế hệ khác. • KẺ Bùi Đức Tịnh khẳng định rằng kẻ vốn là một danh từ. Khi được sử dụng như một đại từ phiếm định, nó không chỉ cụ thể ai, người nào. Ví dụ: (14) Thỉnh thoảng, cánh cửa sắt ngoài cổng như khua động, ngân lên, ông đoán chừng gió thổi mạnh, bản lề cửa không khít khao, hoặc kẻ nào muốn tìm nơi ẩn núp qua cơn mưa đã dựa lưng vào [6, tr. 197]. Đôi khi, kẻ cũng được dùng để chỉ người hoặc những người không cụ thể nhưng hàm ý coi thường, khinh khi. Ví dụ: (15) Thời buổi kim tiền này, người ta không thể quan niệm được một kẻ có tài nhưng làm không ra tiền [6, tr. 91]. Kẻ có thể được đặt sau những từ vốn cũng là những từ phiếm định như: nhiều, những Ví dụ: (16) Có nhiều kẻ mừng thầm [1, tr. 47]. Kẻ có thể giữ vai trò làm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ trong câu. Ví dụ: (17) Kẻ 1 mạnh chính là kẻ 2 giúp đỡ kẻ 3 khác trên đôi vai của mình [1, tr. 101] (Kẻ 1 : chủ ngữ, kẻ 2 : vị ngữ, kẻ 3 : bổ ngữ). • NGƯỜI Bùi Đức Tịnh cho là người có nguồn gốc từ danh từ. Trong ngôn ngữ văn học, người ta dùng nó để chỉ trổng, không cụ thể người nào. Nó thường giữ vai trò làm chủ ngữ trong câu. Ví dụ: (18) Anh học sinh trường cô-le, người trong ban tiếp tế đã cho tôi theo thuyền từ Hậu Giang đến đây [4, tr. 3]. • NGƯỜI TA 5 Trong ngôn ngữ tiếng Việt, người ta thường xuất hiện ở ngôi thứ ba số nhiều và mang sắc thái trung hoà. Nó được dùng để “chỉ chung những người bất kì, ngoài mình hay những người đang trong cuộc” [7, tr. 676]. Ví dụ: (19) Người ta quýnh quáng chạy tới chạy lui lộn xộn trên khoảng đất trống [4, tr. 229]. Người ta thường đảm nhận vai trò làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu. Ví dụ: (20) Tự nhiên người ta đánh con, người ta đuổi con, người ta áp chế [8, tr. 33] .(người ta: chủ ngữ). (21) lại sợ người ta bắt được quả tang mình muốn bắt quả tang người ta [8, tr. 115] (người ta: bổ ngữ). 3.2. Ý nghĩa và cách dùng của đại từ phiếm định chỉ vật • GÌ Gì được dùng để chỉ “sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó không rõ.” [7, tr. 366]. Thường xuất hiện từ cũng theo sau gì trong câu trần thuật khẳng định. Ví dụ: (22) Thấy tía nuôi tôi làm gì, tôi cũng bắt chước làm theo như vậy [4, tr. 217]. Từ gì trong câu này không chỉ một sự việc cụ thể nào cả. Gì cũng xuất hiện trong câu trần thuật phủ định để chỉ một sự vật, một hiện tượng nào đó không cụ thể. (23) Trong hiện tại, rừng tràm chẳng còn gì [6, tr. 302]. Trong ngôn ngữ văn học cũng như trong sinh hoạt đời thường, từ cái thường hay xuất hiện trước gì. Chẳng hạn: (24) Con thì cái gì cũng hỏi [4, tr. 219]. Gì thường đảm nhận chức năng chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu. Ví dụ: (25) Tôi bước đến gần, nhìn vào họ xem họ đang làm gì [4, tr. 97] (gì: bổ ngữ). • NÀO Hoàng Phê quan niệm rằng nào là từ được dùng để chỉ “bất cứ cái nào trong cùng một tập hợp những cái cùng loại” [7, tr. 636]. Nó thường hay đi kèm với từ cũng. (26) Thấy người, con nào cũng há họng ra, toan đớp [4, tr. 201]. → Chưa xác định cụ thể con nào cả. Không giống như gì có thể làm chủ ngữ, bổ ngữ trong câu, nào chỉ làm định ngữ trong câu mà thôi. Ví dụ: (27) Gần khắp mặt biển Thái Bình Dương, cảng nào anh cũng có tới [4, tr. 92]. → Chưa có một cái cảng cụ thể nào được xác định ở đây cả. 3.3. Ý nghĩa và cách dùng của đại từ phiếm định chỉ người lẫn vật Hoàng Phê chỉ ra rằng nấy thường được dùng kết hợp với các từ như: ai, gì, nào đứng trước để chỉ chính cái vừa mới được đề cập trước đó. Thế nhưng những cái vừa mới được nhắc đến đều là những cái phiếm định. Do vậy, nấy cũng được dùng để chỉ những cái phiếm định. Theo khảo sát của chúng tôi, nấy có thể làm chủ ngữ, bổ ngữ và định ngữ trong câu. Ví dụ: 6 (28) Ai gặp nấy hốt [4, tr. 224] (nấy: chủ ngữ). Trong câu này, người ta chưa xác định cụ thể được bất kì một người nào cả. 3.4. Ý nghĩa và cách dùng của đại từ phiếm định chỉ địa điểm • ĐÂU Nguyễn Kim Thản [9] nhấn mạnh rằng đâu vốn là đại từ nghi vấn dùng để hỏi địa điểm. Khi làm đại từ phiếm định, nó chỉ một địa điểm, một nơi nào đó không xác định rõ. (29) … nhưng đi đâu với giá nào mấy cậu cũng đồng ý [6, tr. 117] Từ đâu trong câu này không chỉ một nơi cụ thể nào cả. Đâu thường xuất hiện trong câu trần thuật khẳng định và thường có từ cũng theo sau. Ví dụ: (30) Đi đâu cũng được [4, tr. 100]. Tương tự như đâu trong câu (29), đâu trong câu này cũng chỉ một nơi phiếm định. Người ta cũng sử dụng đâu trong câu trần thuật phủ định. (31) Không biết tía nuôi tôi đi đâu [4, tr. 143]. Đâu có thể đảm nhận những chức năng ngữ pháp trong câu như: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ. Ví dụ: (32) Bây giờ thì tiếng súng nổ rền bốn phía chung quanh, không còn biết đâu 1 là đâu 2 nữa [4, tr. 83] (đâu 1 : chủ ngữ, đâu 2 : vị ngữ). (33) Rồi thì khỏe ru, tôi trở về, còn anh tự ý đi đâu thì đi [6, tr. 11] (đâu: trạng ngữ). 3.5. Ý nghĩa và cách dùng của đại từ phiếm định chỉ thời gian Bao giờ vốn là đại từ nghi vấn hỏi về thời gian. Khi được dùng như đại từ phiếm định, nó chỉ “khoảng thời gian nào đó không muốn nói rõ ra hoặc bất kì khoảng thời gian nào” [7, tr. 34]. Nó thường được dùng trong các câu trần thuật và đảm nhận vai trò làm trạng ngữ trong câu. Ví dụ: (34) Bao giờ có một điều bất thường, một biến cố gì vừa xảy ra thì tức khắc bọn trẻ con kéo đến đó ngay [4, tr. 234]. Từ bao giờ trong câu này chỉ một khoảng thời gian bất kì, không xác định. Trong tục ngữ, ca dao Việt Nam, bao giờ được dùng để chỉ một sự việc rất khó có thể xảy ra hoặc không bao giờ xảy ra. (35) Bao giờ rau diếp làm đình, Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta. [Ca dao VN] → Việc mình lấy ta là việc rất khó xảy ra nếu không muốn nói là không thể. 3.6. Ý nghĩa và cách dùng của đại từ phiếm định chỉ sự tình Sao được dùng để chỉ sự tình, phương thức, cách thức nào đấy mà chưa được xác định rõ ràng. Với ý nghĩa phiếm định này, sao thường xuất hiện trong các câu trần thuật và làm chức năng trạng ngữ. Chẳng hạn: (36) Đời sao kì cục, khó nói quá, muốn nói thì cũng không biết sao mà nói [6, tr. 114]. [...]... enforcement 1 “Thể loại văn học là nơi thể hiện rõ nhất đặc trưng loại hình văn học Mỗi một loại hình văn học có một hệ thống thể loại riêng Có thể thấy đây chính là phương diện phân biệt rõ nhất hai loại hình văn học trung đại và hiện đại Lịch sử văn học về một phương diện quan trọng là lịch sử của loại và thể loại văn học Văn học trung đại Việt Nam hiện diện qua một hệ thống thể loại bề bộn, chồng chéo,... tác phẩm Thiên nam minh giám, Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm, thể thơ STLB đã đi vào xu hướng ổn định, ngoại trừ vần điệu của tiếng thứ (3) và tiếng thứ (5) dòng thất trên Giai đoạn thứ ba (thế kỉ XIX đến những năm 20 của thế kỉ XX), thể thơ STLB đã đi vào ổn định và trở thành khuôn mẫu Có thể nói đây là giai đoạn rực rỡ nhất của thể STLB với nhiều tác phẩm còn lưu lại với thời gian như: Ai tư vãn... bản thân, HS trực tiếp đi vào thế giới tác phẩm Trên cơ sở cảm thụ trực tiếp đó (*) ThS, Trường Trung cấp Kĩ thuật Công nghiệp Đồng Nai của HS, GV sẽ khơi sâu, phát triển những ấn tượng đúng đắn, và loại trừ những cảm xúc hay suy nghĩ ban đầu còn lệch lạc, chủ quan về tác phẩm, tác giả hay một nhân vật, chi tiết nào đó… Nội dung công việc chuẩn bị bài ở nhà của HS bao gồm nhiều mặt và đa dạng Đó có... Trọng Lư thường được đặt trong chi u hồi tưởng về quá khứ Quá khứ có khi rõ ràng, khi mơ hồ huyền ảo, song chính là những khoảng lung linh trong tâm tưởng để nhân vật mỗi lần hồi tưởng là một lần có thêm sức mạnh, thêm động lực để sống, để tồn tại và ước mơ Nhớ lại những lần theo cha mẹ về quê ngoại, mạch hồi tưởng về gia đình dần được hé mở Cái làng Lâm Cự ven sông Gianh là quê ngoại:“Ông ngoại tôi,... nhiều góc độ, xây dựng được nhiều kiểu nhân vật và tính cách riêng biệt Tiểu thuyết Và khi tro bụi viết về những khốc liệt của cuộc sống, những bi kịch gia đình, sự cô đơn và hoang mang Trong tiểu thuyết Và khi tro bụi, nhân vật tôi rất hoang mang khi người chồng tử nạn trong một tai nạn xe cộ, đã hết sức đau khổ và cảm thấy cuộc sống trống vắng, vô vị Người phụ nữ nghĩ đến cái chết và chọn lựa cuộc... là những dòng STLB thành văn cổ nhất Trong thơ ca Việt Nam trung đại, thể loại này tiếp tục phát triển cho đến những thập niên đầu của thế kỉ XX (*) ThS, Đại học Lâm nghiệp cơ sở 2, Thị trấn Trảng Bom – Đồng Nai 1 2 Đơn vị cơ bản của thể STLB là một tổ hợp (hay khổ) gồm 4 câu, trong đó có 2 câu thất ngôn và câu lục bát (1 câu 6 chữ và một câu 8 chữ) Nếu 2 câu thất ngôn đi trước rồi tiếp đến là câu lục... tạo của thầy và trò, sự nhiệt tình và tự nguyện tham gia của mọi thành viên, sự tổ chức, điều khiển, hướng dẫn linh hoạt của người thầy…, đặc biệt ở phần này, tố chất nghệ sĩ trong cả GV và HS là rất cần thiết Những tố chất này sẽ không còn ở dạng tiềm năng nữa mà phải thật sự được khai thức, được phát huy, phát lộ thành những năng lực, năng khiếu thật sự Với thơ trữ tình hiện đại, tính chất phong phú... luyện tư duy sắc bén và phán quyết nhanh nhẹn Về phía GV, TNKQ cho phép GV kiểm tra trình độ, năng lực và tư chất HS trên một phạm vi kiến thức rộng, việc đánh giá hoàn toàn mang tính khách quan, có thể vận dụng hình thức kiểm tra này vào mọi thời điểm dạy học và ít tốn thời gian kiểm tra, thời gian chấm điểm TNKQ còn có một ưu thế lớn là có thể có nhiều dạng câu hỏi phong phú và linh hoạt hơn tự luận... 38 – 39] Thể trong loại, loại trong thể là những hiện tượng trong văn học Và hai thể loại song thất lục bát và ngâm khúc trong văn học Việt Nam trung đại là một hiện tượng như thế Song thất lục bát (STLB) là thể thơ thuần tuý dân tộc, bắt nguồn từ ca dao, dân ca Cho đến nay, chưa có một tài liệu nào khẳng định STLB ra đời chính xác vào thời gian nào Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy vào khoảng cuối thế... với việc bồi dưỡng HS yếu kém và HS năng khiếu Bởi lẽ, việc bồi dưỡng hai đối tượng HS này tuỳ thuộc tính chất và nhiệm vụ của từng trường hợp mà có tính bắt buộc nhiều hay ít Và chính vì không bắt buộc nên hoạt động ngoại khoá có thực sự phát huy được tác dụng hay không trước hết phụ thuộc vào sực hứng thú, say mê, lòng yêu nghề, vào sự nhận thức đầy đủ, chuẩn bị chu đáo và năng lực tổ chức sáng tạo

Ngày đăng: 20/01/2015, 09:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w