Một số kiến nghị đối với Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng liên quan

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành bảo hiểm Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm con người phi nhân thọ tại PJICO Thăng Long (Trang 77 - 79)

29 21 Bảo hiểm sinh mạng người vay tín chấp 3022 Bảo hiểm tai nạn lao động ngành xây dựng

3.2.1Một số kiến nghị đối với Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng liên quan

liên quan

Nhà nước có vai trò quan trọng trong quản lý vĩ mô nền kinh tế cũng như quản lý vĩ mô ngành bảo hiểm để tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho các DNBH theo định hướng phát triển ngành của Nhà nước.

Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời năm 2000 tạo ra chuyên nghiệp cho thị trường bảo hiểm Việt Nam, là căn cứ pháp lý để các DNBH và khách hàng bảo hiểm theo đó thực hiện, hạn chế rất nhiều những tình trạng bất cập trong kinh doanh bảo hiểm. Năm 2010, Quốc hội đã thông qua luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm. Mặc dù vậy, nhưng để thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường BHCN PNT nói riêng phát triển lành mạnh và phù hợp với xu thế chung của xã hội em có một số kiến nghị đối với Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng liên quan như sau:

Một là, Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong kinh doanh BHCN PNT. Tổ chức nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo tính đầy đủ, đồng bộ, nhất quán giữa các quy định; hướng dẫn kịp thời các quy định mới tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm trong quá trình triển khai và phù hợp hơn với thực tiễn; đảm bảo thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm mà Việt Nam là thành viên; từng bước phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quản lý, giám sát bảo hiểm quốc tế.

Hai là, Nâng cao tính an toàn hệ thống, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm

Trên cơ sở định hướng của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về tái cấu trúc thị trường tài chính, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả việc tái cơ cấu các DNBH theo hướng kiện toàn mô hình tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động yếu kém, không hiệu quả; từng bước nâng cao năng lực tài chính, chất lượng dịch vụ, khả năng quản trị điều hành và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ và khuyến khích các DNBH đa dạng hoá danh mục đầu tư, dàn trải rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư và tính an toàn nguồn vốn đầu tư.

Xoá bỏ hiện tượng khép kín, chia cắt thị trường bảo hiểm thông qua việc hoàn thiện cơ chế, chính sách về cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn góp của Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp bảo hiểm khác; tăng cường quản lý, giám sát, xử lý nghiêm các biểu hiện vi phạm cơ chế cạnh tranh bình đẳng.

Tổ chức đánh giá, phân loại chất lượng nguồn nhân lực của thị trường bảo hiểm; hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện của từng vị trí. Xây dựng cơ chế kiểm soát hiệu quả công tác tổ chức đào tạo và chất lượng cán bộ được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn đặt ra.

Ba là, Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển và đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm. Rà soát sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy định về phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm theo hướng đơn giản hoá thủ tục hành chính, cho phép các DNBH tận dụng kịp thời cơ hội triển khai, bảo đảm mặt bằng chung tối thiểu giữa DNBH.

Bốn là, Đa dạng và chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối bảo hiểm.

nguồn nhân lực của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chuẩn hoá chương trình đào tạo và chứng chỉ môi giới.

Hoàn thiện các quy định về chuẩn hoá chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm và điều kiện, tiêu chuẩn của các tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm. Tổ chức kiểm soát chặt chẽ công tác đào tạo, thi và cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng đại lý của các DNBH.

Năm là, Tăng cường hiệu quả quản lý của nhà nước về kinh doanh bảo hiểm

Xây dựng hệ thống quản lý, giám sát từ xa hiệu quả; tăng cường thực hiện quản lý, giám sát các DNBH trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu giám sát và việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo pháp luật.

Chuẩn hoá trình độ đội ngũ cán bộ của cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm, bố trí số lượng cán bộ đủ để đáp ứng sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Xây dựng cơ chế thu hút và đãi ngộ cán bộ hợp lý, đặc biệt là các cán bộ làm việc trong các lĩnh vực đặc thù như tính toán bảo hiểm.

Sáu là, Thiết lập các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng cũng như các DNBH, đồng thời có tác dụng răn đe và hạn chế những rủi ro về đạo đức tạo môi trường kinh doanh bảo hiểm lành mạnh và hiện đại.

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành bảo hiểm Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm con người phi nhân thọ tại PJICO Thăng Long (Trang 77 - 79)