IV. DẶN DÒ: Quan sát và sưu tầm tranh ảnh về những nội dung mà em yêu thích.
Bài 29: Tập nặn tạo dáng ĐỀ TÀI NGÀY HỘ
ĐỀ TÀI NGÀY HỘI
I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu được nội dung của một số ngày lễ hội.
- HS biết cách nặn và sắp xếp các hình nặn theo đề tài.
- HS yêu mến quê hương và trân trọng các phong tục tập quán.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- SGK, SGV.
- Sưu tầm tranh ảnh ngày lễ hội.
- Sưu tầm một số hình nặn của nghệ nhân về đề tài ngày hội (nếu có) - Đất nặn hoặc giấy màu, hồ dán….
Học sinh:
- SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh về ngày hội…
- Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn hoặc đồ dùng để vẽ hay xé dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp : - HS trật tự
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
GV yêu cầu HS kể về những ngày hội ở quê hương hoặc lễ hội mà em biết
- HS quan sát, lắng nghe GV gợi ý để HS nhớ lại các hoạt động trong các dịp lễ hội
GV cho HS xem một số tranh ảnh về lễ hội kèm theo các hoạt động trong lễ hội.
- GV yêu cầu HS chọn nội dung và nêu các hình ảnh sẽ nặn hoặc xé dán.
Hoạt động 2: Cách nặn
GV yêu cầu HS chọn nội dung từ đó tìm các hình ảnh chính và phụ để nặn
- HS lắng nghe GV gợi ý để HS nhớ lại cách nặn :
+ Nặn từng bộ phận sau đó gắn các bộ phận lại với nhau + Nặn thêm các hình ảnh phụ và chi tiết (cờ, trống….) + Tạo dáng cho sinh động, sau đó sắp xếp lại đề tài.
Hoạt động 3: Thực hành
- Cho HS thực hành theo cá nhân
- Cho thực hành theo nhóm. - Có sự phân công trong
bài nặn GV quan sát và hướng dẫn thêm cho các em để các em
hoàn thành bài tập
GV khuyến khích các em chọn nhiều đề tài khác nhau, tìm ra cách thể hiện sinh động, hấp dẫn.
Nếu chưa có điều kiện nặn, GV có thể hướng dẫn HS vẽ hoặc xé dán (nên cho thực hành trên khổ giấy lớn, chọn một số bài đẹp làm ĐDDH)
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
GV yêu cầu trình bày bài nặn theo nhóm và cá nhân để cả lớp tham gia nhận xét, xếp loại
- HS nhận xét GV khen ngợi các bài nặn đẹp
GV nhận xét chung tiết học
GV chọn một số bài nặn đẹp làm ĐDDH
IV. DẶN DÒ: