IV. DẶN DÒ: Sưu tầm tranh ảnh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân ở sách báo.
Bài 21: Tập nặn tạo dáng ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I. MỤC TIÊU:
- HS có khả năng quan sát, biết cách nặn các hình khối.
- HS nặn được các hình người, đồ vật, con vật…và tạo dáng theo ý mình. - HS ham thích sáng tạo và cảm nhận vẻ đẹp của hình khối.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- SGK, SGV.
- Sưu tầm một số tượng, đồ mỹ nghệ, một vài đồ vật, con vật được tạo dáng bằng những vật liệu khác nhau... (nếu có điều kiện)
- Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn.
Học sinh:
- SGK.
- Sưu tầm tượng, đồ mỹ nghệ, một vài đồ vật, con vật….(nếu có) - Bài nặn con vật của các bạn lớp trước (nếu có).
- Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn hoặc đồ dùng để vẽ hay xé dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp : - HS trật tự
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
GV giới thiệu các hình ảnh minh họa trong SGK. SHV, ở bộ ĐDDH để HS thấy được sự phòng phú về hình thức và ý nghĩa của các hình nặn
- HS quan sát, lắng nghe
- Xem các tượng bằng các chất liệu khác nhau, với các hình dáng tư thế khác nhau.
Hoạt động 2: Cách nặn
GV nhắc HS cách nặn ở các bài học trước : - HS lắng nghe + Nhớ lại hình dáng, đặc điểm của hình ảnh sẽ nặn
+ Chọn màu đất nặn
+ Nhào kỹ đất cho mềm, dẻo trước khi nặn
+ Nặn từng bộ phận sau đó gắn các bộ phận lại với nhau + Tạo dáng cho sinh động
Hoạt động 3: Thực hành
Có hai cách tiến hành - HS thực hành bài nặn
- Cho HS chọn hình định nặn
GV quan sát và hướng dẫn thêm cho các em để các em hoàn thành bài tập
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
GV yêu cầu trình bày bài nặn theo nhóm và cá nhân để cả lớp tham gia nhận xét, xếp loại
- HS nhận xét GV khen ngợi các bài nặn đẹp
GV nhận xét chung tiết học
GV chọn một số bài nặn đẹp làm ĐDDH
IV. DẶN DÒ:
Sưu tầm kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm và một số kiểu chữ khác ở các sách báo.