Nâng cao trình độ chuyên môn

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường an ninh tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam-Chi nhánh Đông Đô (Trang 68 - 69)

b. Dấu hiệu nhận biết các khoản vay có vấn đề

3.2.1.1.Nâng cao trình độ chuyên môn

TCB-ĐĐ thống nhất cao về mặt nhận thức cũng như sự nhất quán trong tổ chức thực hiện trong việc thực sự coi nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định sự thành công trong kinh doanh và hội nhập quốc tế. Hiện nay đội ngũ người giỏi có rất nhiều, Ngân hàng nào cũng có đội ngũ đội ngũ cán bộ rất trẻ, rất năng động, TCB-ĐĐ cũng vậy, vấn đề là làm thế nào để đội ngũ đó phát huy hết thế mạnh, cống hiến hết năng lực của mình cho chi nhánh.

Cần thực sự đổi mới hơn nữa tư duy và cách tổ chức tiến hành công tác đào tạo xuất phát từ nhu cầu và yêu cầu của từng vị trí trong chi nhánh. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, phổ biến những quy chế mới cho nhân viên tín dụng. Cần kiên trì từ bỏ cách nghĩ, cách làm cũ, tổ chức lớp đào tạo theo hình thức mà kết thúc khóa học học viên không thu được kiến thức gì, đào tạo không gắn với nhu cầu thực tế của chi nhánh, tiêu tốn thời gian và chi phí nhưng không cung cấp được chất lượng đáp ứng yêu cầu đề ra. Tư tưởng này với Ngân hàng Thương mại Cổ phần là ít nhưng không phải không có.

Gắn kết chặt chẽ giữa công tác đào tạo và thực tế sử dụng nguồn nhân lực, lấy việc đáp ứng được mục đích sử dụng làm thước đo đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và là mục đích cuối cùng. TCB-ĐĐ cần xây dựng

nội dung chương trình đào tạo khoa học, cụ thể; thường xuyên theo dõi, tổ chức đánh giá kết quả đào tạo và hiệu quả đào tạo. Mỗi cán bộ sau khi được gửi đi đào tạo, chi nhánh cần tạo điều kiện giao thêm việc để có thể vận dụng ngay những kiến thức kinh nghiệm mới học hỏi được nhằm khai thác tối đa hiệu quả các tiềm năng về công nghệ, kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng và hoạt động của toàn chi nhánh.

Chi nhánh cần có kế hoạch xây dựng một chiến lược đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực với tầm nhìn dài hạn hơn. Hiện nay chi nhánh đã có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho các năm 2006, 2007. Tuy nhiên một chiến lược đào tạo rõ ràng với những mục tiêu cụ thể có tính dài hạn hơn vẫn đang cần được TCB-ĐĐ hoạch định để đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên có thể đáp ứng đủ yêu cầu trình độ và theo kịp với sự biến đổi không ngừng của nền kinh tế.

Chuẩn hóa cán bộ tín dụng: Cán bộ tín dụng có một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng, có thể mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng và cũng có thể đem đến những rủi ro. Do vậy để hạn chế rủi ro, tăng cường an toàn trong công tác tín dụng, ngay từ khâu tuyển dụng cán bộ tín dụng làm công tác tín dụng, TCB-ĐĐ cần phải chặt chẽ và tuyển theo tiêu chuẩn cơ bản sau:

- Phải được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành ở các trường đại học có uy tín.

- Có khả năng ngoại ngữ, tin học giỏi để phục vụ cho việc nghiên cứu tài liệu, giao dịch và sử dụng máy tính trong việc tính toán, thẩm định dự án.

- Có phẩm chất đạo đức tốt.

- Hiểu biết xã hội và khả năng giao tiếp tốt.

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường an ninh tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam-Chi nhánh Đông Đô (Trang 68 - 69)