Hạn chế nợ quá hạn phát sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường an ninh tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam-Chi nhánh Đông Đô (Trang 77 - 78)

Hạn chế nợ phát sinh là biện pháp phòng ngừa trực tiếp thiệt hại về tài chính và uy tín cho Ngân hàng. Chi nhánh cần tập trung:

- Thu thập mọi thông tin về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng và đánh giá khả năng rủi ro pháp lý có thể xảy ra với khách hàng.

- Phân tích những khó khăn mà khách hàng gặp phải dẫn đến khó khăn trong trả nợ cho TCB-ĐĐ từ đó tìm ra biện pháp giúp khách hàng tháo gỡ những khó khăn đó.

- Theo dõi các dòng tiền thanh toán hàng ngày của khách hàng qua tài khoản: thường khi khách hàng vay vốn phải mở một tài khoản tại Ngân hàng, chi nhánh có thể biết được tình hình của khách hàng qua việc theo dõi các dòng tiền vào ra tài khoản.

- Cần phối hợp chặt chẽ giữa chuyên viên khách hàng và ban xử lý nợ trong việc cung cấp thông tin và trong quá trình làm việc với khách hàng.

Tuy nhiên nếu nợ quá hạn phát sinh cần xử lý: Xử lý nợ quá hạn là chính là biện pháp cuối cùng nhằm hạn chế tối đa những khoản thiệt hại đã xảy ra. Việc xử lý nợ quá hạn TCB-ĐĐ có thể áp dụng các biện pháp cụ thể như:

 Xác định phương án cơ cấu nợ: Căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, khách hàng chứng minh được khả năng hoàn trả khi đến hạn sau khi được cơ cấu lại nợ thì Ngân hàng sẽ cơ cấu lại. Để thực hiện việc cơ cấu lại nợ cho khách hàng thì đòi hỏi chi nhánh phải giám sát chặt chẽ các khoản nợ và hoạt động của khách hàng sau khi cơ cấu.

 Đối với khách hàng khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ, khó khắc phục, nợ quá hạn chưa xác định được nguồn trả, chi nhánh cần quản lý chặt chẽ khoản vay và khách hàng như sau:

- Đối với các khoản vay có tài sản đảm bảo:

Tìm các khách hàng có khả năng về tài chính nhận lại nợ của khách hàng khó khăn để tiếp tục khai thác hiệu quả tài sản đảm bảo khả năng trả nợ.

Chi nhánh tiến hành rà soát tài sản đảm bảo, tình trạng tài sản, hồ sơ pháp lý để có thể phát mại tài sản thu hồi vốn. Trong trường hợp tài sản

phát mại không đủ thu hồi vốn thì buộc khách hàng phải trả tiếp phần còn lại thông qua việc bán tiếp tài sản, nếu không chi nhánh có thể tuyên bố khách hàng này phá sản.

- Đối với khoản vay không có bảo đảm:

Trong trường hợp này cần kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của khách hàng, các khoản phải thu, nguồn vốn thanh toán của các công trình qua thông báo vốn hàng năm đối với lĩnh vực xây dựng, kỳ thu tiền đối với lĩnh vực khác và yêu cầu khách hàng cùng chủ đầu tư, người mua hàng cam kết thanh toán chuyển khoản về tài khoản của khách hàng tại TCB-ĐĐ. Chi nhánh nên tư vấn cho khách hàng bán bớt tài sản không phát huy hiệu quả, không cần sử dụng để trả nợ tiền vay. Với khách hàng cá nhân: kết hợp cùng với cơ quan công tác, vận động gia đình thu xếp nguồn để trả nợ.

 Biện pháp khởi kiện ra tòa: Hiện nay ở nước ta trong quan hệ kinh tế việc khởi kiện ra tòa chưa trở thành thói quen, các Ngân hàng đều ngại đưa các vụ việc khởi kiện ra tòa án kinh tế vì họ ngại thủ tục và mất thời gian. Trong nền kinh tế thị trường chúng ta cần phải quen dần với việc giải quyết các vụ việc kinh tế qua tòa án kinh tế hoặc trọng tài kinh tế. Việc khởi kiện ra tòa sẽ có tác dụng đối với các khách hàng không có thiện chí trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường an ninh tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam-Chi nhánh Đông Đô (Trang 77 - 78)