Xử lý nợ quá hạn tại TCB-ĐĐ

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường an ninh tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam-Chi nhánh Đông Đô (Trang 54 - 57)

b. Dấu hiệu nhận biết các khoản vay có vấn đề

2.3.3.2.Xử lý nợ quá hạn tại TCB-ĐĐ

Khi đến hạn trả nợ của một kỳ hạn trả nợ, trường hợp vì lý do khách quan khách hàng chưa trả được vốn và lãi tiền vay cho Ngân hàng, chuyên viên khách hàng hướng dẫn cho khách hàng làm đơn xin gia hạn nợ. Gia hạn nợ vay là việc TCB-ĐĐ chấp nhận kéo dài thời hạn cho vay thêm một khoảng thời gian ngoài thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc giấy nhận nợ. Gia hạn nợ vay bao gồm gia hạn trả nợ gốc hoặc gia hạn trả lãi tiền vay hoặc gia hạn trả nợ cả gốc và lãi tiền vay (Theo quyết định số 00103/QĐ- HĐQT ngày 8/2/2002 về quy chế cho vay đối với khách hàng). Nếu khách hàng không được gia hạn nợ thì toàn bộ số dư nợ còn lại sẽ chuyển sang nợ quá hạn và phải chịu lãi suất quá hạn theo quy định cho số tiền bị quá hạn của kỳ hạn đó. Trong thời gian qua TCB-ĐĐ đã xử lý đối với các khoản nợ quá hạn như sau:

- Giảm lãi: là việc TCB-ĐĐ giảm một phần lãi vốn vay phải trả mà khách hàng còn phải thanh toán cho chi nhánh.

- Miễn lãi: là việc TCB-ĐĐ miễn toàn bộ lãi vốn vay phải trả mà khách hàng còn phải thanh toán cho chi nhánh.

TCB-ĐĐ chỉ xem xét giảm, miễn lãi vốn vay phải trả đối với khách hàng khi đáp ứng được các điều kiện từ 1-7 như sau:

1. Sử dụng vốn vay đúng mục đích.

2. Có ý thức tốt trong việc thực hiện các thỏa thuận với chi nhánh đã ghi trong hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ.

3. Có thiện chí trả nợ TCB-ĐĐ.

4. Bị tổn thất về tài sản do các nguyên nhân khách quan hoặc bất khả kháng.

5. Mức độ khó khăn về tài chính đủ lớn dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ TCB-ĐĐ.

6. Có kế hoạch khả thi hoàn thành các nghĩa vụ trả nợ còn lại đối với TCB-ĐĐ sau khi được xét miễn, giảm lãi.

7. Có đủ hồ sơ đề nghị miễn, giảm lãi theo quy định của Techcombank.

Một số trường hợp, chi nhánh xem xét miễn, giảm lãi vốn vay phải trả đối với khách hàng khi: cá nhân vay vốn tại chi nhánh bị chết hoặc mất tích mà không còn tài sản đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ trả nợ với TCB- ĐĐ; khách hàng vay vốn là các tổ chức bị phá sản, giải thể và đã hoàn thành việc thanh toán tài sản.

Đối với từng khoản nợ TCB-ĐĐ có những biện pháp xử lý riêng

 Nợ loại 1: Phòng kinh doanh (đơn vị trực tiếp quản lý khách hàng vay) có trách nhiệm thường xuyên giám sát, kiểm tra và gọi điện đôn đốc thu hồi nợ gốc, nợ lãi. Nhiều khách hàng do những lý do khách quan quên không trả nợ, quên hạn phải trả, qua kinh nghiệm của Phòng kinh doanh TCB-ĐĐ cho thấy gọi điện nhắc nhở là biện pháp hữu hiệu làm giảm đáng kể các khoản nợ quá hạn.

 Nợ loại 2: Phòng kinh doanh có nhiệm vụ: - Tìm hiểu nguyên nhân chuyển sang nợ loại 2.

- Nếu việc chuyển sang nợ loại 2 là do nguyên nhân chậm trả lãi hoặc đến hạn chưa trả do lưu chuyển tiền mặt của khách hàng chậm hơn dự kiến thì chuyên viên khách hàng có trách nhiệm đôn đốc thu hồi ngay.

- Nếu nguyên nhân chuyển sang nợ loại 2 là do nguyên nhân khác thì chi nhánh tiến hành thu thập thông tin, đánh giá và dự báo các ảnh hưởng đối với khách hàng, thường xuyên theo dõi hoạt động kinh doanh của khách hàng trong vòng 3 tháng liên tục. Nếu việc kinh doanh vẫn bình thường thì đề nghị chuyên viên kiểm soát rủi ro tín dụng chuyển khoản vay về loại 1; nếu có những dấu hiệu cho thấy tình hình khách hàng ngày càng xấu đi phải lập tức báo cáo lãnh đạo chi nhánh cho biện pháp xử lý.

- Trong vòng 15 ngày kể từ ngày khoản vay chuyển sang nợ loại 2, chuyên viên khách hàng kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng và tiếp tục thường xuyên kiểm tra cho đến khi thu hồi hết nợ vay.

 Nợ loại 3: Phòng kinh doanh kết hợp ban thẩm định thực hiện những việc sau:

- Yêu cầu khách hàng đến TCB-ĐĐ làm việc để giải trình về nguyên nhân chậm thanh toán nợ gốc và lãi cho chi nhánh hoặc nguyên nhân các dấu hiệu gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của khách hàng; các giải pháp và kế hoạch của khách hàng để khắc phục cũng như nguồn trả nợ cho chi nhánh.

- Kết hợp với ban thẩm định đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và khả năng thu hồi nợ vay của TCB-ĐĐ; xác định rõ các điểm rủi ro của khoản vay để có biện pháp quản lý theo dõi chặt chẽ, đảm bảo khả năng thu hồi nợ vay cho Ngân hàng.

- Kết hợp với ban thẩm định kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện các giải pháp, kế hoạch của khách hàng định kỳ 1lần/tháng

- Tích cực đôn đốc khách hàng trả nợ, thực hiện các biện pháp để theo dõi, kiểm soát nguồn trả nợ hoặc các nguồn thu khác của khách hàng (nguồn trả nợ bổ sung).

- Chi nhánh tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ tài sản đảm bảo, trong trường hợp cần thiết tiến hành kê biên tài sản đảm bảo để đề phòng khả năng phải xử lý tài sản đảm bảo sau này.

 Nợ loại 4: Phòng kinh doanh kết hợp với ban thẩm định và ban xử lý nợ để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng (khả năng thu hồi nợ gốc và lãi từ nguồn trả nợ xác định của Ngân hàng), từ đó có các biện pháp kiên quyết để thu hồi nợ. Trong trường hợp cần thiết thì tiến hành kê biên tài sản đảm bảo hoặc khởi kiện khách hàng sớm để có thể xử lý thu hồi sớm nợ vay, tránh để lâu có thể gây thiệt hại cho Ngân hàng hoặc khả năng xử lý tài sản bảo đảm bị suy giảm.

 Nợ loại 5: Ban xử lý nợ tiến hành kê biên, phát mại tài sản đảm bảo hoặc khởi kiện để thu hồi vốn cho TCB-ĐĐ.

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường an ninh tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam-Chi nhánh Đông Đô (Trang 54 - 57)