- Giới thiệu bài.
Bài 13: Tập nặn tạo dáng NẶN DÁNG NGƯỜ
NẶN DÁNG NGƯỜI
I. MỤC TIÊU:
- HS nhận biết được đặc điểm của một số dáng người trong hoạt động. - HS biết cách nặn một số dáng người đơn bản.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tượng thể hiện về con người.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- SGK, SGV.
- Sưu tầm tranh ảnh về các dáng người đang hoạt động.. - Một số ảnh chụp các bức tượng về dáng người (nếu có). - Bài nặn của HS khóa trước
- Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn.
Học sinh:
- SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh theo nội dung của bài. - Bài nặn của các bạn lớp trước (nếu có).
- Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn hoặc đồ dùng để vẽ hay xé dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp : - HS trật tự
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh và các tranh ảnh các bức tượng về dáng người đồng thời đặt câu hỏi gợi ý để HS suy nghĩ trả lời:
- HS quan sát, lắng nghe câu hỏi
- Nêu các bộ phận của cơ thể con người.
- Mỗi bộ phận cơ thể có hình dạng gì. - HS trả lời - Nêu một số dáng hoạt động của con người
- Nhận xét về tư thế của các bộ phận cơ thể người ở một số dáng hoạt động.
Hoạt động 2: Cách nặn
GV nêu các bước nặn và nặn mẫu cho HS quan sát: - HS lắng nghe + Nặn các bộ phận chính trước, nặn các chi tiết sau, rồi
ghép, dính và chỉnh sửa lại cho cân đối
+ Có thể nặn hình người từ một thỏi đất và nặn thêm các chi tiết như tóc, mắt, áo…rồi tạo dáng theo ý thích.
- GV gợi ý HS sắp xếp các hình nặn theo đề tài. Ví dụ » + Kéo co
+ Bơi thuyền + Đấu vật….
Hoạt động 3: Thực hành
GV cho HS nặn theo nhóm + Dáng người cõng, bế em
GV góp ý, hướng dẫn thêm, khuyễn khích các em tìm các + Dáng người chạy, nhảy dáng người phong phú, sinh động hơn. đá cầu, đá bóng,……
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
GV cùng HS chọn và nhận xét, xếp loại một số bài nặn - HS nhận xét theo cảm nhận riêng của mình GV khen ngợi các bài nặn đẹp
GV nhận xét chung tiết học
GV chọn một số bài nặn đẹp làm ĐDDH
IV. DẶN DÒ: