Tăng cường chất lượng thẩm định khách hàng và dự án vay

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường an ninh tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam-Chi nhánh Đông Đô (Trang 71 - 74)

b. Dấu hiệu nhận biết các khoản vay có vấn đề

3.2.2.2.Tăng cường chất lượng thẩm định khách hàng và dự án vay

Thẩm định là khâu vô cùng quan trọng trong xét duyệt cho vay, vì vậy không thể làm qua loa, đại khái. Công tác thẩm định khách hàng ở TCB-ĐĐ thực hiện tương đối tốt nhưng không phải là hoàn toàn không tồn tại những bất cập. Vì vậy để chất lượng thẩm định tốt hơn nữa trong giai đoạn tới chi nhánh cần tập trung làm tốt những việc sau:

Thẩm định khách hàng vay vốn: TCB-ĐĐ phải thực hiện theo những nội dung cơ bản như sau:

- Địa vị pháp lý và tư cách của khách hàng vay vốn: việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp có đúng quy định của pháp luật, uy tín của

doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, đánh giá tư cách của người lãnh đạo doanh nghiệp…

- Lịch sử hình thành doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, quản trị doanh nghiệp: xem xét lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp; xem xét, đánh giá cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của các bộ phận trong doanh nghiệp; đánh giá việc quản trị điều hành doanh nghiệp có mang tính chuyên nghiệp và hiệu quả (các khía cạnh của quản trị doanh nghiệp: lập kế hoạch chiến lược, hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động…)

- Phương thức, tình hình kinh doanh hiện tại, định hướng kinh doanh của khách hàng: đánh giá về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng; sản phẩm kinh doanh của khách hàng; thị trường đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp; so sánh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường…

- Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp: TCB-ĐĐ tiến hành tổng hợp bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập, chi phí, báo cáo lưu chuyển tiền tệ; đánh giá các khoản phải thu, đánh giá hàng tồn kho, các khoản nợ của doanh nghiệp…

- Đánh giá các chỉ tiêu đo lường lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp, phân tích chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.

Thẩm định phương án đề nghị cấp hạn mức tín dụng của khách hàng

- Xác định tổng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp và nhu cầu vay Ngân hàng.

- Đánh giá khả năng cho vay theo hạn mức tín dụng của Techcombank.

- Xác định các điều kiện của hạn mức tín dụng: giá trị hạn mức tín dụng, thời hạn cấp hạn mức, mục đích cho vay thuộc hạn mức, phương thức giải ngân, thời hạn các khoản vay thuộc hạn mức, lãi suất cho vay…

Thẩm định dự án đầu tư: việc thẩm định dự án đầu tư để tập trung phân tích đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Các khía cạnh về mặt hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế của dự án sẽ được phân tích tùy theo đặc điểm và yêu cầu của từng dự án. Tùy theo từng dự án cụ thể từng dự án mà TCB-ĐĐ phải phân tích đánh giá và có những

điều kiện đi kèm với việc cho vay để hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng an toàn vốn vay, từ đó mà TCB-ĐĐ có thể xem xét khả năng cho vay để đầu tư dự án. Để đảm bảo an toàn cho các dự án đầu tư, TCB-ĐĐ phải thực hiện một số biện pháp cơ bản:

 Đối với rủi ro về cơ chế chính sách: Rủi ro này được xem là bao gồm tất cả những bất ổn tài chính và chính sách của nơi, địa điểm xây dựng dự án, bao gồm: các sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu hóa, tư hữu hóa hay các luật, nghị quyết, nghị định và các chế tài khác có liên quan đến dòng tiền của dự án. Loại rủi ro này chi nhánh giảm thiểu bằng cách: Khi thẩm định dự án phải xem xét mức độ tuân thủ về mặt pháp lý của dự án để đảm bảo chấp hành nghiêm ngặt các quy định hiện hành có liên quan tới dự án.

 Rủi ro xây dựng, hoàn tất: Hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện. Loại rủi ro này nằm ngoài khả năng điều chỉnh, kiểm soát của chi nhánh, tuy nhiên TCB- ĐĐ có thể giảm thiểu bằng cách đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các biện pháp:

- Lựa chọn nhà thầu xây dựng uy tín, có sức mạnh tài chính và kinh nghiệm.

- Thực hiện nghiêm túc việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo hành chất lượng công trình.

- Giám sát chặt chẽ tiến độ thi công trong quá trình xây dựng.

- Hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền, dự phòng về tài chính của khách hàng trong trường hợp vượt dự toán.

- Quy định rõ trách nhiệm vấn đề đền bù, giải tỏa mặt bằng.

 Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán bao gồm: thị trường không chấp nhận hoặc không đủ cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, do sức ép cạnh tranh, giá bán sản phẩm không đủ để bù đắp lại các khoản chi phí của dự án. Đối với loại rủi ro này TCB-ĐĐ có thể giảm thiểu bằng cách:

- Đánh giá thị trường, phân tích thị trường, thị phần cẩn thận.

- Dự kiến cung cầu thận trọng để tránh có những dự báo quá lạc quan.

- Phân tích khả năng thanh toán, thiện ý, hành vi, của người tiêu dùng cuối cùng (không chỉ người bao tiêu).

- Hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho dự án.

 Rủi ro về cung cấp: dự án không có được nguồn nguyên nhiên vật liệu với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vận hành dự án, tạo dòng tiền ổn định…đảm bảo khả năng trả nợ. Trong quá trình xem xét dự án, cán bộ thẩm định của chi nhánh phải nghiên cứu, đánh giá cẩn trọng các báo cáo về chất lượng, dự trữ nguyên vật liệu đầu vào trong hồ sơ dự án; đưa những nhận định ngay từ ban đầu trong tính toán, xác định hiệu quả tài chính của dự án.

 Rủi ro kinh tế vĩ mô: đây là những rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm: tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất…Với loại rủi ro này, chi nhánh phải thường xuyên tiến hành phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản từ đó đưa ra các giả định tính toán có tính đến ảnh hưởng của các yếu tố này để đánh giá tác động đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án.

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường an ninh tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam-Chi nhánh Đông Đô (Trang 71 - 74)