Phần 4 Đề xuất các giải pháp đối với chương trình sản phẩm quốc tế nhằm thích ứng với thời cơ Marketing quốc tế của Tổng công ty

Một phần của tài liệu Đánh giá thời cơ Marketing quốc tế của Việt Tiến Đề xuất các giải pháp đối với chương trình sản phẩm quốc tế nhằm thích ứng với thời cơ Marketing quốc tế của công ty (Trang 33 - 36)

- Phương tiện vận chuyển

Phần 4 Đề xuất các giải pháp đối với chương trình sản phẩm quốc tế nhằm thích ứng với thời cơ Marketing quốc tế của Tổng công ty

tế nhằm thích ứng với thời cơ Marketing quốc tế của Tổng công ty may Việt Tiến

Nhìn chung, thị trường EU là một thị trường xuất khẩu của Việt Nam đặc biệt là xuất khẩu ngành dệt may, Việt Tiến đã luôn chú trọng đấy mạnh, nâng cao chất lượng sản phẩm ngành dệt may để xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy vậy, công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, không thể tránh khỏi những thực trạng thiếu sót còn mắc phải và cần phải khắc phục. Sau đây là một vài giải pháp mà nhóm chúng em đề xuất đối với chương trình sản phẩm quốc tế nhằm thích ứng với thời cơ Marketing quốc tế của Tổng công ty may Việt Tiến, cụ thể:

 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và đa đạng hóa sản phẩm thông qua việc nâng cao tay nghề của công nhân, có chính sách ưu đãi để giữ công nhân giỏi.

- Tiếp tục đầu tư để đổi mới trang thiết bị máy móc, đầu tư chiều sau phải đồng bộ và hoàn thiện cho từng dây chuyền sản xuất để đổi mới công nghệ nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, loại bỏ các công nghệ lạc hậu. Tùy vào điều kiện tài chính hiện tại của công ty chứ không nhất thiết phải sử dụng công nghệ hiện đại nhất, dựa vào mặt hàng đặc trưng là sơ mi để lựa chọn thiết bị đầu tư cho thích hợp để có tính đồng bộ trong dây chuyền.

- Quan tâm thỏa đáng và đầu tư vào công nghệ thiết kế thời trang, thiết kế ra nhiều sản phẩm, tạo ra được bản vẽ kỹ thuật đầy đủ với kiểu dáng đẹp và đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn của thị trường EU.

- Bao bì sản phẩm của công ty tuy đã được đầu tư, cẩn thận trong việc đóng gói gọn gàng hơn nhưng công ty cần chú trọng trong việc thiết kế bao bì sản phẩm sao cho lôi cuốn và hấp dẫn mà vẫn gọn gàng để tiết kiệm chi phí vận chuyển và bắt mắt hơn đối với khách hàng, nêu bật được thông tin và chất lượng sản phẩm.

 Dịch vụ sau bán

Dịch vụ sau bán tuy đã được quan tâm chú ý nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót, công ty cần phải:

- Thiết lập bộ phận marketing riêng biệt do phòng kinh doanh phụ trách, tập trung vào việc : quảng cáo, tiếp thị và các chương trình khuyến mãi. Công ty cần hoạch định và chú trọng hơn các hoạt động chiêu thị.

- Có thêm nhiều chương trình khuyến mãi phù hợp với phong cách tiêu dùng mua sắm trên thị trường EU nhằm kích thích nhu cầu mua sản phẩm.

 Đảm bảo hợp đồng xuất khẩu đúng thời hạn và nâng cao tính cạnh tranh giá cho sản phẩm may.

Đảm bảo hợp đồng xuất khẩu cũng là một biếu hiện khả năng cạnh tranh của nhà cung cấp. Để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh đặc biệt là Trung Quốc về khả năng cung ứng, mà vẫn đảm bảo lô hàng luôn đúng thời hạn nhưng vẫn đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu đồng nhất, có chất lượng cao.

Đối với may mặc EU là khu vực đứng đầu thế giới về nhập khẩu mặt hàng này bởi vậy việc cạnh tranh về giá sản phẩm rất quan trọng. Đối với các thương hiệu sản phẩm chưa nổi tiếng trên thế giới, công ty nên duy trì giá thấp để thỏa mãn thị trường bình dân của thị trường EU.

 Cần có các chính sách khuyến khích nâng cao năng suất lao động để giảm chi phí công nhân trên 1 đơn vị sản phẩm.

 Tìm kiếm nguyên liệu trong nước để giảm giá thành sản phẩm, tạo mối quan hệ trong ngành dệt và may, phát triển hệ thống sản xuất phụ liệu trong nước có chất lượng cao để giảm chi phí sản phẩm dệt may để cạnh tranh về giá thành sản phẩm.

 Phổ biến hơn về thương mại điện tử để cập nhập thông tin, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm khách hàng tạo phong cách kinh doanh hiện đại phù hợp với thị trường EU.

KẾT LUẬN

Thị trường EU là thị trường đầy tiềm năng cho ngành xuất khẩu may mặc cho các DN Việt Nam nói chung và Việt Tiến nói riêng. Với dung lượng lớn đa dạng và phong phú về các mặt hàng nhập khẩu. Tuy nhiên với cơ chế hoạt động tự do tạo nên môi trường cnahj tranh gay gắt và quyết liệt. Khi Việt Tiến vào EU sẽ có những lợi thế nhất định, tuy nhiên cũng không tránh được những hạn chế về các mặt thuế quan, hạn ngạch và các đối thủ cạnh tranh đầy tiềm năng. Việt Tiến phải có kế hoạch Marketing khai thác được thế mạnh của mình và khắc phục được những hạn chế để đẩy mạnh việc khai thác hiệu quả và tối

đa thị trường EU mang hình ảnh của Việt Nam ra thế giới. Đưa những giải pháp đối với chương trình sản phẩm quốc tế nhằm thích ứng với thị trường EU.

Qua việc nghiên cứu đề tài này, nhóm thảo luận 01 có cơ hội hiểu sâu hơn các kiến thức lý thuyết về đánh giá thời cơ Marketing quốc tế và lý thuyết về chương trình sản phẩm quốc tế nhằm thích ứng với thời cơ Marketing quốc tế cũng như rút ra được nhiều bài học thực tiễn quan trọng về thực trạng marketing của Tổng công ty may Việt Tiến trên thị trường EU.

Một phần của tài liệu Đánh giá thời cơ Marketing quốc tế của Việt Tiến Đề xuất các giải pháp đối với chương trình sản phẩm quốc tế nhằm thích ứng với thời cơ Marketing quốc tế của công ty (Trang 33 - 36)