1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn chuyên ngành bảo hiểm Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm con người phi nhân thọ tại PJICO Thăng Long

85 1,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 814,5 KB

Nội dung

1.1.2.4 Quyền lợi của người thụ hưởng bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm con người là độc lập nhau Trong BHCN, một người có thể đồng thời là NĐBH ở nhiều hợp đồngBHCN khác nhau, khi xả

Trang 1

KHOA NGÂN HÀNG - BẢO HIỂM

Chuyên ngành: Tài chính Bảo hiểm

Giảng viên hướng dẫn : ThS Đoàn Thu Hương

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hìnhthực tế của đơn vị thực tập

Hà Nội, ngày 5 tháng 9 năm 2013

Lê Thị Hiên

Trang 3

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM CON NGƯỜI PHI NHÂN THỌ 3

1.1 Khái quát chung về bảo hiểm con người phi nhân thọ 3

1.1.1 Khái niệm và vai trò của bảo hiểm con người phi nhân thọ 3

1.1.2 Đặc trưng của bảo hiểm con người phi nhân thọ 5

1.1.3 Phân loại bảo hiểm con người phi nhân thọ 6

1.2 Nội dung một số nghiệp vụ bảo hiểm con người cơ bản 6

1.2.1 Bảo hiểm tai nạn thân thể con người 6

1.2.2 Bảo hiểm sức khỏe 11

1.2.3 Bảo hiểm hỗn hợp “tai nạn” và “sức khỏe” 16

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CON NGƯỜI PHI NHÂN THỌ TẠI PJICO THĂNG LONG 19

2.1 Giới thiệu khái quát về Tổng Công ty Bảo hiểm PJICO và Công ty PJICO Thăng Long 19

2.1.1 Giới thiệu chung về Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm PJICO 19

2.1.2 Sự hình thành và phát triển của PJICO Thăng Long 21

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của PJICO Thăng Long 22

2.1.4 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của PJICO Thăng Long 23

2.1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật của PJICO Thăng Long 25

2.1.6 Hệ thống các nghiệp vụ bảo hiểm 26

2.1.7 Kết quả kinh doanh của PJICO Thăng Long giai đoạn 2010 - 2012 .27 2.1.8 Những thuận lợi và khó khăn của PJICO Thăng Long 27

Trang 4

2.2 Thị trường bảo hiểm con người phi nhân thọ tại Việt Nam giai đoạn

2010 - 2012 28

2.2.1 Tình hình chung 28

2.2.2 Những thuận lợi và khó khăn cơ bản của thị trường bảo hiểm con người phi nhân thọ 31

2.3 Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ ở PJICO Thăng Long 34

2.3.1 Tình hình khai thác 34

2.3.2 Kênh phân phối và đội ngũ khai thác 36

2.3.3 Công tác đề phòng hạn chế tổn thất 40

2.3.4 Công tác giám định, bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm 42

2.3.5 Kết quả triển khai nghiệp vụ BHCN phi nhân thọ tại PJICO Thăng Long 50

2.4 Đánh giá chung 53

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM TRIỂN KHAI TỐT HƠN NGHIỆP VỤ BẢO.54 3.1 Một số giải pháp 54

3.1.1 Giải pháp cho công tác khai thác 54

3.1.2 Giải pháp trong công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 60

3.1.3 Giải pháp trong công tác giám định, bồi thường và trả tiền bảo hiểm.63 3.1.4 Phòng chống gian lận và trục lợi bảo hiểm 68

3.1.5 Một số giải pháp khác 69

3.2 Một số kiến nghị 70

3.2.1 Một số kiến nghị đối với Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng liên quan 70

3.2.2 Một số kiến nghị đối với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam 73

KẾT LUẬN 77

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 BHCN PNT Bảo hiểm con người phi nhân thọ

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Nguồn nhân lực của PJICO Thăng Long năm 2012

Bảng 2.2 Các nghiệp vụ bảo hiểm chính

Bảng 2.3 Kết quả kinh doanh của PJICO Thăng Long giai đoạn

2010 – 2012

Bảng 2.4 Doanh thu và bồi thường nghiệp vụ BHCN PNT giai

đoạn 2010 - 2012Bảng 2.5 Hệ thống sản phẩm BHCN PNT tại PJICO Thăng Long

Bảng 2.6 Số hợp đồng BHCN được khai thác tại PJICO Thăng

Long giai đoạn 2010 – 2012

Bảng 2.7 Chi đề phòng hạn chế tổn thất nghiệp vụ BHCN tại

PJICO Thăng Long giai đoạn 2010 – 2012

Bảng 2.8 Chi giám định tổn thất trong bảo hiểm con người tại

PJICO Thăng Long giai đoạn 2010 – 2012

Bảng 2.9 Kết quả bồi thường BHCN tại PJICO Thăng Long

giai đoạn 2010 – 2012Bảng

2.10

Kết quả triển khai nghiệp vụ BHCN tại PJICO Thăng Long

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của PJICO Thăng Long

Hình 2.2 Quy trình khai thác BHCN tại PJICO Thăng Long

Hình 2.3 Quy trình bồi thường BHCN tại PJICO Thăng Long

Trang 8

Bảo hiểm ra đời như là chiếc lá chắn cho mọi người và cho toàn xã hộitrước những rủi ro không lường trước, những nguy cơ tiềm ẩn có thể đe dọađến tính mạng, sức khỏe con người…ảnh hưởng đến cuộc sống của cá nhân,gia đình và sự ổn định chung của cả cộng đồng Bảo hiểm giúp con ngườicảm thấy yên tâm hơn trong công việc và trong mọi hoạt động xã hội hay nóicách khác bảo hiểm chính là tay vịn cho mỗi người để bước lên những bậcthang cao dần trong cuộc sống.

Như vậy, khi nền kinh tế phát triển, đời sống con người ngày một nângcao và những rủi ro mà con người có nguy cơ gặp phải ngày càng có xuhướng gia tăng thì BHCN PNT có đối tượng là tính mạng, sức khoẻ và khảnăng lao động của con người ngày càng được quan tâm

Nhận thức được vai trò quan trọng của BHCN PNT, các Công ty bảohiểm phi nhân thọ từ khi bắt đầu gia nhập thị trường đã không ngừng nghiêncứu và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm BHCN với các đặc điểm khác nhau.Trong số các Công ty đó, PJICO cũng đã tiến hành triển khai và hoàn thiệnnhiều sản phẩm BHCN nhằm đa dạng hoá sản phẩm, tạo thế cạnh tranh trênthị trường góp phần vào mục đích nhân văn cao cả

Được học chuyên ngành Tài chính bảo hiểm và thực tập tại Công ty bảohiểm PJICO Thăng Long đã giúp em hiểu nhiều vấn đề thực tế về bảo hiểm

Trang 9

và thị trường bảo hiểm Việt Nam; hoàn thiện hơn hệ thống lý luận đã đượchọc trong trường học

Trong thời gian thực tập, được sự giúp đỡ tận tình của Phòng Bảo hiểmcon người – PJICO Thăng Long em đã tìm hiểu được một số vấn đề liên quanđến BHCN PNT và nhận thấy tình hình triển khai nghiệp vụ này tại PJICOThăng Long còn tồn tại một số vấn đề nên chưa đạt được kết quả như khả

năng thực sự của Chi nhánh Chính vì thế em đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm con người phi nhân thọ tại PJICO Thăng Long” Hi vọng qua đây sẽ đóng góp một số ý

kiến giúp PJICO Thăng Long nâng cao được kết quả kinh doanh nghiệp vụbảo hiểm con người

Với phạm vi của đề tài là nghiệp vụ BHCN tại PJICO Thăng Long, trên

cơ sở nghiên cứu, phân tích, ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kếtcấu như sau:

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM CON NGƯỜI PHI NHÂN

THỌ

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CON NGƯỜI

PHI NHÂN THỌ TẠI PJICO THĂNG LONG

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TRIỂN KHAI TỐT

HƠN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CON NGƯỜI PHI NHÂN THỌ TẠI PJICO THĂNG LONG

Đề tài được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo – ThS.Đoàn Thu Hương cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ nhân viên ở PJICOThăng Long

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 10

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG

VỀ BẢO HIỂM CON NGƯỜI PHI NHÂN THỌ

1.1 Khái quát chung về bảo hiểm con người phi nhân thọ

1.1.1 Khái niệm và vai trò của bảo hiểm con người phi nhân thọ

1.1.1.1 Khái niệm bảo hiểm con người phi nhân thọ

Bảo hiểm con người phi nhân thọ là loại bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm

là tính mạng, sức khỏe và khả năng lao động của con người BHCN khôngbảo hiểm cho những rủi ro về tài sản và trách nhiệm mà bảo hiểm cho rủi rotác động trực tiếp đến người được bảo hiểm Những rủi ro này là tai nạn, ốmđau, bệnh tật Cùng một rủi ro có thể gây ra hậu quả về tài sản, trách nhiệmdân sự và làm tổn hại thân thể con người Nhưng chỉ những tổn hại về thânthể mới là đối tượng của hợp đồng BHCN

1.1.1.2 Vai trò của bảo hiểm con người phi nhân thọ

Con người là “tài nguyên” vô cùng quý giá của mọi quốc gia, mọi dântộc, việc bảo vệ con người luôn là việc làm được quan tâm hàng đầu Hiệnnay điều kiện kinh tế, xã hội đã phát triển cùng với những tiến bộ về mọi mặtcủa cuộc sống, con người dần có sức khỏe tốt hơn, tuổi thọ cao hơn, các cănbệnh được đẩy lùi nhờ tìm ra những phương thuốc chữa trị…Tuy nhiên nhữngrủi ro mà con người có thể gặp phải không vì thế mà giảm đi thậm chí còntăng, khi mà hiện nay với những mặt trái của tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng

đã tác động rất nhiều tới con người, đó là tai nạn giao thông tăng, là ảnhhưởng của khí độc từ các nhà máy đến bầu khí quyển, là những căn bệnh lạ,những đại dịch bệnh bùng phát mà chưa được đẩy lùi…Nếu một khi ngườinào đó gặp phải rủi ro trong cuộc sống thì không chỉ cuộc sống của người đó

bị ảnh hưởng mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới gia đình họ và xã hội Chính vì

Trang 11

vậy, con người luôn tìm cách để ngăn chặn những rủi ro có thế xảy ra đối vớimình trong đó bảo hiểm là một trong những sự lựa chọn của con người.

BHCN PNT ra đời có một vai trò vô cùng to lớn không chỉ đối với chínhngười tham gia bảo hiểm mà còn đối với toàn xã hội

Đối với người tham gia bảo hiểm, khi tham gia bảo hiểm họ có quyền

yên tâm hơn về mặt tinh thần trong cuộc sống, yên tâm trong hoạt động vàsản xuất Mặt khác, khi tham gia bảo hiểm còn đảm bảo cho họ và gia đình cómột nguồn tài chính cần thiết để đối phó với cuộc sống khi không may rủi roxảy ra Bởi khi rủi ro xảy ra thu nhập của người đó có thể bị giảm hoặc mất và

sẽ tạo gánh nặng cho gia đình họ Hơn nữa, khi khách hàng tham gia bảohiểm cho người thân còn thể hiện sự quan tâm của mình tới người thân, cũng

có thể tạo nên một động lực cho cuộc sống

Đối với các tổ chức, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm cho nhân viên vừa

thể hiện được sự quan tâm tới người lao động khiến họ yên tâm làm việc, gópphần nâng cao được năng suất và lợi nhuận của công ty Mặt khác, khi có rủi

ro xảy ra thì tổ chức, doanh nghiệp cũng giảm được những khoản chi phí vìkhi đó đã có bảo hiểm chịu trách nhiệm chi trả Hơn nữa, với việc làm đócũng nâng cao được uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường

Đối với xã hội, BHCN PNT góp phần chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng

và cho toàn xã hội, thể hiện sự tương thân tương ái của những người tham giabảo hiểm Mặt khác, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, chính sự bồi thườngcủa DNBH giúp khách hàng ổn định cuộc sống khi gặp phải rủi ro giúp chonhà nước trả chi phí hỗ trợ ít hơn, dành số tiền đó đầu tư phát triển kinh tế xãhội, quay trở lại đảm bảo cuộc sống ổn định cho người dân Đồng thời, làcông cụ huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong công chúng, tạo việc làm và giảiquyết các vấn đề về xã hội

Trang 12

1.1.2 Đặc trưng của bảo hiểm con người phi nhân thọ

1.1.2.1 Đối tượng bảo hiểm là tính mạng, sức khỏe và khả năng lao động của con người

Tính mạng, sức khỏe của con người là vô giá, không có một cơ sở,phương pháp khoa học nào có thể lượng hóa giá trị con người bằng mộtkhoản tiền cụ thể Vì vậy, BHCN không nhằm mục đích khôi phục lại giá trịcủa ĐTBH khi gặp rủi ro, mà có mục đích chi trả những khoản tiền bảo hiểmtheo quy định HĐBH nhằm đem lại sự ổn định về cuộc sống của con người.Trong hợp đồng BHCN không tồn tại điều khoản về giá trị bảo hiểm

1.1.2.2 Cách xác định số tiền bảo hiểm

Để xác định trách nhiệm tối đa của NBH trong việc chi TTBH và có cơ

sở định phí cho các hợp đồng BHCN, NBH phải xác định được STBH củahợp đồng Trong các hợp đồng BHCN, STBH được xác định dựa trên sự thỏathuận giữa bên mua bảo hiểm và DNBH STBH của hợp đồng do NBH xácđịnh ngay từ khi thiết kế sản phẩm bảo hiểm và thường chia thành nhiều mứckhác nhau

Cơ sở để NBH đưa ra các mức STBH của hợp đồng thường dựa vào cácyếu tố: mức thu nhập bình quân của dân cư, mức chi phí y tế trung bình, tìnhhình cạnh tranh trên thị trường của các sản phẩm bảo hiểm cùng loại…

1.1.2.3 Nguyên tắc trả tiền bảo hiểm

Khi phát sinh SKBH, việc TTBH trong các hợp đồng BHCN thườngđược áp dụng theo nguyên tắc khoán Theo nguyên tắc khoán, khi xảy ra cácSKBH, DNBH căn cứ vào STBH của hợp đồng đã ký kết và các quy định đãthỏa thuận trong hợp đồng để TTBH cho người thụ hưởng Khoản tiền nàykhông nhằm mục đích bồi thường thiệt hại mà chỉ mang tính chất thực hiện

Trang 13

cam kết của hợp đồng theo mức khoán đã quy định Do vậy, số tiền trả đãđược định mức trước trong hợp đồng và không phụ thuộc vào giá trị thiệt hạicủa đối tượng bảo hiểm mà phụ thuộc vào STBH đã ký kết cùng với nhữngquy định đã thỏa thuận trong hợp đồng Khoản tiền trả theo nguyên tắc khoán

có thể thấp hơn, hoặc cao hơn, hoặc cũng có thể ngang bằng thiệt hại củaNĐBH và để nhận số tiền trước này, người tham gia bảo hiểm phải trả mộtkhoản phí bảo hiểm tương ứng

Việc áp dụng nguyên tắc khoán kéo theo hệ quả không áp dụng nguyêntắc thế quyền trong BHCN Ngoài nguyên tắc khoán, một số ít nghiệp vụBHCN áp dụng nguyên tắc bồi thường

1.1.2.4 Quyền lợi của người thụ hưởng bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm con người là độc lập nhau

Trong BHCN, một người có thể đồng thời là NĐBH ở nhiều hợp đồngBHCN khác nhau, khi xảy ra SKBH liên quan đến trách nhiệm TTBH, trừmột số ít hợp đồng trả tiền theo nguyên tắc bồi thường (bảo hiểm chi phí y tế)thì việc trả ở các HĐBH là hoàn toàn độc lập nhau Đặc trưng này của BHCNhoàn toàn khác biệt với các HĐBH phi nhân thọ khác, song hoàn toàn phùhợp với đối tượng và kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm

1.1.3 Phân loại bảo hiểm con người phi nhân thọ

Dựa vào đối tượng bảo hiểm BHCN PNT gồm: bảo hiểm tai nạn thân thểcon người, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hỗn hợp “tai nạn” và “sức khỏe”

1.2 Nội dung một số nghiệp vụ bảo hiểm con người cơ bản

1.2.1 Bảo hiểm tai nạn thân thể con người

1.2.1.1 Khái niệm về tai nạn

Trong kinh doanh bảo hiểm, tai nạn được hiểu như sau: “Là một sự kiện

Trang 14

bất ngờ không lường trước, ngoài ý muốn của NĐBH, từ bên ngoài tác độnglên thân thể NĐBH và là nguyên nhân trực tiếp làm NĐBH tử vong hoặcthương tật thân thể”.

1.2.1.2 Hậu quả của tai nạn và các nghiệp vụ bảo hiểm tương ứng

Tử vong do tai nạn và bảo hiểm tử vong: Đây là hậu quả xấu nhất về

người khi gặp phải tai nạn Khi xảy ra tai nạn, người bị tai nạn tử vong ngayhoặc có thể sau một thời gian cứu chữa mới dẫn đến tử vong

Bảo hiểm tử vong do tai nạn có mục đích trả một số tiền ấn định ghi trêngiấy chứng nhận bảo hiểm hoặc trên HĐBH cho người thụ hưởng bảo hiểm,trong trường hợp NĐBH tử vong do tai nạn Việc TTBH dựa trên nguyên tắc

là trả toàn bộ STBH ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc trên HĐBH, trảphần chênh lệch giữa STBH tử vong với STBH thương tật cùng phát sinhtrong rủi ro

Thương tật thân thể do tai nạn và bảo hiểm thương tật

Thương tật thân thể do tai nạn là hậu quả trực tiếp của một tai nạn màkhông phải là kết quả tích tụ của một loạt các tai nạn hay chấn thương vàkhông trực tiếp hay gián tiếp gây ra bởi, đóng góp và/ hoặc bị trầm trọng do

sự suy nhược cơ thể, khuyết tật, quá trình lão hóa hay bệnh tật có sẵn

Bảo hiểm thương tật do tai nạn có mục đích trả một STBH trong trườnghợp NĐBH bị thương tật thân thể do tai nạn Việc TTBH thương tật được ápdụng theo nguyên tắc khoán STBH trả được xác định theo tỷ thương tật vàSTBH của hợp đồng đã ký kết Tỷ lệ thương tật được ấn định bằng một ba –rem kèm theo phần mục lục của HĐBH Ba – rem này có thể do ngành y tếquy định hoặc do công ty bảo hiểm đưa ra và được cấp thẩm quyền phê duyệt

Ở nước ta gọi là “Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật” Theo bảng này, trừtrường hợp thương tật toàn bộ, mỗi thương tật bộ phận tương ứng với một

Trang 15

thang tỷ lệ TTBH Các DNBH không được trả thấp hơn tỷ lệ thấp nhất vàkhông trả cao hơn tỷ lệ cao nhất của thang Việc xét giải quyết TTBH sẽ căn

cứ vào chứng từ điều trị của nạn nhân và các quy định

Mất khả năng lao động do tai nạn và bảo hiểm trợ cấp mất khả năng lao động

Sau một tai nạn, một người phải ngừng hoàn toàn hoặc một thời gianhoạt động nghề nghiệp của mình thì gọi là mất khả năng lao động Mất khảnăng lao động tạm thời là trạng thái ngừng các hoạt động nghề nghiệp trongmột thời gian ngắn, sau đó họ khôi phục được các hoạt động như trước Mấtkhả năng lao động vĩnh viễn là trạng thái mất khả năng lao động do mất hẳntoàn bộ hoặc từng phần các bộ phận trên cơ thể con người, hoặc làm rối loạnlâu dài các chức năng của bộ phận tổn hại Mất khả năng lao động vĩnh viễnđược xác định bằng một tỷ lệ xác định

Bảo hiểm trợ cấp mất khả năng lao động có mục đích trợ cấp cho NĐBHmột khoản tiền nhằm đảm bảo ổn định về thu nhập của NĐBH Việc trả tiềnbảo hiểm được thực hiện theo nguyên tắc khoán đã quy định trong hợp đồng

1.2.1.3 Hợp đồng bảo hiểm tai nạn con người

Hình thức ký hợp đồng: Bảo hiểm cá nhân và bảo hiểm nhóm.

 Bảo hiểm cá nhân là HĐBH chỉ có một NĐBH Tất cả các rủi ro đều

có thể được đảm bảo bằng một HĐBH cá nhân

 Bảo hiểm nhóm (Bảo hiểm tập thể) là HĐBH có nhiều NĐBH.HĐBH nhóm là gắn bó giữa ba người: NĐBH, người mua bảo hiểm và NBH Trong HĐBH nhóm, giữa người mua bảo hiểm và NĐBH phải có mốiquan hệ được pháp luật thừa nhận; người tham gia bảo hiểm có thể loại trừNĐBH ra khỏi hợp đồng trong trường hợp NĐBH bị chết, hoặc giữa người ký

Trang 16

kết và NĐBH không còn tồn tại mối quan hệ được pháp luật thừa nhận, hoặcNĐBH không trả phí bảo hiểm; người tham gia bảo hiểm trong các HĐBHnhóm là người có quyền tự thỏa thuận với nhà bảo hiểm thay đổi các điềukhoản của HĐBH, nhưng phải thông báo cho NĐBH biết và họ có thể rútkhỏi hợp đồng nếu họ không đồng ý và bảo hiểm nhóm chỉ ký kết cho thờihạn một năm bởi các thành viên trong nhóm có thể thay đổi theo năm.

Người được bảo hiểm của HĐBH tai nạn con người

Ở Việt Nam hiện nay tuổi của NĐBH trong bảo hiểm tai nạn con ngườithường là từ 12 tháng tuổi đến 65 tuổi, nhưng loại trừ một số đối tượng sau:Những người đang bị mắc bệnh thần kinh và những người đang bị tàn phếhoặc thương tật vĩnh viễn từ 50% trở lên NĐBH của loại hình bảo hiểm nàyvẫn được tham gia và hưởng quyền lợi của các loại hình bảo hiểm khác

Phạm vi bảo hiểm và những loại trừ bảo hiểm

 Phạm vi bảo hiểm: Những tai nạn gây tử vong hoặc thương tật về thânthể của NĐBH

 Loại trừ bảo hiểm:

+ Những sự kiện bảo hiểm không phải là tai nạn thân thể

+ NĐBH vi phạm nghiêm trọng pháp luật, nội quy, quy định của cơquan, của chính quyền địa phương…

+ NĐBH sử dụng hoặc bị ảnh hưởng của các chất kích thích như: rượu,bia, ma túy…

+ NĐBH tham gia vào các hoạt động tính chất nguy hiểm

+ NĐBH tham gia các hoạt động hàng không, trừ phi là hành khách.+ NĐBH tham gia đánh nhau, trừ trường hợp phòng vệ chính đáng

Trang 17

+ Các rủi ro có tính chất thảm họa nhiễm phóng xạ, động đất, núi lửa…+ Các rủi ro với hậu quả xã hội lan rộng: chiến tranh, đình công…

STBH – phí bảo hiểm

 Số tiền bảo hiểm: STBH được xác định theo sự thỏa thuận giữa bênmua bảo hiểm và DNBH STBH là giới hạn trách nhiệm tối đa của DNBH vớiNĐBH trong một vụ tai nạn

 Phí bảo hiểm: Tuân theo quy trình tính toán phí chung Mức phí bảohiểm mà người tham gia bảo hiểm phải trả cho NBH khi giao kết hợp đồngđược xác định theo tỷ lệ phí toàn bộ và STBH đã thỏa thuận

Hiệu lực của HĐBH tai nạn con người: Hiệu lực của HĐBH bắt đầu

từ khi người ký kết bảo hiểm đóng phí bảo hiểm theo quy định trong hợpđồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm Kết thúc khi hết hạn theo thời gian đãquy định tại HĐBH hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm, hoặc khi NĐBH bị chết.Trường hợp một trong hai bên hủy bỏ HĐBH phải thông báo cho bên kiabiết trước theo thời gian đã quy định Nếu hủy bỏ được chấp nhận khi NĐBHchưa lần nào được NBH chấp nhận trả tiền bảo hiểm thì NBH sẽ hoàn phí chokhoảng thời gian còn lại theo một tỷ lệ nhất định

Trả tiền bảo hiểm tai nạn con người

Trong thời hạn của hợp đồng xảy ra SKBH gây tổn hại thân thể NĐBH,NBH sẽ thực hiện cam kết của hợp đồng TTBH cho người thụ hưởng

Thủ tục trả tiền bảo hiểm: Khi yêu cầu DNBH trả tiền, NĐBH hoặcngười thừa kế hợp pháp phải gửi cho NBH chứng từ sau trong vòng 1 tháng

kể từ ngày NĐBH điều trị khỏi hoặc bị chết Trường hợp NĐBH ủy quyềncho người khác nhận STBH phải có giấy ủy quyền

Trang 18

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bản sao (trích) danh sách NĐBH+ Biên bản tai nạn có xác nhận của cơ quan, chính quyền địa phươnghoặc công an nơi NĐBH bị nạn

+ Xác nhận của cơ quan y tế (Giấy ra viện, phiếu điều trị và các giấy tờ

có liên quan đến điều trị tai nạn)

+ Giấy chứng tử và giấy tờ xác nhận quyền thừa kế hợp pháp (trườnghợp chết)

 Trả tiền bảo hiểm

+ Trường hợp NĐBH chết do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, NĐBHtrả toàn bộ STBH ghi trong hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm

+ NĐBH bị thương tật thân thể do tai nạn NBH trả tiền theo quy địnhtại “Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật”

+ Trường hợp bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, sau một thời gian đãquy định trong hợp đồng NĐBH bị chết do hậu quả của vụ tai nạn đó thì NBH

sẽ trả phần chênh lệch giữa STBH ghi trong hợp đồng hoặc giấy chứng nhậnbảo hiểm với số tiền đã trả trước đó

Quyền lợi bảo hiểm được trả cho NĐBH hoặc người mà NĐBH ủyquyền Trường hợp NĐBH chết thì người thừa kế hợp pháp sẽ được nhận sốtiền đó

1.2.2 Bảo hiểm sức khỏe

1.2.2.1 Một số khái niệm

Bệnh tật là “sự biến chất về sức khỏe” dù bất kỳ nguyên nhân gì, bao

hàm cả nguyên nhân lây truyền…

Bệnh viện là một cơ sở khám bệnh được nhà nước công nhận, cấp

Trang 19

giấy phép hoạt động và có khả năng, có phương tiện chuẩn đoán bệnh, điều trịhoặc phẫu thuật, có điều kiện thuận lợi cho việc điều trị và có phiếu theo dõisức khỏe hàng ngày cho mỗi bệnh nhân của mình.

Nằm viện là việc NĐBH cần lưu trú ít nhất 24 giờ liên tục ở trong

bệnh viện để điều trị khỏi về lâm sàng, bao gồm cả việc sinh đẻ hoặc điều trịthời kỳ có thai

Phẫu thuật là một phương pháp khoa học để điều trị thương tật hoặc

bệnh tật được thực hiện bởi những phẫu thuật viên có bằng cấp thông quanhững ca mổ bằng tay với các dụng cụ y tế hoặc bằng máy móc y tế trongbệnh viện

Bệnh đặc biệt là những bệnh ung thư và u các loại, huyết áp, tim

mạch, viêm loét dạ dày… thuộc danh mục mà Bộ Y tế quy định

Bệnh có sẵn là bệnh tật có từ trước ngày bắt đầu bảo hiểm và do bệnh

này NĐBH được điều trị trong vòng 3 năm trước, các triệu chứng đã xuấthiện khiến cho NĐBH phải đi khám, điều trị hoặc do tình trạng đó mà chuyêngia y tế đã khuyên NĐBH nên điều trị, bất kể NĐBH đã điều trị hay chưa

1.2.2.2 Hậu quả của bệnh tật và một số nghiệp vụ tương ứng

Tử vong do bệnh tật và bảo hiểm tử vong do bệnh tật

Khi NĐBH gặp phải một loại bệnh nguy hiểm hoặc các bệnh không đượcđiều trị kịp thời, điều trị không tích cực các loại bệnh đó có thể dẫn đến tửvong Hậu quả tử vong do bệnh tật thường để lại cho gia đình người bệnhgánh nặng về tài chính, vì đã phải bỏ ra các chi phí cứu chữa trước khi ngườibệnh tử vong, chi phí mai táng… Bảo hiểm tử vong do bệnh tật sẽ giúp chogia đình NĐBH giảm bớt khó khăn này

Bảo hiểm tử vong do bệnh tật có mục đích trả một STBH ấn định cho

Trang 20

người thụ hưởng trong trường hợp NĐBH bị tử vong do bệnh tật.

Chi phí y tế phát sinh do bệnh tật và bảo hiểm trợ cấp chi phí y tế

NĐBH khi ngã bệnh thường phát sinh các chi phí y tế Để khắc phụcthiệt hại về tài chính khi có rủi ro ốm đau xảy ra NBH tiến hành bảo hiểm trợcấp chi phí y tế (Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật) Đây là loại bảohiểm phổ biến và quan trọng nhất trong bảo hiểm sức khỏe

Bảo hiểm trợ cấp chi phí y tế có mục đích bù đắp các tổn thất về chi phíphát sinh do bệnh tật gây ra cho NĐBH, bù đắp phần thiếu hụt các khoản trợcấp của quỹ bảo trợ xã hội trong trường hợp NĐBH được hưởng trợ cấpBHXH Đây là loại BHCN duy nhất áp dụng nguyên tắc bồi thường và có tồntại quyền khiếu nại đòi người thứ ba Việc TTBH có thể áp dụng hai cơ chếsau: TTBH bổ sung cho bảo trợ xã hội, trả tiền trợ cấp theo định mức

Trường hợp NĐBH phải phẫu thuật: Việc trả tiền trợ cấp chi phí phẫuthuật được xác định dựa vào “Bảng tỷ lệ trả tiền phẫu thuật” và tuân thủ cácnguyên tắc theo quy định

Mất khả năng lao động do bệnh tật và bảo hiểm mất khả năng lao động

Sau một bệnh tật NĐBH có thể bị mất khả năg lao động tạm thời hoặcmất khả năng lao động vĩnh viễn, hậu quả của tình trạng này là NĐBH sẽ bịgiảm hoặc mất thu nhập Bảo hiểm mất khả năng lao động do bệnh tật đượctiến hành cùng với bảo hiểm mất khả năng lao động do tai nạn, tạo thành bảohiểm mất khả năng lao động

1.2.2.3 Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe

Hình thức ký kết hợp đồng

Trang 21

HĐBH sức khỏe có thể được ký kết theo hình thức bảo hiểm cá nhânhoặc bảo hiểm nhóm Để có cơ sở chấp nhận hay từ chối bảo hiểm và định phíbảo hiểm được chính xác, NBH thường căn cứ vào “Bảng câu hỏi sức khỏe”.Đây là mẫu câu hỏi liên quan đến tình trạng sức khỏe được NBH thiết kế vàcác chuyên gia sức khoẻ thiết kế NĐBH có trách nhiệm trả lời các câu hỏimột cách trung thực, chính xác Trường hợp NĐBH không trung thực, cố ýkhai sai các câu trả lời thì NBH có quyền hủy hợp đồng, còn nếu vô ý thìNĐBH phải nộp thêm phí.

Đối tượng bảo hiểm – Người được bảo hiểm

+ Đối tượng của HĐBH sức khỏe là tính mạng, sức khỏe của NĐBH.+ NĐBH của hợp đồng bao gồm công dân Việt Nam, công dân nướcngoài sinh sống và học tập, công tác tại Việt Nam từ 16 – 65 tuổi, nhữngngười trên 65 tuổi đã tham gia bảo hiểm này ít nhất từ năm 60 tuổi Khôngthuộc đối tượng của loại bảo hiểm này gồm những đối tượng sau:

+ Những người bị bệnh thần kinh, tâm thần, phong

+ Những người bị tàn phế hoặc thương tật vĩnh viễn từ 50% trở lên+ Những người đang trong thời gian điều trị bệnh tật, thương tật

+ Người được bảo hiểm là người có tên trong giấy yêu cầu bảo hiểm vàđược chấp nhận bảo hiểm bằng giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc HĐBH, đượchưởng quyền lợi bảo hiểm khi rủi ro được bảo hiểm xảy ra cho người đó

Phạm vi bảo hiểm và những loại trừ bảo hiểm

 Phạm vi bảo hiểm bao gồm những rủi ro sau xảy ra cho NĐBH:

+ Ốm đau, bệnh tật, thai sản phải nằm viện điều trị hoặc phẫu thuật

+ Tử vong trong thời gian nằm viện hoặc phẫu thuật

Trang 22

 Những loại trừ bảo hiểm

+ Loại trừ theo quy định chung của luật

+ Những loại trừ theo hợp đồng

Cơ sở định phí bảo hiểm: Dựa vào số liệu thống kê về nhịp độ khám

chữa bệnh và các chi phí phát sinh Các yếu tố cơ bản mà người định phí bảohiểm cần dựa vào:

+ Những quy định về bảo trợ xã hội

+ Tuổi và giới tính của NĐBH

+ Phạm vi bảo hiểm

+ Tình trạng sức khỏe của NĐBH

Thời hạn hiệu lực của hợp đồng: NBH sẽ quy định trước một thời hạn

mà HĐBH không có hiệu lực kể từ ngày ký (thời gian chờ) Thời gian chờ dài

hay ngắn là tùy thuộc vào quy định của từng NBH cho từng loại rủi ro Thờigian chờ chỉ áp dụng đối với rủi ro ốm đau, bệnh tật

Trả tiền bảo hiểm

 Thủ tục trả tiền bảo hiểm: Để được trả tiền bảo hiểm, NĐBH hoặcngười thụ hưởng bảo hiểm phải thu thập và gửi cho NBH đầy đủ giấy tờ sau:+ Giấy chứng nhận bảo hiểm

+ Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm

+ Các chứng từ y tế: Giấy ra viện, phiếu điều trị, phiếu mổ (trường hợp

Trang 23

kế hợp pháp nhận được thông báo kết quả giải quyết TTBH của NBH.

1.2.3 Bảo hiểm hỗn hợp “tai nạn” và “sức khỏe”

1.2.3.1 Hợp đồng bảo hiểm kết hợp “tai nạn” và “sức khỏe”

Để thương mại hóa các sản phẩm bảo hiểm, các nhà bảo hiểm đưa ra sảnphẩm bảo hiểm mang tính chất kết hợp HĐBH kết hợp giữa “tai nạn” và “sứckhỏe” bảo hiểm cho cả hai rủi ro xảy ra cho NĐBH trong cùng một hợp đồng

Đối tượng bảo hiểm, NĐBH của HĐBH kết hợp được quy định như

trong các HĐBH tai nạn và bảo hiểm bệnh tật đã quy định

Rủi ro được bảo hiểm của hợp đồng gồm:

 Những tai nạn thân thể gây thương tật thân thể, tử vong hoặc phátsinh các chi phí điều trị cho NĐBH

 Bệnh tật dẫn đến tử vong hoặc phát sinh các chi phí y tế cho NĐBH

 Mất khả năng lao động do tai nạn hoặc bệnh tật

Những rủi ro loại trừ bao gồm loại trừ chung và loại trừ riêng Loại

trừ chung áp dụng cho mọi loại bảo hiểm trong hợp đồng như: chiến tranh,hành vi cố ý của NĐBH hoặc người thừa kế hợp pháp, khủng bố, mưu sát.Loại trừ riêng được áp dụng cho mỗi loại bảo hiểm riêng biệt trong hợp đồng

Thời hạn hiệu lực của hợp đồng: Các loại bảo hiểm trong hợp đồng sẽ

kết thúc cùng một thời điểm, nhưng thời điểm bắt đầu hiệu lực khác nhau.Bảo hiểm tai nạn có hiệu lực ngay sau khi ký kết, hợp đồng bảo hiểm bệnh tật

có hiệu lực sau một khoảng thời gian chờ Nếu hợp đồng được tái tục hàngnăm thì sự khác biệt về thời hạn bắt đầu hiệu lực không tồn tại

1.2.3.2 Một số loại bảo hiểm kết hợp

Bảo hiểm toàn diện học sinh

 Đối tượng bảo hiểm là học sinh đang theo học các trường: nhà trẻ,

Trang 24

mẫu giáo, tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, các trường đại học,cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, học sinh học nghề

 Không thuộc đối tượng này gồm:

+ Những người bị bệnh thần kinh, tâm thần, phong

+ Những người bị tàn phế hoặc thương tật vĩnh viễn từ 50% trở lên+ Những người đang trong thời gian điều trị bệnh tật, thương tật

 Theo loại hình bảo hiểm này người tham gia bảo hiểm có thể lựa chọnhai hay nhiều điều kiện bảo hiểm sau: (A Chết do ốm đau, bệnh tật); (B Chếthoặc thương tật thân thể do tai nạn); (C Phẫu thuật do ốm đau, bệnh tật); (D.Nằm viện do ốm đau, bệnh tật, thương tật thân thể do tai nạn)

 NĐBH chết thuộc phạm vi bảo hiểm, NBH trả toàn bộ STBH NĐBH

bị thương tật thân thể do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, NBH trả tiền bảohiểm theo “Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm” Trường hợp NĐBH phải phẫu thuật

do ốm đau, bệnh tật, NBH trả tiền theo “Bảng tỷ lệ phẫu thuật” Trường hợpNĐBH ốm đau, bệnh tật, tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm phải nằm viện NBHtrả trợ cấp nằm viện theo ngày điều trị và số ngay điều trị được bảo hiểmkhông quá 60 ngày/ năm

Bảo hiểm sinh mạng cá nhân và kết hợp con người

 Đối tượng bảo hiểm là công dân Việt Nam, người nước ngoài đangcông tác, học tập tại Việt Nam từ 16 đến 60 tuổi Không thuộc đối tượng củaloại bảo hiểm này gồm:

+ Những người bị bệnh thần kinh, tâm thần, phong

+ Những người bị tàn phế hoặc thương tật vĩnh viễn từ 50% trở lên

+ Những người đang trong thời gian điều trị bệnh tật, thương tật

Trang 25

 Người tham gia bảo hiểm có thể lựa chọn tham gia hai hay nhiều điềukiện bảo hiểm dưới đây Người mua bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm nào sẽđược trả tiền theo loại bảo hiểm đó.

A Chết do ốm đau, bệnh tật

B Chết hoặc thương tật thân thể do tai nạn

C Ốm đau, bệnh tật, thai sản phải nằm viện điều trị nội trú tại bệnh việnhoặc phẫu thuật

Những điểm loại trừ

+ NĐBH vi phạm nghiêm trọng pháp luật, nội quy, quy định của cơquan, của chính quyền địa phương hoặc các tổ chức xã hội khác, vi phạm luật

lệ an toàn giao thông

+ NĐBH sử dụng và bị ảnh hưởng của rượu, bia, ma túy và các chấtkích thích tương tự khác

+ NĐBH tham gia các hoạt động hàng không, các cuộc diễn tập, huấnluyện quân sự, tham gia chiến tranh của các lực lượng vũ trang

+ Các rủi ro mang tính thảm họa: động đất, núi lửa phun, chiến tranh…

 STBH của hợp đồng được xác định theo thỏa thuận giữa bên bảohiểm và bên mua bảo hiểm trong phạm vi số tiền mà NBH đã giới hạn chotừng điều kiện bảo hiểm

 Phí bảo hiểm của hợp đồng được xác định theo điều kiện bảo hiểm

mà người mua bảo hiểm đã lựa chọn và thời hạn tham gia bảo hiểm

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CON

NGƯỜI PHI NHÂN THỌ TẠI PJICO THĂNG LONG

2.1 Giới thiệu khái quát về Tổng Công ty Bảo hiểm PJICO và Công ty

Trang 26

PJICO Thăng Long

2.1.1 Giới thiệu chung về Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm PJICO

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của PJICO

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) là doanh nghiệp cổphần được thành lập theo Giấy phép số 1873/GP-UB ngày 8 tháng 6 năm

1995 do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp với thời gian hoạtđộng là 25 năm Vốn điều lệ ban đầu của công ty là 55 tỷ đồng, trong đó vốnđiều lệ là 53 tỷ đồng và tiền ký quỹ là 2 tỷ đồng Công ty được cấp Giấychứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 06/TC/GCN ngày 27 tháng 5 năm 1995 của Bộ Tài chính Ngày 15 tháng 4 năm

2004, PJICO nhận Giấy phép điều chỉnh số 06/GPĐC12/KDBH của Bộ TàiChính cho phép Công ty bổ sung vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng

Ngày 21 tháng 12 năm 2006, Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tưthành phố Hà Nội cấp giấy phép sửa đổi Giấy chứng nhận Đăng ký Kinhdoanh công ty cổ phần số 060256 cho phép Công ty bổ sung vốn điều lệ là

140 tỷ đồng

Ngày 07 tháng 04 năm 2008, Công ty được Bộ Tài chính cấp Giấy phépđiều chỉnh số 06/GPDDC22/KDBH chấp nhạn vốn điều lệ của Công ty là335.099.010.000 đồng Ngày 29 tháng 12 năm 2010, Công ty được Bộ Tàichính cấp Giấy phép điều chỉnh số 06/GPDDC23/KDBH chấp nhận vốn điều

lệ của Công ty là 709.742.180.000 đồng

Bộ Tài Chính cấp Giấy phép điều chỉnh số 67/GPĐC01/KDBH ký banhành ngày 25/03/2013 về việc cho phép Công ty Cổ phần Bảo hiểm PJICOsửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động số 67/GP/KDBH ngày 26tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thay đổi tên Công ty Cổ phầnBảo hiểm PJICO thành Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex

Trang 27

Hồ sơ công ty

Tên Tiếng Việt Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm PETROLIMEXTên tiếng Anh Petrolimex Insurance Corporation

Tên giao dịch Tổng Công ty Bảo hiểm PJICO

Tên viết tắt Bảo hiểm PJICO

Ngày thành lập 15/6/1995

Trụ sở chính Tầng 21, 22 - Tòa nhà MIPEC TOWER, 229 Tây

Sơn, Đống Đa, Hà NộiĐiện thoại 043.7760 867

Website www.pjico.com.vn

Email pjico@petrolimex.com.vn

Vốn điều lệ 710 tỷ đồng

(Nguồn: Trang chủ PJICO)

Năm 2012, Doanh thu toàn Công ty là 2.380 tỷ đồng, có trên 1.680 nhânviên, trên 3.420 Đại lý và 51 Chi nhánh

PJICO có 7 cổ đông sáng lập đều là những tổ chức kinh tế lớn của nhànước, có tiềm năng, uy tín ở cả trong và ngoài nước: Tổng Công ty Xăng dầuViệt Nam (51,2%), Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN (10%), Tổng công tyThép VN (6%), Tổng Công ty CP TBH Quốc gia VN (8,8%), Công ty Vật tư

và Thiết bị toàn bộ (3%), Công ty Điện tử Hà Nội (1%)

2.1.1.2 Ngành nghề kinh doanh

Hiện nay, PJICO đã triển khai hơn 80 sản phẩm bảo hiểm và chiếm lĩnh

Trang 28

thị trường trong nhiều lĩnh vực như: Giao thông vận tải, xây dựng và lắp đặtcông trình, xăng dầu, hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểmcon người và bảo hiểm tàu thủy.

 Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: Bảo hiểm Xe cơ giới, Bảo hiểmCon người, Bảo hiểm Hàng hải (hàng hoá xuất nhập khẩu, vận chuyển nộiđịa), Bảo hiểm Tàu thủy, Bảo hiểm Kỹ thuật, Bảo hiểm Tài sản và Tráchnhiệm, Bảo hiểm khác

 Nhượng và nhận tái bảo hiểm

 Dịch vụ giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giámđịnh, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba

 Đầu tư tài chính

2.1.2 Sự hình thành và phát triển của PJICO Thăng Long

Công ty bảo hiểm PJICO Thăng Long hoạt động trực thuộc Tổng Công

ty Cổ phần Bảo hiểm PJICO được thành lập theo Quyết định số 84 ngày 09tháng 04 năm 2001 của Tổng giám đốc Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO vàhoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số:

030300000701 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tây cũ cấp ngày 06 tháng 7

năm 2001

Thực hiện Quyết định số 358/2009/QĐ-PJICO của Tổng giám đốc Công

ty Cổ phần Bảo hiểm PJICO ngày 7 tháng 6 năm 2009 chuyển đổi Chi nhánhPJICO Hà Tây thành Chi nhánh PJICO Thăng Long

Theo giấy phép điều chỉnh số 67/GPĐC01/KDBH của Bộ Tài chínhngày 25/03/2013 thay đổi tên các chi nhánh của Tổng Công ty Cổ phần Bảohiểm Petrolimex thành các Công ty trực thuộc và Chi nhánh PJICO Thăng

Trang 29

Long chuyển thành Công ty bảo hiểm PJICO Thăng Long

Hồ sơ

Tên đơn vị Công ty bảo hiểm PJICO Thăng Long

Tên giao dịch PJICO Thăng Long

Trụ sở 114C Trần Phú - Hà Đông - Hà Nội

Số điện thoại 043 3519 822

Fax 043 3512 781

Mã số thuế 0100110768-018

Số tài khoản 0011003201101 tại sở GDNH ngoại thương Việt Nam

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của PJICO Thăng Long

 Thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính vào các lĩnh vực khác nhau củanền kinh tế nhằm tạo ra lợi nhuận cho công ty nói riêng và đóng góp vào tăngtrưởng của nền kinh tế nói chung

2.1.3.2 Nhiệm vụ

 Phát triển sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu

Trang 30

cuả đông đảo khách hàng.

 Phục vụ khách hàng theo phong cách tận tâm, chuyên nghiệp, đưa sảnphẩm đến tận nơi theo yêu cầu đồng thời tư vấn khách hàng lựa chọn đượcsản phẩm bảo hiểm thích hợp với biểu phí và điều kiện bảo hiểm tối ưu, đảmbảo thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết

 Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tài sản, nguồn nhân lực đemlại lợi ích cho PJICO Thăng Long

 Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượngsản phẩm bảo hiểm nhằm cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

 Quan tâm, chăm lo đến đời sống của nhân viên cả về mặt vật chất cũngnhư tinh thần, thực hiện chức năng xã hội của mình

2.1.4 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của PJICO Thăng Long

2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của PJICO Thăng Long gồm:

 Giám đốc: Bùi Tiến Long

 Phó giám đốc: Phạm Đình Tuấn, Bùi Văn Thắng, Nguyễn Đức Hải

 02 phòng nghiệp vụ tại văn phòng Chi nhánh, 05 văn phòng khu vực,

05 văn phòng trực thuộc tại các địa bàn Sơn La, Sơn Tây, Ứng Hoà, Ba Vì,Thạch Thất, 01 văn phòng khai thác tại Điện Biên, 03 Tổng đại lí: XD HàSơn Bình, Hòa Bình, PTS Hà Tâyvà 500 đại lí bán hàng

Giám đốc

Phó giám

đốc

Phó giám đốc

Phó giám đốc

Trang 31

HÌNH 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA PJICO THĂNG LONG

(Nguồn: PJICO Thăng Long)

2.1.4.2 Cơ cấu nhân sự

Số cán bộ, nhân viên trong PJICO Thăng Long năm 2012 là 38 người.Trong đó, Phòng BHCN có 11 cán bộ nhân viên Tổng số cán bộ nhân viêntrong toàn Công ty (cả 11 văn phòng) là 125 người Cán bộ công nhân viên

có trình độ từ cao đẳng trở lên là khá cao Song số lượng là khá mỏng, đòi hỏiphải tăng thêm không những về lượng mà còn tăng cả về chất trong nhữngnăm tới nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày càng tăng của Công ty

BẢNG 2.1: NGUỒN NHÂN LỰC CỦA PJICO THĂNG LONG NĂM 2012

Trình độ chuyên môn

Nguồn nhân lực

Số lượng ( Người)

Tỉ trọng (%)

VP Sơn La

Các đại lý

VP Điện Biên

Trang 32

2 Cao đẳng 9 23,68

(Nguồn: PJICO Thăng Long)

2.1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật của PJICO Thăng Long

Cơ sở vật chất trang thiết bị trong đơn vị được trang bị khá đầy đủ, tiệnnghi đảm bảo phục vụ tốt trong quá trình làm việc Bình quân mỗi cán bộ,công nhân viên trong Công ty có một máy tính, ngoài ra còn có 2 máyPhotocoppy, mỗi phòng một máy in, máy Fax, máy Scan và cùng những cơ sởvật chất khác Máy tính được nối mạng Internet và mạng nội bộ, ứng dụngthành công phương thức quản lý mới, hệ thống được vi tính hóa, rút ngắn thờigian và chi phí cho các hoạt động khai thác, giám định, tính toán bồi thườngtổn thất Hệ thống điện thoại được trang bị đầy đủ, tiện dụng đáp ứng nhu cầuthông tin liên lạc

Ngoài ra, còn nhiều trang thiết bị, TSCĐ khác nhằm phục vụ và đáp ứngnhu cầu sử dụng của Công ty và đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinhdoanh của mình

2.1.6 Hệ thống các nghiệp vụ bảo hiểm

BẢNG 2.2: CÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÍNH

1 Bảo hiểm xe

cơ giới

1.1 Bảo hiểm bắt buộc TNDS của Chủ xe cơ giới1.2 Bảo hiểm tự nguyện TNDS của Chủ xe cơ giới1.3 Bảo hiểm TNDS Chủ xe đối với hàng hoá trên xe.1.4 Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe và lái, phụ xe.1.5 Bảo hiểm vật chất xe

2 Bảo hiểm con

người

2.1 Bảo hiểm con người kết hợp2.2 Nhóm sản phẩm bảo hiểm tai nạn2.3 Bảo hiểm sinh mạng

Trang 33

2.4 Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật2.5 Nhóm bảo hiểm học sinh, giáo viên2.6 Nhóm bảo hiểm du lịch

2.7 Nhóm bảo hiểm tai nạn hành khách2.8 Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường cho NLĐ2.9 Nhóm loại hình bảo hiểm khác

6 Bảo hiểm kỹ

thuật

6.1 Bảo hiểm kỹ thuật6.2 Bảo hiểm xây dựng

(Nguồn: Công ty PJICO Thăng Long)

2.1.7 Kết quả kinh doanh của PJICO Thăng Long giai đoạn 2010 - 2012

BẢNG 2.3: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA PJICO THẲNG LONG GIAI

3 Lợi nhuận trước thuế 5,84 9,45 13,15

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Phòng kế toán - PJICO Thăng Long)

Trang 34

2.1.8 Những thuận lợi và khó khăn của PJICO Thăng Long

2.1.8.1 Thuận lợi

 PJICO Thăng Long được sự hỗ trợ lớn của Tổng Công ty trong nhữngngày đầu mới thành lập Vì vậy, được sự quan tâm chỉ đạo, tạo nhiều điềukiện giúp đỡ của ban Tổng giám đốc, các phòng ban chức năng trên TổngCông ty Đặc biệt có sự cộng tác giúp đỡ của Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình

và các thành viên trong việc xây dựng mạng lưới khai thác bảo hiểm và trựctiếp khai thác bảo hiểm

 Công ty đã áp dụng các phần mềm quản lý và kết nối mạng nội bộtoàn Công ty thuận tiện cho việc quản lý

 Thị trường bảo hiểm tại địa bàn phát triển và nhiều tiềm năng, sảnphẩm bảo hiểm của Công ty đa dạng và linh hoạt đáp ứng được nhu cầu bảohiểm, khả năng cạnh tranh tốt, có uy tín và được khách hàng tin cậy

 Để có chất lượng dịch vụ tốt, thuận tiện ngoài sự cố gắng nỗ lực củađội ngũ cán bộ nhân viên, các Tổng đại lý, Đại lý trong toàn Công ty còn có

sự giúp đỡ của các khách hàng lớn, khách hàng thân thiết của Công ty

Trang 35

Thăng Long, MIC Hà Nội.

 Những năm gần đây nền kinh tế toàn cầu đang bị khủng khoảng vàsuy thoái, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam và tác động mạnhđến thị trường bảo hiểm Cộng với diễn biến thời tiết thất thường làm ảnhhưởng đến hiệu quả kinh doanh của PJICO Thăng Long

2.2 Thị trường bảo hiểm con người phi nhân thọ tại Việt Nam giai

đoạn 2010 - 2012

2.2.1 Tình hình chung

Doanh thu và bồi thường nghiệp vụ BHCN PNT toàn thị trường giaiđoạn 2010 – 2012 được thể hiện trong bảng sau:

BẢNG 2.4: DOANH THU VÀ BỒI THƯỜNG NGHIỆP VỤ BHCN PNT

TOÀN THỊ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2012

Trang 36

qua, thị trường BHCN PNT của nước ta cũng phát triển mạnh cả về số lượng

và chất lượng Tính tới thời điểm hiện tại ở nước ta có 29 doanh nghiệp bảo

hiểm phi nhân thọ được cấp giấy phép hoạt động tại thị trường Việt Nam và

cả 29 doanh nghiệp đó đều triển khai nghiệp vụ BHCN

Về đội ngũ khai thác, tất cả các công ty bảo hiểm phi nhân thọ khi triểnkhai nghiệp vụ BHCN đều sử dụng hai nguồn lực lượng chính là cán bộ khaithác của công ty và các đại lý chuyên nghiệp để tiến hành khai thác, tìm kiếm

khách hàng Ngoài ra, các DNBH tiến hành thực hiện các liên kết với các đối

tác là các ngân hàng, các cơ sở y tế, các bệnh viện, các nhà thuốc và cáctrường học…

Nhiều doanh nghiệp đã chú trọng và thành công trong việc phát triển sảnphẩm bảo hiểm mới có quyền lợi về chăm sóc y tế, thương tật, tử vong caohơn hấp dẫn với đối tượng khách hàng có thu nhập cao Nhiều sản phẩm bảohiểm sức khỏe được các DNBH đưa ra thị trường hấp dẫn với nhu cầu xã hội Với số lượng các công ty bảo hiểm trên thị trường nhiều nên có sự cạnhtranh giữa các công ty với nhau tạo động lực thúc đẩy sự phát triển hoạt độngtriển khai nghiệp vụ BHCN của các công ty Nhiều DNBH đã chú ý đến hiệuquả hướng tới mục tiêu không lỗ về nghiệp vụ bảo hiểm bằng cách xây dựngcông nghệ quản lý khai thác bồi thường hiện đại tiên tiến, đặt chỉ tiêu giảmchi phí quản lý hành chính và bồi thường Nhiều DNBH đã chú ý đến pháttriển sản phẩm mới, mở rộng các tiện ích của sản phẩm BH, tăng thêm cácdịch vụ chăm sóc khách hàng, mở rộng kênh phân phối qua ngân hàng và các

tổ chức khác

2.2.1.2 Những mặt chưa đạt được

Ở khâu khai thác vẫn chưa khai thác được tối đa thị trường, còn bỏ qua

nhiều khách hàng tiềm năng

Trang 37

Khâu tuyên truyền phổ biến về BHCN chưa được thực hiện tốt thể hiện

là nhiều người dân còn chưa biết được BHCN PNT là gì và còn nhầm sangbảo hiểm nhân thọ

Trong khâu giám định bồi thường còn nhiều trường hợp chưa bồi thườngkịp thời, đúng, đủ cho khách hàng hoặc tạo sự bất lợi cho khách hàng khithanh toán và tỷ lệ bồi thường còn cao

Hiện tượng trục lợi bảo hiểm đang đặt cho các doanh nghiệp bảo hiểmphải có biện pháp quản lý chặt chẽ, ngăn chặn kịp thời Do thiếu việc làmnhiều người lao động mua bảo hiểm theo mức trách nhiệm khoán bồi thườngtheo số ngày nằm viện không quá 60 ngày/ năm đã tranh thủ làm thủ tục nhậpviện tại cơ sở điều trị quen biết để hưởng lợi bảo hiểm Nhiều người mua bảohiểm chăm sóc y tế chế độ cao đã trục lợi bảo hiểm bằng cách cho mượn thẻkhám chữa bệnh, thân quen y bác sĩ để có được hóa đơn điều trị thuốc men(kể cả thuốc bổ, thực phẩm chức năng, chăm sóc sắc đẹp) để đòi tiền bảohiểm Một số doanh nghiệp bồi thường theo mức khoán dù bệnh nặng hay nhẹvẫn chỉ tính theo số ngày nằm viện Một số doanh nghiệp bồi thường theo chiphí thực tế nhưng lại chấp nhận chứng từ photo nên dễ để xảy ra hiện tượngbảo hiểm trùng Tình trạng cấp thẻ bảo hiểm không ghi rõ tên, không kèm ảnhnên dễ xảy ra hiện tượng dùng thẻ của nhau Hiện tượng một số cán bộ y tếtrong bệnh viện liên kết người bệnh kê khai đơn thuốc, những chi phí quá cao,không hợp lý để trục lợi bảo hiểm

Các doanh nghiệp chưa tiếp cận bán bảo hiểm cho các khu vui chơi giảitrí, du lịch nước ngoài, cần phải tiếp cận các công ty tổ chức những sự kiện này Thị trường BHCN PNT vẫn tiếp tục phát triển nhưng cạnh tranh gay gắt.Cạnh tranh bằng hạ phí mở rộng điều khoản điều kiện bảo hiểm để giành giật

Trang 38

khách không tương xứng với rủi ro chấp nhận bảo hiểm đã làm cho nhiềuDNBH nhiều năm liên tục thua lỗ về kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm.

2.2.2 Những thuận lợi và khó khăn cơ bản của thị trường bảo hiểm con người phi nhân thọ

2.2.2.1 Những thuận lợi cơ bản

Một là, Lượng khách hàng tiềm năng lớn Theo Tổng cục Dân số - Kế

hoạch hóa gia đình Dân số của Việt Nam đến cuối năm 2012 là gần 89 triệungười Với dân số như vậy đây là nguồn khách hàng tiềm năng rất lớn cho thịtrường BHCN nói chung và BHCN PNT nói riêng

Hai là, Nhận thức và nhu cầu bảo hiểm ngày càng tăng Tình hình kinh

tế của nước ta đang phát triển thu nhập của người dân từ đó cũng được nânglên cùng với đó là nhận thức và nhu cầu về BHCN dân cũng được nâng cao.Các DNBH cần khai thác tốt mặt thuận lợi này

Ba là, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi Với sửa đổi bổ sung một số điều

luật kinh doanh bảo hiểm năm 2010 của nhà nước ta đã tạo hành lang pháp lýthống nhất cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và BHCN PNT nóiriêng Ngoài ra, trong thời gian gần đây các văn bản pháp luật của nhà nướctạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các công ty

Bốn là, Việc tham gia thị trường của những công ty bảo hiểm mới, đặc

biệt là các công ty bảo hiểm nước ngoài sẽ đa dạng hóa và thúc đẩy sự pháttriển của thị trường Hơn nữa mở cửa thị trường tạo điều kiện tăng cường traođổi kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, góp phần thúc đẩy năng lực cạnhtranh của các công ty bảo hiểm trong nước

2.2.2.2 Những khó khăn cơ bản

Một là, Nhận thức và nhu cầu bảo hiểm của người dân tăng song vẫn

Trang 39

chưa cao Mặt khác, do tác động của lạm phát những người có thu nhập trungbình sẽ không dành tiền cho bảo hiểm bởi họ còn nhiều vấn đề cần phải chitiêu Và trong thời kỳ khủng hoảng cũng vậy, mua bảo hiểm hầu như là khôngđược người dân nghĩ tới đặc biệt là ở nông thôn và người lao động làm thuêtại các thành phố trong khi họ là những người cần được bảo hiểm hơn cả.

Hai là, Mặc dù đã có hành lang pháp lý đối với hoạt động kinh doanh

bảo hiểm, song nó còn chưa hoàn thiện và còn nhiều kẽ hở tạo điều kiện choviệc vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm

Ba là, Sự cạnh tranh không lành mạnh trong nghiệp vụ bảo hiểm con

người phi nhân thọ của một số công ty bảo hiểm như hạ phí, mở rộng điềukiện, điều khoản bảo hiểm phi kỹ thuật, tăng hoa hồng…gây khó khăn cáccông ty mới thành lập triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này

Bốn là, Mặc dù hoạt động được một thời gian nhưng nhìn chung các

công ty bảo hiểm phi nhân thọ kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm nay còn khánon trẻ, ít kinh nghiệm trong khai thác và quản lý, nguồn nhân lực tương đốiđông nhưng kiến thức chuyên ngành chưa cao nên sẽ có những khó khăn lớntrong hoạt động triển khai BHCN PNT

Năm là, Mặc dù có những đặc điểm, những quyền lợi độc lập nhưng

nhìn chung BHCN PNT còn có sự cạnh tranh với bảo hiểm con người nhânthọ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội Bởi trên thực tế thì có thể coi đây là loạihình bảo hiểm bổ sung cho nhu cầu cao hơn của người dân về bảo hiểm y tếnhưng với tình hình kinh tế, nhận thức và nhu cầu ở nước ta hiện nay thìngười dân chỉ tham gia bảo hiểm y tế mà chưa thể tham gia BHCN hoặc nếutham gia thì sẽ tham gia bảo hiểm nhân thọ

Hiện tại, mức phí bảo hiểm tại Việt Nam vẫn còn khá cao do đó các

doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khá vất vả khi gặp

Trang 40

những tập đoàn bảo hiểm tầm cỡ với chương trình bảo hiểm toàn cầu có mứcphí rất thấp Các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước sẽ đứng trước sức

ép cạnh tranh lớn trong khi năng lực về công nghệ, vốn còn yếu và nhỏ bé.Cạnh tranh về nhân lực giữa các công ty bảo hiểm sẽ diễn ra sôi động,khi các công ty bảo hiểm nước ngoài mới tham gia thị trường sẽ tìm mọi cáchlôi kéo các nhân lực có kiến thức và kinh nghiệm của các doanh nghiệp bảohiểm trong nước

Thị trường phát triển nhanh về qui mô, đa dạng về sản phẩm, một số lĩnhvực bảo hiểm trước đây chỉ dành cho các doanh nghiệp trong nước sẽ bị dỡ bỏdần, sức ép cạnh tranh và yêu cầu trình độ quản trị của các doanh nghiệptrong nước ngày càng cao hơn

Mức độ cạnh tranh cao có thể dẫn tới hiện tượng liên kết giữa các công

ty bảo hiểm lớn, thôn tính các doanh nghiệp nhỏ, ảnh hưởng tới sự cạnh tranhlành mạnh của thị trường, gây thiệt hại cho các công ty vừa và nhỏ

2.3 Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ ở PJICO Thăng Long

2.3.1 Tình hình khai thác

Khai thác là khâu đầu tiên của quá trình kinh doanh bảo hiểm và nó chiphối mạnh mẽ đến các khâu kế tiếp Bởi vậy, khai thác bảo hiểm ảnh hưởnglớn tới kết quả kinh doanh và là khâu có ý nghĩa quyết định đến sự thành bạicủa các công ty bảo hiểm

Nghiệp vụ BHCN là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm thế mạnh củaPJICO Thăng Long, vì vậy đẩy mạnh công tác khai thác nghiệp vụ này gópphần không nhỏ đối với việc nâng cao doanh thu phí bảo hiểm cho công ty.Các sản phẩm BHCN mà công ty đang triển khai là một hệ thống các sản

Ngày đăng: 21/05/2015, 16:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Bảo hiểm phi nhân thọ. Chủ biên: TS. Đoàn Minh Phụng (2010), Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Bảo hiểm phi nhân thọ
Tác giả: Giáo trình Bảo hiểm phi nhân thọ. Chủ biên: TS. Đoàn Minh Phụng
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2010
2. Giáo trình Lý thuyết bảo hiểm, Chủ biên: ThS. Võ Thị Pha (2010), Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý thuyết bảo hiểm
Tác giả: Giáo trình Lý thuyết bảo hiểm, Chủ biên: ThS. Võ Thị Pha
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2010
4. Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2010 Khác
5. Trang Web: www.pjico.com.vn www.avi.org.vn Khác
6. Bộ ISO về bảo hiểm con người của PJICO (Hướng dẫn khai thác và bồi thường bảo hiểm con người Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w