Ngân hàng có vị trí quan trọng trong mọi nền kinh tế, đặc biệt ở các quốc gia chưa có thị trường vốn chưa phát triển như Việt Nam
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Ngân hàng có vị trí quan trọng trong mọi nền kinh tế, đặc biệt ở cácquốc gia chưa có thị trường vốn chưa phát triển như Việt Nam Với vai trò
là một trung gian tài chính, hoạt động của Ngân hàng thương mại rất đadạng và mang tính rộng khắp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vựccủa nền kinh tế Nếu Ngân hàng gặp những rủi ro sẽ gây những hậu quả vôcùng nghiêm trọng đối với nền kinh tế xã hội Thực tế đã cho thấy tình hìnhkinh tế của nhiều nước đã khốn đốn bởi khủng hoảng Ngân hàng ở châu Ánăm 1997- 1998 Sự đổ vỡ của quỹ tín dụng năm 1990 tại Hà Nội cũng đẩynền kinh tế xã hội nước ta vào tình trạng suy thoái trong một thời gian khádài
Rủi ro Ngân hàng đến từ nhiều phía và cũng có nhiều loại nhưngtrong đó rủi ro tín dụng có ảnh hưởng nặng nề nhất vì trong lĩnh vực kinhdoanh của Ngân hàng thì hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh manglại phần lớn lợi nhuận cho Ngân hàng nên rủi ro tiềm ẩn từ hoạt động nàycàng lớn Rủi ro tín dụng không chỉ gây hậu quả riêng cho hoạt động tíndụng mà còn tác động xấu đến nhiều hoạt động kinh doanh khác trongNgân hàng đe dọa sự tồn tại của Ngân hàng Chính vì vậy vấn đề đảm bảo
an toàn cho hoạt động này là một công việc không thể thiếu với bất cứNgân hàng nào chứ không riêng gì Techcombank Sau một thời gian thựctập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam- chi nhánhĐông Đô, em nhận thấy công tác đảm bảo an ninh tín dụng tại chi nhánhchưa đáp ứng được mục tiêu quy mô tín dụng của chi nhánh trong thời giantới Do đó với mong muốn đóng góp những ý kiến của mình cho chi nhánhqua áp dụng các kiến thức đã được học ở trường và kết quả quan sát, họchỏi từ thực tiễn hoạt động tại chi nhánh Techcombank Đông Đô (TCB-ĐĐ)
em đã lựa chọn đề tài: “Biện pháp tăng cường an ninh tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam-Chi nhánh Đông Đô”
cho luận văn tốt nghiệp của mình
Trang 2Nội dung quản lý an ninh tín dụng bao gồm rất nhiều vấn đề nhưng
do thời gian có hạn và những hiểu biết còn hạn chế, trong luận văn nàyphạm vi nghiên cứu an ninh tín dụng sẽ được giới hạn ở những lý luậnchung về an ninh tín dụng, tình hình an ninh tín dụng thực tế ở TCB-ĐĐ từ
đó đưa ra biện pháp để tăng cường hơn nữa chất lượng công tác này tại chinhánh Với kết cấu như vậy luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: An ninh tín dụng trong hoạt động tín dụng của Ngân
Trang 3CHƯƠNG 1: AN NINH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1 Các hoạt động cơ bản
Từ những năm đầu của thế kỷ XV các Ngân hàng thương mại đã rađời Như vậy Ngân hàng thương mại xuất hiện từ rất sớm trong lịch sửnhân loại Tuy nhiên khi mới ra đời các Ngân hàng thương mại còn là cácNgân hàng thương mại đa năng, các Ngân hàng đều có chức năng hoạtđộng như nhau bao gồm: phát hành giấy bạc Ngân hàng, kinh doanh, nhậntiền gửi của khách hàng, chiết khấu và cho vay, thực hiện các dịch vụ thanhtoán khác…với mục tiêu là lợi nhuận Nhưng cùng với sự phát triển kinh tế
và công nghệ hoạt động ngân hàng có những bước tiến rất nhanh trở thànhnhững Ngân hàng thương mại chuyên doanh Sự ra đời của hệ thống Ngânhàng thương mại có ý nghĩa rất lớn, nó tác động sâu sắc đến quá trình pháttriển của nền kinh tế hàng hoá và ngược lại nền kinh tế tiếp tục phát triểnđến giai đoạn cao nhất của nó là kinh tế thị trường thì hoạt động của Ngânhàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và mặc nhiên Ngân hàng
là một loại hình tổ chức không thể thiếu đối với nền kinh tế
Có nhiều cách để định nghĩa về Ngân hàng có thể qua chức năng,các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế Nếu xem xéttrên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp, Ngân hàngthương mại được định nghĩa như sau: Ngân hàng là các tổ chức tài chínhcung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất- đặc biệt là tíndụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tàichính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế
Nếu trên góc độ pháp luật, Ngân hàng thương mại được định nghĩadựa trên các hoạt động chủ yếu Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều 20 ( số 20/2004/QH11) thì định nghĩa:
“ Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn
bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan” trong đó: “Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân
Trang 4hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này đểcấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
Dù hiểu theo cách nào đi chăng nữa, về cơ bản Ngân hàng thươngmại có các hoạt động chính sau:
1.1.1.1 Hoạt động huy động vốn
Có tổ chức huy động vốn tốt thì Ngân hàng mới tồn tại và cho vayđược- hoạt động huy động vốn là không thể thiếu với bất kỳ một Ngânhàng thương mại muốn tồn tại và kinh doanh tốt Làm thế nào để huy độngđược nhiều vốn và vốn rẻ nhất luôn là bài toán đặt ra cho các Ngân hàng.Một trong những nguồn huy động quan trọng là các khoản tiền gửi thanhtoán và tiết kiệm của khách hàng Bằng cách mở dịch vụ nhận tiền gửi đểbảo quản hộ người có tiền, Ngân hàng cam kết sẽ hoàn trả đúng hạn chongười gửi tiền Trong cuộc cạnh tranh để tìm và giành được các khoản tiềngửi, các Ngân hàng đã trả lãi cho tiền gửi như là phần thưởng cho kháchhàng về việc sẵn sàng hy sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phépNgân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh Để thu hút khách hàng gửi tiềncác Ngân hàng thương mại liên tục đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn, đưa ranhiều hình thức huy động khác nhau: tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiềngửi tiết kiệm ngắn, trung và dài hạn…đồng thời áp dụng rất nhiều hình thứckhuyến mại như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm đầu xuân…
Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng nhất của Ngân hàng thương mạinhưng trong những trường hợp cần thiết cần vốn ngay, Ngân hàng thươngmại cũng có thể đi vay từ Ngân hàng Nhà Nước, các tổ chức tín dụng kháchoặc vay trên thị trường vốn…để đáp ứng nhu cầu chi trả cho khách hàng.Tuy nhiên quy mô nguồn này không lớn
1.1.1.2 Hoạt động tín dụng
Sau khi huy động được tiền gửi ngoài một phần để dành không sửdụng dưới dạng dự trữ, Ngân hàng thương mại sử dụng vốn để cho vay đốivới nền kinh tế Cho vay là hình thức cấp tín dụng trực tiếp cho kháchhàng Ngân hàng sẽ giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền theo yêucầu của khách hàng để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định trên cơ
sở bảo đảm sẽ hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn Tiền cho vay là một món
nợ đối với cá nhân hay doanh nghiệp đi vay nhưng lại là một tài sản đối với
Trang 5Ngân hàng So sánh với những tài sản khác, khoản mục tiền vay có tínhlỏng kém hơn vì chúng không thể chuyển thành tiền mặt trước khi cáckhoản vay đó đến hạn thanh toán Các khản tiền cho vay cũng có xác suất
vỡ nợ cao hơn các tài sản khác
Hình thức cho vay rất đa dạng bao gồm nhiều loại hình phù hợp vớinhững nhu cầu, mục đích vay vốn khác nhau của mọi đối tượng kháchhàng Đối tượng vay vốn đa dạng bao gồm cả cá nhân và tổ chức thuộc mọithành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịchvụ…tuỳ thuộc mỗi loại hình cho vay mà có thể đặt ra các yêu cầu khácnhau đối với khách hàng Có thể liệt kê một số điều kiện cơ bản sau: kháchhàng cần có tư cách pháp nhân hoặc giấy phép kinh doanh có hiệu lực, hoạtđộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật hiệnhành; có phương án, dự án kinh doanh hợp pháp , khả thi, có hiệu quả; cóvốn tự có tham gia vào phương án sản xuất; có khả năng hoàn trả vốn vay,
có tài sản thế chấp, cầm cố bảo đảm cho khoản vay hoặc các chứng từ cógiá hoặc được bên thứ ba bảo lãnh hoặc được vay tín chấp theo quy địnhcủa Ngân hàng…
1.1.1.3 Hoạt động thanh toán
Khi khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng, Ngân hàng không chỉ bảoquản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng Thanh toán quaNgân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửitiền không cần phải đến Ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chi trảcho khách, khách hàng mang giấy đến Ngân hàng sẽ nhận được tiền Vớicác tiện ích: an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí…thanh toánkhông dùng tiền mặt đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và nângcao thu nhập cho khách hàng Khi Ngân hàng mở rộng chi nhánh, phạm vithanh toán qua Ngân hàng được mở rộng càng tạo nhiều tiện ích hơn Điềunày đã khuyến khích khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng nhiều hơn để nhờNgân hàng thanh toán hộ Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin,bên cạnh các thể thức thanh toán như séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, LC đãphát triển thêm các hình thức thanh toán mới bằng điện, thẻ…
Trang 61.1.1.4 Hoạt động khác
Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn: Do hoạt động trong lĩnh vực tàichính, Ngân hàng có điều kiện tiếp xúc với nhiều loại khách hàng khácnhau nên có rất nhiều kinh nghiệm về quản lý tài chính Khách hàng coiNgân hàng như một chuyên gia tư vấn tài chính vì vậy đã nhờ Ngân hàngquản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính hộ Dịch vụ uỷ thác phát triểnsang cả uỷ thác vay hộ, uỷ thác cho vay hộ uỷ thác phát hành, uỷ thác đầutư…
Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán: với dịch vụ môi giớichứng khoán, Ngân hàng cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu,trái phiếu và các chứng khoán khác Một số Ngân hàng tổ chức ra công tychứng khoán hoặc công ty môi giới chứng khoán để cung cấp dịch vụ môigiới
Hoạt động Ngân hàng đại lý: nhiều Ngân hàng trong quá trình hoạtđộng không thể thiết lập chi nhánh hoặc văn phòng ở khắp mọi nơi CácNgân hàng lớn thường cung cấp dịch vụ Ngân hàng đại lý cho các Ngânhàng khác như thanh toán hộ, phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi làmNgân hàng đầu mối trong đồng tài trợ…
Ngân hàng thương mại ngày càng có vị trí như hệ thần kinh của cảnền kinh tế Nhiều nghiệp vụ mới đang ngày càng phát triển Ngân hàngthương mại từ chỗ chỉ cho vay ngắn hạn là chủ yếu đã mở rộng cho vaytrung và dài hạn, cho vay để đầu tư vào bất động sản Nhiều Ngân hàng mởrộng cho vay tiêu dùng, kinh doanh chứng khoán, cho thuê…Các hình thứchuy động cũng ngày càng phong phú Các loại hình tiền gửi khác nhauđược đưa ra nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng Bên cạnh cáchình thức huy động tiền gửi, các Ngân hàng đã mở rộng các hình thức vaynhư vay Ngân hàng trung ương, vay các Ngân hàng khác Công nghệ Ngânhàng đang góp phần làm thay đổi các hoạt động cơ bản của Ngân hàng.Thanh toán điện tử đang thay thế dần thanh toán thủ công, đẩy nhanh tốc
độ, tính thuận tiện, an toàn trong thanh toán Các loại thẻ đang thay thế dầntiền giấy và dịch vụ Ngân hàng 24 giờ, dịch vụ Ngân hàng tại nhà đang tạo
ra các tiện ích ngày càng lớn cho cả cộng đồng
Trang 71.1.2 Hoạt động tín dụng
1.1.2.1 Vai trò của hoạt động tín dụng Ngân hàng
Nhu cầu tín dụng lúc nào cũng rất cần thiết với các tổ chức và cánhân trong nền kinh tế bất kể trong giai đoạn nào Đặc biệt trong thời giantới khi nền kinh tế ngày càng phát triển, quá trình toàn cầu hoá, tự do hoádiễn ra mạnh mẽ thì nhu cầu đó ngày càng trở nên cấp thiết để phát triểnsản xuất kinh doanh, để doanh nghiệp tồn tại, đứng vững và đi lên; để cánhân khẳng định chỗ đứng của mình trong xã hội Hoạt động tín dụng làhoạt động của tổ chức tín dụng sử dụng vốn huy động để cấp vốn cho các
Hoạt động tín dụng có ý nghĩa không chỉ với Ngân hàng là đem lạilợi nhuận- cơ sở cho sự tồn tại và phát triển mà đối với người đi vay và nềnkinh tế cũng có ý nghĩa rất quan trọng
Đối với người đi vay, nguồn vốn vay từ ngân hàng là tương đối dễtiếp cận ở mọi lúc mọi nơi vì hiện nay mạng lưới Ngân hàng đã trải khắpcác địa bàn với phương thức cho vay, thanh toán hết sức đa dạng và phongphú Vốn vay từ ngân hàng là một trong những nguồn vốn sẵn có, rẻ và linhhoạt hơn nữa vì phải hoàn trả nợ cả gốc và lãi cho Ngân hàng nên sẽ kíchthích khách hàng tìm phương án kinh doanh hiệu quả để hoạt động sản xuấtkinh doanh thu được lợi nhuận cao
Đối với nền kinh tế, với chức năng huy động vốn để cho vay hoạtđộng tín dụng đóng vai trò luân chuyển vốn trong nền kinh tế, chuyển vốn
từ nơi tạm thời nhàn rỗi sang nơi có nhu cầu sử dụng để phát triển kinhdoanh, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống xã hội, Ngân hàng hoạt độngvới mục tiêu lợi nhuận và an toàn nên Ngân hàng chỉ cho vay các dự án,
Trang 8các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng vốn vay có hiệu quả và khi các doanhnghiệp hoạt động hiệu quả thì nền kinh tế sẽ phát triển vững chắc Đồngthời nhờ có khoản tín dụng Ngân hàng cấp các doanh nghiệp sẽ có đủ khảnăng tài chính để tiếp cận với công nghệ hiện đại, mở rộng quy mô sản xuấtkinh doanh từ đó thúc đẩy khoa học công nghệ và sản xuất hàng hoá pháttriển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư, tạo thêm nhiều công ăn việclàm cho người lao động.
1.1.2.2 Các loại tín dụng Ngân hàng
Tín dụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các Ngânhàng thương mại, phản ánh hoạt động đặc trưng của Ngân hàng Tín dụngđược phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau:
Theo thời hạn: tín dụng ngắn hạn (từ 12 tháng trở xuống) tài trợ cho
tài sản lưu động; tín dụng trung hạn (từ 1 năm đến 5 năm) tài trợ cho các tàisản cố định; tín dụng dài hạn (trên 5 năm) tài trợ cho công trình xây dựngnhư: nhà xưởng, máy móc, cầu đường…tỷ trọng tín dụng ngắn hạn thườngcao hơn tín dụng trung, dài hạn Phân chia tín dụng theo thời gian có ýnghĩa quan trọng với Ngân hàng vì thời gian liên quan mật thiết tới tính antoàn và sinh lợi của tài sản Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ này như:
kỳ hạn, tính ổn định của nguồn, khả năng quản lý thanh khoản, khả năng
dự báo và dự phòng rủi ro trong trung và dài hạn
Theo hình thức tài trợ gồm: cho vay, cho thuê, chiết khấu, bảo
lãnh…
- Cho vay là tài sản lớn nhất và quan trọng nhất trong khoản mục tíndụng, là việc Ngân hàng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền đểkhách hàng sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuậnvới nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Thông qua các bảng tổng kết tàisản của các Ngân hàng thương mại chúng ta thấy rằng cho vay luôn làkhoản mục chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng tài sản của Ngân hàng và làkhoản mục đem lại thu nhập cao nhất cho Ngân hàng đồng thời rủi ro tronghoạt động Ngân hàng có xu hướng tập trung cao nhất vào các khoản chovay
Trang 9- Chiết khấu thương phiếu: là việc Ngân hàng ứng trước cho kháchhàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi một phần thu nhập củaNgân hàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn (hoặc một giấy nợ)
- Cho thuê: là việc Ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàngthuê theo những thoả thuận nhất định Sau một thời gian nhất định kháchhàng phải trả cả gốc và lãi cho Ngân hàng
- Bảo lãnh: là việc Ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tàichính hộ khách hàng mình Mặc dù không phải xuất tiền ra song Ngân hàngcho phép khách hàng sử dụng uy tín của mình để thu lợi Bảo lãnh được ghivào tài sản ngoại bảng, đó là giá trị Ngân hàng cam kết trả cho khách hàngcủa mình
Theo đảm bảo gồm có: Tín dụng không có bảo đảm và có bảo đảm
Theo rủi ro gồm: Các khoản có độ an toàn cao, khá, trung bình,
thấp Cách phân loại này giúp Ngân hàng thường xuyên đánh giá lại khoảnmục tín dụng, dự trữ quỹ cho các khoản tín dụng rủi ro cao, đánh giá chấtlượng tín dụng
Phân loại khác: Theo ngành kinh tế, theo đối tượng tín dụng, theo
mục đích Cách phân loại này cho thấy tính đa dạng hoặc chuyên môn hoátrong cấp tín dụng của Ngân hàng Với xu hướng đa dạng, các ngân hàng sẽ
mở rộng phạm vi tài trợ song vẫn duy trì những lĩnh vực mà Ngân hàng cólợi thế
1.1.2.3 Nhân tố xác định quy mô và tính đa dạng của tín dụng Ngân hàng
Mỗi Ngân hàng có quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng khác nhau,phụ thuộc chủ yếu vào:
Các đặc trưng thuộc lĩnh vực dịch vụ Ngân hàng cung cấp: Các
Ngân hàng cung cấp những khoản tín dụng cho khách hàng trong lĩnh vực
Trang 10dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp Nếu như các Ngân hàng ở ngoại thànhthường có đội ngũ khách hàng phần lớn là các hộ gia đình, các cửa hàngnhỏ, các hộ nông dân thì khách hàng của các Ngân hàng hoạt động ở thànhphố lại tập trung vào các doanh nghiệp, những siêu thị, trụ sở công ty,những khu chung cư với những khoản tín dụng lớn.
Quy mô Ngân hàng: Theo quy định dư nợ tín dụng cho một khách
hàng phụ thuộc vào quy mô vốn tự có của Ngân hàng Các Ngân hàng lớnthường cung cấp các khoản tín dụng lớn cho các doanh nghiệp và công tytrong khi các doanh nghiệp nhỏ lại chú ý vào các khoản tín dụng nhỏ chocác cá nhân, hộ gia đình, các công ty và cửa hàng tư nhân Như vậy, quy
mô Ngân hàng cũng là nhân tố xác định quy mô tín dụng và chủng loại tíndụng của Ngân hàng
Tỷ suất lợi nhuận dự tính: Nếu như các nhân tố khác không đổi,
Ngân hàng sẽ ưu tiên cấp những khoản tín dụng mang lại lợi nhuận rònglớn nhất sau khi đã trừ đi các chi phí và rủi ro tín dụng dự tính.Với tíndụng thương mại và bất động sản, lợi thế lại thuộc về các Ngân hàng nhỏ;
các Ngân hàng lớn có ưu thế trong việc cấp thẻ tín dụng cho các cá nhân và
hộ gia đình Cũng giống như quy mô tín dụng, quy mô khách hàng cũng cóảnh hưởng đáng kể đến tỷ suất lợi nhuận tín dụng Ngân hàng lớn khi cấptín dụng cho các khách hàng lớn thường áp dụng mức lãi suất thấp hơn bởi
vì mức rủi ro tín dụng thấp và áp lực cạnh tranh cao hơn
1.1.2.4 Chính sách tín dụng Ngân hàng
“ Chính sách tín dụng an toàn và hiệu quả” là một trong những biệnpháp quan trọng để các khoản tín dụng Ngân hàng đáp ứng được các tiêuchuẩn pháp lý và đảm bảo an toàn Chính sách tín dụng cung cấp cho cán
bộ tín dụng và nhà quản lý một khung chỉ dẫn hữu hiệu để ra các quyếtđịnh tín dụng và định hướng cho danh mục đầu tư tín dụng của Ngân hàng.Nếu một chính sách tín dụng không hiệu quả nguy cơ dẫn đến rủi ro chohoạt động của Ngân hàng là rất cao
Nội dung căn bản của một chính sách tín dụng bao gồm:
- Chính sách khách hàng: Khách hàng nhận tín dụng của Ngân hàngrất đa dạng từ các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cơ quan nhà nước,
cá nhân người tiêu dùng, các Ngân hàng, các công ty tài chính… tuy nhiên
Trang 11cũng có một số đối tượng nhất định bị pháp luật cấm Ngân hàng cấp tíndụng Ngân hàng thường xuyên tiến hành phân loại khách hàng để có chínhsách tín dụng hợp lý bao gồm khách hàng truyền thống, khách hàng quantrọng và khách hàng khác Loại khách hàng truyền thống và quan trọngthường được hưởng chính sách ưu đãi của Ngân hàng thương mại Đây lànội dung có liên quan đến chính sách Marketing nên được các Ngân hànghết sức quan tâm chú ý.
- Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng: Giới hạn tín dụng làkhoản tín dụng tối đa mà khách hàng có thể được nhận từ Ngân hàng Ngânhàng chỉ cam kết tài trợ cho khách hàng với món tiền hoặc hạn mức nhấtđịnh Ngân hàng có thể chia nhỏ các khoản vốn cấp nhiều lần cho kháchhàng và dưới các hình thức tiền tệ khác nhau Mức lớn nhất Ngân hàng cóthể cho vay bằng nhu cầu của khách hàng và phù hợp với các điều luật quyđịnh dựa trên tính toán của Ngân hàng, rủi ro và sinh lời Bên cạnh các giớihạn được quy định trong luật các tổ chức tín dụng, mỗi Ngân hàng cũng cónhững quy định riêng về quy mô và giới hạn tín dụng Chính sách này đượcquy định cho từng thời kỳ trong năm căn cứ vào quy mô và tính chất củanguồn vốn mỗi Ngân hàng cụ thể Mức tối đa không vượt quá giá trị tài sảnthế chấp, cầm cố, bảo lãnh do Ngân hàng và khách hàng thoả thuận địnhgiá
- Lãi suất và phí suất tín dụng: Lãi suất rất linh hoạt, có rất nhiềumức phù hợp với từng thời kỳ, từng phương thức và loại cho vay mà Ngânhàng áp dụng đối với khách hàng Hiện nay lãi suất cho vay là lãi suất thoảthuận giữa Ngân hàng và khách hàng phù hợp với quy định chung củaNgân hàng Nhà Nước Các Ngân hàng đều có chính sách lãi suất và điềukiện cho vay ưu đãi đối với các khách hàng có uy tín tốt trong lịch sử quan
hệ tín dụng với Ngân hàng
Để có được các cam kết tín dụng có thể khách hàng phải trả choNgân hàng một khoản phí tín dụng được tính bằng tỷ lệ % trên hạn mứccam kết (gọi là phí suất tín dụng) Phí tín dụng có thể là phí bảo lãnh, phícam kết, phí quản lý Phí suất được xác định chủ yếu dựa trên rủi ro (trongbảo lãnh), trên chi phí huy động vốn (phí cam kết tài trợ) hoặc các chi phíkhác
Trang 12Kỳ hạn nợ liên quan đến tính toán các nguồn thu của khách hàng cóthể dùng để trả nợ Chính sách xác định cụ thể kỳ hạn nợ và tăng số lần trả
nợ trong kỳ sẽ tăng mật độ luồng tiền vào, giảm kỳ hạn tín dụng trung bình,song sẽ tăng chi phí thu nợ của Ngân hàng (nếu khách hàng không có tàikhoản tại Ngân hàng)
- Các khoản đảm bảo: Chính sách đảm bảo gồm các quy định về cáctrường hợp tài trợ cần đảm bảo bằng tài sản, các loại đảm bảo cho mỗi loạihình tín dụng, danh mục các đảm bảo được Ngân hàng chấp nhận, tỷ lệ %cho vay trên đảm bảo, đánh giá và quản lý đảm bảo Ngân hàng cấp tíndụng dựa trên uy tín của khách hàng Trong trường hợp khách hàng truyềnthống có quan hệ lâu bền, có uy tín, Ngân hàng cho vay không cần ký hợpđồng đảm bảo Ngân hàng sẽ đòi hợp đồng tài sản đảm bảo trong nhữngtrường hợp độ an toàn của người vay không chắc chắn Đảm bảo có thểbằng phương pháp cầm cố hoặc thế chấp Các đảm bảo thường là giấy tờ cógiá, hàng hóa trong kho nhà cửa thiết bị hoặc bảo lãnh của người thứ 3
- Chính sách đối với các tài sản có vấn đề: Các tài sản có vấn đề baogồm các khoản nợ xấu (đã quá hạn, khó đòi hoặc không đòi được) và cáctài sản có biểu hiện đáng ngờ (chiết khấu giảm giá, các khoản bảo lãnh cónguy cơ phải thực hiện nghĩa vụ)
Chính sách tín dụng áp dụng với các tài sản có vấn đề gồm quy định
về cách thức xác định nợ xấu (đó là các yếu tố cấu thành khoản nợ xấu) vàcác tài sản đáng ngờ khác, tỷ lệ nợ xấu có thể chấp nhận và mức độ xấu củakhoản nợ, trách nhiệm giải quyết, phạm vi thanh lý và khai thác
Trang 131.2 AN NINH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.2.1 Bản chất của an ninh tín dụng
Mục tiêu lớn nhất của Ngân hàng thương mại là lợi nhuận, làm sao
để hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đem lại lợi nhuận lớn nhất choNgân hàng là mục tiêu mà tất cả các Ngân hàng đều hướng tới tuy nhiênkhi lợi nhuận thu được càng lớn thì nguy cơ đối mặt với rủi ro càng caohơn nữa rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng có phản ứng dâychuyền, lây lan nhanh với những diễn biến hết sức phức tạp Ngân hàng làmột trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thànhđầu tư – là đầu mối kết nối giữa các chủ thể của nền kinh tế giữa một bên làcác chủ thể có tiền và một bên là các chủ thể cần tiền vì vậy rủi ro đến vớiNgân hàng từ nhiều phía Có những rủi ro từ bên ngoài đưa lại nhưng cũng
có những rủi ro do chủ quan của các nhà quản trị Ngân hàng gây ra
Vì vậy song song với mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu đảm bảo an toàntrong kinh doanh của Ngân hàng cũng được đặt lên hàng đầu đặc biệt làtrong hoạt động tín dụng, rủi ro đến từ hoạt động này gây ảnh hưởng tớiNgân hàng nặng nề nhất và thường xuyên nhất Rủi ro tín dụng là khả năngxảy ra những tổn thất mà Ngân hàng phải gánh chịu do khách hàng vaykhông trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ gốc và lãi cho Ngânhàng Những năm gần đây công tác đảm bảo an ninh tín dụng ngày càngđược các Ngân hàng quan tâm chú ý để làm sao loại trừ bớt những ảnhhưởng xấu do rủi ro tín dụng gây ra Khi thực hiện một hoạt động tài trợ cụthể, Ngân hàng cố gắng phân tích các yếu tố người vay sao cho độ an toàn
là cao nhất ít có khả năng xảy ra rủi ro nhất Tuy nhiên không một nhà kinhdoanh Ngân hàng tài ba nào có thể dự đoán chính xác các vấn đề sẽ xảy ra.Khả năng hoàn trả tiền vay của khách hàng có thể bị thay đổi do nhiềunguyên nhân, hơn nữa nhiều cán bộ Ngân hàng chưa có khả năng phân tíchtín dụng thích đáng Do vậy rủi ro tín dụng là không thể loại trừ, vấn đề làlàm sao để mức rủi ro đó xảy ra là thấp nhất chính là mục tiêu của công tácđảm bảo an ninh tín dụng Suy cho cùng bản chất của đảm bảo an ninh tíndụng là giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng sinh lời cho Ngân hàng Nghiêncứu và tìm các giải pháp để hạn chế rủi ro phát sinh, giải quyết và bù đắp
Trang 14tổn thất đã xảy ra là những nội dung chủ yếu của chính sách an ninh tíndụng.
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ đảm bảo an ninh tín dụng
Để xác định chính xác mức độ rủi ro của các khoản vay từ đó đưa racác giới hạn đảm bảo an ninh tín dụng, Ngân hàng phải căn cứ vào các chỉtiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng
1.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính
Đối với mỗi đơn xin vay cán bộ tín dụng phải trả lời được các câu hỏi cơ bản sau:
a Người xin vay có thể tín nhiệm ?
Mức độ đảm bảo an ninh tín dụng phụ thuộc trước hết vào ngườivay, người xin vay có thể tín nhiệm được hay không sẽ có ảnh hưởng quantrọng đến quyết định cho vay của Ngân hàng Để đánh giá được độ tínnhiệm của của khách hàng, Ngân hàng thường căn cứ vào chỉ tiêu định tínhgọi là tiêu chuẩn 6C
- Character: Tư cách của người vay
Tiêu chuẩn này Ngân hàng căn cứ vào tinh thần trách nhiệm, tínhtrung thực, mục đích vay rõ ràng và thiện chí trả nợ của người vay để đánhgiá Khi cân nhắc cho vay, cán bộ tín dụng phải xem người xin vay có mụcđích tín dụng rõ ràng và thiện chí trả nợ đúng hạn đến đâu, đồng thời phảilàm rõ mục đích xin vay của khách hàng là gì Khi mục đích xin vay đãđược xác định rõ ràng, cán bộ tín dụng còn phải xác định xem có phù hợpvới chính sách tín dụng hiện hành của Ngân hàng hay không? Thậm chí,ngay cả khi mục đích xin vay là tốt, nếu thái độ trách nhiệm của người xinvay trong việc sử dụng vốn không có, trả lời các câu hỏi không trung thực,thiện chí và lỗ lực để hoàn trả nợ vay khi đến hạn không cao thì cũngkhông xem xét cho vay Nếu phát hiện thấy có dấu hiệu giả dối trong kếhoạch sử dụng và trả nợ thì cán bộ tín dụng phải từ chối cho vay ngay đểđảm bảo an toàn tín dụng cho Ngân hàng
- Capacity: Năng lực của người vay
Năng lực hành vi và năng lực pháp lý là điều kiện cần để kí kết hợpđồng tín dụng Cán bộ tín dụng phải đảm bảo rằng người xin vay có đủ
Trang 15điều kiện do pháp luật quy định về tuổi tác và tư cách pháp lý thì mới được
kí hợp đồng Người đại diện cho công ty kí kết hợp đồng cũng phải làngười được uỷ quyền hợp pháp của công ty Vì nếu như hợp đồng tín dụngđược kí bởi người uỷ quyền không hợp pháp các khoản nợ sẽ không thu hồiđược, tiềm ẩn rủi ro với các khoản cho vay là lớn
- Cash: Thu nhập của người vay
Thu nhập của người vay là điều kiện cơ bản tạo ra nguồn trả nợ choNgân hàng vì vậy cán bộ tín dụng phải căn cứ phương án sản xuất kinhdoanh của người vay để xác định khả năng thu nhập, khả năng trả nợ củangười vay cho Ngân hàng Khả năng tạo ra tiền của khách hàng đến từ cácnguồn: Luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập, bán thanh lý tàisản, tiền từ phát hành chứng khoán Bất cứ nguồn nào từ ba khả năng nàyđều có thể trả nợ vay cho Ngân hàng Cán bộ tín dụng đánh giá thêm về thunhập của khách hàng thông qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi sau: (i) Thunhập hay doanh thu có mức tăng trưởng cao trong quá khứ là rõ ràng vàchắc chắn? (ii) Liệu mức tăng trưởng cao này có được duy trì để hỗ trợ choviệc trả nợ vay Ngân hàng ? (iii) Thu nhập hiện hành và trong quá khứ củangười vay là bằng chứng quan trọng để cán bộ tín dụng có thêm căn cứđánh giá chính xác
- Collateral: Bảo đảm tiền vay
Ngân hàng quy định khách hàng phải có tài sản đảm bảo khi nhận tíndụng đối với các khoản cho vay nhất định Bởi vì khách hàng cũng luôngặp rủi ro trong kinh doanh, khả năng mất trả nợ cho ngân hàng là điều khó
có thể tránh khỏi Vì vậy, trừ những khách hàng có uy tín cao, Ngân hàngyêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo khi nhận tín dụng để tăng thunhập và nghĩa vụ trả nợ của người đi vay Nếu rủi ro xảy ra, tài sản đảmbảo sẽ trở thành nguồn trả nợ thứ hai khi nguồn trả nợ thứ nhất là thu nhập
từ hoạt động kinh doanh không đảm bảo trả nợ Như thế khoản vay vẫnđược đảm bảo an toàn ngay cả khi hoạt động kinh doanh của khách hàng cóvấn đề
Khi đánh giá các tài sản được đưa ra làm tài sản đảm bảo, cán bộ tíndụng phải căn cứ các yếu tố: tuổi thọ, điều kiện và mức độ chuyên dụng
Trang 16của tài sản Khía cạnh công nghệ cũng phải đặc biệt chú ý, vì nếu tài sản cócông nghệ lạc hậu sẽ rất khó tìm được người mua khi cần phát mại tài sản.
- Conditions: Các điều kiện
Xu hướng hiện hành về công việc, ngành nghề kinh doanh khác vàđiều kiện kinh tế có ảnh hưởng đến cho vay kinh doanh của khách hàng;cán bộ tín dụng cần phải đánh giá được những ảnh hưởng đó để có thể tưvấn kinh doanh cho khách hàng Đánh giá được các điều kiện này Ngânhàng căn cứ vào các file dữ liệu thông tin được Ngân hàng lưu trữ, các tạpchí, báo cáo nghiên cứu…
- Control: Kiểm soát
Tập trung vào các vấn đề: các thay đổi trong luật pháp và quy chế cóảnh hưởng xấu đến người vay? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứngđược điều kiện của Ngân hàng và của nhà quản lý về chất lượng tín dụng
b Hợp đồng tín dụng được ký kết đúng đắn và hợp lệ?
Hợp đồng tín dụng phải rõ ràng, phải đầy đủ các điều khoản tín dụngcần thiết Trước hết nội dung hợp đồng tín dụng phải đáp ứng được nhu cầuvốn của người vay và kế hoạch trả nợ phải thuận lợi, phù hợp với chu kỳkinh doanh của khách hàng Hợp đồng tín dụng phải trên cơ sở tạo điềukiện thuận lợi nhất để người vay có khả năng thực hiện kế hoạch trả nợ, bởi
vì sự thành đạt của Ngân hàng phụ thuộc cơ bản vào sự thành công củakhách hàng Cán bộ tín dụng phải hướng dẫn khách hàng làm đơn xin vayhợp lệ, phải có khả năng cố vấn tài chính cho khách hàng Đồng thời mộthợp đồng tín dụng hợp lệ phải bảo vệ được quyền lợi của Ngân hàng bằngcách quy định những điều khoản giới hạn hoạt động của người vay nếu cáchoạt động này đe doạ khả năng thu hồi vốn vay của Ngân hàng Những quyđịnh về cưỡng chế thu hồi nợ vay cũng phải được quy định cụ thể tronghợp đồng tín dụng
1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng
a Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đếnhạn thoả thuận ghi trên hợp đồng tín dụng
Nợ quá hạn
Trang 17Tỷ lệ nợ quá hạn =
Tổng dư nợ
b Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ
Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn đã quá một kỳ gia hạn nợ
Tỷ lệ nợ khó đòi =
Nợ quá hạnCác chỉ tiêu này đều có thể dễ dàng đo lường được Các khoản nợquá hạn và nợ khó đòi là các khoản nợ xấu mà không một Ngân hàng nàomuốn có cả Tuy nhiên đó là một thực tế mà buộc tất cả các Ngân hàng đềuphải chấp nhận, các Ngân hàng vẫn phải chấp nhận các khoản nợ xấu làbạn đường trong kinh doanh của Ngân hàng Nếu như các chỉ tiêu định tínhcăn cứ chủ yếu vào chủ quan của cán bộ tín dụng để đánh giá an ninh tíndụng thì các chỉ tiêu định lượng này đo lường một cách cụ thể về mức độ
an toàn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng dựa trên các con số thống
kê thực tế mà Ngân hàng lưu giữ Việc xác định tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khóđòi ở mức như thế nào thì đảm bảo an ninh tín dụng là tuỳ thuộc vào từngNgân hàng, tuỳ thuộc vào quy mô hoạt động, tuỳ mục tiêu chiến lược củamỗi Ngân hàng trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể
Có nhiều quan điểm khác nhau, cách tính toán khác nhau về kỳ hạn
nợ và nợ quá hạn có thể làm các chỉ tiêu này bị biến dạng gây khó khăn choNgân hàng trong việc đo lường an ninh tín dụng
- Thứ nhất: do định kỳ hạn nợ không đúng
Nhiều cán bộ tín dụng đã không thực sự chú ý đến chu kỳ kinhdoanh của khách hàng khi cho vay, hoặc do nguồn ngắn hạn là chủ yếu, họđặt kỳ hạn nợ ngắn để hạn chế rủi ro, khi kỳ hạn nợ không phù hợp với chu
kỳ thu nhập của người vay dĩ nhiên khi đến hạn người vay sẽ không trảđược nợ gây nợ quá hạn Khoản nợ này trở thành mối đe doạ tài chính vớingười vay, buộc họ phải trả thêm khoản “phụ phí” để được gia hạn nợ hoặcphải chịu lãi suất phạt
- Thứ hai: do đảo nợ hoặc giãn nợ
Nhiều khoản nợ người vay không có khả năng hoàn trả có thể đượcđảo nợ làm giảm nợ quá hạn so với thực tế Để che dấu đối với Ngân hàng
Trang 18cấp trên hoặc để không phải chịu lãi phạt, khách hàng và nhân viên Ngânhàng thoả thuận vay khoản mới để trả nợ cũ Nhân viên tín dụng còn có thểthực hiện giãn nợ đối với khoản nợ mà người vay chắc chắn không thể trảđược Những hành vi này làm chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ khó đòi khôngphản ánh chính xác mục đích đảm bảo an ninh tín dụng.
- Thứ ba: do chính sách cho vay
Đối với các khoản cho vay theo chỉ định của Chính phủ: cho vaydoanh nghiệp nhà nước, người nghèo,…không thể thu hồi bằng phát mại tàisản Khi có rủi ro xảy ra nếu như Chính phủ chưa có biện pháp giải quyết,chúng vẫn tồn tại trên bảng cân đối của Ngân hàng trở thành tài sản “ảo”.Những khoản nợ này xử lý rất phức tạp Nhiều Ngân hàng loại chúng rakhỏi chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ khó đòi, xếp vào nợ khoanh (khi được Chínhphủ đồng ý) Tuy nhiên, nếu Chính phủ không tìm được nguồn bù đắpngay, chúng thực sự đe doạ thu nhập của các Ngân hàng
c Các chỉ tiêu khác
Bên cạnh nợ quá hạn, nợ khó đòi, nhà quản lý Ngân hàng còn sửdụng các chỉ tiêu đo lường an ninh tín dụng khác: đo lường các khoản chovay có vấn đề, điểm của khách hàng…
- Các khoản cho vay có vấn đề: Mặc dù chưa đến hạn và cũng chưađược coi là nợ quá hạn, song trong quá trình theo dõi, nhân viên Ngân hàngnhận thấy nhiều khoản tài trợ đang có dấu hiệu kém lành mạnh, có nguy cơtrở thành nợ quá hạn Mỗi Ngân hàng quy định các khoản cho vay có vấn
đề theo tiêu chuẩn khác nhau Một Ngân hàng có nhiều khoản vay có vấn
đề sẽ là dấu hiệu cho thấy an ninh tín dụng bị đe doạ
- Điểm của khách hàng: Các Ngân hàng thường tiến hành phân tíchtình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng, hiệu quả
dự án…từ đó lập hồ sơ về khách hàng, xếp loại và cho điểm Khách hàngloại A hoặc điểm cao, rủi ro tín dụng thấp; khách hàng loại C hoặc điểmthấp, rủi ro tín dụng cao Rủi ro tiềm ẩn phát hiện từ việc chấm điểm kháchhàng sẽ gợi ý cho Ngân hàng những biện pháp đảm bảo an ninh tín dụnghiệu quả hơn
Trang 191.2.3.Các phương pháp đo lường an ninh tín dụng
Bản chất của an ninh tín dụng chính là nhằm hạn chế rủi ro và tănglợi nhuận cho Ngân hàng Quản lý rủi ro chính là nhằm đảm bảo cho hoạtđộng tín dụng được lành mạnh, an toàn hơn Vì vậy các phương pháp đolường rủi ro tín dụng cũng chính là căn cứ để đo lường an ninh tín dụngNgân hàng
Tháng 6/2004, uỷ ban Basel đã chính thức công bố hiệp ước Basel Isửa đổi, được gọi là hiệp ước Basel II Hiệp ước Basel II quy định hoàntoàn về rủi ro, vốn và quản lý rủi ro Cơ chế căn bản của việc duy trì một hệthống Ngân hàng an toàn nói chung và an ninh tín dụng nói riêng là hệthống tính toán vốn dự phòng bắt buộc nhạy cảm với rủi ro, có thể giúp cácNgân hàng có hệ thống quản lý rủi ro tốt hơn, giảm được mức vốn dựphòng bắt buộc và do đó tạo ra động lực cho các Ngân hàng nâng cao khảnăng bảo đảm an ninh tín dụng
Sơ đồ tóm tắt các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng theo Basel II
1.2.3.1 Phương pháp chuẩn hoá giản đơn ( SSA )
Đây là phương pháp giống Basel I nhất về thước đo rủi ro tín dụngcăn bản, trong đó vốn dự phòng tối thiểu đối với các khoản tín dụng doanhnghiệp vẫn ở mức 8% là mức an ninh tín dụng được bảo đảm Tuy nhiên nókhác Basel I ở một số điểm:
- Thứ nhất, vốn dự phòng đối với các khoản tín dụng cấp cho cácChính phủ sẽ phản ánh đúng hơn rủi ro tín dụng thông qua việc sử dụng các
Các phương pháp
Chuẩn hoá giản
đơn ( SSA )
Chuẩn hoá ( SA )
IRR căn bản
IRR cao cấp
Không có sự
đánh giá của
bên ngoài
Hệ số rủi ro dựa vào đánh giá bên ngoài
Các phương pháp giảm RRTD
Dựa vào
sự đánh giá của chính các NH
PD, LGD, EAD, M dựa vào
sự tự đánh giá
Đối xử ưu tiên
với các doanh
nghiệp trong
nước
Phương pháp giản đơn
Phương pháp toàn diện
Trang 20kết quả xếp hạng bình quân của các cơ quan tín dụng xuất khẩu (EAC)được công bố trên trang Web của OECD
- Thứ hai, có một sự khác biệt trong việc cho vay của một Ngân hàngđối với Chính phủ của mình (hoặc nắm giữ trái phiếu Chính phủ đó trongtài khoản đầu tư) Mức vốn dự phòng tối thiểu là 0% nếu nếu khoản tíndụng này sử dụng đồng nội tệ của Chính phủ đó, còn mức vốn dự phòng sẽphụ thuộc vào mức xếp hạng của EAC nếu không phải là đồng nội tệ
- Thứ ba, phương pháp này sẽ áp dụng hệ số rủi ro tối thiểu là 35%đối với các khoản tín dụng được bảo đảm hoàn toàn bởi nhà ở của ngườivay (trong Basel I tỷ lệ này là 50%), 75% đối với các khoản vay cá nhân và150% đối với các khoản nợ quá hạn nếu các khoản dự phòng rủi ro tíndụng < 20%
1.2.3.2 Phương pháp chuẩn hoá ( SA )
Phương pháp này cho phép Ngân hàng sử dụng các kết quả xếp hạngtín nhiệm của các cơ quan xếp hạng tín dụng tư nhân cũng như các cơ quantín dụng xuất khẩu để đưa ra các đánh giá về rủi ro tín dụng từ đó tính toánmức vốn dự phòng tối thiểu - mức tối thiểu để an ninh tín dụng được bảo đảm
Basel cho phép áp dụng 4 hình thức hạn chế rủi ro, bảo đảm an ninhtín dụng: Thế chấp, bù trừ tài sản nội bảng (bù trừ giữa các tài sản có (cáckhoản tín dụng) và các tài sản nợ (các khoản tiền gửi) mà được coi là tàisản đảm bảo), bảo lãnh của bên thứ ba và chứng khoán hoá Riêng đối vớiphương pháp chuẩn hoá (SA), Basel II còn đưa ra 2 phương pháp quản lýtài sản thế chấp: Phương pháp giản đơn và phương pháp toàn diện
Phương pháp giản đơn
Theo phương pháp này hệ số rủi ro của phần tín dụng được đảm bảobằng tài sản thế chấp sẽ có giới hạn sàn là 20%, phần còn lại của khoản tíndụng này có hệ số rủi ro phù hợp với người vay Tài sản thế chấp phải đượcthế chấp ít nhất là trong cả kỳ hạn của khoản tín dụng và phải được đánhgiá theo giá thị trường, phải được định giá lại tối thiểu là 6 tháng/ lần thì tài
Trang 21sản thế chấp đó mới được chấp nhận theo phương pháp giản đơn Chỉ cónhững Ngân hàng mà giao dịch cho vay được đảm bảo bằng tài sản thếchấp mới thường sử dụng phương pháp này.
Phương pháp toàn diện
Giống như phương pháp giản đơn, phương pháp toàn diện cũng ghinhận việc thế chấp một phần Phương pháp này tập trung vào giá trị bằngtiền của tài sản thế chấp có tính đến sự biến động của giá tài sản Khi chứngkhoán được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho các khoản tín dụng, các Ngânhàng được yêu cầu phải áp dụng các tỷ lệ khấu trừ đối với loại tài sản đảmbảo này để điều chỉnh lượng tín dụng chịu rủi ro do người vay có thể gây ra
và giá trị của bất cứ tài sản thế chấp nào của người vay đó, qua đó Ngânhàng sẽ tính toán được giá trị của khoản tín dụng và của tài sản thế chấpđược điều chỉnh theo sự biến động của giá cả Nếu các khoản tín dụng vàtài sản thế chấp được tính theo các đồng tiền khác nhau, Ngân hàng phảiđiều chỉnh giảm một lần nữa đối với giá trị của tài sản thế chấp đã đượcđiều chỉnh theo sự biến động của giá cả để tính đến các biến động tương laicủa tỷ giá hối đoái Việc áp dụng các tỷ lệ khấu trừ đối với tài sản đảm bảotrong phương thức này giúp Ngân hàng giảm được nhiều vốn dự phòng bắtbuộc hơn là so với phương pháp giản đơn
Về nguyên tắc, các Ngân hàng có 2 cách tính toán các tỷ lệ chiếtkhấu: (1) sử dụng các thông số do uỷ ban Basel đặt ra; (2) các Ngân hàng
dự tính toán các tỷ lệ chiết khấu dựa trên các ước tính của Ngân hàng về sựbiến động của giá cả thị trường Ngân hàng trung ương sẽ chỉ cho phép cácNgân hàng sử dụng các ước tính về tỷ lệ chiết khấu của chính các Ngânhàng nếu họ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về định tính và định lượng.Trong hầu hết các trường hợp thì mức chiết khấu được xác định bởi sự biếnđộng của giá chứng khoán trong khoảng thời gian mà nó được thanh lý khingười vay vỡ nợ Việc áp dụng tỷ lệ chiết khấu là nhằm bảo vệ người chovay trước những tổn thất phát sinh từ sự sụt giảm giá trị tài sản thế chấp
Trang 221.2.3.3 Phương pháp dựa vào mức xếp hạng tín dụng nội bộ (IRB)
Được sự cho phép của Ngân hàng trung ương, các Ngân hàng có thể
sử dụng các ước tính của chính họ về các cấu phần rủi ro (PD – xác suất vỡ
nợ, LGD – tổn thất nếu xảy ra vỡ nợ, EAD – tài sản có rủi ro tại thời điểm
vỡ nợ, M – kỳ hạn nợ) để xác định mức vốn dự phòng cho một tài sản córủi ro nhất định Phương pháp này căn cứ vào các thước đo về mức tổn thấtngoài dự tính (UL) và tổn thất dự tính (EL)
Theo phương pháp IRB, các Ngân hàng phải phân loại các tài sản córủi ro theo các đặc điểm rủi ro khác nhau và đối với mỗi loại tài sản nàyphương pháp tính toán các thông số cấu thành rủi ro cũng khác nhau.Những loại tài sản có này bao gồm các khoản nợ của: Doanh nghiệp, Chínhphủ, Ngân hàng, cá nhân Phương pháp này dựa vào 3 yếu tố chính là: (1)Các yếu tố cấu thành rủi ro hay các dữ liệu đầu vào; (2) Hàm tỉ trọng rủi ro(phương thức mà các dữ liệu đầu vào được chuyển hoá thành các tài sảntheo tỉ trọng rủi ro và do đó thành mức vốn dự phòng bắt buộc); (3) Cácyếu tố tối thiểu (mà các Ngân hàng phải đáp ứng để có thể áp dụng phươngpháp IRB đối với một loại tài sản nhất định)
Bảng 1: Bảng tóm tắt các thông số cấu thành rủi ro
Dữ liệu đầu vào Phương pháp
chuẩn hoá IRR căn bản IRRcao cấpXác suất vỡ nợ
(PD)
Ngân hàng trung ươngmỗi nước sẽ quy địnhcác tỷ trọng rủi ro dựavào kết quả đánh giá tíndụng bên ngoài Uỷ banBasel chỉ đưa ra hướngdẫn thực hiện cho cácNgân hàng trung ương
Ngân hàng tựtính toán
Ngân hàng
tự tính toán
Tài sản chịu rủi
ro tại thời điểm
người vay vỡ
Do uỷ ban Basel quy định
Ngân hàng
tự tính toán
Trang 23nợ (EAD)
Kỳ hạn nợ (M)
Do uỷ ban Basel hoặc Ngân hàng trung ương quy định
Ngân hàng
tự tính toán
1.2.4 Sự cần thiết phải đảm bảo an ninh tín dụng
Rủi ro từ hoạt động tín dụng là rất lớn, là rủi ro phức tạp nhất tronghoạt động Ngân hàng Bất kể một rủi ro nào của người vay cũng đưa đếnnguy cơ không thu hồi được vốn cho Ngân hàng Tổn thất nếu xảy rakhông những làm giảm thu nhập, gây những tổn thất về tài chính mà còngây thiệt hại về uy tín cho Ngân hàng Rủi ro tín dụng có nguy cơ rất caogây phá sản cho Ngân hàng, kéo theo khủng hoảng tài chính, khủng hoảngcác ngành kinh tế xã hội khác Do vậy an ninh tín dụng là nội dung ngàycàng được các Ngân hàng quan tâm để hạn chế những ảnh hưởng nặng nề
do rủi ro tín dụng gây ra
1.2.4.1 Đối với Ngân hàng
Giảm lợi nhuận: Khi có vấn đề về an toàn tín dụng sẽ phát sinh
nhiều khoản nợ khó thu hồi Các khoản nợ này là nguyên nhân gây ứ đọngvốn làm cho tốc độ quay vòng vốn bị giảm sút dẫn đến kế hoạch cho vayđịnh trước buộc phải thay đổi Hơn nữa khi các khoản nợ khó đòi hoặckhông thu hồi được quá nhiều sẽ phát sinh thêm các khoản chi phí quản lý,giám sát… nhất là các khoản nợ không thể thu hồi được thì đồng thời côngtác phát mại tài sản, chi phí để tìm kiếm thị trường bán được tài sản bảođảm cũng là đáng kể Trong khi các khoản nợ đang ở tình trạng không thuhồi được vốn và lãi thì với các khoản tiền huy động Ngân hàng vẫn phải trảlãi định kỳ Điều hiển nhiên là lợi nhuận của Ngân hàng sẽ bị giảm sútthậm chí có thể là không có lợi nhuận trong một thời gian
Giảm khả năng thanh toán: Nếu như hoạt động tín dụng, dòng tiền
ra (trả lãi và trả gốc tiền gửi, tiền vay, đầu tư mới,…) phải cân đối với dòngtiền vào (tiền nhận gửi, tiền thu nợ gốc và lãi cho vay) Khi rủi ro tín dụngxảy ra nghĩa là khách hàng không thanh toán đầy đủ đúng hạn các món vay
Trang 24sẽ gây khó khăn rất lớn cho Ngân hàng trong khâu thanh toán các khoảntiền gửi, tiền tiết kiệm cho khách hàng vì Ngân hàng vẫn phải đảm bảothanh toán đúng kỳ hạn Do vậy các Ngân hàng thương mại để giải quyếtkhó khăn đó lại phải đi vay các tổ chức tín dụng khác hoặc cầu cứu Ngânhàng trung ương.
Giảm uy tín: Thông tin của công chúng ngày càng nhanh và nhạy
bén, nếu các khoản nợ khó đòi tăng, tình trạng mất khả năng chi trả tái diễnnhiều lần, ngay lập tức thông tin đó rất dễ bị tiết lộ ra số đông công chúng.Khách hàng cũ của Ngân hàng sẽ không yên tâm gửi tiền tiếp, còn kháchhàng mới đương nhiên không đủ tin tưởng để tạo mối quan hệ mới vớiNgân hàng Điều đó làm cho khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trên thịtrường giảm đáng kể vì một khi niềm tin của khách hàng đã mất, muốnkhôi phục lại được uy tín của Ngân hàng phải mất một thời gian khá dài
Phá sản doanh nghiệp: Hoạt động Ngân hàng không chỉ phụ thuộc
bản thân Ngân hàng mà phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động của các ngànhkinh tế khác có quan hệ với Ngân hàng Nếu khách hàng vay vốn gặp vấn
đề trong sản xuất kinh doanh sẽ rất khó khăn trong việc hoàn trả nhất là vớicác doanh nghệp lớn thường vay món tiền lớn mà không trả được nợ sẽ gâykhủng hoảng trong hoạt động của Ngân hàng
Nếu như tình trạng chậm trễ thanh toán kéo dài sẽ gây nghi ngờ chongười gửi tiền về tình hình hoạt động của Ngân hàng, họ sẽ đến rút tiền mộtcách ồ ạt Ngân hàng rất khó có thể ứng phó được trước lượng tiền rút lớnnhư vậy một lúc và nhanh chóng rơi vào tình trạng mất khả năng thanhtoán Trong tình trạng đó cần có sự can thiệp kịp thời của Ngân hàng trungương nhưng nếu lượng tiền quá lớn và khách hàng đồng loạt rút một lúcNgân hàng trung ương cũng không thể can thiệp kịp sẽ dẫn đến sự sụp đổcủa Ngân hàng
1.2.4.2 Đối với khách hàng
Lãi vay Ngân hàng được hạch toán vào chi phí sản xuất của doanhnghiệp Khi nợ quá hạn phát sinh các doanh nghiệp sẽ phải chịu lãi phạt.Lãi phạt cao hơn lãi suất trong hạn nên sẽ phát sinh chi phí nợ quá hạn làmtăng chi phí cho doanh nghiệp Điều đó làm cho lợi nhuận của doanhnghiệp cũng bị giảm, trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây phá sản
Trang 25doanh nghiệp Hơn nữa khi doanh nghiệp có nợ quá hạn không trả được sẽluôn phải chịu sự thúc ép và giám sát từ phía Ngân hàng
Khi một doanh nghiệp không trả nợ đầy đủ và đúng hạn thườngxuyên nghĩa là tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang có vấn đề, điều
đó cũng làm giảm uy tín của doanh nghiệp mình đối với Ngân hàng, rất khó
để Ngân hàng có thể tiếp tục tin tưởng cho vay tiếp Việc vay các Ngânhàng khác trong trường hợp đó cũng không phải là dễ vì hiện nay hệ thốngthông tin về khách hàng giữa các Ngân hàng rất phát triển, các Ngân hàngkhác có thể dễ dàng phát hiện doanh nghiệp đang làm ăn kém hiệu quả khitiến hành thẩm định cho vay
Trong tình hình khó khăn đó, doanh nghiệp cũng khó khăn trongviệc thiết lập các hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp khác, họ cũng do
dự bắt tay làm ăn khi tình hình tài chính có dấu hiệu không tốt Thậm chícác chủ nợ khác của doanh nghiệp sẽ đến đòi nợ doanh nghiệp dù các món
nợ đó có thể chưa đến hạn vì họ cũng nghi ngờ về hiệu quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Một khi doanh nghiệp có thể thanh toán được hếttất cả các món nợ đó thì trên thương trường uy tín của doanh nghiệp vẫn bịsuy giảm đáng kể
1.2.4.3 Đối với nền kinh tế
Hoạt động Ngân hàng hết sức nhạy cảm vì vậy chứa đựng nhiều rủi
ro Chỉ một sai sót nhỏ trong kinh doanh Ngân hàng cũng có thể gây nênnhững tác động không lường trước được đối với nền kinh tế Hoạt độngNgân hàng mang tính xã hội hóa cao liên quan tới nhiều lĩnh vực, nhiềuchủ thể trong nền kinh tế như người gửi tiền, người vay vốn, người sử dụngcác dịch vụ Ngân hàng: Nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và cá nhân
cả trong và ngoài nước Hệ thống Ngân hàng hoạt động thông suốt, lànhmạnh và hiệu quả là tiền đề để các nguồn lực tài chính luân chuyển, phân
bổ và sử dụng hiệu quả, kích thích tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.Khi một Ngân hàng bị thua lỗ, phá sản sẽ có phản ứng dây chuyền, lây lanđến hoạt động của các thành phần kinh tế khác trong xã hội Người gửi tiền
sẽ kéo đến các Ngân hàng rút tiền hàng loạt một khi họ mất niềm tin vào
hệ thống Ngân hàng Trường hợp xấu nhất có thể là sự đổ vỡ của hàng loạtNgân hàng kéo theo sự khủng hoảng kinh tế, xã hội và chính trị Lịch sử
Trang 26đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 gây thiệt hạicho kinh tế châu Á rất lớn đồng thời sự sụp đổ của hàng loạt Ngân hàngtrong thời gian đó càng gây khó khăn cho kinh tế châu Á trong một thờigian dài.
Khi hoạt động tín dụng của Ngân hàng có vấn đề thì việc cung cấpvốn cho doanh nghiệp, nền kinh tế bị ngừng trệ Nếu các khoản nợ quá hạn,
nợ khó đòi của Ngân hàng nhiều, Ngân hàng sẽ không đủ vốn để tài trợ chocác dự án lớn và cho vay phát triển sản xuất khác Trong khi Ngân hàngkhông thể kiểm soát được hiệu quả cho vay, tiền không được luân chuyểnđến đối tượng cần vốn kịp thời sẽ làm cho sản xuất đình đốn, nền kinh tếkhông phát triển, xã hội bị rối loạn
Như vậy rủi ro tín dụng luôn thường trực dù xảy ra ở mức độ nàocũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của Ngân hàng nói riêng
và sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung Vì vậy tìm biện pháp đảm bảo
an toàn cho hoạt động tín dụng sẽ làm giảm tổn thất cho Ngân hàng cũngnhư nền kinh tế Để tránh những tổn thất quá lớn do rủi ro tín dụng gây ra,vấn đề an ninh tín dụng là bài toán luôn cần lời giải cho các Ngân hàngthương mại
1.2.5 Nguyên tắc đảm bảo an ninh tín dụng
1.2.5.1 Sàng lọc và giám sát khách hàng
- Sàng lọc: Để yên tâm rằng các món tiền cho vay thực sự sẽ có lợinhuận cho Ngân hàng, Ngân hàng phải lọc những người đi vay có triểnvọng tốt ra khỏi những người có triển vọng xấu Nhằm thực hiện sàng lọc
có hiệu quả, Ngân hàng cần tập hợp được những thông tin đáng tin cậy vềnhững người đi vay Ví dụ: Khi quyết định cho vay với một doanh nghiệpthì Ngân hàng cần tập hợp những thông tin sau: Báo cáo tài chính (báo cáokết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán), quan
hệ với các chủ nợ khác, thông tin từ báo chí …Ở nước ngoài còn có thêmđiều tra, nghiên cứu của công ty xếp hạng doanh nghiệp
- Giám sát: Vì sao phải giám sát? Nhằm mục đích đảm bảo an ninhtín dụng từ việc phòng tránh rủi ro đạo đức Khi nhận được tiền vay từNgân hàng, người đi vay có thể sử dụng vào những hoạt động kinh doanhkhác mục đích ban đầu khi vay Họ sẵn sàng đầu tư vào những dự án mạo
Trang 27hiểm với kỳ vọng đem lại lợi nhuận cao Tuy nhiên việc đầu tư đó rất rủi
ro, thường dẫn đến món vay ít có khả năng được thanh toán Vì thế Ngânhàng phải tăng cường công tác giám sát khách hàng sau khi cho vay xemngười vay có thực hiện theo đúng các quy định như đã cam kết trong hợpđồng tín dụng hay không và có thể cưỡng chế thi hành nếu người đi vaykhông tuân theo Giám sát là hoạt động thường xuyên và khách quan, có độchính xác cao hơn công tác kiểm tra vì kiểm tra là có báo trước nên khôngđảm bảo tính khách quan
Sự cần thiết thực hiện việc sàng lọc và giám sát của Ngân hàng giảithích vì sao các Ngân hàng thường phải chi nhiều tiền đến như vậy cho cáchoạt động thu thập thông tin
1.2.5.2 Quan hệ khách hàng thường xuyên và lâu dài
Một khách hàng đã có quan hệ thường xuyên với Ngân hàng sẽ cólợi thế về uy tín với Ngân hàng trong các lần vay tiếp sau Vì Ngân hàng cóthể căn cứ khoảng thời gian dài trước đó để đánh giá hoạt động kinh doanhtrong quá khứ qua tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng Ví dụ: nếutrước đây khách hàng đã từng vay tiền của Ngân hàng thì Ngân hàng đã lưuthông tin về việc vay và thanh toán tiền của người này, đồng thời Ngânhàng cũng có sẵn những những phương thức giám sát khách hàng đó Do
đó Ngân hàng sẽ tiết kiệm được một khoản đáng kể về chi phí tìm hiểu,điều tra, phân tích, giám sát và hạn chế được rủi ro đạo đức trong cho vay.Những khách hàng quen thuộc cũng sẽ được hưởng ưu đãi hơn từ phíaNgân hàng: dễ được Ngân hàng chấp nhận cho vay hơn những khách hàngmới, được hưởng lãi suất thấp hơn và những dịch vụ ưu đãi đặc biệt củaNgân hàng
1.2.5.3 Tài sản đảm bảo và số dư bù
Trong phần lớn các trường hợp người đi vay phải có tài sản đảm bảomới được Ngân hàng chấp nhận cho vay Đây là nguồn trả nợ thứ hai choNgân hàng khi nguồn thứ nhất là thu nhập từ hoạt động kinh doanh củangười đi vay không đảm bảo trả nợ được Tài sản đảm bảo làm giảm cáctổn thất của Ngân hàng trong trường hợp xảy ra vỡ nợ
Số dư bù: Một doanh nghiệp khi nhận được một món vay phải giữmột số vốn tối thiểu bắt buộc trong tài khoản séc ở Ngân hàng cho vay
Trang 28Như vậy Ngân hàng có thể giám sát và quản lý người đi vay hiệu quả và dễdàng hơn Đồng thời số dư bù cũng kích thích các doanh nghiệp cố gắngtìm phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả để tăng khả năng trả nợ
Trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh mục tiêu lợi nhuận vấn đề antoàn trong kinh doanh luôn được đặt lên hàng đầu Đối với Ngân hàng làmột trung gian tài chính kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, lĩnh vực rất nhạycảm với các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, rủi ro luôn thường trực, đặcbiệt rủi ro tín dụng có tác động lớn nhất đến hoạt động của Ngân hàng.Muốn đạt được mức lợi nhuận cao nhất thì an ninh tín dụng phải là vấn đềđược tất cả các Ngân hàng quan tâm Để tìm hiểu trên thực tế tình hình anninh tín dụng tại một Ngân hàng thương mại như thế nào, chương 2 củachuyền đề sẽ xem xét thực trạng đảm bảo an ninh tín dụng ở chi nhánhĐông Đô- Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
Trang 29CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO AN NINH TÍN
DỤNG Ở CHI NHÁNH TCB-ĐĐ
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ
2.1.1 Giới thiệu chung về Techcombank
Techcombank đã được Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp giấy phéphoạt động số 0040 / NH – GP có hiệu lực từ ngày 6 tháng 8 năm 1993 trongthời hạn 20 năm Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam thờigian hoạt động của Techcombank đã được gia hạn lên 99 năm theo quyết địnhcủa Ngân hàng Nhà Nước số 300/ QĐ - NH5 ngày 8 tháng 10 năm 1997
Techcombank được thành lập để tiến hành các hoạt động Ngân hàngbao gồm: nhận tiền gửi ngắn hạn , trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cánhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các tổ chức và cá nhân tuỳtheo tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện các nghiệp
vụ kinh doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng
từ có giá; cung cấp các dịch vụ cho các khách hàng và các dịch vụ ngânhàng khác khi được Ngân hàng Nhà Nước cho phép
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam là một trongnhững ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thànhlập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với sốvốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 LýThường Kiệt - Hoàn Kiếm - Hà Nội Hiện nay hội sở Techcombank tại 15Đào Duy Từ - Hoàn Kiếm - Hà Nội
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của TCB-ĐĐ
Được thành lập theo quyết định số QĐ259/HĐQT-TCB của chủ tịchhội đồng quản trị Techcombank ngày 10/06/2004, trước đó chi nhánhĐông Đô có tên là chi nhánh Đống Đa- thành lập vào năm 2002
Là một chi nhánh cấp một, TCB-ĐĐ thực hiện hầu hết các hoạt động của một Ngân hàng, trong đó có 3 hoạt động chính:
- Huy động tiền gửi với các sản phẩm như: mở tài khoản tiền gửithanh toán, tiền gửi tiết kiệm…
Trang 30- Tín dụng gồm có: cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vaychiết khấu chứng từ có giá.
- Cung cấp dịch vụ như: dịch vụ thanh toán, phát hành séc, séc bảochi, thanh toán quốc tế (LC, chuyển tiền, uỷ nhiệm thu), bảo lãnh, mua bánkinh doanh ngoại tệ…
Với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ chỉ gồm 2 phòng ban: Phòng kinh doanh
và Phòng kế toán giao dịch và kho quỹ, TCB-ĐĐ đã đạt được những kếtquả nhất định trong hoạt động kinh doanh
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của TCB-ĐĐ
Hiệu quả hoạt động kinh doanh đã tăng lên rõ rệt được thể hiện quabảng tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh Nhìn vào các con số chúng tathấy chỉ tiêu “thu- chi” chính là thu nhập trước dự phòng của chi nhánh đã
Trang 31tăng lên qua hơn 4 năm hoạt động cụ thể là năm 2004 tăng khoảng 0.7 tỷtăng gần 44% so với năm 2003 Đặc biệt năm 2005 có bước tăng trưởngmạnh mẽ đạt 4,715 tỷ, tăng 95% so với năm 2004 Bên cạnh đó tất cả cácmặt hoạt động đều tăng trưởng với tỷ lệ tương đối cao Để có cái nhìn rõràng hơn, sau đây em xin phân tích cụ thể từng mảng hoạt động tại TCB-ĐĐ.
Tỷ đồng
Biểu đồ cho thấy nguồn vốn huy động của TCB-ĐĐ tăng lên qua cácnăm Đặc biệt tăng mạnh trong năm 2005, đến tháng12/2005 đạt 617,25 tỷtăng 133,81% so với năm 2004, chiếm khoảng 4,5% tổng nguồn huy độngcủa toàn hệ thống Phần lớn nguồn huy động tăng mạnh là từ tổ chức kinh
tế Cuối năm 2005 huy động từ tổ chức kinh tế đạt 438,68 tỷ đồng
Nguyên nhân là trong năm 2005, Techcombank nói chung và
TCB-ĐĐ nói riêng đã rất thành công khi tiếp tục triển khai các sản phẩm hoạtđộng mới: Tiết kiệm điện tử, quản lý thanh khoản tự động (luôn duy trìmột số dư hợp lý trong tài khoản), tiết kiệm phát lộc, tiết kiệm định kỳ vìtương lai (như một hình thức bảo hiểm nhưng lãi suất cao hơn và đượcđiều chỉnh theo lãi suất thị trường) nhờ đó đã tạo ra tính hấp dẫn với kháchhàng
2.1.3.2 Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động mang lại nguồn thu lớn nhấtcho chi nhánh (khoảng gần 90%) Nhìn biểu đồ ta thấy dư nợ tín dụngkhông ngừng tăng qua mấy năm hoạt động Hoạt động tín dụng của TCB-
(Nguồn: Trích bảng cân đối kế toán của TCB-ĐĐ)
Trang 32ĐĐ bao gồm: Dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp và dịch vụ Ngân hàng bán
lẻ, trong đó trong năm 2005 cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn đạt168,72 tỷ đồng; do có tổng công ty Hàng Hải quan hệ tín dụng nên cho vaydoanh nghiệp phát triển nhanh hơn cho vay cá nhân
Biểu đồ 2: Dư nợ tín dụng qua các năm của TCB-ĐĐ
229.19
0 50 100 150 200 250
2.2 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA TCB-ĐĐ
2.2.1.Tổ chức bộ máy hoạt động tín dụng tại TCB-ĐĐ
Tổ chức bộ máy hoạt động tín dụng tại TCB-ĐĐ phản ánh chấtlượng, phương châm và chính sách hoạt động chung của TCB-ĐĐ Cấutrúc tổ chức của bộ máy tín dụng thể hiện quan điểm của Ngân hàng đốivới các nguyên tắc về quản trị rủi ro có tính hệ thống nhằm đảm bảo đạtđược các mục tiêu lâu dài của Ngân hàng
Vai trò của từng bộ phận trong bộ máy tín dụng
Ban giám đốc
- Xác định hướng lập kế hoạch tín dụng cho chi nhánh
- Trực tiếp điều hành, theo dõi, giám sát chất lượng tín dụng và hiệuquả các hoạt động tín dụng trên địa bàn chi nhánh
(Nguồn: Trích bảng cân đối kế toán của TCB-ĐĐ)
Trang 33- Ban giám đốc chi nhánh thực hiện vai trò lãnh đạo và thực hiệnchức năng phê duyệt tín dụng theo uỷ quyền của tổng giám đốc.
- Theo dõi hoạt động của khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ
Ban hỗ trợ kinh doanh và kiểm soát rủi ro tín dụng
Ban hỗ trợ kinh doanh và kiểm soát rủi ro tín dụng trực thuộc phòngkinh doanh Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của ban hỗ trợ kinh doanh vàkiểm soát rủi ro tín dụng là:
- Theo dõi, giám sát, kiểm soát rủi ro tín dụng tại TCB-ĐĐ, tiếnhành đánh giá thường xuyên chất lượng danh mục tín dụng tại chi nhánh,thực hiện các báo cáo phân tích liên quan về tín dụng tại chi nhánh
- Tái thẩm định các hồ sơ tín dụng của phòng kinh doanh, yêu cầucủa ban tổng giám đốc TCB-ĐĐ
- Hướng dẫn triển khai và kiểm soát việc thực hiện các quy định liênquan đến hoạt động tín dụng tại TCB-ĐĐ
- Thực hiện các công việc trong quá trình làm thủ tục để giải ngâncác khoản tín dụng đã được phê duyệt cho khách hàng, bao gồm cả việctham gia định giá tài sản đảm bảo
- Hạch toán kế toán các nghiệp vụ tín dụng phát sinh (giải ngân, thu
nợ gốc, lãi, hạch toán tài sản đảm bảo, khai báo hạn mức)
- Kiểm soát hồ sơ tín dụng trước khi hạch toán giải ngân, lưu trữ hồ
sơ tín dụng
Các bộ phận liên quan khác: Kế toán, kho quỹ
Phòng kế toán, giao dịch và kho quỹ gián tiếp tham gia một phầnvào việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng Bộ phận này có chức năng:
- Thực hiện thủ tục mở tài khoản, cấp ID cho khách hàng
- Lưu trữ một phần hồ sơ tín dụng của khách hàng
Trang 34Sốlượngkháchhàng
Tỷtrọng(%)
Sốlượngkháchhàng
Tỷtrọng(%)
1 Khu vực nhà nước
-Doanh nghiệp(DN) lớn
- DN vừa và nhỏ
28424
8,541,227,32
826
2,310,581,73
312
0,680,220,46
2 Khu vực ngoài quốc
37,5
5,7931,71
140
15125
40,46
4,3436,13
162
23139
36,99
5,2531,74
3 Hộ gia đình
- Hộ tiêu dùng
- Hộ kinh doanh cá thể
17712948
53,9639,3314,63
19814454
57,2341,6215,61
27318291
62,3341,5520,78
Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh TCB-ĐĐ
Sau những khó khăn chung ban đầu của cả hệ thống và khó khănriêng của một chi nhánh được coi là còn rất non trẻ này (TCB-ĐĐ mới chỉchuyển địa điểm về hoạt động tại địa bàn khu đô thị Trung Hoà- NhânChính được hơn một năm); được sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của lãnhđạo cấp trên và lãnh đạo chi nhánh; cùng với những nỗ lực không mệt mỏicủa tập thể cán bộ công nhân viên, hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đề ra đềuđược hoàn thành và hoàn thành vượt mức Số lượng khách hàng tìm đếnchi nhánh ngày càng tăng bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàngdoanh nghiệp
Căn cứ vào bảng số liệu cho thấy, số khách hàng hàng năm của chinhánh đều tăng trong đó khách hàng thuộc khu vực ngoài quốc doanh vàkhách hàng là các hộ gia đìng tăng mạnh Số lượng khách hàng thuộc khuvực ngoài quốc doanh năm 2005 tăng 15,7% so với 2004, đạt 162 kháchhàng tăng hơn so với năm 2004 là 22 khách hàng Số lượng khách hàng làcác hộ gia đình có bước tăng trưởng vượt bậc: Năm 2005 có 273 khách
Trang 35hàng quan hệ tín dụng, tăng 37,88% so với năm 2004; trong khi năm 2004chỉ tăng 11,86% so với năm 2003 Con số này cho chúng ta thấy đượckhách hàng mục tiêu mà Ngân hàng TCB-ĐĐ hướng tới là các hộ gia đình.Đây là tác nhân đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của
xã hội trên cả hai phương tiện: Tác nhân tham gia vào quá trình sản xuất vàtác nhân tiêu dùng Đứng trên góc độ là đơn vị sản xuất kinh doanh, hộ giađình được coi là các hộ kinh doanh cá thể: “là một thực thể kinh doanh do
cá nhân hoặc gia đình làm chủ, kinh doanh tại một địa điểm không cố định,không thường xuyên thuê lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệmbằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động sản xuất kinh doanh”(Giáo trình Luật Kinh tế)
Sỡ dĩ trong năm 2005 TCB-ĐĐ có bước tăng vượt trội về kháchhàng là hộ gia đình là do địa điểm chi nhánh mới được chuyển về khu đôthị mới Trung Hoà- Nhân Chính là khu vực đông dân cư chủ yếu là các hộgia đình có thu nhập cao, ổn định; do ở đây mới mở rộng một hệ thốngchung cư lớn Qua hơn một năm hoạt động trên địa bàn quận Thanh Xuân,nhờ những cố gắng, nỗ lực của bản thân, sự ủng hộ từ phía khách hàng vàcủa cả hệ thống, hoạt động tín dụng của TCB-ĐĐ đạt được những thànhtích đáng khen ngợi: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng trung bình đạtkhoảng 165%/ năm- Đây là con số tăng trưởng khá cao Mặc dù khôngphải là chi nhánh lớn song do chất lượng phục vụ tốt nên TCB-ĐĐ đã thuhút được số lượng khách hàng có uy tín cao nhiều: 252 khách hàng thườngxuyên có quan hệ tín dụng, đặc biệt có tổng công ty Hàng Hải có quan hệrất tốt; tiền lãi hàng tháng mà chi nhánh tạo ra là hơn 80 triệu đồng…đượcthể hiện cụ thể hơn qua các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tín dụng
Trang 362.2.2.1 Dư nợ phân theo thời hạn vay
Bảng 4: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn
Dư nợ
Tỷtrọng(%)
Dư nợ
Tỷtrọng(%)
1 Ngắn hạn 30,054 77,15 54,014 76,5 185,294 80,85
2 Trung và dài hạn 9,196 22,85 16,59 23,5 43,896 19,15
Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh TCB-ĐĐ
Qua bảng trên ta thấy dư nợ tín dụng ngắn hạn và dư nợ trung, dàihạn đều tăng nhanh tuy nhiên dư nợ tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọngcao hơn dư nợ trung, dài hạn Năm 2003 dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt 30,
054 tỷ chiếm tỷ trọng 77,15% tổng dư nợ tín dụng; năm 2004 đạt 54,014 tỷchiếm tỷ trọng 76,5% tổng dư nợ; năm 2005 đạt 185,294 tỷ chiếm 80,85%tổng dư nợ; trong khi dư nợ trung và dài hạn năm 2003 chỉ chiếm tỷ trọng22,85%; năm 2004 có tăng nhưng không đáng kể chiếm 23,5% tổng dư nợ,năm 2005 lại giảm còn 19,15% Điều này cho thấy TCB-ĐĐ chú trọng vàođầu tư ngắn hạn để nhanh chóng thu hồi vốn, tăng nhanh vòng quay vốn
2.2.2.2 Dư nợ phân theo loại tiền vay
Bảng 5: Cơ cấu tín dụng theo loại tiền
Dư nợ
Tỷtrọng(%)
Dư nợ
Tỷtrọng(%)
1 VND 27,959 69,46 38,439 54,44 117,536 51,28
2 Ngoại tệ quy đổi 12,294 30,54 32,165 45,56 111,654 48,72
Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh TCB-ĐĐ
Có thể nói rằng huy động vốn bằng ngoại tệ cho đến nay vẫn không
Trang 37phải là thế mạnh của chi nhánh, do vậy so với tổng dư nợ, dư nợ ngoại tệcủa chi nhánh là không lớn và chiếm tỷ lệ nhỏ hơn.
Cho vay bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với cho vay bằngVND.Tuy nhiên những con số năm 2005 cũng cho thấy sự tăng lên rõ rệttrong hoạt động này so với 2004 Năm 2005 cho vay bằng ngoại tệ đạt111,654 tỷ tăng 247,12%, tốc độ tăng này là rất lớn so với sự diễn biếnphức tạp của đồng ngoại tệ và mức độ nhạy cảm của nó đối với những biếnđộng nhỏ của thị trường
2.2.2.3 Dư nợ phân theo khách hàng
Nằm trong sự phát triển chung của Techcombank, hoạt động Ngânhàng doanh nghiệp tại TCB-ĐĐ cũng có nhiều bước phát triển đáng ghinhận cả về số lượng doanh nghiệp và doanh số hoạt động Tính đến hếttháng 12/2005, số lượng khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh đã tăng11,49% lên tới 165 doanh nghiệp Trong cơ cấu này, tổng dư nợ từ cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ đã tăng 105% so với năm 2004 Nếu so sánh 2năm ta thấy cơ cấu tín dụng của TCB-ĐĐ không có sự thay đổi lớn, tíndụng doanh nghiệp Việt Nam vẫn chiếm đa số trong tổng dư nợ tín dụngcủa Ngân hàng (chiếm 69,68% năm 2005 và 64,27% năm 2004).Trong đó,các khoản vay ngắn hạn chiếm 66,5% đạt doanh số 30,176 tỷ; cho vaytrung, dài hạn chiếm 33,5% đạt 15,2 tỷ Các con số này tương ứng là67,92% (108,471 tỷ) và 32,08% (51,226 tỷ) vào năm 2005
Bên cạnh đó, với những nỗ lực nhằm cải tiến và đa dạng hoá các sảnphẩm dịch vụ Ngân hàng bán lẻ đã mang lại rất nhiều tiện ích cho cáckhách hàng của Techcombank nói chung và khách hàng của TCB-ĐĐ nóiriêng Đây cũng có thể coi là lĩnh vực hoạt động thành công của TCB-ĐĐtrong năm 2005 Theo định hướng của năm 2005, dư nợ tín dụng bán lẻ đạt69,493tỷ đồng tăng 175,46% so với thời điểm của năm 2004, chiếm tỷtrọng 30,32% dư nợ tín dụng Sự tăng trưởng này có được do tình hình thịtrường bất động sản vẫn có sự tăng trưởng mạnh và nhu cầu mua xe ôtôtrong dân cư vẫn còn rất cao cũng như do Techcombank khai trương thêmnhiều sản phẩm mới đặc biệt sản phẩm “Gia đình trẻ” đã đem lại sự tăngtrưởng mạnh trong hoạt động tín dụng bán lẻ của cả Techcombank và chinhánh Đông Đô
Trang 38Bảng 6: Cơ cấu tín dụng theo khách hàng
Dư nợ
Tỷtrọng(%)
Dư nợ
Tỷtrọng(%)
Tín dụng là hoạt động truyền thống mang lại nhiều lợi nhuận cho các
tổ chức tín dụng Tuy nhiên đây cũng là hoạt động hàm chứa rất nhiều rủi
ro Cùng với tình hình chung của toàn Ngân hàng, TCB-ĐĐ cũng đặc biệtchú ý công tác an ninh tín dụng ở chi nhánh mình Ban lãnh đạo chi nhánhluôn quan tâm đến việc tìm mọi biện pháp để giảm thiểu rủi ro và sử dụng
dự phòng để khắc phục những thiệt hại khi rủi ro xảy ra Một trong nhữngviệc mà chi nhánh luôn duy trì thường xuyên là thực hiện phân loại nợ đểsớm có những giải pháp phù hợp với những khoản nợ này
Theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 của thốngđốc Ngân hàng Nhà Nước, các khoản nợ được phân thành 5 nhóm:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ được tổ chứctín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: các khoản nợ được tổ chức tíndụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấuhiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ được tổ chứctín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi khiđến hạn Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năngtổn thất cả phần nợ gốc và lãi
Trang 39- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: các khoản nợ được tổ chức tíndụng đánh giá là có khả năng tổn thất cao.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: các khoản nợ được tổchức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn
Căn cứ vào quy định đó các nhóm nợ ở TCB-ĐĐ cụ thể như sau
Bảng 7: Bảng phân loại nợ của TCB-ĐĐ
Tổngnợ
Sốkhoản
Tổngnợ
Sốkhoản
Tổng nợ
Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh TCB-ĐĐ
Số khoản nợ quá hạn ở từng loại nợ có chuyển dịch giảm đáng kểqua các năm nhưng số lượng nợ mỗi loại lại có xu hướng tăng Năm 2005
nợ quá hạn tại TCB-ĐĐ như sau: Nợ loại 2 có khoảng 40 khoản Nợ loại 3
có 6 khoản trong đó tổng nợ gốc các khoản trên dưới 200 triệu, đặc biệt cókhoản nợ của Công ty Cổ phần sản xuất và Thương mại Liên Hoàn khá lớnlên tới 0,69 tỷ Nợ loại 4 có 2 khoản của khách hàng Phạm Xuân Hà hơn 61triệu và Yến Sơn JOINT STOCK COMPANY tổng nợ gốc là 93 triệu Năm
2005 chi nhánh không có nợ loại 5-Nợ có khả năng mất vốn
Để đánh giá chính xác hơn tình hình an ninh tín dụng ở TCB-ĐĐ,
em xin đi sâu phân tích các chỉ tiêu:
Trang 402.3.1.1 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ở TCB-ĐĐ
Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh TCB-ĐĐ
Bảng số liệu cho ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cuả chinhánh liên tục giảm qua các năm và tỷ lệ này là tương đối nhỏ (đều <1).Năm 2004 tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ của chi nhánh là 0,505% thấp hơn
so với 2003(năm 2003 là 0,591%) Tỷ lệ này tiếp tục giảm vào năm 2005còn 0,463% Kết quả này cho thấy chi nhánh đã rất cố gắng trong việc xử
lý nợ quá hạn và đôn đốc thu hồi nợ có hiệu quả Để quản lý chặt chẽ nợquá hạn ở TCB-ĐĐ phân chia nợ quá hạn theo thành phần kinh tế và theothời hạn để theo dõi
Bảng 9: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế và theo thời hạn
Đơn vị: Tỷ VND
2 Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
- Doanh nghiệp quốc doanh
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
- Dân cư
0,0240,2020,012
0,0350,3020,02
0,0411,0050,015
3 Nợ quá hạn theo thời hạn
- Ngắn hạn
- Trung và dài hạn
0,2310,006
0,3470,010
1,0440,017
Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh TCB-ĐĐ
Ở TCB-ĐĐ nợ quá hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanhchiếm tỷ trọng lớn hơn so với các doanh nghiệp quốc doanh Điều nàyđược giải thích bởi một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay vốn tại chinhánh vẫn chưa thực sự hoạt động có hiệu quả do nhiều nguyên nhân như:năng lực tài chính còn nhỏ, nhiều doanh nghiệp còn chưa có kinh nghiệm