- Phương tiện vận chuyển
Phần 3 Thực trạng hoạt động Marketing xuất khẩu của Việt Tiến sang thị trường EU
3.1. Tiêu chuẩn hóa hay địa phương hóa chương trình sản phẩm.
Căn cứ để lựa chọn chương trình sản phẩm:
- Đối với may mặc, EU là khu vực đứng đầu thế giới về nhập khẩu mặt hàng này, chiếm 46% tổng giá trị nhập khẩu hàng may mặc của cả thế giới. Nhu cầu nhập khẩu hằng năm của EU khoảng 110 tỷ USD hàng quần áo may sẵn và hàng dệt các loại đem đến cơ hội tuyệt vời cho các nước xuất khẩu dệt như các DN Việt Tiến của VN.
- Thói quen tiêu dùng đồng nhất : EU là liên minh của 27 nước thành viên với trình độ phát triển kinh tế xã hội khá đồng đều, sự tương đồng về văn hóa và địa lý cho nên người dân thuộc khối EU có những điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng.
- Sản phẩm có thương hiệu: Đối với khách hàng EU, họ sẵn sàng mua những sản phẩm giá đắt, có thương hiệu nổi tiếng mà không dùng những sản phẩm không nổi tiếng cho dù giá rẻ.
- Sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ: Người tiêu dùng EU thường dùng những sản phẩm không chứa chất nhuộm có nguồn gốc hữu cơ, dán nhãn sinh thái, phương pháp sản xuất bảo vệ môi trường, các điều kiện về lao động...
- Sản phẩm có tính thời trang: Họ đặc biệt quan tâm tới chất lượng và tính thời trang của loại sản phẩm này. Tính thời trang của sản phẩm đôi khi là tiêu chí đặt trên giá cả.
Một sản phẩm có thể được ưa chuộng trong thời gian này nhưng sau một thời gian lại lỗi mốt và không được khách hàng ưa thích.
Hiện nay, Việt Nam chiếm khoảng 7,5% thị phần tại EU, dự kiến khi ưu đãi thuế quan phổ cập GSP EU vừa thông qua cho Việt Nam, có hiệu lực từ 1-1-2014 thì thị phần sẽ tăng lên 10,5% và càng có thuận lợi hơn khi FTA Việt Nam – EU chính thức có hiệu lực, dự kiến năm 2015.
Chính vì sự khác biệt rõ rệt giữa hai thị trường, đồng thời để cân đối giữa chi phí và hiệu quả và tính cạnh tranh VTEC đã lựa chọn “Chính sách thích ứng hóa sản phẩm” khi xuất khẩu áo sơ mi sang thị trường EU.
- Quan điểm : Phát triển sự phù hợp hóa cao chương trình sản phẩm cơ bản đối với các thị trường khác nhau để chúng tương đồng với nhu cầu tiêu dùng và các môi trường thị trường đa dạng.
- Cách thích ứng : Thích ứng sản phẩm, tức điều chỉnh sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu của người tiêu dùng tại nước sở tại nhưng vẫn tuân thủ chương trình sản phẩm cơ bản của doanh nghiệp.