Khái quát về Cơ chế phát triển sạch CDM

Một phần của tài liệu luận văn quản lý dự án Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn phát triển dự án CDM tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (Trang 30 - 37)

3. Cho vay từ nguồn vốn uỷ thác

2.2.1 Khái quát về Cơ chế phát triển sạch CDM

2.2.1.1 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu

Việc phát triển các ngành công nghiệp rộng khắp trên thế giới đã làm tăng phát thải các loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính khiến cho nhiệt độ trái đất tăng nhanh. Điều này đã và đang gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu, tác động lớn đến môi trường sinh thái và gây ra nhiều tác hại cho con người trong thế kỷ XXI.

Nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Gases – GHG) và đấu tranh với hiện tượng nóng lên toàn cầu (Global Warming), tại Hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển ngày 12/06/1992 tại Brazil, 154 quốc gia đã ký kết Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu – viết tắt là UNFCCC hoặc FCCC (United Nations Framework Convention on Climate Change). Công ước này có hiệu lực từ ngày 24/03/1994 và được coi là cơ sở pháp lý để tập trung cộng đồng thế giới trong việc đối phó với những diễn biến biến đổi khí hậu.

Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đặt ra mục tiêu đạt được sự ổn định việc tích tụ khí nhà kính trong khí quyển ở mức đủ thấp để

tránh những ảnh hưởng nguy hại do con người gây ra tới khí hậu. Đồng thời, công ước cũng thiết lập một cách thức kiểm kê lượng khí nhà kính của các quốc gia làm cơ sở tính toán lượng phát thải và giảm phát thải khí nhà kính. Kết quả đó phải được đệ trình thường xuyên bởi các thành viên tham gia Công ước.

Các thành viên của UNFCCC được chia làm 3 nhóm. Phụ lục I liệt kê các nước công nghiệp hoá là những nước đồng ý giảm phát thải khí nhà kính tới mức thấp hơn mức phát thải ở năm 1990 và những nước này sẽ phải mua Hạn mức phát thải (Emission Credits) nếu như họ không thể thực hiện như đã thoả thuận. Một nhóm nước đã phát triển trong Phụ lục I được liệt kê thành phụ lục II là những nước phải cung cấp nguồn lực tài chính hỗ trợ cho chi phí của hoạt động giảm phát thải ở các nước đang phát triển. Còn lại nhóm các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) là những nước không phải chịu hạn chế hiện thời về hạn mức phát thải bởi sự điều chỉnh của UNFCCC.

Danh sách các nước trong Phụ lục I và II (Các nước có dấu (*) không nằm trong Phụ lục II)

Australia, Austria, Belarus (*), Bulgaria (*), Canada, Croatia (*), Czech Republic (*), Denmark, Estonia (*), Finland, France, Germany, Greece, Hungary (*), Iceland, Ireland, Italy, Japan, Latvia (*), Liechtenstein (*), Lithuania (*), Luxembourg, Monaco (*), Netherlands, New Zealand, Norway, Poland (*), Portugal, Romania (*), Russian Federation (*), Slovakia (*), Spain, Sweden, Switzerland, Turkey (*), Ukraine (*), United Kingdom, United States of America.

Mặc dù ban đầu không đặt ra những hạn mức mà các thành viên buộc phải tuân theo, nhưng UNFCCC đã thoả thuận sẽ bổ sung những cập nhật (gọi là Nghị định thư) đặt ra những hạn mức có tính ràng buộc pháp lý mà các thành viên phải thực thi. Cập nhật cơ bản đã đạt được là Nghị định thư Kyoto được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới.

Nghị định thư Kyoto

Nghị định thư Kyoto được đưa ra ngày 11/12/1997 theo đó chỉ rõ 6 loại khí nhà kính và các nguồn phát thải khí nhà kính, đồng thời đặt ra mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong giai đoạn 2008 – 2012 phải thấp hơn ít nhất là 5% so với mức phát thải của năm 1990.

Trong hội nghị 6 vào tháng 7/2001, các thành viên đã đưa ra ba Cơ chế linh hoạt để thực thi, gồm có:

Kinh doanh quyền phát thải (Emission Trading – ET): là cơ chế kiểm soát phát thải ô nhiễm bằng cách cung cấp các quyền lợi kinh tế khi đạt được mức giảm phát thải. Chính phủ hoặc tổ chức quốc tế tại các nước (thông thường là tại các nước đã cam kết giảm phát thải trong Phụ lục I) sẽ thiết lập một mức giới hạn mà từng ngành nghề được phát thải. Một công ty muốn phát thải nhiều hơn mức phát thải giới hạn phải mua lại hạn mức đó từ các công ty có khả năng phát thải thấp hơn mức được cấp của họ. Quá trình này được gọi là Kinh doanh quyền phát thải.

Đồng thực hiện (Joint Implementation – JI): là cơ chế cho phép các nước công nghiệp hoá (Phụ lục I) đầu tư vào các dự án giảm phát thải ở những nước công nghiệp hoá khác để thay thế cho các hoạt động họ phải làm tại nước sở tại. Những quốc gia có mức chi phí cao cho việc giảm phát thải nội địa sẽ giảm được chi phí khi thực hiện mục tiêu của nghị định thư Kyoto bằng cách sử dụng hạn mức thu được từ các dự án JI, do chi phí cho việc giảm phát thải ở các nước nhận đầu tư là thấp hơn đáng kể.

Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism – CDM)

Nghị định thư Kyoto có hiệu lực kể từ ngày 16/02/2005 với các mục tiêu cụ thể để thực hiện đến năm 2012.

Lộ trình Bali

Tại hội nghị thường niên lần thứ 13 tại Bali, Indonesia, tháng 12/2007, UNFCCC đã bàn thảo một lộ trình nhằm tiến tới một thoả thuận cho giai đoạn sau năm 2012 mang tính ràng buộc và có thể thực thi. Lộ trình có những mục tiêu cơ bản là:

Cắt giảm lượng khí phát thải ở mức 20% tại các nước đang phát triển vào năm 2050 và 30% tại các nước phát triển vào năm 2020 và ít nhất 80% vào năm 2050, so với mức năm 1990.

Thiết lập Quỹ giảm nhẹ biến đổi khí hậu nhằm tài trợ cho quá trình giảm phát thải ở các nước đang phát triển. Điều này đòi hỏi phải đầu tư 25-50 tỷ USD mỗi năm.

Đưa ra những chuẩn mực chặt chẽ hơn đề đánh giá hiệu quả hoạt động nhằm giảm mức phát thải ở xe cộ, hoạt động xây dựng.

Phân bổ 86 tỷ USD cho việc thích nghi như xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm chống chịu tác động của biến đổi khí hậu và tăng cường khả năng chống chịu của người nghèo trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

2.2.1.2 Cơ chế phát triển sạch – CDM

Hai cơ chế ET và JI chủ yếu dành cho các nước phát triển (Phụ lục I), là những nước đã cam kết giảm phát thải. Cơ chế phát triển sạch – gọi tắt là CDM là cơ chế quan trọng nhất đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, nhằm triển khai chính sách quốc gia về môi trường nhưng vẫn đảm bảo được tăng trưởng kinh tế bền vững.

CDM là cơ chế cho phép các nước công nghiệp hoá sử dụng biện pháp tài trợ (cung cấp nguồn lực tài chính, công nghệ mới… ) cho các dự án giảm phát thải (được gọi là dự án Các-bon, hay dự án CDM) tại những nước đang phát triển để nhận được một chứng chỉ, gọi là “Chứng chỉ phát thải được xác nhận” (Certificated Emission Reductions – CERs), thông thường được gọi là hạn mức Các-bon (Carbon Credit) và mức giảm phát thải này được tính vào chỉ tiêu giảm phát thải tại nước tài trợ dự án nhằm thay thế việc giảm phát thải tại chính quốc gia đó, thông thường là tốn kém hơn rất nhiều.

Các nước muốn tham gia CDM phải đáp ứng được 3 yêu cầu cơ bản theo Nghị định thư Kyoto đó là: phải phê chuẩn Nghị định thư Kyoto, tự nguyện tham gia CDM và thành lập cơ quan quốc gia về CDM. Ngoài ra các nước công nghiệp hoá phải thuộc danh sách các nước trong Phụ lục I và đáp ứng một số điều kiện cụ thể của Nghị định thư Kyoto.

Các dự án CDM thích hợp với các lĩnh vực chủ yếu sau: nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng năng lượng, tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái sinh, chuyển đổi nhiên liệu và công nghệ sạch, nông nghiệp và lâm nghiệp, các quá trình sản xuất công nghiệp phát thải khí nhà kính…

Theo quy định, các dự án CDM thành công được nhận CERs nhưng cũng phải nộp một mức phí là 2% và được đưa vào một quỹ riêng (gọi là Quỹ thích ứng) để giúp các nước đang phát triển thích nghi với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Ngoài ra, một số khoản thu khác sẽ góp phần thanh toán các

Điều quan trọng nhất của một dự án CDM đó là: dự án phải chứng tỏ rằng bản thân dự án đó sẽ không thực hiện được nếu không nhận được những khuyến khích bổ sung (lợi ích kinh tế) từ việc kinh doanh chứng nhận giảm phát thải (CERs) thu được.

Lợi ích từ việc phát triển các dự án CDM

Đối với các nước phát triển: CDM cho phép các doanh nghiệp nhà nước

và doanh nghiệp tư nhân ở các nước công nghiệp hoá thực hiện các dự án giảm phát thải tại các nước đang phát triển và đổi lại, các doanh nghiệp này nhận được chứng chỉ giảm phát thải (CERs) và được tính vào chỉ tiêu giảm phát thải của các nước công nghiệp hoá. Như vậy, thay vì cố gắng thực hiện giảm phát thải ngay tại nước mình bằng các biện pháp như đầu tư, đổi mới, cải tiến công nghệ… với chi phí tốn kém hơn và hiệu quả thường không cao; các nước công nghiệp hoá sẽ tiến hành các dự án CDM đầu tư vào các nước đang phát triển chưa bị ô nhiễm môi trường nặng, trình độ công nghệ chưa cao để giảm phát thải với hiệu quả cao hơn. Nhờ thế, các nước công nghiệp hoá triển khai các dự án CDM cũng được coi là đã thực hiện các cam kết của mình về giảm phát thải định lượng theo Nghị định thư Kyoto, góp phần vào mục tiêu chung là giảm nồng độ khí nhà kính trong khí quyển, hạn chế sự biến đổi khí hậu trái đất theo hướng bất lợi cho con người. Bằng cách này, các dự án CDM đem lại lợi ích môi trường và kinh tế cho cả hai phía - phía các nước công nghiệp hoá (các nhà đầu tư dự án CDM) và phía các nước đang phát triển (các nước tiếp nhận dự án CDM).

Đối với các nước đang phát triển: nguồn tài trợ từ các dự án CDM sẽ giúp

các nước này đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường và phát triển bền vững, chẳng hạn như giảm ô nhiễm không khí và nước, chuyển giao công nghệ, nâng cao và bảo tồn hiệu quả sử dụng năng lượng, cải thiện sử dụng đất, nâng cao phúc lợi xã hội, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm hay giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hoá thạch… Ngoài ra, một đặc điểm hết sức quan trọng của cơ chế phát triển sạch đó là CDM phải tách khỏi ODA cũng như các nguồn vốn vay để phát triển khác. Việc buôn bán các chứng chỉ giảm phát thải (CERs) hoàn toàn dựa trên sự điều tiết của thị trường, có sự đầu tư, cạnh tranh và bán… Vì vậy đây là cơ chế hết sức linh hoạt, giúp cho tất cả những ý tưởng dự án, nhà máy công nghiệp, các làng nghề… có thể tham gia.

Ở mức độ toàn cầu, thông qua các dự án giảm phát thải, CDM có thể khuyến khích đầu tư quốc tế, thúc đẩy cung cấp nguồn lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới và quan trọng nhất là giúp giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính – tác nhân quan trọng gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu.

2.2.1.3 Quy trình phát triển dự án CDM

Tài liệu thiết kế dự án (Project Design Document -PDD) sẽ được bên phát triển dự án và các cơ quan tư vấn soạn thảo. Ngoài ra bằng việc sử dụng các phương pháp luận được phê chuẩn bởi Ủy ban cao cấp của Liên Hợp Quốc về

CDM (CDM Executive Board – EB), PDD phải chứng minh rằng hoạt động

(mà nhờ đó giảm được phát thải khí nhà kính) sẽ không xảy ra nếu dự án không được phê chuẩn. Dự án đề xuất phải đưa ra được mức dự báo giảm phát khi dự án được thực hiện. Sau đó tài liệu thiết kế dự án sẽ được trình lên quan thẩm quyền quốc gia của nước chủ nhà (Designated National Authority

– DNA) để thẩm định và phê duyệt. Sau đó dự án sẽ được thẩm định bởi quan thẩm định độc lập (Designated Operational Entity – DOE) để khẳng

định về tính khả thi và hiệu quả lâu dài của dự án. Dựa trên báo cáo của DOE dự án CDM sẽ được EB quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Nếu được phê duyệt dự án sẽ được EB cấp chứng chỉ giảm phát thải được chứng nhận CER. Chỉ sau quá trình này CERs mới có thể được tiến hành giao dịch trên thị trường. Giá trị của CERs ở đây được tính bằng sự giảm phát thải khi dự án được thực hiện và khi không có dự án. Thời gian trung bình để phát triển thành công 1 một dự án CDM là khoảng 2 năm.

Quy trình phát triển dự án CDM

2.2.1.4 Thực tiễn phát triển các dự án CDM

Theo số liệu thống kê của Ban Thư ký Công ước Khí hậu, tính đến ngày 16/10/2008, đã có 1184 dự án CDM được Ban chấp hành CDM đăng ký cho thực hiện. Trung bình các dự án tạo ra khoảng 228 triệu đơn vị giảm phát thải được chứng nhận (CER) mỗi năm, tức là gần 228 triệu tấn CO2 tương đương. Nếu tính đến năm 2012, năm kết thúc giai đoạn đầu thực hiện các cam kết trong Nghị định thư Kyoto, tổng số CER do các dự án đã được đăng ký tạo ra sẽ là hơn 1 tỷ 330 triệu. Nếu tính cho toàn bộ số dự án có trong danh mục, số CERs dự tính đến 2012 là hơn 2 tỷ 700 triệu đơn vị.

Bảng 2.6 Các nước tạo ra nhiều CERs nhất

Quốc gia Tỷ lệ dự án tham gia Số lượng CERs Tỷ lệ CERs trên tổng số CERs thu được

Ấn Độ 30,24% 31 triệu CER/ năm 13,67%

Trung Quốc 23,73% 120 triệu CER/ năm 52,74%

Brasil 12,25% 19 triệu CER/ năm 8,53%

Mexico 8,95% 7 triệu CER/ năm 3,25%

Hàn Quốc 8% 15 triệu CER/ năm 6,41%

(Nguồn: Số liệu thống kê của Ban quốc tế điều hành về CDM – EB)

Tổng số CERs đã được Ban chấp hành CDM phát hành cho các nước chủ trì dự án (tính đến 16/10/2008) là hơn 200 triệu đơn vị, trong đó Trung Quốc nhận được 37,54%, Ấn Độ được 24,59%, Hàn Quốc được 15,35% và Brasil được

12,31%. Việt Nam chỉ có 2 dự án được đăng ký nhưng số CER nhận được cũng chiếm 2,24%, tương đương khoảng 4,5 triệu đơn vị.

Thực tiễn phát triển các dự án CDM tại Việt Nam

Các lĩnh vực tiềm năng để phát triển CDM tại Việt Nam

 Ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo như Biomass, Biogas, năng lượng sạch như phong điện, hay điện mặt trời.

 Nâng cao hiệu quả, bảo tồn và tiết kiệm năng lượng.

 Giảm bớt việc sử dụng năng lượng hoá thạch bằng cách chuyển đổi sang các dạng nhiên liệu khác.

 Thu hồi và sử dụng khí Metan (CH4) từ các bãi chôn lấp rác thải, mỏ than và các quá trình xử lý nước thải.

 Thu hồi và sử dụng khí đồng hành từ các hoạt động sản xuất dầu.  Trồng rừng mới và tái trồng rừng.

 Đổi mới công nghệ để giảm phát thải khí nhà kính trong các ngành công nghiệp sản xuất, luyện kim, khai mỏ…

Các lĩnh vực trên có thể áp dụng để phát triển CDM tuỳ theo từng ngành. Ví dụ ngành Dầu khí có tiềm năng phát triển CDM trong các lĩnh vực như sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, chuyển đổi nguồn nhiên liệu, …

Bảng 2.7 Một số dự án CDM tại Việt Nam đã được đăng ký thành công với UNFCCC và được ban hành chứng nhận giảm phát thải hiệu ứng nhà kính(CERs)

STT Tên dự án Địa điểm

Tổng tiềm năng giảm

phát thải (tấn CO2) Hiện trạng 1 Thu hồi và sử dụng khí đồng hành mỏ Rạng Đông Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 6.770.000 tCO2/ 10 năm (2001-2011)

Một phần của tài liệu luận văn quản lý dự án Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn phát triển dự án CDM tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w