Thực trạng hoạt động tư vấn phát triển dự án CDM tại PVFC

Một phần của tài liệu luận văn quản lý dự án Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn phát triển dự án CDM tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (Trang 40 - 46)

- Ngày 04/11/2009 dự án đã được EB cấp lần 1 cho gia

14 Xử lý nước thải tại nhà máy chế biến

2.2.2 Thực trạng hoạt động tư vấn phát triển dự án CDM tại PVFC

2.2.2.1 Quy trình tư vấn phát triển dự án CDM tại PVFC

Trách nhiệm Các bước thực hiện

Ban TGĐ Ban DVTCDN Ban DVTCDN Ban DVTCDN Ban DVTCDN Ban TGĐ/ Ban ĐT/ Ban TXV và TDDN Ban DVTCDN Ban DVTCDN Ban DVTCDN Ban DVTCDN Ban TGĐ và Ban DVTCDN

(Nguồn: Hướng dẫn quy trình tư vấn phát triển dự án CDM – Ban dịch vụ tài chính)

Nghiên cứu Khả thi

Văn kiện thiết kế Dự án

Phê duyệt Quốc gia

Phê duyệt Quốc tế

Tài chính Dự án

Môi giới Kinh doanh CERs

Giám sát

Thẩm tra/ Chứng nhận

CERs được ban hành

Giao dịch CERs/ Thanh toán

Trong đó

Ban TGĐ: Ban tổng giám đốc

Ban DVTCDN: Ban dịch vụ tài chính doanh nghiệp

Ban ĐT: Ban đầu tư

Ban TXV và TDDN : Ban thu xếp vốn và tín dụng doanh nghiệp

Bước 1: Nghiên cứu khả thi

Đây là giai đoạn khảo sát Dự án CDM, PVFC lập “Danh sách các Dự án CDM tiềm năng” và cùng với Nhà tư vấn phát triển Dự án CDM thích hợp và Chủ dự án, dựa vào các tiêu chí Quốc gia và Quốc tế, tiến hành khảo sát và đánh giá tính khả thi thực hiện CDM của dự án. Trong giai đoạn này, PVFC có trách nhiệm:

 Liên hệ và phổ biến kiến thức chung về CDM tới các chủ dự án.  Lập/ Cập nhật “Danh mục dự án CDM tiềm năng”.

 Thu thập các thông tin, văn bản, các báo cáo có liên quan đến các dự án tiềm năng và thống nhất với các chủ dự án về cách hiểu và phương pháp tiếp cận phát triển CDM cho dự án.

 Lựa chọn/ hợp tác với nhà tư vấn CDM thích hợp.

 Tiến hành khảo sát các dự án cuối cùng đưa ra “Báo cáo đánh giá” và “Nghiên cứu khả thi” của dự án.

Bước 2: Văn kiện thiết kế dự án

Sau khi có đủ cơ sở kết luận là cơ hội/ khả năng thực hiện dự án CDM (hoặc sau khi nhận được Thư xác nhận ý tưởng Dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp) và đạt được thoả thuận với Chủ dự án, các bên tham dự án tiến hành xây dựng Văn kiện Thiết kế dự án – PDD. Trong giai đoạn này, PVFC có trách nhiệm:

 Là đầu mối trao đổi và thống nhất thông tin giữa chủ dự án và Nhà tư vấn.  Hỗ trợ chủ dự án trong việc hiểu và cung cấp thông tin chính xác, kịp thời

 Tổ chức khảo sát hiện trường dự án và các cuộc thảo luận giữa Nhà tư vấn và chủ dự án.

 Tổ chức các cuộc hội thảo, thảo luận giữa các bên liên quan trong suốt quá trình xây dựng dự án.

 Cập nhật thường xuyên các văn bản pháp quy về CDM để luôn đảm bảo tính chính xác theo yêu cầu quốc gia và quốc tế.

 Hỗ trợ thông tin cho Nhà tư vấn CDN để xây dựng PDD.

 Phối hợp với nhà tư vấn CDM và Chủ dự án để đưa ra các phương án thu xếp tài chính cho dự án theo yêu cầu của chủ dự án.

Bước 3: Phê duyệt quốc gia

PDD cùng các văn bản kèm theo của Chủ dự án sẽ được gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sau đó Hồ sơ Dự án lại được gửi đến các thành viên Ban tư vấn – Chỉ đạo về CDM để nghiên cứu, xem xét và có ý kiến bằng văn bản. Các bên tham gia sẽ trực tiếp thuyết trình về Dự án và trả lời các câu hỏi liên quan. Trên cơ sở đó, Ban tư vấn và chỉ đạo về CDM sẽ biểu quyết và kết luận về PDD. Căn cứ vào kết luận của Ban tư vấn, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xem xét để cấp “Thư phê duyệt dự án”. PVFC có trách nhiệm:

 Giữ mối liên hệ chặt chẽ với DNA Việt Nam.

 Đảm bảo quá trình trao đổi thông tin 3 bên: DNA Việt Nam, Nhà tư vấn và Chủ dự án.

 Tư vấn chủ dự án trong các trình tự, thủ tục nộp PDD lên DNA Việt Nam.

 Hỗ trợ Chủ dự án trong việc thuyết trình dự án và giải trình các vấn đề liên quan.

 Kết hợp với nhà tư vấn hỗ trợ, tư vấn chỉnh sửa nội dung PDD theo yêu cầu trong suốt quá trình phê duyệt.

Bước 4: Phê duyệt quốc tế

Sau khi có được Thư phê duyệt dự án của DNA Việt Nam, PDD sẽ được gửi đến DOE thích hợp để thẩm định, bao gồm việc thẩm định tính xác thực của Dự án theo như thiết kế và tính đúng đắn, phù hợp của Phương pháp luận được áp dụng cho dự án. Trong suốt quá trình đó, DOE sẽ tiến hành khảo sát

thực tế, gặp gỡ phía tư vấn và Chủ dự án cùng các bên liên quan, hoặc đưa ra những phản biện cần được xem xét để tu chỉnh PDD. Cuối cùng DOE sẽ đưa ra “Báo cáo Thẩm định” với nhận xét là PDD được chấp thuận.

Trong giai đoạn này, PVFC có trách nhiệm:

 Đảm bảo trao đổi thông tin giữa 3 bên: DOE, Nhà tư vấn và Chủ dự án.  Đồng thời trợ giúp phía tư vấn và chủ dự án giải trình hoặc tu chỉnh PDD

theo yêu cầu, khuyến nghị và phản biện của DOE.

Bước 5: Tài chính dự án

Trong giai đoạn này, Nhà đầu tư trong nước và Nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn bằng công nghệ, bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện Dự án CDM. Trong giai đoạn này, PVFC có thể tham gia cung cấp tài chính cho dự án hoặc PVFC xét thấy việc cung cấp tài chính cho dự án là khả thi và có được sự đồng ý về nguyên tắc của Chủ dự án.

Bước 6: Môi giới kinh doanh CERs

Sau khi dự án được phê duyệt Quốc gia và Quốc tế, các bên thụ hưởng CERs tương lai của dự án sẽ tiến hành việc tìm kiếm và đàm phán với người mua thích hợp. Đối tượng của việc môi giới giao dịch kinh doanh CERs là số lượng CERs của các bên tham gia dự án có thoả thuận uỷ quyền cho PVFC làm đầu mối giao dịch kinh doanh. PVFC có trách nhiệm:

 Tìm kiếm đối tác có nhu cầu mua CERs.

 Đề xuất kế hoạch và phương án bán CERs để chủ dự án xem xét và thống nhất quyết định.

 Thực hiện việc đàm phán và đi đến thoả thuận trước đó với chủ dự án.  Theo dõi quá trình thanh toán của các thoả thuận mua bán và việc phân

chia quyền lợi.

Bước 7: Giám sát

Trong giai đoạn triển khai xây dựng và trong suốt vòng đời dự án, các bên tham gia phải đảm bảo thực hiện đúng theo thiết kế và phương pháp luận đã được phê duyệt. PVFC có trách nhiệm:

 Phối hợp với Nhà tư vấn và đội ngũ chuyên gia của chủ dự án tổ chức giám sát định kỳ quá trình xây dựng và vận hành dự án theo đúng phương pháp luận đã được phê duyệt.

 Phối hợp với Nhà tư vấn, hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia của chủ dự án chuẩn bị “Báo cáo Giám sát”.

Bước 8: Thấm tra/ Chứng nhận

Theo định kỳ DOE sẽ tiến hành thẩm tra và đưa ra “Báo cáo thẩm tra”, xác nhận dự án tuân theo đúng hướng dẫn và các điều kiện đã được thông qua trong bước phê duyệt ban đầu của dự án. Sau đó DOE xác nhận lượng CERs của dự án CDM. “Báo cáo xác nhận” là cơ sở để đề nghị EB ban hành CERs. PVFC có trách nhiệm

 Đảm bảo quá trình trao đổi thông tin kịp thời và chính xác giữa các bên liên quan.

Bước 9: CERs được ban hành

Căn cứ vào “Báo cáo xác nhận” của DOE, EB sẽ ban hành CERs của dự án cho giai đoạn đã vận hành và đã được thẩm tra. CERs sẽ được chuyển vào tài khoản trong Sổ giao dịch quốc tế của chủ dự án. PVFC có trách nhiệm:

 Tìm kiếm đối tác có nhu cầu mua CERs và phối hợp với chủ dự án để nắm rõ tình trạng của CERs để cùng chủ dự án và các bên liên quan thực hiện cam kết với người mua CERs và phân chia quyền lợi theo thoả thuận ban đầu.

Bước 10: Giao dịch CERs/ Thanh toán

Sau khi được ban hành, CERs sẽ được chuyển giao cho người mua đã ký kết hợp đồng mua. Nếu chưa có thoả thuận nào được ký kết thì CERs sẽ được chào bán cho các đối tác có nhu cầu mua tại thời điểm sau khi CERs được ban hành, hoặc chào bán vào thời điểm thích hợp trong thời gian CERs có hiệu lực để bán. Giá bán CERs được xác định trên cơ sở thoả thuận theo giá thị trường tại thời điểm bán. PVFC có trách nhiệm:

 Tìm kiếm các đối tác có nhu cầu mua CERs.

 Đề xuất kế hoạch và phương án bán CERs để chủ dự án xem xét và quyết định.

 Thực hiện đàm phán và đi đến thoả thuận mua bán.

 Theo dõi quá trình thanh toán của các thoả thuận mua bán và việc phân chia quyền lợi.

2.2.2.2 Minh hoạt động tư vấn phát triển một dự án CDM tại PVFC

Hiện nay PVFC đang tiến hành tư vấn phát triển dự án CDM: “Thu hồi và tận dụng khí Metan (CH4) tại tỉnh Quảng Ngãi”, do Công ty Cổ phần nhiên liệu Sinh học Dầu khí làm chủ đầu tư. Đây là dự án xử lý nước thải bằng công nghệ mới, lượng khí sinh học (khí Metan – CH4) thu được sẽ được thu giữ và dùng làm nhiên liệu trong quá trình sản xuất thay thế cho than – nguồn nhiên liệu hóa thạch truyền thống sẽ được sử dụng nếu không có hoạt động của dự án này.

So với việc sử dụng nhiên liệu truyền thống là than đá, và xử lý nước thải theo phương pháp truyền thống, việc áp dụng cơ chế phát triển sạch ưu điểm hơn vì: đã thu giữ và tái sử dụng nguồn khí Metan (CH4 - khí gây hiệu ứng nhà kính 30 lần mạnh hơn CO2) thay cho nguồn nhiên liệu truyền thống là than đá; lượng khí thải từ việc đốt cháy Metan thấp hơn so với việc sử dụng than đá làm nhiên liệu. Do đó đem lại hiệu quả tích cực trong việc giảm phát thải khí

Hoạt động sản xuất

Nước thải Khí thải từ đốt than

Xử lý nước thải theo phương pháp truyền thống CH4 thoát ra môi trường

Sản xuất theo phương pháp truyền thống

Nước thải Xử lý nước thải bằng công nghệ mới Thu giữ CH4 Hoạt động sản xuất Đốt CH4 thay than Khí thải từ đốt CH4 Áp dụng cơ chế phát triển sạch - CDM

gây hiệu ứng nhà kính. Theo ước tính, việc áp dụng CDM sẽ giúp giảm khoảng 140.000 tCO2 tương đương mỗi năm.

Tiến độ thực hiện dự án:

Ngày 20/05/2009, PVFC đã tiến hành đàm phán thành công và hoàn thành dự thảo hợp đồng mua bán CERs giữa chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Nhiên liệu sinh học dầu khí và các đối tác mua – nhằm đảm bảo đầu ra cho dự án. Đầu tháng 6/2009, PVFC chính thức ký hợp đồng tư vấn phát triển dự án CDM đối với Công ty Cổ phần Nhiên liệu sinh học Dầu khí. Cũng trong tháng 6, PVFC cũng tiến hành thu thập các tài liệu, xây dựng và trình Ý tưởng dự án (PIN) lên DNA Việt Nam. Trong khoảng tháng 6-12/2009, PVFC tiến hành thu thập tài liệu và tiến hành xây dựng PDD của dự án. Cụ thể là: báo cáo đánh giá tác động môi trường được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt (25/06/2009); công văn ủng hộ phát triển dự án CDM của UBND tỉnh Quảng Ngãi (7/2009); cũng trong tháng 7/2009 PVFC đã hoàn tất việc tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư xung quanh về về việc xây dựng nhà máy, và phát triển dự án CDM và đã thu được sự ủng hộ của người dân. Tiếp theo đó, trong tháng 8, hợp đồng mua bán CERs của dự án chính thức được ký kết. Trong quý IV năm 2009, PVFC đã hoàn thiện và trình tài liệu thiết kế dự án - PDD lên DNA Việt Nam để xin phê duyệt. Đến tháng 01/2010, PVFC đã nhận được phê duyệt sơ bộ của DNA Việt Nam – sau khoảng 3 tháng từ thời điểm trình PDD. Hiện nay, PVFC vẫn đang chờ DNA Việt Nam có phê duyệt chính thức đồng thời tích cực phối hợp với cơ quan thẩm định quốc tế - DOE nhằm chuẩn bị cho khâu phê duyệt cấp quốc tế.

Có thể thấy hoạt động tư vấn phát triển dự án CDM tại PVFC bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Một phần của tài liệu luận văn quản lý dự án Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn phát triển dự án CDM tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w