1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN

46 840 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 347,5 KB

Nội dung

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong qua trình thức tập tại khách sạn thái Bình Dương, được tiếp xúc và làmviệc với đội ngũ nhân viên đầy kinh nghiệm và nhiệt tình, em đã học thêm cho mìnhnhững kinh nghiệm trong công việc Em xin cảm ơn ban quản lý, cùng các anh chịnhân viên trong khách sạn đã tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành khóa thực tậptại khách sạn

Bên cạnh đó, góp một phần rất lớn vào sự hoàn thành bài báo cáo, là sự hướngdẫn của cô giáo hướng dẫn Em xin chân thành cảm ơn cô đã hướng dẫn, chỉ bảochúng em viết và hoàn thành bài báo cáo thực tập này

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự tân tâm hướng dẫn của cô giáo và sựnhiệt tình giúp đỡ chu đáo của tập thể cán bộ công nhân viên khách sạn Thái BìnhDương thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện để cho em trong suốt quá trình thực tậpcủa mình

Trang 2

MỤC LỤC

TRANG

Lời mở đầu trang 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

LƯU TRÚ TRONG KHÁCH SẠN trang 3 1.1.Các vấn đề liên quan tới khách sạn trang 3

1.1.1.Khái niệm về khách sạn trang 3 1.1.2.Chức năng và phân loại khách sạn trang 3 1.1.3.Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh khách sạn trang 5 1.1.4 Cơ cấu tổ chức và các hoạt động chức năng trang 5

1.2.Các bộ phận liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh lưu trú

của khách sạn trang 7

1.2.1 Bộ phận buồng phòng trang 7

1.2.1.1 Khái niệm và phân loại buồng phòng trang 7 1.2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của buồng phòng trang 8 1.2.1.3 Cơ cấu tổ chức của bộ phận buồng trang10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA KHÁCH SẠN THÁI BÌNH DƯƠNG trang 16 2.1 Giới thiệu về khách sạn Thái Bình Dương trang 16

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển trang 16 2.1.2 Môi trường và lĩnh vực kinh doanh trang 16 2.1.3 Cơ cấu tổ chức và các hoạt động chức năng trang 19

Trang 3

2.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn trang 21 2.1.5 Thực trạng kinh doanh của khách sạn qua 3 năm 2007 đến 2009 trang 23

2.2 Thực trạng kinh doanh lưu trú của khách sạn 3 năm 2007 đến 2009 trang 26

2.2.1 Tình hình và kết quả kinh doanh của khách sạn qua 3 năm

từ 2007 đến 2009 trang 26 2.2.2 Quy trình phục vụ khách lưu trú tai khách sạn trang 28 2.2.3 Đội ngũ nhân viên lao động trang 30

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN trang 33 3.1 Vài nét về tình hình kinh doanh khách sạn hiện nay trang 33

3.1.1 Đối thủ cạnh tranh trang 33 3.1.2 Nguồn lực của khách sạn trang 33

3.2 Giải pháp đẩy mạnh trang 34

3.2.1 Phương hướng trang 34 3.2.2 Giải pháp trang 34

3.2.2.1 Hoàn thiện cơ vật chất kỹ thuật trang 34 3.2.2.2 Đào tạo đội ngũ lao động trang 35 3.2.2.3 Vấn đề về tổ chức và quản lý trang 37

Kết luận và kiến nghị trang 39

Trang 5

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

1 aSơ đồ cơ cấu tổ chức bộ phận buồng trang 10

2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khách sạn Thái Bình Dương trang 19

3 Quy trình phục vụ khách lưu trú trang 27

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

1 Bảng số lượng các loại phòng tại khách sạn trang 21

2 Bảng tình trạng trang thiết bị buồng phòng tại khách sạn Thái Bình Dương trang 22

3 Bảng số lượng trang thiết bị tại nhà hàng Thái Bình Dương trang 22

4 Bảng tình hình doanh thu của khách sạn qua 3 năm 2007 - 2009 trang 23

5 Bảng tình hình khai thác khách của khách sạn Thái Bình Dương trang 24

6 Bảng doanh thu theo bộ phận của khách sạn Thái Bình Dương trang 26

7 Bảng phân bố lao động của khách sạn Thái Bình Dương trang 29

Trang 7

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Ngày nay, khi nền kinh tế đất nước đã có những bước chuyển mới, với nhữngthành quả đạt được cùng với sự tiến bộ vế trình độ văn hoá, nhận thức thì đời sốngnhân dân cũng được nâng cao Du lịch đã trở thành nhu cầu phổ biến và đã trở thànhngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hộicủa nhiều nước

Kinh doanh khách sạn ngày nay không phải chỉ đơn thuần để đáp ứng nhu cầuchỗ ngủ nghỉ nữa mà phải đáp ứng được nhu cầu được nhu cầu ngủ nghỉ đó với yêucầu đa dạng của khách hàng như yêu cầu được ngủ nghỉ trong phòng sạch sẽ an toàn,tiện nghi sang trọng, có phòng cảnh đẹp để ngắm nhìn… và đặc biệt là chất lượngdịch vụ lưu trú phải thật tốt

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, muốn tồn tại vững, phát triển vàcủng cố uy tín của mình, mỗi khách sạn phải vận động tích cực, phát huy tìm tòi mọibiện pháp giảm thiểu chi phí và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, đặc biệt

là kinh doanh lưu trú

Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại khách sạn Thái Bình Dương, đã cho thấy rằnghoạt động kinh doanh lưu trú là một vấn đề then chốt của khách sạn Chính vì thế,

em đã chọn đề tài:

“THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNGKINH DOANH LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN THÁI BÌNH DƯƠNG”

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Qua đề tài này với mục đích cuối cùng là nhằm đưa ra những giải pháp để đẩymạnh hoạt động kinh doanh lưu trú tại khách sạn Thái Bình Dương nói riêng, và tìm

ra câu trả lời cho việc tổ chức hoạt động kinh doanh lưu trú ở các khách sạn nóichung

3 Ý nghĩa nghiên cứu:

Trong đề tài này những cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển hoạt động kinhdoanh lưu trú khách sạn được làm rõ nhằm giúp các doanh nghiệp xử lý vấn đề mộtcác dễ dàng và có hệ thống Đây là vấn đề chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ

Trang 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Là hoạt động kinh doanh lưu trú tại khách sạn Thái BìnhDương

- Phạm vi nghiên cứu: Không gian tại khách sạn Thái Bình Dương Thời gian từngày 19 tháng 4 năm 2010 đến ngày 15 tháng 6 năm 2010

5 Phương pháp nghiên cứu:

Báo cáo được hoàn thành dựa trên sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếusau:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với quan sát tìm hiểu và khảo sátthực tế

- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh lưu trú trong khách sạn

Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của khách sạn Thái Bình DươngChương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh lưu trú tạikhách sạn

Phần III: Kết luận và kiến nghị

Trang 9

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Khách sạn phải có ít nhất từ 10 đến 15 buồng ngủ với các tiện nghi tối thiểu nhưphòng vệ sinh, máy điện thoại,…

Khách sạn là một tòa nhà có ít nhất 15 buồng ngủ để cho thuê

Theo Morcel Gotie cho rằng: “ Khách sạn là nơi lứu trú tạm thời của du khách.Cùng với các buồng ngủ còn có nhà hàng.”

Khách sạn là một tòa nhà được xây dựng kiên cố, được trang bị hiện đại, nhằmphục vụ lưu trú cho khách du lịch về các đối tượng có nhu cầu lưu trú khi đi du lịch

và các đối tượng khách không phải là khách du lịch, khách buôn bán và các mục đíchkhác nhằm mục đích sinh lợi

1.1.2 Chức năng và phân loại khách sạn

1.1.2.1 Chức năng của khách sạn

Sản xuất và cung cấp dịch vụ lưu trú, đáp ứng nhu cầu ăn ở của du khách Tổchức kinh doanh các dịch vụ khách ngoài dịch vụ lưu trú nhằm đem lại lợi nhuậncho khách sạn

1.1.2.2 Phân loại khách sạn

Các loại hình khách sạn hết sức đa dạng, tùy thuộc vào người điều hành, quy môcủa khách sạn và thị trường mục tiêu của khách sạn Thông thường, khách sạn đượcphân loại như sau:

a/ Theo quy mô của khách sạn

Khách sạn được chia làm ba loại:

- Khách sạn cỡ nhỏ

- Khách sạn cỡ trung bình

Trang 10

b/ Theo hình thức sỡ hữu và quản lý

c/ Theo thị trường mục tiêu

- Khách sạn công vụ phục vụ khách đi dự hội nghị, hội thảo

- Khách sạn hàng không phục vụ người quá cảnh

- Khách sạn du lịch phục vụ khách nghĩ dưỡng, đi hưởng tuần trăng mật

Trang 11

1.1.3 Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh khách sạn

Kinh doanh khách sạn phát triển góp phần tăng cường vốn đầu tựu trong và ngoàinước, huy động được vốn nhà rảnh trong dân cư

Các khách sạn là các bạn hàng lớn của nhiều ngành khác nhau trong nền kinh tế.Kinh doanh khách sạn luôn đòi hỏi một dung lượng lao động trực tiếp tương đốilớn Do đó, phát triển kinh doanh khách sạn góp phần giải quyết một khối lượng lớncông ăn việc làm cho người lao động

1.1.3.2 Ý nghĩa về mặt xã hội

Thông qua việc đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi trong thời gian đi du lịch của conngười, kinh doanh khách sạn góp phần giữ gìn và phục hồi khả năng lao động và sứcsản xuất của người lao động

Hoạt động kinh doanh khách sạn còn làm tăng nhu cầu tìm hiểu di tích lịch sửvăn hóa của đất nước và các thành tựu của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước,góp phần giáo dục lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc chho thế hệ trẻ

Kinh doanh khách sạn còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự gặp gỡ giao lưu giữamọi người từ mọi nơi, mọi quốc gia khác nhau, các châu lục trên thế giới Điều nàylàm tăng ý nghĩa vì mục đích hòa bình hữu nghị và tính đại đoàn kết dân tộc

Kinh doanh khách sạn là nơi chứng kiến những sự kiện ký kết các văn bản chínhtrị, kinh tế cực kỳ quan trọng trong nước và thế giới Vì vậy, kinh doanh khách sạnđóng góp tích cực cho sự phát triển giao lưu giữa các quốc gia và dân tộc trên thếgiới trên nhiều phương diện khác nhau

1.1.4 Cơ cấu tổ chức của khách sạn và chức năng của các bộ phận

1.1.4.1 Cơ cấu tổ chức

Trang 12

Cơ cấu tổ chức là sự sắp xếp về nhân lực và phân công nhiệm vụ, trách nhiệmgiúp khách sạn hoạt động thống nhất và có hiệu quả Cơ cấu tổ chức của khách sạnphụ thuộc vào loại hình và quy mô của nó.

Trong thực hiện hoạt động khách sạn, do theo quy mô và mức độ phức tạp yêucầu của nhiệm vụ khách nhau nên cơ cấu tổ chức của khách sạn không đồng nhất.Thường có một số mô hình, tổ chức thường gặp sau:

- Khách sạn có cơ cấu theo mô hình trực tuyến: Nguyên tắc chủ yếu của môhình này là mỗi bộ phận hay người thừa hành chỉ có một người lãnh đạo trực tiếp Cơcấu này chủ yếu được áp dụng cho các khách sạn có quy mô nhỏ

- Khách sạn có cơ cấu theo mô hình chức năng: Theo mô hình này, người lãnhđạo là những chuyên gia theo từng lĩnh vực cụ thể và được áp dụng cho các kháchsạn có quy mô vừa

- Khách sạn có cơ cấu theo mô hình trực tuyến chức năng (cơ cấu hỗn hợp):Nguyên tắc cơ bản là các bộ phận cấp thấp hay người thừa hành chỉ có một lãnh đạotrực tiếp, còn các bộ phận trung gian có một số người lãnh đạo là chuyên gia về từnglĩnh vực nhất định Mô hình này chủ yếu áp dụng cho các khách sạn có quy mô lớn

- Bộ phận tài chính kế toán: Tham mưu cho ban giám đốc về tình hình tài chínhcủa khách sạn Mua tất cả các nguyên vật liệu, đồ dùng cần thiết cho hoạt động kinhdoanh của khách sạn, theo dõi thực hiện phần thu chi của khách sạn, theo dõi cậpnhật hàng hóa xuất của khách sạn,…

Trang 13

- Bộ phận kỹ thuật: Có nhiệm vụ khắc phục các trang thiết bị trong khách sạn mỗikhi có sự cố Đảm nhận việc lắp đặt các trang thiết bị âm thanh, ánh sáng trong hộitrường, phòng họp,….

- Bộ phận kinh doanh: Chịu trách nhiệm xây dựng các chiến lược marketing, khaithác các nguồn thu mới, quảng cáo một số dịch vụ của khách sạn,…

- Bộ phận buồng: Có nhiệm vụ chăm lo sự nghỉ ngơi của khách hàng và phục vụcác dịch vụ bổ sung mà khách yêu cầu thuộc phạm vi tổ buồng

- Bộ phận lễ tân: Nhiệm vụ chính của bộ phận này là đón khách và làm thủ tụcđăng ký buồng cho khách,…

- Bộ phận nhà hàng: Cung cấp các thực đơn phong phú, tổ chức các bữa tiệc,…

1.2 Các bộ phận ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh lưu trú của khách sạn

1.2.1 Bộ phận buồng phòng

1.2.1.1 Khái niệm buồng phòng và phân loại buồng phòng

a/ Khái niệm buồng phòng

Theo giáo trình “ Nghiệp vụ phục vụ buồng” của Sở Giáo Dục và Đào Tạo HàNội cho rằng: “ Buồng phòng trong khách sạn là nơi để khách lưu trú trong thời giannhất định với mục đích để nghỉ ngơi hoặc làm việc.”

b/ Phân loại buồng phòng

+ Theo số phòng

Các khách sạn du lịch quốc tế thường chia buồng ngủ thành những loại sau đây:

- Buồng đơn: Có một giường dành cho một người, diện tích tổi thiểu phòng ngủ

là 9m2, chiều cao ≥ 2,5m

- Buồng đôi: Buồng có hai giường dành cho hai người riêng biệt, diện tíchbuồng đôi là 18m2, chiều cao ≥ 2,5m

- Buồng kép: Buồng có một giường đôi dành cho hai người

- Buồng ba giường: Buồng có ba giường dành cho ba người lớn hoặc một giađình Diện tích tối thiểu là 18m2 (với khách sạn 5 sao diện tích tối thiểu là 29m2)

- Buồng hai phòng: Bao gồm một phòng khách và một phòng ngủ

Trang 14

- Căn hộ: Nơi thường dành cho khách VIP, các công chức muốn nghỉ trongphòng sang hoặc lưu trú trong thời gian dài Đôi khi buồng này được sử dụng cho giađình.

Ở Việt Nam, các khách thường phân loại buồng như sau:

- Buồng một phòng

- Buồng nhiều phòng (phòng ngủ, phòng khách, phòng vệ sinh) Loại này thườngđược liệt thành hạng suite

- Buồng đơn (buồng một giường)

- Buồng đôi (buồng hai giường)

- Buồng nhiều giường (3,4 giường)

+ Theo mức độ tiện nghi

Việc phân hạng buồng được dựa theo bốn tiêu chuẩn sau đây:

- Kiến trúc và diện tích

- Vị trí không gian so với cảnh quan bên ngoài

- Các dịch vụ bổ sung và mức độ phục vụ

- Trang thiết bị tiện nghi phục vụ

Trên cơ sở bốn tiêu chuẩn này, buồng trong khách sạn thường được chia thànhbốn hạng sau:

- Hạng đặc biệt: Diện tích thường là 36m2 – 48m2.Có ban công, cửa sổ nhìn ranơi có cảnh đẹp như núi rừng, cảnh biển,… Buồng thường có nhiều phòng, cóminibar phục vụ hoa quả, giải khát, có ngăn kéo tủ đựng các loại rượu phục vụkhách, hoa tươi hằng ngày, ăn sáng phục vụ tại buồng, miễn phí gọi điện nội vùng,…Trang thiết bị đồ dùng trong buồng phải đồng bộ, hiện đại, chất lượng cao

- Hạng nhất: Buồng hạng này cũng giống với hạng đặc biệt nhưng diện tích nhỏhơn, từ 32m2 – 36m2

- Hạng nhì: Diện tích là 16m2 – 18m2 Gồm phòng ngủ và phòng vệ sinh, vị tríkhông nhìn ra mặt tiền Trang thiết bị những buồng này có chất lượng khá

- Hạng ba: Diện tích là 13m2 – 16m2 Tiêu chuẩn như buồng hạng nhì nhưngtrang thiết bị không đồng bộ, chất lượng khá

1.2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận buồng

a/ Chức năng của bộ phận buồng

Trang 15

Bộ phận buồng là bộ phận quan trọng trong khách sạn, chức năng của nó khôngthể tách rời chức năng của khách sạn Nhưng nó cũng có các chức năng cơ bản sau;

- Chức năng kinh doanh và phục vụ khách lưu trú

- Chức năng tuyên truyền, quảng cáo, đối ngoại

- Chức năng bảo vệ an ninh

b/ Nhiệm vụ của bộ phận buồng

- Tổ chức dón tiếp và phục vụ từ khi khách đến cho đến khi khách kết thúc thờigian lưu trú

- Thực hiện các công tác vệ sinh buồng khách, bảo dưỡng và bài trí các buồngkhách, các khu vực công cộng như hành lang, cầu thang, đại sảnh, các khu ngoại vitrước và sau khách sạn Đảm bảo việc bài trí tiện nghi trong buồng khách đẹp và cókhoa học

- Có biện pháp tích cực bảo vệ an toàn tài sản và tính mạng cho khách trong thờigian lưu trú

- Kết hợp với bộ phận lễ tân và các bộ phận khác trong khách sạn để xúc tiến dịch

vụ để đáp ứng yêu cầu của khách trong thời gian lưu trú và năng cao chất lượng phụcvụ

Trang 16

1.2.1.3 Cơ cấu tổ chức của bộ phận buồng

Đa số các khách sạn đếu có cơ cấu tổ chức bộ phận buồng theo mẫu sau

Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ phận buồng

1.2.2 Lễ tân

1.2.2.1 Khái niệm bộ phận lễ tân

Theo giáo trình “Quản trị tiền sảnh” của giảng viên Đinh Thị Trà Nhi cho rằng: “

Bộ phận lễ tân là bộ mặt của khách sạn, là nơi đầu tiên tiếp xúc với khách và là trung

tâm thần kinh của khách sạn”

1.2.2.2 Vai trò và nhiệm vụ của bộ phận lễ tân

a/ Vai trò

- Là bộ phận cầu nối của khách hàng với các bộ phận khác trong khách sạn

- Đóng vai trò trung tâm, phối hợp hoạt đông các bộ phận trong khách sạn giúp

các bộ phận hoạt động một cách có kế hoạch tạo nên một guồng máy thống nhất

- Đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động phục vụ khách

Nhóm trưởng đồ vải

Trưởng kho Nhóm

trưởng trồng, chăm sóc cây hoa

Thư ký

Trưởng ca Trưởng ca

Trang 17

- Đóng vai trò trung tâm trong việc tuyên truyền, quảng cáo của khách sạn.

- Đóng vai trò cố vấn cho ban giám đốc trong việc đề ra các chiến lược, các chiếnlược kinh doanh cho khách sạn

- Đóng vai trò đại diện cho khách sạn trong việc mở rộng các mối liên hệ, liêndoanh, liên kết trong việc phục vụ khách

b/ Nhiệm vụ

Bộ phận lễ tân có những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Giới thiệu, bán buồng và các dịch vụ khác của khách sạn cho khách

- Nhận đặt buồng và bố trí buồng cho khách

- Tiếp nhận và giải quyết phàn nàn của khách

- Theo dõi, cập nhật, tổng hợp chi phí của khách

- Thanh toán, tiễn khách

- Tham gia vào công tác quảng cáo và tiếp thị cho khách sạn

Trang 18

được một khách sạn phù hợp về diện tích, đồ dùng cũng như cách bố trí sắp xếpchúng.

1.3.3 Đội ngũ nhân viên lao động

Trang 19

viên này phải thông qua việc đánh giá đặc điểm lao động của từng bộ phận như: bộphận nhà hàng, bộ phận buồng, bộ phận lễ tân, ….

1.3.4 Vệ sinh

1.3.4.1 Đặc điểm

Vệ sinh là một công việc quan trọng trong mọi khách sạn nhằm cung cấp cho mọikhách nghỉ ngơi tại khách sạn có được sự phục vụ có chất lượng cao Mọi công việctrong khách sạn đều có một phần công việc vệ sinh trong đó, từ nhân viên tiếp tâncho đến bếp trưởng Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm đảm bảo khu vực làm việccủa mình sạch sẽ và gọn gàng Một số công việc như ở bộ phận buồng phải có tráchnhiệm lớn hơn đối với việc vệ sinh ở các khu vực khác trong khách sạn; phòngkhách, các khu vực công cộng và sau hậu trường cũng như vậy Vì thế việc hiểuđược sạch sẽ nghĩa là biết cách tiến hành công việc vệ sinh có hiệu quả là quan trọng

1.3.4.2 Lý do phải tiến hành vệ sinh

Làm vệ sinh là một chức năng cần thiết do nó sẽ làm sạch môi trường mà tại đókhách nghỉ lại hoặc đến thăm, ví dụ là buồng, nhà hàng,v.v…Sự sạch sẽ của một khuvực thường được tạo nên cảm tưởng cho khách hàng về khách sạn, bởi vậy việc hiểuđược tại sao việc vệ sinh lại cần thiết và quan trọng Việc vệ sinh thật cần thiết donhững lý do sau:

- Phô trương hình thức, làm nổi bật hình ảnh của khách sạn đối với khách hàng

- Duy trì được tình trạng đồ đạc, trang thiết bị và đồ vải vóc trong các buồng bằngcách tẩy sạch các vết bẩn

- Đảm bảo và duy trì được công tác vệ sinh ở cấp độ cao nhằm giảm được nguy

cơ mầm bệnh và bệnh tật

Để có thể ngăn ngừa sự nhiễm bẩn bạn cần luôn có những dụng cụ vệ sinh, cácchất tẩy rửa thích hợp thông dụng, cũng như nắm được cách thức sử dụng chúng.Bên cạnh cần phải luôn cẩn thận nhằm tránh đánh đổ các chất tẩy rửa Nếu các chấttẩy rửa bị đổ ra ngoài gây nguy hiểm thì cần phải tiến hành vệ sinh ngay càng nhanhcàng tốt

1.3.4.3 Chu kỳ vệ sinh

Các hình thức vệ sinh khác nhau cần được tiến hành với các chu kỳ khác nhau, các

Trang 20

- Loại nhiễm bẩn

- Số lượng bị nhiểm bẩn

- Mức độ bận rộn của khu vực cần được lau dọn

- Mức độ sạch sẽ của lần lượt vệ sinh gần đây nhất như thế nào

- Các trường hợp đặc biệt: ví dụ khách quan trọng đến thăm hay thời tiết

- Các trang thiết bị có sẵn

- Nhân viên phục vụ sẳn sàng

- Khả năng của nhân viên

- Khu vực cần lau dọn

- Tuổi của vật dụng cần được lau dọn

- Hình dáng của vật dụng cần được lau dọn

- Chi phí của việc lau dọn, ví dụ: ngân sách cho dịch vụ này

- Thay đổi lịch làm việc do quyết định của người quản lý

Những nhu cầu vệ sinh phổ biến nhất là:

- Kiểm tra, vệ sinh (số lần theo yêu cầu): Gạt tàn, mặt bàn, khu vệ sinh chung

- Đặc biệt phòng chờ sau khi tiến hành sửa chữa

- Khu vực cần làm sạch sẽ quyết định đến chu kỳ lau dọn Ví dụ các khu vệ sinhcông cộng cần được kiểm tra sạch sẽ nhiều lần nhưng chỉ thật sự vệ sinh trongtrường hợp bẩn

Có nhiều phương pháp vệ sinh khác nhau Do vậy việc bạn lựa chọn được chomình những phương pháp phù hợp với những công việc cụ thể là rất quan trọng Cácloại rác thông thường nhất có thể được lau dọn bằng cách:

- Rửa: bằng nước và bằng chất tẩy rửa

- Cọ sát: sử dụng hóa chất máy chà sàn làm sạch hoặc đánh bóng mặt phẳng

- Hút: sử dụng máy hút bụi hoặc máy thu lượm rác ẩm

- Áp lực: sử dụng áp lực mạnh của nước

Phương pháp lựa chọn phụ thuộc vào số lượng vết bẩn và bề mặt cần được làmsạch Vì nếu không bề mặt có thể bị ảnh hưởng Sử dụng đúng kỹ thuật là một vấn đềquan trọng, có nghĩa là sẽ ít có phương pháp nào hữu hiệu hơn để tẩy những vết bẩnkhó tẩy trên bề mặt khi tiến hành việc cọ rửa bồn tắm bằng phương pháp cọ xát

Trang 21

Không bao giờ sử dụng nước bẩn để lau chùi Nước bẩn là nguồn nước gây bệnh

và có thể dễ dàng nhân rộng mầm bệnh và bệnh tật ra khắp khách sạn Nước sạch làmột chất tẩy trên bề mặt tuy nhiên nó cần được sử dụng thêm với một chất tẩy rửanữa vì lý do”sức căng mặt ngoài” nó khiến cho nước không thể nào làm ẩm bề mặtmột cách thích hợp Khi thêm vào một chất tẩy rửa nữa sẽ cho phép người làm vệsinh có thể tẩy sạch bẩn thông qua việc làm giảm “sức căng”này

Phải lựa chọn một phương pháp vệ sinh phù hợp cho công việc mà mình phải tiếnhành

TÓM TẮT CHƯƠNG 1Giới thiệu các cơ sở lý luận về khách sạn,khái niệm khách sạn, các chức năng củakhách sạn, phân loại khách sạn, ý nghĩa của hoạt động kinh doanh khách sạn, cơ cấu

tổ chức của khách sạn và các bộ phận chức năng Giới thiệu về bộ phận kinh doanhlưu trú của khách sạn là buồng phòng, lễ tân bao gồm khái niệm, chức năng nhiệm

vụ, cơ cấu tổ chức và các yếu tố ảnh hưởng khác đến kinh doanh lưu trú khách sạnnhư cơ sở vật chất – kỹ thuật, tổ chức lao động, đội ngũ nhân viên phục vụ và yếu tố

vệ sinh

Trang 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LƯU TRÚ

CỦA KHÁCH SẠN THÁI BÌNH DƯƠNG

2.1 Giới thiệu về khách sạn Thái Bình Dương

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Khách sạn Thái Bình Dương (Pacific Hotel) là một trong những khách sạn lâuđời nhất ở Đà Nẵng Sau nhiều năm hoạt động với nhiều sự cải tạo và nâng cấp,khách sạn đã có một vị thế trong ngành du lịch tại địa phương Là một khách sạn đạttiêu chuẩn 3 sao, khách sạn Thái Bình Dương tọa lạc tại ngay trung tâm thương mạithành phố Đà Nẵng Với 58 phòng bao gồm nhiều loại phòng khác nhau, được trang

bị tiện nghi hiện đại và đẹp mắt, khách sạn Thái Bình Dương có thể cung cấp cho dukhách một nơi lưu trú có chất lượng cao nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng khiđến với Đà Nẵng Cũng như các khách sạn khác, khách sạn Thái Bình Dương còn tổchức kinh doanh các dịch vụ ăn uống , hội thảo, hội nghị với quy mô vừa và nhỏ hợpvới nhu cầu của khách hàng Ngoài ra, khách sạn Thái Bình Dương còn cung cấp cácdịch vụ cho thuê xe, vận chuyển để phục vụ nhu cầu đi lại của du khách

Trong thời gian qua, khách sạn đã có những thay đổi về mặt nhân sự, nhất làquyền sở hữu nên khách sạn đã tiến hành khai trương lại sau mỗi lần chuyển đổi.Gần đây nhất là vào ngày 03/07/2007, khách sạn đã tổ chức khai trương một lần nữa

để quảng bá cho khách sạn, cũng như là khẳng định sự thay đổi về quyền sở hữukhách sạn Đồng thời cũng là thông báo cho một quy trình phục vụ lưu trú mới cóchất lượng cao hơn cho du khách

Tên khách sạn: Khách sạn Thái Bình Dương

Tên giao dịch quốc tế: Pacific Hotel

Đại chỉ: 92_Phan Châu Trinh_Quận Hải Châu_TP Đà Nẵng

01_Hoàng Diệu_Quận Hải Châu_TP Đà Nẵng

Điện thoại: (+84) 511.3868777 – 3.868999

Fax: (+) 511 3868555

2.1.2 Môi trường và lĩnh vực kinh doanh của khách sạn Thái Bình Dương

2.1.2.1 Môi trường kinh doanh

a/ Môi trường kinh tế

Cùng với sự đổi mới phát triển của đất nước, Đà Nẵng đang trên đà phát triển vàtrở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của miền Trung Cơ sở hạ tầng của

Trang 23

thành phố Đà Nẵng hiện nay đang được nâng cấp và trong tương lai sẽ trở thànhthành phố trọng điểm lớn nhất của khu vực miền Trung và Tây Nguyên Đặc biệt ĐàNẵng đang có những chính sách đầu tư và hổ trợ cho du lịch trong vùng phát triển.Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác khách của khách sạnThái Bình Dương.

Bên cạnh đó khi nền kinh tế phát triển thu nhập của người dân cao hơn thì nhucầu đi du lịch ngày càng tăng về cả mặt lượng lẫn mặt chất dẫn đến sự thay đổi trongnhận thức của khách khi lựa chọn sản phẩm dịch vụ hay một mức chi tiêu cho mình.Trước tình hình trên khách sạn Thái Bình Dương sẽ không ngừng nâng cao về chấtlượng phục vụ sao cho phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của du khách

b/ Môi trường chính trị

Môi trường chính trị có vai trò rất quan trọng trong kinh doanh du lịch nói chung

và kinh doanh khách sạn nói riêng Một quốc gia có tình hình chính trị tốt thì quốcgia đó có nhiều cơ hội thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư và khách du lịchđến tham quan

Nền kinh tế Đà Nẵng những năm vừa qua phát triển rất nhanh, bên cạnh đó tìnhhình chính trị ổn định Đồng thời với việc xây dựng hành lang pháp lý, nhà nướcluôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh du lịch như xây dựng cơ sở hạ tầngphục vụ du lịch, tổ chức công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ và tôn tạo các di tíchthắng cảnh,… điều này đã thu hút một lượng khách du lịch trong nước cũng nhưkhách quốc tế đến với Đà Nẵng, đây cũng là cơ hội trong việc khai thác khách củakhách sạn Thái Bình Dương

c/ Môi trường văn hóa xã hội

Yếu tố văn hóa xã hội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển du lịch bởi

lẽ khách du lịch nước ngoài mục đích tham quam giải trí và đi công vụ, còn đi tìmhiểu về văn hóa dân tộc của người dân ở đó Hòa cùng nên văn hóa Việt Nam, nềnvăn hóa Đà Nẵng có những sắc thái độc đáo riêng biệt Ngoài những lễ hội truyềnthống của người dân Đà Nẵng thì ở đây còn có các món ẩm thực dân gian đậm đàbản sắc dân tộc

Mặc dù trong những năm gần đây Đà Nẵng đã có những bước chuyển rất lớn

Ngày đăng: 05/04/2013, 12:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ phận buồng - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ phận buồng (Trang 15)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khách sạn Thái Bình Dương - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khách sạn Thái Bình Dương (Trang 24)
Bảng 2.2 : Bảng tình trạng trang thiết bị buồng phòng - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN
Bảng 2.2 Bảng tình trạng trang thiết bị buồng phòng (Trang 26)
Bảng 2.1: Bảng số lượng các loại phòng tại khách sạn. - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN
Bảng 2.1 Bảng số lượng các loại phòng tại khách sạn (Trang 26)
Bảng 2.3: Bảng số lượng trang thiết bị tại nhà hàng. - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN
Bảng 2.3 Bảng số lượng trang thiết bị tại nhà hàng (Trang 27)
Bảng 2.6 : Bảng doanh thu theo từng bộ phận của khách sạn. - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN
Bảng 2.6 Bảng doanh thu theo từng bộ phận của khách sạn (Trang 31)
Sơ đồ 2.2 : Quy trình phục vụ khách lưu trú - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN
Sơ đồ 2.2 Quy trình phục vụ khách lưu trú (Trang 33)
Bảng 2.7: Bảng phân bố lao động của khách sạn Thái Bình Dương - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN
Bảng 2.7 Bảng phân bố lao động của khách sạn Thái Bình Dương (Trang 36)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w