Thị trường EU là thị trường đầy tiềm năng cho ngành xuất khẩu may mặc cho các DN Việt Nam nói chung và Việt Tiến nói riêng. Với dung lượng lớn đa dạng và phong phú về các mặt hàng nhập khẩu. Tuy nhiên với cơ chế hoạt động tự do tạo nên môi trường cạnh tranh gay gắt và quyết liệt
Khoa marketing Học phần: Marketing Quốc tế Trường Đại học Thương Mại MLHP:1504MAGM0211 Giảng viên: Bước sang Thế kỷ 21, xu thế quốc tế hóa mạnh mẽ, phân công lao động xã hội ngày càng trở nên sâu sắc, hầu hết các quốc gia đều mở của nền kinh tế để tận dụng triệt để hiệu quả lợi thế so sánh của mình, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang dần bước vào giai đoạn cuối của công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với Thế giới, nền kinh tế nước nhà đã có những thay đổi rõ rệt, hoạt động xuất – nhập khẩu ngày càng phát triển nhanh và mạnh. Tận dụng lợi thế này, Việt Nam không ngừng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh sang thị trường các quốc gia khác. Tuy nhiên, kinh doanh quốc tế vẫn là bài toán khó cho các doanh nghiệp lớn nhỏ tại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về hoạt động marketing nói riêng và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế nói chung, nhóm 01 chúng em xin tìm hiểu, đi sâu vào đề tài: !"#$#% &'()*+,-#./ 012344&5-,673489:;5- !.!/< Với đề tài này, nhóm 01 chúng em xin chọn Doanh nghiệp TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN (viết tắt là VTEC), hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực may mặc và là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu của ngành dệt may Việt Nam có hoạt động kinh doanh trên thị trường thế giới. Để có thể đánh giá chi tiết và cụ thể hóa, giúp các bạn sinh viên hiểu rõ hơn các khía cạnh của đề tài, nhóm xin tập trung phân tích, đánh giá thời cơ marketing của Tổng công ty Cổ phần may Việt Tiến trên thị trường EU (Châu Âu) với dòng sản phẩm áo sơ mi nam. Lý do nhóm lựa chọn như vậy là do các nguyên nhân sau: 1 Khoa marketing Học phần: Marketing Quốc tế Trường Đại học Thương Mại MLHP:1504MAGM0211 Giảng viên: • Ngành dệt may là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của quốc gia, đóng góp một phần không nhỏ vào GDP hằng năm. Vì vậy, Chính phủ đã và đang thực hiện nhiều chính sách bảo hộ xuất khẩu cho ngành này, doanh nghiệp may mặc có nhiều cơ hội để xuất khẩu sản phẩm của mình ra thị trường thế giới. • Chọn Tổng công ty Cổ phần may Việt Tiến vì đây là một trong những doanh nghiệp lớn tiêu biểu trong ngành, giữ vị trí xuất khẩu số một toàn ngành trong năm 2014. • Chọn thị trường EU vì đây là thị trường có nhu cầu may mặc cao nhất thế giới, có tiềm năng xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam xong các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức và chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Bài thảo luận của nhóm gồm 4 phần: Phần 1. Giới thiệu về Tổng công ty Cổ phần may Việt Tiến Phần 2. Đánh giá cơ hội (thời cơ) marketing quốc tế của doanh nghiệp Việt Tiến trên thị trường EU. Phần 3. Thực trạng hoạt động marketing xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Tiến sang thị trường EU. Phần 4. Giải pháp đề xuất đối với chương trình sản phẩm quốc tế nhằm thích ứng với thời cơ marketing quốc tế của doanh nghiệp Việt Tiến. 2 Khoa marketing Học phần: Marketing Quốc tế Trường Đại học Thương Mại MLHP:1504MAGM0211 Giảng viên: *=>*? Phần 1. Giới thiệu về Tổng công ty Cổ phần may Việt Tiến 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tên tiếng Việt : Tổng công ty Cổ Phần May Việt Tiến Tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT CORPORATION Tên viết tắt : VTEC Địa chỉ : 07 Lê Minh Xuân, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam Điện thoại : 84-8-38640800 (22 lines) Fax : 84-8-38645085-38654867 Email : vtec@hcm.vnn.vn Website: http://www.viettien.com.vn Tổng công ty Cổ Phần May Việt Tiến - tiền thân là một xí nghiệp may tư nhân “ Thái Bình Dương k• nghệ công ty”- tên giao dịch là Pacific Enterprise. Xí nghiệp này được 8 cổ đông góp vốn do ông Sâm Bào Tài – một doanh nhân người Hoa làm Giám Đốc. Tháng 5/1977 được Bộ Công Nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên thành Xí Nghiệp May Việt Tiến. Sau 36 năm nỗ lực phấn đấu, từ một nhà máy nhỏ chỉ có 60 lao động và hơn 100 thiết bị may lạc hậu, đến nay Tổng công ty Cổ phần May Việt Tiến (VTEC) đã trở thành một 3 Khoa marketing Học phần: Marketing Quốc tế Trường Đại học Thương Mại MLHP:1504MAGM0211 Giảng viên: doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt May Việt Nam và đang hướng tới tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa sở hữu. 1.2. Tầm nhìn chiến lược, sứ mạng kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của Tổng công ty Cổ phần May Việt Tiến @A6B,C Công ty cổ phần may Việt Tiến định hướng sẽ trở thành doanh nghiệp dệt may tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam, tạo dựng và phát triển thương hiệu của công ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế, xây dựng nền tài chính lành mạnh. D;%"# Công ty cổ phần may Việt Tiến xác định nhiệm vụ chính là xây dựng công ty vững mạnh về mọi mặt, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tham gia tích cực các hoạt động xã hội góp phần ổn định đời sống của người lao động, tạo sự gần gũi với cộng đồng Việt Tiến không chỉ quan tâm đến sự phát triển và khả năng sinh lợi của mình mà còn đồng thời luôn quan tâm đến đội ngũ nhân viên, giúp nhân viên được đào tạo và tạo môi trường sáng tạo khiến các nhân viên năng động hơn. Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của Việt Tiến có thể thấy sự thành công của VTEC là sự đúc kết từ 3 yếu tố: “Tâm, Tầm và Thương hiệu”. Không chỉ thành công trong lĩnh vực kinh doanh, Việt Tiến còn được biết đến là doanh nghiệp rất có tâm với cộng đồng. Với chữ “Tâm, Tầm” trong kinh doanh và đặc biệt chú trọng tới việc nâng tầm thương hiệu của mình. EF"# 4 Khoa marketing Học phần: Marketing Quốc tế Trường Đại học Thương Mại MLHP:1504MAGM0211 Giảng viên: - Với lợi thế cạnh tranh về công nghệ là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của công ty, Việt Tiến sẽ luôn đưa ra những mẫu sản phẩm ngày một tốt hơn, phong phú hơn và làm hài lòng hơn các đối tượng khách hàng của Việt Tiến. - Xây dựng thương hiệu có chỗ đứng vững chắc trên thị trường cũng như được người tiêu dùng tín nhiệm. - Mở rộng thị trường, khẳng định tên tuổi ở các thị trường Bắc M•, Nam M•, Đông Âu, Khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Tây Âu. 1.3. Quy mô và tình hình kinh doanh của VTEC Nói đến ngành Dệt May Việt Nam thì một trong những doanh nghiệp tiêu biểu nhất, được ví như “cánh chim đầu đàn”, đó là Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam với quy mô lớn, có số lượng công nhân đông nhất và là doanh nghiệp may có bề dày truyền thống sản xuất kinh doanh hiệu quả, đời sống cán bộ, công nhân viên và người lao động luôn được cải thiện năm sau cao hơn năm trước. Tổng Công ty duy trì thành tích 7 lần nhận Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ, được Đảng và Nhà nước đã tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho Tổng Công ty trong thời kỳ đổi mới. Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, đang quản lý 28 đầu mối sản xuất kinh doanh, gồm 7 xí nghiệp trực thuộc, 4 công ty liên doanh với nước ngoài, 3 đơn vị hợp tác kinh doanh với nước ngoài, 14 công ty con và công ty liên kết. Tổng số cán bộ công nhân viên của Tổng công ty đến nay là 26.000 người. 1.4. Tình hình hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Trong những năm qua, Việt Tiến không ngừng đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường lớn như M•, Nhật Bản, EU,… Thị trường xuất khẩu của Việt Tiến tập trung 27% vào Nhật Bản, 22% vào M•, 21% vào EU và còn lại 30% vào thị trường khác. 5 Khoa marketing Học phần: Marketing Quốc tế Trường Đại học Thương Mại MLHP:1504MAGM0211 Giảng viên: Hiện tại, thị trường EU được doanh nghiệp đánh giá là một thị trường có tiềm năng lớn và đã không ngừng nỗ lực, tận dụng những lợi thế của Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và các nước Châu Âu để tìm kiếm, mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu. Các sản phẩm của Việt Tiến xuất khẩu sang thị trường EU chủ yếu gồm: sơ mi, quần âu, veston, quần kaki, áo thun, caravatte và phụ trang các loại…với các thương hiệu như San Sciaro, Vee Sendy, TT-up, MANHATTAN, Dòng sản phẩm áo sơ mi nam được nhận định là một mặt hàng bán chạy nhất của Việt Tiến trên thị trường EU với nhiều thương hiệu, mẫu mã, chất lượng đa dạng. Phần 2. Đánh giá cơ hội (thời cơ) marketing quốc tế của doanh nghiệp Việt Tiến trên thị trường EU 2.1. Đánh giá môi trường tác nghiệp (tức thị trường EU) G/H/H/I50J,K Liên minh Châu Âu (EU) thành lập ngày 09 tháng 05 năm 1950 có trụ sở tại Bruxelles (thủ đô của Bỉ), là một hệ thống thể chế đặc biệt bao gồm 27 quốc gia thuộc châu Âu, được hình thành trên cơ sở hiệp ước xác định và quản lý hợp tác về kinh tế - chính trị giữa các nước thành viên và có các tổ chức lập pháp, hành pháp và tư pháp chung. EU hiện là khu vực thương mại lớn hai thế giới, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu toàn cầu (bao gồm cả xuất - nhập khẩu trong nội bộ EU). Liên minh Châu Âu (EU) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ những năm 1990 và kể từ đó đến nay EU luôn trở thành một trong các đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt 6 Khoa marketing Học phần: Marketing Quốc tế Trường Đại học Thương Mại MLHP:1504MAGM0211 Giảng viên: Nam. Liên minh Châu Âu là khách hàng nhập các loại hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 35% tổng số xuất khẩu của Việt Nam trong ngành hàng này. G/H/G/ , Liên minh Châu Âu (EU) là một nền kinh tế vững mạnh và là một thị trường tiêu thụ khổng lồ với tổng diện tích 4,3 triệu km 2 , khoảng 501,2 triệu người tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao với tổng GDP khoảng 18.394 tỷ USD. Liên minh châu Âu phát triển theo hệ thống kinh tế thị trường và duy trì các chính sách chung về thương mại; tự do lưu thông hàng hóa, vốn, con người và dịch vụ. Do khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ ở một số lĩnh vực như: điện tử, tin học, tự động hoá, vật liệu mới, công nghệ sinh học làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hầu hết các nước trong EU đều diễn ra nhanh chóng theo hướng chuyển mạnh sang các ngành có hàm lượng trí tuệ và dịch vụ cao, còn các tỷ trọng nông nghiệp và khai thác khoáng sản giảm dần và đặc biệt là các ngành cần nhiều nhân công đang có xu hướng chuyển dịch ra khỏi Châu Âu. Đặc biệt là ngành dệt may, sản xuất hàng dệt may ở các năm đang giảm dần với tỷ lệ giảm đang tăng lên. Do vậy, việc đáp ứng nhu cầu nội tại ở EU đang là vấn đề cần phải cập nhập. Đó là một thời cơ thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam đẩy mạnh và tăng tốc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU. Các biến số kinh tế có tác động lớn đến ngành hàng dệt may ở EU có thể kể đến như: - Thu nhập của người dân Đây là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU. Hầu hết người dân các nước EU có thu nhập cao và khá đồng đều (khoảng 32.900 USD mỗi năm). Điều này cho thấy nhu cầu của người dân thị trường này ngày càng cao, ngày càng đòi hỏi nhiều các sản phẩm có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu làm đẹp. Do đó, hàng dệt may Việt Nam nói chung và sản phẩm sơ mi nam của Việt Tiên nói riêng 7 Khoa marketing Học phần: Marketing Quốc tế Trường Đại học Thương Mại MLHP:1504MAGM0211 Giảng viên: khi xuất khẩu sang thị trường EU phải không ngừng được nâng cao về chất lượng cũng như kiểu dáng, mẫu mã để đáp ứng được nhu cầu này nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu. - Tỷ giá hối đoái Có thể nói tỷ giá hối đoái là nhân tố có tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may. Khi tỷ giá hối đoái giữa Euro và Việt Nam đồng tăng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này và ngược lại. Hiện nay, tình hình kinh tế của EU vấp phải nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2010, nhưng cũng đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc vào năm 2014 vừa qua. Đây vừa là cơ hội cũng đồng thời là thách thức cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực. Việt Tiến cần có những chiến lược nghiên cứu môi trường kinh tế và các nỗ lực Marketing phù hợp cho sản phẩm của mình trong bối cảnh kinh tế EU còn nhiều biến động để có thể tiếp tục đứng vững và phát triển trên thị trường tiềm năng này. G/H/L/ ,,% EU ngày nay được xem như là một quốc gia ở Châu Âu, chính sách thương mại chung của EU cũng giống như chính sách thương mại của một quốc gia, bao gồm chính sách nội thương và chính sách ngoại thương. Tất cả các nước thành viên EU cùng áp dụng một chính sách ngoại thương chung đối với những nước ngoài khối. Để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng trong thương mại, EU đã thực hiện các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu và chống hàng giả. EU đã ban hành chính sách chống bán phá giá và áp dụng thuế "chống xuất khẩu dưới hình thức bán phá giá" để đấu tranh với những trở ngại trong buôn bán với những nước ngoài khối. Ngoài ra, các biện pháp chống hàng giả của EU cho phép ngăn chặn không cho nhập khẩu những hàng hoá được sản xuất do vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. EU đã và đang có xu hướng tăng cường mở rộng sang châu Á, châu lục có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của EU. Theo chiều hướng này, Việt Nam ngày càng có 8 Khoa marketing Học phần: Marketing Quốc tế Trường Đại học Thương Mại MLHP:1504MAGM0211 Giảng viên: vị thế quan trọng trong chiến lược mới của EU, EU từng bước đẩy mạnh quan hệ hợp tác phát triển thương mại với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, các nước châu Á cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU, nhất là Thái Lan, Trung Quốc, Srilanka… các mặt hàng của họ cũng giống của Việt Nam nhưng chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh hơn và lại có nhiều lợi thế như: hạn ngạch lớn, chậm phát triển, là các nước thành viên WTO. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Việt Tiến cần tạo ra lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác. Muốn vậy, chất lượng sản phẩm phải được liên tục cải thiện, mẫu mã và kiểu dáng phải thường xuyên được đổi mới, giá rẻ và phương thức dịch vụ tốt hơn, nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu đối với hàng dệt may nhập khẩu của EU. G/H/M/ ,:J Yếu tố chính trị đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Nó có tác dụng khuyến khích hay hạn chế hoạt động xuất khẩu. Những chính sách của Chính phủ các nước có thể làm tăng sự liên kết thị trường hay thúc đẩy xuất khẩu như việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Khi tình hình chính trị của EU ổn định sẽ là nhân tố thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam và ngược lại. Do đó khi muốn xuất khẩu ra thị trường EU đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải am hiểu và nắm vững tình hình chính trị của thị trường mình nhắm đến G/H/N/ ,BO44 Mỗi quốc gia có một hệ thống luật pháp riêng áp dụng cho riêng quốc gia đó. Cho nên khi xuất khẩu hàng dệt may sang EU thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải am hiểu hệ thống luật pháp của thị trường mà mình nhắm đến nhằm tránh những hiểu lầm, tranh chấp đáng tiếc ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của mình. Các yếu tố luật pháp thường ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của doanh nghiệp Việt Nam trên những mặt về: quy định về hợp đồng, quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quy định 9 Khoa marketing Học phần: Marketing Quốc tế Trường Đại học Thương Mại MLHP:1504MAGM0211 Giảng viên: về lao động, tiền lương, thời gian lao động, nghỉ ngơi, bãi công, đình công, quy định về cạnh tranh, độc quyền, quy định về thuế, quy định về quảng cáo, hướng dẫn sử dụng, quy định về môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, G/H/P/ ,5Q$ EU gồm 27 thị trường quốc gia, mỗi thị trường lại có một nền văn hóa và đặc điểm tiêu dùng riêng. Do vậy, có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hoá. Có những loại hàng hoá rất được ưu chuộng ở thị trường Pháp, Italia, Bỉ, nhưng lại không được người tiêu dùng Anh, Ailen, Đan Mạch và Đức chào đón. Hay ví như văn hóa Pháp rất quan tâm đến tính đồng nhất và đã thông qua một số điều lệ đăc biệt băt buộc phải sử dụng tiếng Pháp trên tất cả các sản phẩm, trong tất cả các tờ rơi quảng cáo, các sổ tay hướng dẫn, giấy bảo hành và các thông tin khác của sản phẩm, Về trang phục, hai thị trường Pháp và Đức rất chú trọng cách ăn mặc trong công sở, hội nghị. Cho nên trong chiến lược sản phẩm áo sơ mi nam Việt Tiến cần chú trọng về thói quen may mặc và thiết kế thời trang công sở, với những bộ trang phục sang trọng để đem lại sự tự tin trong công việc, nhưng cũng mang đến cho người mặc sự sang trọng quý phái. Tuy có những khác biệt nhất định nhất định về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa các thị trường quốc gia trong khối EU, nhưng nhìn chung người tiêu dùng ở các quốc gia có những đặc điểm tương đồng về văn hóa trong tiêu dùng hàng may mặc như: Người tiêu dùng EU ưa chuộng hàng may mặc không chứa chất nhuộm và có nguồn gốc hữu cơ. Họ đặc biệt quan tâm tới chất lượng và thời trang của loại sản phẩm này, nên đôi khi giá không phải là yếu tố quyết định trong mua sắm. Bên cạnh đó, ngôn ngữ cũng là yếu tố văn hóa cần chú trọng khi thâm nhập bởi EU có tới 27 quốc gia với 23 ngôn ngữ khác nhau, đòi hỏi thông tin sản phẩm, cũng như các hợp đồng ký kết hay cách thông điệp quảng cáo marketing phải được chuyển đổi phù hợp với từng quốc gia nước sở tại. Sự khác biệt trong phong cách tiêu dùng, ngôn ngữ, văn hoá kinh doanh của mỗi nước, mỗi vùng, trong khi hàng hoá vào thị trường EU lại được lưu thông trên toàn bộ 27 10 [...]... chương trình sản phẩm quốc tế nhằm thích ứng với thị trường EU Qua việc nghiên cứu đề tài này, nhóm thảo luận 01 có cơ hội hiểu sâu hơn các kiến thức lý thuyết về đánh giá thời cơ Marketing quốc tế và lý thuyết về chương trình sản phẩm quốc tế nhằm thích ứng với thời cơ Marketing quốc tế cũng như rút ra được nhiều bài học thực tiễn quan trọng về thực trạng marketing của Tổng công ty may Việt Tiến trên... dòng sản phẩm bao gồm: Sơmi, quần âu, veston, caravatte, quần kaki, áo thun Đây là thương hiệu được Việt Tiến mua bản quyền của tập đoàn Perry Ellis International - Mỹ để sản xuất và tiêu thụ tại thị trường Việt Nam Phần 4 Đề xuất các giải pháp đối với chương trình sản phẩm quốc tế nhằm thích ứng với thời cơ Marketing quốc tế của Tổng công ty may Việt Tiến Nhìn chung, thị trường EU là một thị trường xuất. .. Các doanh nghiệp cần thay đổi sản xuất hàng FOB để xuất khẩu vào EU Ngành dệt may là một ngành xuất khẩu mũi nhọn của quốc gia, bởi vậy mà việc xuất khẩu ra thị trường EU không chỉ có Tổng công ty may Việt Tiến mà còn có nhiều công ty may khác như: Công ty May 10, Tổng công ty CP May Nhà Bè, Công ty An Phước… Các công ty này cũng giống như Tổng công ty may Việt Tiến, đều có điểm mạnh chung là: ● Nguồn... đồng thời để cân đối giữa chi phí và hiệu quả và tính cạnh tranh VTEC đã lựa chọn “Chính sách thích ứng hóa sản phẩm khi xuất khẩu áo sơ mi sang thị trường EU - Quan điểm : Phát triển sự phù hợp hóa cao chương trình sản phẩm cơ bản đối với các thị trường khác nhau để chúng tương đồng với nhu cầu tiêu dùng và các môi trường thị trường đa dạng - Cách thích ứng : Thích ứng sản phẩm, tức điều chỉnh sản phẩm. .. nhóm chúng em đề xuất đối với chương trình sản phẩm quốc tế nhằm thích ứng với thời cơ Marketing quốc tế của Tổng công ty may Việt Tiến, cụ thể: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và đa đạng hóa sản phẩm thông qua việc nâng cao tay nghề của công nhân, có chính sách ưu đãi để giữ công nhân giỏi 33 Khoa marketing Học phần: Marketing Quốc tế Trường Đại học Thương Mại MLHP:1504MAGM0211 Giảng viên: - Tiếp... định vị thế vững chắc của mình trên thị trường Các thương hiệu hiện có của công ty may Việt Tiến - Mỗi thương hiệu đều có đa dạng các sản phẩm về chất liệu, giá thành, màu sắc • Thương hiệu Viettien là sự chuẩn mực của thời trang công sở nam mang phong cách lịch sự, nghiêm túc, chỉnh chu với các sản phẩm như: Áo sơ mi, quần tây, quần kaki, veston, caravatte… Các sản phẩm Việt Tiến thường được sử dụng... có đội marketing vững mạnh và có trình độ chuyên môn cao để đối phó với đối thủ trên thế giớ và khu vực, 24 Khoa marketing Học phần: Marketing Quốc tế Trường Đại học Thương Mại MLHP:1504MAGM0211 Giảng viên: Phần 3 Thực trạng hoạt động Marketing xuất khẩu của Việt Tiến sang thị trường EU 3.1 Tiêu chuẩn hóa hay địa phương hóa chương trình sản phẩm Căn cứ để lựa chọn chương trình sản phẩm: - Đối với may... đề bảo vệ môi trường Những năm gần đây, những vấn đề về môi trường như sản xuất sạch hơn, đánh giá chu kỳ sống của sản phẩm đã trở 12 Khoa marketing Học phần: Marketing Quốc tế Trường Đại học Thương Mại MLHP:1504MAGM0211 Giảng viên: thành công cụ quan trọng cho các doanh nghiệp muốn chứng minh về khả năng sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của họ Theo quy định của EU, các tiêu chuẩn được đánh giá. .. nguồn gốc hữu cơ, dán nhãn sinh thái, phương pháp sản xuất bảo vệ môi trường, các điều kiện về lao động - Sản phẩm có tính thời trang: Họ đặc biệt quan tâm tới chất lượng và tính thời trang của loại sản phẩm này Tính thời trang của sản phẩm đôi khi là tiêu chí đặt trên giá cả 25 Khoa marketing Học phần: Marketing Quốc tế Trường Đại học Thương Mại MLHP:1504MAGM0211 Giảng viên: Một sản phẩm có thể được... doanh tại EU nếu có sự khác biệt về sản phẩm và có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn chung về hàng hóa Tuy nhiên đây cũng là thách thức với Việt Tiến bởi không quá khó khăn để các công ty tiến hành xâm nhập thị trường EU nên công công ty sẽ phải đối mặt với vô số các đối thủ cạnh tranh cùng đến từ Việt Nam và cả từ các quốc gia khác có xuất khẩu hàng may mặc, cụ thể là cùng xuất khẩu hàng áo sơ mi nam tới . phần may Việt Tiến Phần 2. Đánh giá cơ hội (thời cơ) marketing quốc tế của doanh nghiệp Việt Tiến trên thị trường EU. Phần 3. Thực trạng hoạt động marketing xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Tiến sang thị. xuất đối với chương trình sản phẩm quốc tế nhằm thích ứng với thời cơ marketing quốc tế của doanh nghiệp Việt Tiến. 2 Khoa marketing Học phần: Marketing Quốc tế Trường Đại học Thương Mại MLHP:1504MAGM0211 Giảng. hàng bán chạy nhất của Việt Tiến trên thị trường EU với nhiều thương hiệu, mẫu mã, chất lượng đa dạng. Phần 2. Đánh giá cơ hội (thời cơ) marketing quốc tế của doanh nghiệp Việt Tiến trên thị trường