THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO AN NINH TÍN DỤNG Ở TCB-ĐĐ

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường an ninh tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam-Chi nhánh Đông Đô (Trang 38)

c. Các chỉ tiêu khá

2.3. THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO AN NINH TÍN DỤNG Ở TCB-ĐĐ

2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh an ninh tín dụng tại TCB-ĐĐ

Tín dụng là hoạt động truyền thống mang lại nhiều lợi nhuận cho các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động hàm chứa rất nhiều rủi ro. Cùng với tình hình chung của toàn Ngân hàng, TCB-ĐĐ cũng đặc biệt chú ý công tác an ninh tín dụng ở chi nhánh mình. Ban lãnh đạo chi nhánh luôn quan tâm đến việc tìm mọi biện pháp để giảm thiểu rủi ro và sử dụng dự phòng để khắc phục những thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Một trong những việc mà chi nhánh luôn duy trì thường xuyên là thực hiện phân loại nợ để sớm có những giải pháp phù hợp với những khoản nợ này.

Theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc Ngân hàng Nhà Nước, các khoản nợ được phân thành 5 nhóm:

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất cả phần nợ gốc và lãi.

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất cao.

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Căn cứ vào quy định đó các nhóm nợ ở TCB-ĐĐ cụ thể như sau

Bảng 7: Bảng phân loại nợ của TCB-ĐĐ

Đơn vị: Tỷ VNĐ Năm 2003 2004 2005 Số khoản Tổng nợ Số khoản Tổng nợ Số khoản Tổng nợ Nợ loại 2 65 5,607 58 6,95 40 10,012 Nợ loại 3 12 0,112 9 0,21 6 0,85 Nợ loại 4 7 0,103 5 0,137 2 0,211 Nợ loại 5 3 0,02 1 0,01 0 0

Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh TCB-ĐĐ

Số khoản nợ quá hạn ở từng loại nợ có chuyển dịch giảm đáng kể qua các năm nhưng số lượng nợ mỗi loại lại có xu hướng tăng. Năm 2005 nợ quá hạn tại TCB-ĐĐ như sau: Nợ loại 2 có khoảng 40 khoản. Nợ loại 3 có 6 khoản trong đó tổng nợ gốc các khoản trên dưới 200 triệu, đặc biệt có khoản nợ của Công ty Cổ phần sản xuất và Thương mại Liên Hoàn khá lớn lên tới 0,69 tỷ. Nợ loại 4 có 2 khoản của khách hàng Phạm Xuân Hà hơn 61 triệu và Yến Sơn JOINT STOCK COMPANY tổng nợ gốc là 93 triệu. Năm 2005 chi nhánh không có nợ loại 5-Nợ có khả năng mất vốn.

Để đánh giá chính xác hơn tình hình an ninh tín dụng ở TCB-ĐĐ, em xin đi sâu phân tích các chỉ tiêu:

2.3.1.1. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ở TCB-ĐĐ Bảng 8: Nợ quá hạn của TCB-ĐĐ Bảng 8: Nợ quá hạn của TCB-ĐĐ Đơn vị: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Tổng dư nợ 40,25 70,604 222,19 Nợ quá hạn 0,238 0,357 1,061 Tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 0,591 0,505 0,463

Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh TCB-ĐĐ

Bảng số liệu cho ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cuả chi nhánh liên tục giảm qua các năm và tỷ lệ này là tương đối nhỏ (đều <1). Năm 2004 tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ của chi nhánh là 0,505% thấp hơn so với 2003(năm 2003 là 0,591%). Tỷ lệ này tiếp tục giảm vào năm 2005 còn 0,463%. Kết quả này cho thấy chi nhánh đã rất cố gắng trong việc xử lý nợ quá hạn và đôn đốc thu hồi nợ có hiệu quả. Để quản lý chặt chẽ nợ quá hạn ở TCB-ĐĐ phân chia nợ quá hạn theo thành phần kinh tế và theo thời hạn để theo dõi.

Bảng 9: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế và theo thời hạn

Đơn vị: Tỷ VND

Chỉ tiêu 2003 2004 2005

1. Tổng nợ quá hạn 0,238 0,357 1,061

2. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế - Doanh nghiệp quốc doanh

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Dân cư 0,024 0,202 0,012 0,035 0,302 0,02 0,041 1,005 0,015 3. Nợ quá hạn theo thời hạn

- Ngắn hạn - Trung và dài hạn 0,231 0,006 0,347 0,010 1,044 0,017

Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh TCB-ĐĐ

Ở TCB-ĐĐ nợ quá hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các doanh nghiệp quốc doanh. Điều này được giải thích bởi một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay vốn tại chi nhánh vẫn chưa thực sự hoạt động có hiệu quả do nhiều nguyên nhân như: năng lực tài chính còn nhỏ, nhiều doanh nghiệp còn chưa có kinh nghiệm

và trình độ quản lý cao…Một lý do nữa cũng giải thích cho việc nợ quá hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh cao hơn các doanh nghiệp quốc doanh là do số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quan hệ tín dụng tại TCB-ĐĐ nhiều hơn là các doanh nghiệp quốc doanh. Tỷ lệ nợ quá hạn đối với dân cư ở chi nhánh là nhỏ do phần lớn dân cư ở địa bàn hoạt động của chi nhánh có thu nhập cao, có điều kiện trả nợ tốt.

Xem xét nợ quá hạn theo kỳ hạn, các khoản nợ ngắn hạn có tỷ trọng lớn hơn các khoản nợ trung và dài hạn. Các khoản vay trung và dài hạn do thời gian trả nợ dài nên mức độ tiềm ẩn rủi ro cao hơn các khoản vay ngắn hạn. Nắm chắc quy luật này nên chi nhánh luôn tập trung chú trọng công tác thẩm định khi xem xét cho vay trung, dài hạn. Do đó TCB-ĐĐ đã hạn chế được các khoản nợ quá hạn trung và dài hạn.

2.3.1.2. Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên nợ quá hạn tại TCB-ĐĐ

Bảng 10: Nợ khó đòi của TCB-ĐĐ Đơn vị: Tỷ VND Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Nợ quá hạn 0,238 0,357 1,061 Nợ khó đòi 0,00012 0,00016 0,00032 Tỷ lệ Nợ khó đòi/Nợ quá hạn (%) 0,05 0,045 0,03

Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh TCB-ĐĐ

Với những nỗ lực không ngừng của chi nhánh, bằng những công cụ trong công tác đảm bảo an ninh tín dụng tỷ lệ nợ khó đòi đã giảm đáng kể, đây là dấu hiệu đáng mừng cho chi nhánh. Trong tháng 12/2005 TCB-ĐĐ đã tập trung thu được 1.397.724,938 đồng, trong đó thu được hết nợ quá hạn của một số khách hàng có nợ quá hạn lớn và lâu ngày: Công ty Thương mại Long Thành thu hết 356.392.866 đồng quá hạn; Công ty Cổ phần Yến Sơn thu hết 62 triệu đồng và của một số khách hàng dân cư. Số lượng các khế ước phát sinh nợ quá hạn trong tháng 12/2005 là một khoản với tổng giá trị 8.460.621 đồng của Công ty TNHH Tư vấn và đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam. Tính đến cuối 2005 nợ khó đòi tại chi nhánh chỉ còn

khoảng 320 triệu tương đương 0,03% tổng nợ quá hạn. Công tác khai báo tài sản đảm bảo chi nhánh Đông Đô đã cam kết sẽ khắc phục, chỉnh sửa thiếu sót chậm nhất là tháng 1/2006. Việc chấp hành giới hạn cho vay tối đa được chi nhánh thực hiện tốt. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khó đòi đều giảm nhưng số lượng nợ quá hạn lại có xu hướng tăng và chi nhánh phải tiến hành gia hạn nợ nhiều lần. Đây là vấn đề TCB-ĐĐ cần tìm giải pháp trong thời gian tới.

2.3.2. Những yếu tố tác động đến an ninh tín dụng ở TCB-ĐĐ

2.3.2.1.Các nhân tố thuộc về Ngân hàng

Thứ nhất: Chính sách tín dụng

Để việc tiến hành thẩm định khoản vay của cán bộ tín dụng được thuận lợi, Ngân hàng cần xây dựng một chính sách cho vay rõ ràng, phù hợp với đặc điểm, thực trạng nền kinh tế. Chính sách tín dụng thống nhất, hợp lý thì việc quản lý tín dụng sẽ có hiệu quả, an toàn. Chính sách tín dụng của một Ngân hàng chính là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng đó, có ảnh hưởng sâu sắc đến công tác bảo đảm an toàn tín dụng, phòng ngừa rủi ro. Nếu chính sách tín dụng không đồng bộ, không đầy đủ và đúng đắn rất dễ tạo ra khe hở lỏng lẻo để gian lận trong cho vay, tạo ra định hướng lệch lạc cho hoạt động tín dụng dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng và an ninh tín dụng bị đe doạ.

Nếu như chính sách tín dụng quá nhấn mạnh vào lợi nhuận và kế hoạch phát triển trong tương lai thì chất lượng của các khoản tín dụng cũng sẽ không được đảm bảo. Nguy cơ rủi ro tín dụng của Ngân hàng là rất lớn nếu Ngân hàng chỉ tập trung quan tâm tỉ trọng cho vay mà xem nhẹ sự lành mạnh của các khoản vay. Vì vậy mục tiêu, định hướng phát triển trong chính sách tín dụng của Ngân hàng là một nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến an ninh tín dụng của Ngân hàng thương mại.

Chính sách tín dụng của Techcombank là nền tảng quản lý rủi ro tín dụng một cách tổng thể trong cả hệ thống Techcombank cũng như với riêng TCB-ĐĐ. Chính sách tín dụng của Techcombank là một phương châm hành động, một tập hợp cách tiếp cận và giải quyết vấn đề được xây dựng từ các nguyên tắc cơ bản, lành mạnh.

Thứ hai: Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng quy định rõ từng khâu công việc và trách nhiệm cụ thể của các cán bộ có liên quan, vì vậy có ý nghĩa rất lớn trong việc hạn chế sai sót khi cho vay và giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro tín dụng. Mỗi Ngân hàng cần xây dựng cho mình một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp Ngân hàng có một quy trình cho vay khoa học đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng dễ dàng quản lý được khoản vay. Ngược lại, sẽ rất khó khăn cho cả Ngân hàng và khách hàng khi thực hiện nếu Ngân hàng có một quy trình tín dụng quá phức tạp. Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình tín dụng, một khi nếu có rủi ro xảy ra cũng dễ dàng phát hiện sai sót ở khâu nào, bước nào để có biện pháp điều chỉnh hợp lý.

Thứ ba: Chất lượng cán bộ tín dụng

Trình độ nghiệp vụ, tư cách đạo đức của cán bộ Ngân hàng là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh tín dụng của Ngân hàng. Khi cán bộ.

tín dụng lơ là, chủ quan, quá tin tưởng vào khách hàng quen, thường coi nhẹ khâu thẩm định trước khi cho vay sẽ dẫn đến việc cho vay vượt quá khả năng chi trả của khách hàng. Cán bộ tín dụng còn non kém về nghiệp vụ, chưa được đào tạo đầy đủ sẽ dẫn đến tình trạng làm sai, làm thiếu quy trình xét duyệt cho vay; không am hiểu về ngành nghề kinh doanh mà mình đang tài trợ dẫn đến nhiều khoản cho vay có chất lượng không tốt.

Bên cạnh yếu tố về nghiệp vụ, yếu tố đạo đức nghề nghiệp cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh tín dụng. Nếu như chính sách tín dụng có rõ ràng, quy trình cho vay có chặt chẽ đến mấy mà cán bộ tín dụng không có tình thần trách nhiệm sẽ thẩm định một cách qua loa, đại khái để cho vay. Đặc biệt nếu như cán bộ tín dụng còn vì mục đích tư lợi cá nhân, thông đồng với khách hàng lập hồ sơ, chứng từ giả để xin vay thì hậu quả không thể lường hết được, an ninh tín dụng của Ngân hàng bị đe doạ nghiêm trọng.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ tín dụng của TCB-ĐĐ nắm khá vững chuyên môn, nghiệp vụ và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc nên chất lượng các khoản vay, tình hình an ninh tín dụng tương đối tốt.

Thông tin về khách hàng, về tình hình tài chính hiện tại và trong quá khứ của khách hàng càng đầy đủ, chính xác thì các khoản cho vay sẽ càng an toàn. Vì căn cứ vào những thông tin đó Ngân hàng có thể đánh giá một cách tương đối chính xác phương án xin vay có hiệu quả hay không, có tiềm ẩn nhiều rủi ro không?

2.3.2.2. Các nhân tố thuộc về khách hàng

An ninh tín dụng có được bảo đảm hay không không chỉ căn cứ vào nỗ lực của bản thân TCB-ĐĐ mà còn phụ thuộc vào khách hàng vay vốn. Một số khách hàng còn yếu kém trong dự đoán các vấn đề kinh tế, yếu kém trong quản lý, nhiều người kinh doanh lần đầu chưa có kinh nghiệm nên kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ, không thể trả nợ Ngân hàng. Lại có một số người vay sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao nhưng lại không tính toán kỹ lưỡng hoặc không có khả năng tính toán kỹ lưỡng những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn trong kinh doanh. Cũng có khi khách hàng sử dụng vốn vay Ngân hàng không đúng mục đích như đã ký kết trong hợp đồng tín dụng như: sử dụng vốn vay vào mục đích kinh doanh hoàn toàn khác, sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư trung, dài hạn, đi vay Ngân hàng để cho vay lại lấy lãi suất cao…đều khiến Ngân hàng rất khó kiểm soát được các khoản tín dụng này.

Bên cạnh đó phải kể đến rủi ro xuất phát từ đạo đức của người đi vay. Phần lớn khách hàng sẵn sàng chi trả các khoản lãi và gốc cho Ngân hàng khi đến hạn đầy đủ nếu tình hình kinh doanh tốt, song vẫn còn một số khách hàng cố ý chây ỳ không chịu trả nợ mặc dù họ có sẵn tiền trong tay. Họ chây ỳ với hy vọng có thể quỵt nợ hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.

Tất cả những yếu tố đó đều đưa đến những rủi ro cho TCB-ĐĐ.

2.3.2.3. Các nhân tố thuộc về môi trường

* Môi trường kinh tế xã hội

Môi trường kinh tế xã hội là tổng hoà các mối quan hệ về kinh tế xã hội tác động đến hoạt động của tất cả các doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế. Môi trường kinh tế xã hội tác động đến doanh nghiệp theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh từ đó tác động đến hoạt động Ngân hàng. Môi trường kinh tế xã hội ổn định

sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có lãi, đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp cho Ngân hàng. Nếu như môi trường kinh tế xã hội thường xuyên biến động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, bất lợi cho việc trả nợ vay Ngân hàng.

TCB-ĐĐ cũng có thể tìm thấy thông tin phục vụ cho việc thẩm định tín dụng, kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá toàn diện khách hàng của mình…từ môi trường kinh tế xã hội. Qua đó Ngân hàng có thể đánh giá được khả năng thu hồi vốn, mức độ rủi ro và thực hiện các biện pháp bảo toàn an ninh tín dụng.

* Môi trường pháp lý

Trong nền kinh tế thị trường, mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh nhưng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật quy định. Hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng cũng không nằm ngoài vòng kiểm soát đó. Các quy định, quy chế của Chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước định hướng cho Ngân hàng hoạt động đúng đắn và lành mạnh. Mặt khác các quy định của pháp luật cũng là cơ sở pháp lý để giải quyết các khoản khiếu nại, tố cáo khi có tranh chấp tín dụng xảy ra, tạo sự công bằng cho cả Ngân hàng và khách hàng. Tuy nhiên, nếu như các văn bản quy định không rõ ràng, chồng chéo sẽ tạo ra những khe hở và tình

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường an ninh tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam-Chi nhánh Đông Đô (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w