Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét GV cho HS quan sát màu sắc trong các bài vẽ trang trí, đặt câu hỏi gợi ý để HS tiếp cận với nội dung bài học.. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét GV cho HS
Trang 1Bài 1: Thưởng thức mỹ thuật
XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ
I MỤC TIÊU:
- HS tiếp xúc, làm quen với tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ và hiểu vài
nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân
- HS nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh
II CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- SGK, SGV
- Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ.
- Sưu tầm thêm một số tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân
Học sinh:
- SGK
- Một số tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân
GV: Chia nhóm theo tổ hoặc theo bàn và cho HS đọc mục
1 trang 3 SGK
- HS đọc
- Chuẩn bị các câu hỏi để các nhóm trao đổi:
- Em hãy nêu một vài nét tiểu sử của họa sĩ Tô Ngọc Vân - HS trả lời
- Hãy kể tên một số tác phẩm của họa sĩ Tô Ngọc Vân
- GV bổ sung:
+ Ông tốt nghiệp khóa II (1926 - 1931) Trường Mỹ thuật
Đông Dương
+ Các tác phẩm: Thiếu nữ bên hoa huệ (1943), Thiếu nữ
bên hoa sen (1944), Hai thiếu nữ và em bé (1944)…
+ Ông đóng góp rất nhiều cho công tác đào tạo họa sĩ Việt
Nam và phong tràocách mạng
+ Ông hi sinh trên đường công tác trong chiến dịch Điện
Biên Phủ
Hoạt động 2: Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ
GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm:
- Hình ảnh của bức tranh là gì
- Hình ảnh chính được vẽ như thế nào
Trang 2- Bức tranh có những hình ảnh nào nữa - HS trả lời
- Màu sắc của bức tranh như thế nào
- Tranh vẽ bằng chất liệu gì
- Em có thích bức tranh này không
- GV bổ sung:
+ Hình ảnh chính là một thiếu nữ thành thị trong tư thế
ngồi nghiêng, dáng uyển chuyển, đầu hơi cuối, tay trái
vuốt nhẹ lên mái tóc, tay phải nâng nhẹ cánh hoa
+ Màu sắc nhẹ nhàng (trắng, xanh, hồng) làm nổi bật hình
ảnh thiếu nữ dịu dàng, thanh khiết
+ Được vẽ bằng chất liệu sơn dầu mang vẻ đẹp tinh tế,
giản dị, gần gũi với tâm hồn người Việt Nam
Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá chung.
Trang 3Bài 2: Vẽ trang trí MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ
I MỤC TIÊU:
- HS hiểu sơ lược vai trò và ý nghĩa của màu sắc trong trang trí
- HS biết cách sử dụng màu trong các bài trang trí
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của màu sắc trong trang trí
- Một số họa tiết vẽ nét, phóng to
- Bảng pha màu, giấy vẽ khổ lớn (A3)
Học sinh:
- SGK
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành
- Bút chì, tẩy, màu vẽ
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét
GV cho HS quan sát màu sắc trong các bài vẽ trang trí, đặt
câu hỏi gợi ý để HS tiếp cận với nội dung bài học
- HS quan sát
- Có những màu nào ở bài trang trí
- Mỗi màu được vẽ ở những hình nào
- Màu nền và màu họa tiết giống nhau hay khác nhau
- Độ đậm nhạt của các màu trong bài trang trí có giống
nhau không
- HS trả lời
- Trong một bài trang trí thường vẽ nhiều màu hay ít màu
- Vẽ màu ở bài trang trí như thế nào là đẹp
Hoạt động 2: Cách vẽ màu
GV có thể hướng dẫn HS cách vẽ màu như sau :
+ Dùng bột màu hoặc màu nước, pha trộn để tạo thành - HS quan sát
Trang 4một số màu có độ đậm nhạt và sắc thái khác nhau cho HS
cả lớp quan sát
+ Lấy các màu đã pha vẽ vào một vài hình họa tiết đã
chuẩn bị cho cả lớp quan sát
GV yêu cầu HS đọc mục 2 trang 7 Cách vẽ màu ở SGK để
các em nắm được cách sử dụng các loại màu
- HS đọc bài
GV nhấn mạnh : Các điểm cần lưu ý
+ Chọn loại màu phù hợp với khả năng sử dụng của mình
và phù hợp với bài vẽ
+ Biết cách sử dụng màu (cách pha trộn, phối hợp)
+ Không dùng quá nhiều màu trong một bài trang trí (chỉ
dùng khoảng 4 đến 5 màu)
+ Chọn màu, phối hợp màu ở các hình mảng và họa tiết
sao cho hài hòa
+ Những họa tiết (mảng hình) giống nhau vẽ cùng màu và
cùng độ đậm nhạt
+ Vẽ màu đều, theo quy luật xen kẽ hoặc nhắc lại của họa tiết
+ Độ đậm nhạt của màu nền và màu họa tiết cần khác nhau
Hoạt động 3: Thực hành
- GV đi đến từng bàn quan sát học sinh làm bài - HS làm bài theo cá
nhân
- Hướng dẫn các HS còn lúng túng trong việc chọn màu
để các em hoàn thành bài tại lớp
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Gợi ý HS nhận xét một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp - HS nhận xét
- Nhận xét chung tiết học
IV DẶN DÒ:
- Sưu tầm bài trang trí đẹp
- Quan sát về trường, lớp của em
Trang 5Bài 3: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM
I MỤC TIÊU:
- HS biết tìm, chọn các hình ảnh đẹp về nhà trường để vẽ tranh
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài trường em
- HS yêu mến và có ý thức giữ gìn, bảo vệ ngôi trường của mình
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
GV giới thiệu tranh ảnh và gợi ý để HS nhớ lại các hình
ảnh về nhà trường
- HS quan sát
+ Khung cảnh chung của trường
+ Hình dáng của cổng trường, sân trường, các dãy nhà,
+ Cảnh vui chơi ở sân trường
+ Lao động ở vườn trường
+ Các lễ hội được tổ chức ở sân trường,…
GV lưu ý HS: Để vẽ được tranh về đề tài này cần chú ý
nhớ lại hình ảnh, hoạt động nêu trên và lựa chọn được nội
dung ưa thích, phù hợp với khả năng, không nên chọn
những nội dung quá khó
Trang 6Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
GV cho HS xem hình ảnh tham khảo ở SGK, ĐDDH và
gợi ý HS cách vẽ
- HS quan sát và lắngnghe
Chú ý: + Không vẽ quá nhiều hình ảnh
+ Đơn giản, tránh các chi tiết rườm rà
+ Cần phối hợp màu sắc thật hợp lý
Hoạt động 3: Thực hành
GV đến từng bàn quan sát, hướng dẫn thêm - HS thực hiện bài vẽNhắc HS sắp xếp hình ảnh cân đối, có chính, có phụ
Gợi ý cho các HS còn lúng túng giúp các em hoàn thành
Yêu cầu HS hoàn thành bài vẽ tại lớp
Khen ngợi các HS vẽ nhanh, động viên các em vẽ chậm
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
GV chọn một số bài vẽ đẹp, nêu nhận xét và cho các HS
nhận xét về bài vẽ của các bạn
- HS quan sát và đưa ranhận xét
Trang 7Bài 4: Vẽ theo mẫu KHỐI HỘP VÀ KHỐI CẦU
I MỤC TIÊU:
- HS hiểu cấu trúc của khối hộp và khối cầu; biết quan sát, so sánh, nhậnxét hình dáng chung của mẫu và hình dáng của từng vật mẫu
- HS biết cách vẽ và vẽ được mẫu khối hộp và khối cầu
- HS quan tâm tìm hiểu các đồ vật có hình dạng khối hộp và khối cầu
có dạng hình khối cầu (quả bóng nhựa, quả cam….)
- Bài vẽ của HS lớp trước
Học sinh:
- SGK
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành
- Bút chì, tẩy
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
GV đặt mẫu ở vị trí thích hợp (có thể đặt hai mẫu); yêu
cầu HS quan sát, nhận xét về đặc điểm, hình dáng, kích
thước, độ đậm, nhạt của mẫu qua các câu hỏi gợi ý:
- HS quan sát
- Các mặt của khối hộp giống nhau hay khác nhau
- Khối cầu có đặc điểm gì
- Bề mặt của khối cầu có giống bề mặt của khối hộp vuông không
- So sánh các độ đậm nhạt của khối hộp và khối khối cầu
- Nêu tên một vài đồ vật có hình dáng giống khối hộp
hoặc khối cầu
GV có thể yêu cầu HS đến gần mẫu để quan sát hình
dáng, đặc điểm của mẫu; nhận xét về tỷ lệ, khoảng cách
giữa hai vật mẫu và độ đậm nhạt ở mẫu
- HS quan sát và nhận xét
Trang 8GV bổ sung và tóm tắt các ý chính:
+ Hình dáng, đặc điểm của khối cầu và khối vuông
+ Khung hình chung của mẫu và khung hình của từng mẫu
+ Tỷ lệ giữa hai vật mẫu
+ Độ đậm nhạt chung và độ đậm nhạt riêng của từng vật
+ So sánh tỷ lệ chiều cao và chiều ngang để vẽ khung hình
+ Có thể vẽ lên bảng từng khối riêng để gợi ý cách vẽ
Hoạt động 3: Thực hành
GV nhắc các em trình bày bố cục cho cân đối, chú ý độ
- Quan sát các con vật quan thuộc
- Sưu tầm tranh ảnh về các con vật
- Chuẩn bị đất nặn cho bài học sau
Trang 9Bài 5: Tập nặn tạo dáng NẶN CON VẬT QUEN THUỘC
I MỤC TIÊU:
- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của các con vật trong các hoạt động
- HS biết cách nặn và nặn được các con vật theo cảm nhận riêng
- HS có ý thức chăm sóc, bảo vệ các con vật
II CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- SGK, SGV
- Sưu tầm tranh ảnh về các con vật quen thuộc
- Bài nặn con vật của học sinh lớp trước
- Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn
Học sinh:
- SGK
- Sưu tầm tranh ảnh về các con vật
- Bài nặn con vật của các bạn lớp trước (nếu có)
- Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn hoặc đồ dùng để vẽ hay xé dán(nếu không có điều kiện thực hành bài nặn)
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
GV cho HS quan sát tranh ảnh về các con vật, đồng thời
đặt câu hỏi gợi ý để HS suy nghĩ trả lời
- HS quan sát, lắng nghecâu hỏi
- Con vật trong tranh (ảnh) là con vật gì
- Hình dáng của chúng khi đi, đứng, chạy, nhảy…như thế nào
- Nhận xét sự giống và khác nhau về hình dáng của các con vật
- Ngoài các con vật đó, em con biết con nào khác
GV gợi ý HS chọn con vật sẽ nặn :
- Em thích con vật nào nhất? Vì sao? - HS trả lời
- Hãy miêu tả đặc điểm, hình dáng con vật em định nặn
Hoạt động 2: Cách nặn
+ Nhớ lại hình dáng, đặc điểm của con vật sẽ nặn
+ Chọn màu đất nặn
Trang 10+ Nhào kỹ đất cho mềm, dẻo trước khi nặn
Có hai cách nặn :
+ Nặn từng bộ phận sau đó gắn các bộ phận lại với nhau
+ Nặn thành khối sau đó kéo, vuốt thành hình con vật
GV nặn mẫu một con vật cho HS quan sát
Hoạt động 3: Thực hành
- Cho HS thực hành theo nhóm: những HS thích nặn cùng
một con vật cho ngồi lại một nhóm (Ví dụ: đàn gà, đàn lợn)
- Cho thực hành theo cá nhân: nặn theo ý thích
GV quan sát và hướng dẫn thêm cho các em
Nhắc HS khi nặn cần trải giấy, tránh bôi bẩn
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
GV yêu cầu trình bày bài nặn theo nhóm và cá nhân để cả
lớp tham gia nhận xét, xếp loại
Trang 11Bài 6: Vẽ trang trí
VẼ HỌA TIẾT TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC
I MỤC TIÊU:
- HS nhận biết được các họa tiết trang trí đối xứng qua trục
- HS biết cách vẽ và vẽ được các họa tiết trang trí đối xứng qua trục
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của họa tiết trang trí
II CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- SGK, SGV
- Hình phóng to một số họa tiết trang trí đối xứng qua trục
- Một số bài tập của học sinh lớp trước
- Một số bài trang trí có họa tiết đối xứng
Học sinh:
- SGK
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành
- Bút chì, tẩy, thước kẻ, màu vẽ
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
GV cho HS quan sát một số họa tiết trang trí đối xứng
được phóng to và đặt câu hỏi gợi ý:
- HS quan sát, lắng nghecâu hỏi
- Họa tiết này giống hình gì
- Họa tiết này nằm trong khung hình nào - HS trả lời
- So sánh các phần của họa tiết được chia qua các đường trục
GV kết luận : Các họa tiết này có cấu tạo đối xứng Họa
tiết đối xứng có các phần được chia qua các trục đối xứng
bằng nhau và giống nhau
Họa tiết có thể được vẽ đối xứng qua trục dọc, trục ngang
hay nhiều trục
Họa tiết đối xứng mang vẻ đẹp cân đối và thường được sử
dụng để làm họa tiết trang trí
Hoạt động 2: Cách vẽ
GV vẽ lên bảng hoặc sử dụng hình gợi ý cách vẽ đã chuẩn
bị hay cho HS xem hình gợi ý ở SGK, kết hợp với câu hỏi
- HS quan sát và lắngnghe
Trang 12gợi ý để HS tự tìm ra các vẽ họa tiết trang trí đối xứng.
+ Vẽ hình tròn, tam giác, hình vuông,……
+ Kẻ trục đối xứng và các điểm đối xứng của họa tiết
+ Vẽ phác hình họa tiết dựa vào các đường trục
+ Vẽ màu cho họa tiết
Hoạt động 3 : Thực hành
GV đến từng bàn quan sát và gợi ý thêm bài vẽ của HS - HS làm bài
Nhắc HS lựa chọn họa tiết đơn giản để hoàn thành trên lớp
Với một số HS vẽ đẹp cần hướng các em chọn một số họa
tiết đẹp và phong phú hơn
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
GV cùng HS chọn một số bài hoàn chỉnh và bài chưa hoàn
thành để cả lớp nhận xét, đánh giá
- HS nhận xét
GV chỉ ra phần đạt và chưa đạt trong các bài vẽ
GV nhận xét chung tiết học và xếp loại
IV DẶN DÒ :
Sưu tầm tranh ảnh về an toàn giao thông
Trang 13- HS vẽ được tranh an toàn giao thông theo cảm nhận riêng.
- HS có ý thức chấp hành Luật Giao thông
II CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- SGK, SGV
- Tranh ảnh về an toàn giao thông (đường bộ, đường thủy…)
- Một số biển báo giao thông
- Bài vẽ của HS lớp trước về đề tài An toàn giao thông.
Học sinh:
- SGK
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành
- Bút chì, tẩy, màu vẽ
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
GV cho HS quan sát tranh ảnh về an toàn giao thông, gợi
ý HS nhận xét về:
- HS quan sát và nhận xét
+ Cách chọn nội dung đề tài An toàn giao thông
+ Những hình ảnh đặc trưng về đề tài này: người đi bộ, đi
xe đạp, xe máy, ôtô, tàu thủy, cột tín hiệu, biển báo…
+ Khung cảnh chung: nhà cửa, cây cối, đường sá…
+ Chọn hoạt động cụ thể để vẽ tranh
Gợi ý cho HS nhận thấy được điểm đúng và sai trong các
bức tranh về an toàn giao thông để tìm nội dung cho bài
vẽ
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
GV cho HS xem một số tranh ở bộ ĐDDH hoặc ở SGK và
đặt câu hỏi để HS tìm ra các bước vẽ tranh:
- HS quan sát và lắngnghe
Trang 14+ Sắp xếp và vẽ các hình ảnh: người, phương tiện giao
thôn, cảnh vật…cần có chính, phụ sao cho hợp lý
+ Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau
+ Điều chỉnh hình vẽ và vẽ thêm các chi tiết cho tranh sinh động
+ Vẽ màu theo ý thích
- GV lưu ý HS:
+ Cần thay đổi các hình ảnh để làm cho bức tranh thêm
sống động tạo nên cảm giác hoạt động của bức tranh
+ Cần có hình ảnh phụ nhưng không quá nhiều làm bố cục
trở nên vụn vặt không làm rõ được trọng tâm
- GV gợi ý để bài vẽ của HS có được bố cục hợp lý, cách
sắp xếp hình ảnh để bài vẽ đa dạng, phong phú
- HS làm bài
GV quan sát và đến từng bàn hướng dẫn thêm cho các HS
còn lúng túng, chưa nắm vững nội dung, giúp các em hoàn
thành bài tốt
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
Chọn một số bài vẽ và cùng cả lớp nhận xét về cách chọn
nội dung, cách sắp xếp hình ảnh, cách vẽ hình, màu sắc
Yêu cầu các nhóm trao đổi, nhận xét và xếp loại
GV tổng kết và nhận xét chung tiết học
IV DẶN DÒ:
Quan sát một số đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu
Trang 15Bài 8: Vẽ theo mẫu MẪU VẼ CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU
I MỤC TIÊU:
- HS nhận biết được các vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu
- HS biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu
- HS thích quan tâm tìm hiểu các đồ vật xung quanh
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
GV giới thiệu một số vật mẫu có dạng hình trụ, hình cầu
đã chuẩn bị và hình gợi ý trong SGK hoặc trong bộ
GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ trong SGK hoặc vẽ
nhanh lên bảng các bước tiến hành để hướng dẫn HS
- HS quan sát và lắngnghe
Có thể giới thiệu thêm cách bố trí sắp xếp các mẫu để có
các bố cục đẹp và phong phú hơn
Cần nhắc lại một số bước tiến hành khi vẽ theo mẫu
+ Vẽ khung hình chung, khung hình riêng của mẫu
+ Tìm tỷ lệ giữa các vật mẫu và vẽ phác thảo bằng nét
thẳng
+ Nhìn mẫu vẽ nét chi tiết cho đúng
Trang 16Cũng cần nhắc HS chú ý vẽ đậm nhạt
Có thể cho phép HS vẽ màu theo ý thích
Hoạt động 3: Thực hành
GV yêu cầu HS quan sát mẫu thật kỹ trước khi vẽ, và vẽ
theo đúng vị trí và hướng nhìn của từng em
Trang 17Bài 9: Thưởng thức mỹ thuật GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐIÊU KHẮC CỔ VIỆT NAM
I MỤC TIÊU:
- HS làm quen với điêu khắc cổ Việt Nam
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của một vài tác phẩm điêu khắc cổ Việt Nam(tượng tròn, phù điêu tiêu biểu)
- HS yêu quý và có ý thức giữ gìn di sản văn hóa dân tộc
- Ảnh về tượng và phù điêu cổ nếu có
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về điêu khắc cổ
- GV giới thiệu hình ảnh một số tượng và phù điêu cổ ở
SGK để HS biết được:
- HS quan sát
+ Xuất xứ: các tác phẩm điêu khắc cổ (tượng và phù điêu)
do các nghệ nhân dân gian tạo ra, thường thấy ở đình,
chùa, lăng, tẩm…
+ Nội dung đề tài: thường thể hiện các chủ để về tín
ngưỡng và cuộc sống xã hội với nhiều hình ảnh phong
phú sinh động
+ Chất liệu: thường làm bằng gỗ, đá, đồng, đất nung,…
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số pho tượng và phù điêu
nổi tiếng.
GV yêu cầu HS xem hình giới thiệu SGK và tìm hiểu về:
Tượng
- Tượng Phật A-di-đà (chùa Phật tích, Bắc Ninh)
+ Pho tượng được tạc bằng đá
Trang 18+ Phật tọa trên đài sen, trong trạng thái thiền định Khuôn
mặt và hình dáng chung của tượng biểu hiện vẻ đẹp dịu
dàng đôn hậu của Đức Phật Nét đẹp còn thể hiện ở từng
chi tiết, các nếp áo cũng như các chi tiết trang trí trên bệ
tượng
- HS quan sát và lắngnghe giới thiệu của giáoviên
- Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (chùa Bút
Tháp, Bắc Ninh)
+ Pho tượng được tạc bằng gỗ
+ Tượng có rất nhiều con mắt và cánh tay, tượng trưng
cho khả năng siêu phàm của Đức Phật có thể nhìn thấy hết
mọi nỗi khổ của chúng sinh và che chở, giúp đỡ mọi ngời
trên thế gian Các cánh tay được xếp thành những vòng
tròn như ánh hào quang tỏa sáng xung quanh Đức Phật,
trong lòng mỗi bàn tay là một con mắt
+ Đây là pho tượng cổ đẹp nhất Việt Nam
- Tượng Vũ nữ Chăm (Quảng Nam)
+ Tượng diễn tả một vũ nữ đang múa với hình dáng uyển
chuyển, sinh động
+ Bố cục cân đối, hình khối chắc khỏe nhưng rất mềm mại
tinh tế, mang đậm phong cách điêu khắc Chăm
+ Đây là tượng đẹp nhất của điêu khắc Chăm
Phù điêu
- Chèo thuyền (đình Cam Đà, Hà Tây).
+ Phù điêu được chạm trên gỗ
+ Diễn tả cảnh chèo thuyền trong ngày hội với các dáng
người khỏe khoắn và sinh động
- Đá cầu (đình Thổ Tang, Vĩnh Phúc)
+ Phù điêu được chạm trên gỗ
+ Diễn tả cảnh đá cầu trong ngày hội với bố cục cân đối,
nhịp điệu tươi vui
GV có thể đặt một số câu hỏi để HS trả lời về một số tác
phẩm điêu khắc cổ có ở địa phương
- Tên của bức tượng hoặc phù điêu - HS trả lời
- Bức tượng, phù điêu hiện nay đặt ở đâu
+ Có giá trị mỹ thuật cao, làm phong phú thêm kho tàng
nghệ thuật Việt Nam
Trang 19+ Cần phải luôn giữ gìn.
Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá
GV nhận xét chung về tiết học và khen ngợi những HS
tích cực phát biểu xây dựng bài
IV DẶN DÒ:
- Sưu tranh ảnh về các tác phẩm điêu khắc cổ
- Sưu tầm một số bài trang trí của HS lớp trước (nếu có)
Trang 20Bài 10: Vẽ trang trí
TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC
I MỤC TIÊU:
- HS nắm được cách trang trí đối xứng qua trục
- HS vẽ được bài trang trí đối xứng qua trục
- HS yêu thích vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí
II CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- SGK, SGV
- Một số bài vẽ trang trí đối xứng của học sinh lớp trước
- Một số bài trang trí đối xứng: hình vuông, hình tròn, hình tamgiác, chữ nhật
- Giấy vẽ, màu vẽ…
Học sinh:
- SGK
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành
- Bút chì, tẩy, thước kẻ, màu vẽ
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trang trí đối xứng có
dạng hình tròn, hình vuông…ở tranh 32 SGK hoặc giới
thiệu một số họa tiết đối xứng qua các trục đã chuẩn bị để
các em thấy được:
- HS quan sát, lắng nghe
+ Các phần của họa tiết ở hai bên trục giống nhau, bằng
nhau và được vẽ cùng màu
+ Có thể trang trí đối xứng qua một, hai hay nhiều trục
GV tóm tắt: Trang trí đối xứng tạo cho hình được trang trí
mang vẻ đẹp cân đối
Khi vẽ cần kẻ trục đối xứng để vẽ họa tiết cho đều
Hoạt động 2: Cách trang trí đối xứng
GV giới thiệu hình gợi ý hoặc vẽ lên bảng để HS nhận ra - HS quan sát và lắng
Trang 21các bước trang trí đối xứng nghe
GV cho HS phát biểu nêu các bước trang trí đối xứng, sau
đó bổ sung, tóm tắt để các em nắm vững kiến thức khi
Với một số HS vẽ đẹp cần hướng các em chọn một số họa
tiết đẹp và phong phú hơn
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
GV cùng HS chọn một số bài hoàn chỉnh và bài chưa hoàn
thành để cả lớp nhận xét, đánh giá
- HS nhận xét
GV chỉ ra phần đạt và chưa đạt trong các bài vẽ
GV nhận xét chung tiết học và xếp loại
IV DẶN DÒ :
Sưu tầm tranh ảnh về đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Trang 22Bài 11: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11
I MỤC TIÊU:
- HS nắm được cách chọn nội dung và cách vẽ tranh
- HS vẽ được tranh về đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam
- HS yêu quý và kính trọng thầy giáo, cô giáo
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
GV yêu cầu HS kể lại những hoạt động kỷ niệm Ngày
Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 của trường lớp, mình
- HS trả lời
+ Tổ chức buổi lễ kỷ niệm
+ Cha mẹ HS tổ chức chúc mừng thầy giáo, cô giáo
+ HS tặng hoa thầy, cô giáo
+ Tiết học tốt nhằm chúc mừng ngày kỷ niệm
Gợi ý cho HS nhớ lại các hình ảnh về ngày Nhà giáo Việt
Nam
+ Quang cảnh đông vui nhộn nhịp ngày lễ kỷ niệm
+ Các dáng người khác nhau trong hoạt động
Yêu cầu HS lựa chọn nội dung để vẽ hình
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
GV cho HS xem một số tranh và hình ảnh tham khảo để
HS nhận ra cách vẽ
- HS quan sát và lắngnghe
+ Vẽ hình ảnh chính trước (vẽ rõ nội dung)
Trang 23+ Vẽ hình ảnh hình ảnh phụ sau (làm cho bức tranh thêm
Cho HS nhận xét các hình ảnh tham khảo để nắm được
các hình ảnh phụ và các sử dụng màu sắc để tranh sinh
động, vui tươi
Cần nhắc HS tránh vẽ quá nhiều hình ảnh làm cho bố cục
tranh rườm rà, vụn vặt
Hoạt động 3: Thực hành
GV quan sát và đến từng bàn hướng dẫn thêm cho các HS
còn lúng túng, chưa nắm vững nội dung, giúp các em hoàn
thành bài tốt
- HS thực hành
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
Chọn một số bài vẽ và cùng cả lớp nhận xét về cách chọn
nội dung, cách sắp xếp hình ảnh, cách vẽ hình, màu sắc
Yêu cầu các nhóm trao đổi, nhận xét và xếp loại
Trang 24Bài 12: Vẽ theo mẫu MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU
I MỤC TIÊU:
- HS biết so sánh tỷ lệ hình và đậm nhạt ở hai vật mẫu
- HS vẽ được hình gần giống mẫu, biết vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
GV yêu cầu các nhóm tự trình bày mẫu hoặc cùng với các
HS bày mẫu chung theo vài phương pháp khác nhau để
GV có thể hướng dẫn HS cách vẽ như sau: - HS quan sát, lắng nghe
GV đưa ra một số câu hỏi về cách vẽ, dựa vào đó HS trả
lời, GV nhận xét và bổ sung cho đầy đủ
- HS trả lời
Cần nhắc lại một số bước tiến hành khi vẽ theo mẫu
+ Vẽ khung hình chung, khung hình riêng của mẫu
+ Tìm tỷ lệ giữa các vật mẫu và vẽ phác thảo bằng nét thẳng
+ Vẽ nét chi tiết, chỉnh hình cho giống mẫu
Trang 25+ Phác thảo các mảng đậm, mảng nhạt.
+ Vẽ đậm nhạt và hoàn chỉnh bài vẽ (có thể vẽ màu)
- GV có thể hướng dẫn các bước tiến hành một bài vẽ qua
hình gợi ý ở bộ ĐDDH hoặc tự chuẩn bị
Hoạt động 3: Thực hành
GV yêu cầu HS quan sát mẫu thật kỹ trước khi vẽ, và chú ý
đặc điểm riêng của mẫu ở những vị trí quan sát khác nhau
- Sưu tầm ảnh chụp dáng người và tượng người
- Chuẩn bị đất nặn cho bài học sau
Trang 26Bài 13: Tập nặn tạo dáng NẶN DÁNG NGƯỜI
I MỤC TIÊU:
- HS nhận biết được đặc điểm của một số dáng người trong hoạt động
- HS biết cách nặn một số dáng người đơn bản
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tượng thể hiện về con người
II CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- SGK, SGV
- Sưu tầm tranh ảnh về các dáng người đang hoạt động
- Một số ảnh chụp các bức tượng về dáng người (nếu có)
- Bài nặn của HS khóa trước
- Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn
Học sinh:
- SGK
- Sưu tầm tranh ảnh theo nội dung của bài
- Bài nặn của các bạn lớp trước (nếu có)
- Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn hoặc đồ dùng để vẽ hay xé dán
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh và các tranh ảnh các
bức tượng về dáng người đồng thời đặt câu hỏi gợi ý để
HS suy nghĩ trả lời:
- HS quan sát, lắng nghecâu hỏi
- Nêu các bộ phận của cơ thể con người
- Mỗi bộ phận cơ thể có hình dạng gì - HS trả lời
- Nêu một số dáng hoạt động của con người
- Nhận xét về tư thế của các bộ phận cơ thể người ở một
số dáng hoạt động
Hoạt động 2: Cách nặn
GV nêu các bước nặn và nặn mẫu cho HS quan sát: - HS lắng nghe
+ Nặn các bộ phận chính trước, nặn các chi tiết sau, rồi
Trang 27ghép, dính và chỉnh sửa lại cho cân đối
+ Có thể nặn hình người từ một thỏi đất và nặn thêm các
chi tiết như tóc, mắt, áo…rồi tạo dáng theo ý thích
- GV gợi ý HS sắp xếp các hình nặn theo đề tài Ví dụ »
+ Kéo co+ Bơi thuyền+ Đấu vật…
Hoạt động 3: Thực hành
GV góp ý, hướng dẫn thêm, khuyễn khích các em tìm các + Dáng người chạy, nhảydáng người phong phú, sinh động hơn đá cầu, đá bóng,……
Trang 28Bài 14: Vẽ trang trí TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Ở ĐỒ VẬT
I MỤC TIÊU:
- HS thấy được tác dụng trang trí đường diềm ở đồ vật
- HS biết cách trang trí và trang trí được đường diềm ở đồ vật
- HS tích cực suy nghĩ sáng tạo
II CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- SGK, SGV
- Sưu tầm một số đồ vật có trang trí đường diềm
- Một số bài vẽ trang trí đường diềm ở đồ vật của HS lớp trước
- Hình gợi ý cách vẽ trang trí đường diềm ở đồ vật
Học sinh:
- SGK
- Sưu tầm một số đồ vật có trang trí đường diềm
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành
- Bút chì, tẩy, thước kẻ, màu vẽ
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
GV giới thiệu một số đồ vật có trang trí đường diềm và
các hình tham khảo ở SGK, ở bộ ĐDDH và đặt câu hỏi để
HS tìm hiểu về vẻ đẹp của đường diềm một số đồ vật
- HS quan sát, lắng nghe,trả lời câu hỏi
- Đường diềm thường được dùng để trang trí cho những
GV gợi ý cho HS nhận ra vị trí của đường diềm
+ Họa tiết hoa lá, chim thú, hình kỉ hà,…để trang trí
+ Những họa tiết giống nhau thường được sắp xếp cách
đều nhau theo hàng ngang, hàng dọc xung quanh đồ vật
Trang 29+ Họa tiết khác nhau thì sắp xếp xen kẽ.
Hoạt động 2: Cách trang trí
GV có thể vẽ lên bảng hoặc giới thiêu hình gợi ý cách
trang trí đường diềm ở SGK, ĐDDH để HS nhận ra cách
trang trí
- HS quan sát và lắngnghe
- Có thể trang hai hoặc nhiều đường diềm
- Có thể gợi ý giúp HS một số kiểu họa tiết
Hoạt động 3 : Thực hành
GV quan sát các em còn lúng túng, cho các em sử dụng
một số họa tiết đã chuẩn bị
HS thực hành vở thựchành
Với một số HS vẽ đẹp cần hướng các em chọn một số họa
tiết đẹp và phong phú hơn
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
GV cùng HS chọn một số bài hoàn chỉnh và bài chưa hoàn
thành để cả lớp nhận xét, đánh giá
- HS nhận xét
GV chỉ ra phần đạt và chưa đạt trong các bài vẽ
GV nhận xét chung tiết học và xếp loại các bài vẽ
IV DẶN DÒ :
Sưu tầm tranh ảnh về quân đội
Trang 30- HS vẽ được tranh về đề tài quân đội.
- HS thêm yêu quý các cô, các chú bộ đội
II CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- SGK, SGV
- Sưu tầm tranh ảnh về quân đội
- Một số bức tranh về đề tài Quân đội của các họa sĩ và của thiếu nhi
Học sinh:
- SGK
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành
- Bút chì, tẩy, màu vẽ
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
GV cho HS quan sát tranh ảnh về đề tài Quân đội, gợi ý
+ Trang bị vũ khí và phương tiện của quân đội: súng, xe,
pháo, tàu chiến, máy bay…
+ Chọn đề tài này khá phong phú: có thể làm ảnh chân
dung các cô chú, bộ đội giúp dân, bộ đội rèn luyện trên
thao trường, bộ đội đứng gác,…
GV cho HS xem các tranh ảnh về quân đội để các em nhớ
lại hình ảnh, màu sắc và không gian cụ thể
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
Trang 31GV cho HS xem một số tranh ở bộ ĐDDH hoặc ở SGK và
đặt câu hỏi để HS tìm ra cách vẽ tranh:
- HS quan sát và lắngnghe
+ Vẽ hình ảnh các cô chú trong một hoạt động cụ thể nào
đó (tập luyện, chống bão lụt,….)
+ Vẽ hình ảnh phụ sao cho phù hợp (nhà cửa, xe, súng,
cây, núi,… )
+ Vẽ màu đậm,nhạt phù hợp với nội dung đề tài
Nên tạo không khí thảo luận giữa GV và HS để HS nắm
vững hơn cách vẽ
Hoạt động 3: Thực hành
GV quan sát và đến từng bàn hướng dẫn thêm cho các HS
còn lúng túng, chưa chọn được đề tài, giúp các em hoàn
thành bài tốt
HS thực hành bài vẽ
GV động viên các em học khá, gợi ý thêm trong việc lựa
chọn màu sắc làm cho bức tranh thêm đẹp
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
Chọn một số bài vẽ và cùng cả lớp nhận xét về cách chọn
nội dung, cách sắp xếp hình ảnh, cách vẽ hình, màu sắc
Yêu cầu các nhóm trao đổi, nhận xét và xếp loại
GV bổ sung, khen ngợi và động viên chung cả lớp
IV DẶN DÒ:
Sưu tầm bài vẽ mẫu có hai vật mẫu của các bạn lớp trước và tranh tĩnh vậtcủa họa sĩ trên sách báo (nếu có điều kiện)
Trang 32Bài 16: Vẽ theo mẫu MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU
I MỤC TIÊU:
- HS hiểu được đặc điểm của mẫu
- HS biết cách bố cục và vẽ được hình có tỷ lệ gần giống mẫu
- HS thích quan tâm, yêu quý các đồ vật xung quanh
II CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- SGK, SGV
- Chuẩn bị một vài mẫu vẽ có hai vật mẫu
- Một số tranh tĩnh vật của các họa sĩ
- Bài vẽ mẫu của HS lớp trước
Chú ý:
Các vật mẫu có thể sử dụng như sau:
+ Cái chai và cái bát
+ Bình đựng nước và cái cốc
+ Cái phích và quả (các loại quả khác nhau…)Bày mẫu cân đối, vị trí các mẫu cần có trước - sau ; các vật mẫu cókhoảng cách vừa phải hoặc che khuất nhau hợp lý
Học sinh:
- SGK
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành
- Bút chì, tẩy
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
GV giới thiệu một số vật mẫu và hình gợi ý trong SGK
hoặc trong bộ ĐDDH để HS quan sát, nhận xét
Trang 33nhanh lên bảng các bước tiến hành để hướng dẫn HS nghe
Có thể giới thiệu thêm cách bố trí sắp xếp các mẫu để có
các bố cục đẹp và phong phú hơn
Cần nhắc lại một số bước tiến hành khi vẽ theo mẫu
+ Ước lượng và vẽ khung hình chung của mẫu
+ Tìm tỷ lệ giữa các vật mẫu, các bộ phận và vẽ phác thảo
Trang 34Bài 17: Thưởng thức mỹ thuật
XEM TRANH DU KÍCH TẬP BẮN
I MỤC TIÊU:
- HS tiếp xúc, làm quen với tác phẩm Du kích tập bắn và hiểu vài nét về
họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung
- HS nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh
- Một số tranh của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung
- Chuẩn bị các câu hỏi để các nhóm trao đổi:
+ Ông tốt nghiệp khóa V (1929 - 1934) Trường Mỹ thuật
Đông Dương
+ Ông tham gia hoạt động cách mạng rất sớm, là họa sĩ
đầu tiên vẽ chân dung Bác Hồ tại Bắc Bộ Phủ
- HS trả lời
+ Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông tham gia trong
đoàn quân tiến về miền Nam, và bức tranh Du kích tập
bắn ra đời trong hoàn cảnh như vậy.
+ Các tác phẩm: Cây chuối (1936), Cổng thành Huế
(1941), Học hỏi lẫn nhau (1960), Công nhân cơ khí
(1962), Tan ca, mời chị em đi họp để thi thợ giỏi (1976)…
+ Ông đóng góp rất nhiều trong việc xây dựng Viện Bảo
tàng Mỹ thuật Việt Nam và đào tạo đội ngũ họa sĩ, cán bộ
nghiên cứu mỹ thuật
+ Với những đóng góp to lớn ông được Nhà nước tặng
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật
Hoạt động 2: Xem tranh Du kích tập bắn
Trang 35GV đặt một số câu hỏi để HS tìm hiểu nội dung bức tranh:
- Hình ảnh chính của bức tranh là gì (Diến tả buổi tập bắn
của tổ du kích Năm nhân vật được sắp xếp ở trung tâm
với những tư thế rất sinh động: người bò, người trườn,
người ngồi như đang chuẩn bị ném lựu đạn, người đứng
ngắm dưới giao thông hào)
- Hình ảnh phụ được vẽ như thế nào (Cây cối, bầu trời, …
tạo nên bố cục chặt chẽ, sinh động)
- Màu sắc của bức tranh như thế nào - HS trả lời
- Tranh vẽ bằng chất liệu gì
- GV kết luận
Đây là tác phẩm tiêu biểu về đề tài Chiến tranh cách mạng
GV nêu một vài câu hỏi để HS nhận xét một vài bức tranh
khác của họa sĩ
+ Về bố cục
+ Tư thế của các nhân vật trong tranh
+ Màu sắc trong tranh
GV yêu câu HS nêu cảm nhận của mình về bức tranh - HS nêu cảm nhận
Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá chung.