Kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường

Một phần của tài liệu luận văn quản lý dự án Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn phát triển dự án CDM tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (Trang 61 - 62)

- Ngày 04/11/2009 dự án đã được EB cấp lần 1 cho gia

3 Xây dựng nhà máy sản xuất nhiên liệu

3.3.3 Kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường

Thứ nhất, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần có các biện pháp để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cá nhân, doanh nghiệp về cơ chế phát triển sạch (CDM) và những lợi ích mà CDM mang lại. Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể tổ chức những buổi hội thảo, trong đó mời các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường tới nói chuyện với doanh nghiệp về lợi ích mà các dự án CDM có thể mang lại. Mặt khác, Bộ cần phối hợp với Bộ Văn hoá – Thông tin thiết kế các chương trình truyền hình, các trang web hoặc phát hành các ấn phẩm chuyên ngành môi trường nhằm cung cấp những hiểu biết cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân… về tính cấp thiết của việc bảo vệ môi trường song song với phát triển kinh tế; đồng thời với đó là giới thiệu về cơ chế phát triển sạch. Điều này sẽ giúp tháo gỡ những khó khăn hiện nay trong việc triển khai thu thập tài liệu cần thiết cho việc phát triển các dự án CDM tại Việt Nam. Ví dụ trong nhiều trường hợp, chủ đầu tư không có hiểu biết về CDM, nên từ chối cung cấp cho phía tư vấn các thông tin cần thiết để xây dựng tài liệu dự án. Hoặc trong những trường hợp khác, chủ đầu tư không quan tâm đến những lợi ích về mặt môi trường mà dự án CDM đem lại, điều này hoàn toàn trái với mục đích chính của các dự án CDM là nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Thứ hai, một bất cập khác hiện nay là rất nhiều dự án trong nhóm được khuyến khích áp dụng CDM nhưng lại không thể đăng ký với Ban điều hành CDM quốc tế vì số liệu tài chính của dự án quá tốt. Điều đó có nghĩa là, đối với một dự án CDM, nếu doanh nghiệp chứng minh được tính cấp thiết của việc chuyển giao công nghệ cộng với khó khăn về tài chính thì dự án sẽ dễ được đăng ký thành công hơn. Đó chính là khó khăn của các dự án CDM khi thực hiện ở Việt Nam nói riêng và các nước trong khu vực nói chung bởi có sự mâu thuẫn trong việc xây dựng dự án. Để được DNA Việt Nam phê duyệt, dự án phải chứng minh được tính khả thi về mọi mặt (các chỉ tiêu kinh tế, tài chính, xã hội phải tốt); đồng thời để có thể vay vốn ngân hàng, dự án đó cũng

phải chứng minh được tính khả thi về mọi măt. Nhưng trên phương diện quốc tế, những dự án CDM có chỉ tiêu tài chính tốt sẽ khó chứng minh được doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính nếu thực hiện giảm phát thải, do đó sẽ không được quốc tế công nhận. Chính vì vậy, để có thể phát triển tốt các dự án CDM tại Việt Nam, Nhà nước, các bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ Tài chính cần đưa những cơ chế linh hoạt hơn trong việc xét duyệt hồ sơ dự án cũng như hồ sơ xin vay vốn đối với các dự án CDM. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được bất cập nêu trên khi tiến hành phát triển các dự án CDM. Đối với các dự án CDM đã đăng ký thành công, Nhà nước cần có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp ví dụ như cú những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lợi nhuận từ việc bán các chứng chỉ giảm phát thải (CERs).

Một phần của tài liệu luận văn quản lý dự án Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn phát triển dự án CDM tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w