Thực hiện theo cơ cấu quản trị rủi ro của hệ thống Techcombank

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường an ninh tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam-Chi nhánh Đông Đô (Trang 45 - 50)

Quản trị rủi ro là một trong các công tác có tầm quan trọng hàng đầu trong đảm bảo an ninh tín dụng. Các rủi ro về tín dụng bao gồm rủi ro do

khách hàng không trả hoặc không mong muốn thực hiện các nghĩa vụ của mình.Các hoạt động chính của quản trị rủi ro tín dụng của Techcombank tập trung vào việc phân loại và đánh giá khách hàng, phân loại khoản vay, hệ thống phê duyệt và kiểm soát tín dụng. Cơ cấu quản trị rủi ro tín dụng của Techcombank nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong công tác thu hồi các khoản nợ. TCB-ĐĐ thực hiện theo tinh thần chỉ đạo chung đó để đảm bảo an ninh tín dụng cho chi nhánh mình.

Cơ cấu quản trị rủi ro tại Techcombank

HĐQT: Hội đồng quản trị RRTD: Rủi ro tín dụng

UB QTRR: Ủy ban quản trị rủi ro NHDN: Ngân hàng doanh nghiệp  Hội đồng quản trị của Techcombank được đại hội cổ đông bầu ra gồm 8 thành viên là những nhà doanh nghiệp trẻ, thành đạt tại các thành phố lớn trong cả nước. Thường trực HĐQT gồm: chủ tịch, 1phó chủ tịch thứ nhất và 3 phó chủ tịch. HĐQT đại diện cho các cổ đông để điều hành hoạt động của Ngân hàng mà trong đó có những chức năng quan trọng nhất là xác định cơ cấu tổ chức của Ngân hàng, bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo trong Ngân hàng đồng thời đề ra chiến lược kinh doanh cho mỗi

HĐQT UB QTRR Ban điều hành Hội đồng tín dụng UB quản lý tài sản nợ, tài sản có

Quản lý RRTD Quản lý RR thị trường

Dịch vụ NH bán lẻ Dịch vụ NHDN Treasury Các bộ phận khác

giai đoạn, mỗi thời kỳ. Bên cạnh đó, HĐQT cũng thực hiện việc đánh giá và đề nghị chế độ đãi ngộ với ban Tổng giám đốc và chuẩn bị chương trình làm việc cho Đại hội cổ đông.

Ủy ban quản trị rủi ro của HĐQT có nhiệm vụ xác định các chủ trương, chính sách cơ bản cũng như các giới hạn rủi ro của Ngân hàng (như Ủy ban quản lý tài sản nợ, tài sản có ALCO, Hội đồng tín dụng, Phòng quản lý tín dụng, Phòng kế hoạch tổng hợp và Phòng kiểm toán nội bộ). Các chính sách quản trị rủi ro được thiết lập trên nguyên tắc tối thiểu hóa và kiểm soát rủi ro thay vì loại trừ rủi ro.

Ban điều hành của Techcombank do HĐQT lập ra trên cơ sở sự phê duyệt về nhân sự của thống đốc Ngân hàng Nhà Nước với những thành viên ưu tú do HĐQT lựa chọn. Ban điều hành của Techcombank có nhiệm vụ điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày cho Ngân hàng đồng thời triển khai kế hoạch chiến lược do HĐQT đề ra đưa Techcombank phát triển mạnh mẽ, tạo tiền đề cho việc thực hiện các kế hoạch 5 năm của Ngân hàng.

Ủy ban quản lý tài sản nợ, tài sản có (ALCO) được thành lập theo quyết định của HĐQT nhằm tham mưu cho HĐQT và ban lãnh đạo về các chính sách huy động vốn, các chính sách về giá dịch vụ đầu vào và giá dịch vụ đầu ra của Techcombank cũng như các chính sách về quản lý rủi ro thị trường. Các chính sách đề ra luôn đáp ứng nhu cầu của Ngân hàng và bám sát tình hình thực tế kinh doanh vì các thành viên tham gia ủy ban này là những cán bộ của ban điều hành, lãnh đạo các phòng, ban chủ chốt trong Ngân hàng.

Phòng quản lý nguồn vốn, giao dịch tiền tệ và ngoại hối thực hiện việc điều tiết hàng ngày các rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và ngoại hối trên cơ sở các giới hạn đã được xác định. Các chuyên viên quản trị rủi ro thị trường thuộc phòng kế hoạch tổng hợp và bộ phận kiểm soát thuộc phòng kế toán tài chính thực hiện kiểm tra và kiểm soát các giao dịch.

Hội đồng tín dụng là một ủy ban do HĐQT đề ra bằng cách lựa chọn các chuyên viên, các cán bộ có trình độ chuyên môn tốt trong hoạt động tín dụng. Hội đồng tín dụng thực hiện chức năng tham mưu cho HĐQT và ban điều hành trong việc xem xét các khoản tín dụng lớn, các

khoản tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro và các chính sách của Ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Với việc phát huy tốt vai trò của mình, hội đồng tín dụng đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng và an toàn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Quản lý rủi ro tín dụng

 Trên cơ sở phần mềm online trong toàn hệ thống Techcombank xây dựng các chế độ quản lý theo nguyên tắc: Hội sở giám sát toàn bộ các giao dịch của các đơn vị phụ thuộc.

 Phòng kế toán tài chính hội sở giám sát toàn bộ công tác hạch toán, kịp thời phát hiện và chỉ đạo chỉnh sửa các sai phạm (nếu có). Định kỳ hàng tháng Phòng kế toán tài chính hội sở lập báo cáo giám sát từ xa, báo cáo phân tích tài chính của toàn hệ thống gửi HĐQT và Tổng giám đốc.

 Phòng quản lý tín dụng hội sở giám sát toàn bộ dư nợ của Techcombank, đánh giá chất lượng tín dụng, phân loại nợ theo quyết định của Ngân hàng Nhà Nước và yêu cầu quản lý của Techcombank; giám sát việc thực hiện các điều kiện đã được các cấp có thẩm quyền của Techcombank phê duyệt, báo cáo định kỳ đột xuất theo yêu cầu của các cấp lãnh đạo Ngân hàng, kịp thời đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

 Phòng quản lý nguồn vốn và giao dịch tiền tệ hội sở trực tiếp quản lý việc điều chuyển vốn, tính lãi điều hòa vốn trong nội bộ Techcombank, các giao dịch trên thị trường.

 Phòng kế hoạch tổng hợp hội sở trực tiếp báo cáo thống kê theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước và yêu cầu quản lý.

 Phòng nhân sự hội sở trực tiếp quản lý việc tuyển dụng, đào tạo, biên chế nhân sự trên toàn hệ thống Techcombank, trực tiếp quản lý thành tích cán bộ quản lý từ cấp trưởng, phó các phòng, ban của các đơn vị phụ thuộc trở lên.

 Trung tâm thanh toán và Ngân hàng đại lý hội sở giám sát toàn bộ các giao dịch thanh toán của Techcombank.

Áp dụng cơ cấu quản trị rủi ro của hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, TCB-ĐĐ chú trọng vào các khâu thẩm

định trước khi cho vay, xác định bảo đảm tiền vay, giám sát các khoản vay để đảm bảo an ninh tín dụng ở chi nhánh mình.

Các nguyên tắc cơ bản trong thẩm định tín dụng ở TCB-ĐĐ - Hồ sơ vay vốn phải đầy đủ và hợp lệ theo đúng quy định.

- Khách hàng cần được phân tích một cách toàn diện.

- Xem xét phương án kinh doanh tạo ra nguồn trả nợ cho Ngân hàng. - Tài sản đảm bảo là phương án dự phòng tốt nhất.

- Trình tự xét duyệt khoản vay phải qua 2 bước thẩm định và tái thẩm định. Thẩm định do chuyên viên khách hàng và chuyên viên phân tích tín dụng thực hiện, tái thẩm định do trưởng, phó phòng nghiệp vụ hoặc tổ tái thẩm định tại các chi nhánh.

- Đa dạng hóa danh mục các khoản vay.

- Chuyên viên khách hàng và cán bộ phân tích tín dụng phải là người nắm rõ nhất tình hình kinh doanh của Ngân hàng và từng khoản vay cũng như nắm rõ kiến thức về tình hình hoạt động của các ngành kinh tế có liên quan đến khoản vay.

- Mức lãi suất áp dụng cho khách hàng chỉ là một yếu tố cấu thành của sản phẩm cho vay trên cơ sở xem xét, đối chiếu với chất lượng khoản vay và đặc biệt là mức độ rủi ro của khoản vay, luôn luôn ghi nhớ mục tiêu: tối đa hóa thu nhập từ đồng vốn tín dụng.

Bảo đảm tiền vay

Hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục nhận tài sản đảm bảo là một trong những cách bảo đảm tiền vay mà TCB-ĐĐ rất coi trọng. Tại TCB- ĐĐ công việc này đã được tiến hành như sau:

- Chuyên viên khách hàng thuộc phòng kinh doanh hoàn thành các hồ sơ còn thiếu của cấp phê duyệt.

- Ban kiểm soát hỗ trợ kinh doanh thực hiện các thủ tục nhận tài sản đảm bảo theo đúng quy trình nhận tài sản đảm bảo của Techcombank.

- Việc kiểm định và đánh giá tài sản đảm bảo được các nhân viên thẩm định của phòng kinh doanh TCB-ĐĐ đánh giá chính xác, trung thực tuân thủ đầy đủ các quy định của Techcombank về nhận tài sản đảm bảo.

- Thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo đối với các tài sản bắt buộc phải đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định của pháp luật và của Techcombank.

- TCB-ĐĐ cũng yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm đầy đủ đối với các tài sản yêu cầu phải mua bảo hiểm theo quy định của Techcombank.

Giám sát các khoản vay

TCB-ĐĐ chú trọng kiểm tra việc sử dụng vốn vay đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích.

- Thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, kịp thời phát hiện những thay đổi ảnh hưởng đến khả năng và nguồn trả nợ.

- Nếu phát hiện thấy có những dấu hiệu rủi ro ảnh hưởng đến nguồn trả nợ cán bộ tín dụng kịp thời báo cáo lãnh đạo chi nhánh để xử lý và cùng có những hành động cụ thể nhằm thu hồi nợ quá hạn cho chi nhánh.

- Đôn đốc khách hàng trả nợ đầy đủ, đúng hạn trên cơ sở liệt kê nợ đến hạn do Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh thông báo.

Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, quản lý tài sản đảm bảo được TCB-ĐĐ tiến hành định kỳ hàng tháng và mỗi lần kiểm tra được lập thành văn bản lưu hồ sơ.

- Định kỳ 5tháng/lần chuyên viên thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng của TCB-ĐĐ tiến hành rà soát lại các khoản vay, đánh giá tổng thể tình hình hoạt động, khả năng tài chính của một nhóm khách hàng đang có dư nợ tại chi nhánh mình theo một số tiêu chí, ví dụ: theo từng ngành, nhóm khách hàng có dư nợ lớn, nhóm khách hàng vay trung, dài hạn đầu tư dự án, khởi sự doanh nghiệp…để kịp thời phát hiện các khoản vay có vấn đề đồng thời có những kiến nghị để xây dựng và sửa đổi những chính sách cho phù hợp. Việc nghiên cứu, đánh giá được TCB-ĐĐ tiến hành độc lập trên cơ sở các tài liệu, thông tin do chuyên viên khách hàng và khách hàng cung cấp. Quá trình đánh giá được lập thành văn bản riêng và trình giám đốc chi nhánh xem xét.

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường an ninh tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam-Chi nhánh Đông Đô (Trang 45 - 50)