Công tác giám định, bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm 1Công tác giám định

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành bảo hiểm Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm con người phi nhân thọ tại PJICO Thăng Long (Trang 49 - 51)

29 21 Bảo hiểm sinh mạng người vay tín chấp 3022 Bảo hiểm tai nạn lao động ngành xây dựng

2.3.4 Công tác giám định, bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm 1Công tác giám định

Giám định là công việc nhằm đánh giá, xác định nguyên nhân gây ra tổn thất có thuộc trách nhiệm bảo hiểm hay không, tính toán chính xác mức độ thiệt hại thực tế và số tiền chi trả, bồi thường có thể thuộc trách nhiệm bảo hiểm để có cơ sở giải quyết khiếu nại nhanh chóng, chính xác và công bằng cho khách hàng. Ngoài ra, thông qua việc giám định có thể đề xuất với NĐBH những biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tổn thất đã xảy ra và ngăn ngừa những tổn thất phát sinh trong tương lai, giúp cho cán bộ khai thác làm tốt hơn công tác đánh giá rủi ro trước khi nhận bảo hiểm đối với những dịch vụ có tính chất tương tự.

Nguyên tắc giám định

Khi tiến hành công tác giám định cần quán triệt các nguyên tắc sau:

− Công tác giám định phải được tiến hành sớm nhất sau khi nhận được thông báo tổn thất và phải thực hiện trong thời gian quy định. Nếu không tiến hành giám định sớm thì lý do của việc chậm trễ phải được thể hiện trong biên bản giám định. Việc tiến hành giám định sớm là để hạn chế tổn thất, hạn chế trục lợi bảo hiểm và đó là cơ sở để tiến hành bồi thường chi trả nhanh chóng.

liên quan: người tham gia bảo hiểm, NĐBH, cán bộ giám định…Nguyên tắc này nhằm mục đích đưa ra một biên bản giám định trung thực, khách quan, có tính hợp pháp để tránh hiện cáo, tranh chấp.

− Sau khi giám định xong phải có chứng từ giám định, chứng từ này là cơ sở pháp lý để tiến hành bồi thường.

− Nếu bên tham gia bảo hiểm và công ty bảo hiểm không thống nhất với nhau về kết quả giám định thì có thể thuê một bên khác là công ty giám định chuyên nghiệp tiến hành giám định lại. Chi phí cho việc này tùy thuộc vào kết quả giám định. Nếu kết quả khác so với kết luận lúc đầu thì NBH phải chịu chi phí và ngược lại.

Sau khi xảy ra SKBH thì người tham gia bảo hiểm phải thông báo cho DNBH biết. Quy định này vừa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám định đồng thời đảm bảo quyền lợi của người tham gia. Giám định bảo hiểm chỉ chấp nhận yêu cầu giám định khi tai nạn, rủi ro thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Với số lượng người tham gia đông, phân bố không tập trung nên hầu hết các vụ rủi ro, tai nạn xảy ra, các chuyên viên bảo hiểm trên địa bàn phải kết hợp với mạng lưới công tác viên tại các cơ quan, trường học để lập hồ sơ bảo hiểm và gửi về văn phòng công ty. Vì vậy, công tác này rất phức tạp, đòi hỏi phải đi lại nhiều. Tuy nhiên, trong hầu hết các công ty, việc giải quyết hồ sơ tai nạn cho khách hàng phải đảm bảo giải quyết nhanh, tránh tình trạng tồn đọng hồ sơ, làm khách hàng phải mệt mỏi vì chờ đợi.

Quy trình giám định bảo hiểm con người tại PJICO được thực hiện theo các bước sau:

− Chuẩn bị giám định: Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết liên quan đến đối tượng bảo hiểm.

− Tiến hành giám định: Công việc giám định phải được tiến hành khẩn trương, ý kiến chuyên viên giám định đưa ra phải chuẩn xác, hợp lý, nhất quán. Phải tập trung vào các công việc sau:

+ Kiểm tra lại đối tượng giám định + Phân trả lại tổn thất

+ Nguyên nhân gây ra tổn thất

+ Trên cơ sở những thông tin thu được trong quá trình giám định, giám định viên cần cố gắng tìm ra nguyên nhân gây tai nạn, bệnh tật và xác định mức độ thiệt hại, chi phí. Điều quan trọng nhất là phải tìm ra nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn, bệnh lý. Và công việc xác định trên hoàn toàn không phải là dễ dàng, nó đòi hỏi cẩn trọng, tỉ mỉ và kết luận phải trên những cơ sở rõ ràng, minh bạch.

− Lập biên bản giám định: Sau khi giám định xong, giám định viên phải lập biên bản giám định mô tả chi tiết nhất về tổn thất và phải thể hiện được mối quan hệ nhân quả giữa nguyên nhân và hậu quả thiệt hại. Nội dung chủ yếu của biên bản giám định là thời gian và địa điểm xảy ra tai nạn, tình trạng thiệt hại, thương tật của nạn nhân, thời gian địa điểm tiến hành giám định, hồ sơ bệnh lý…

Biên bản giám định là tài liệu chủ yếu để xét duyệt bồi thường hoặc chi TTBH. Vì vậy nội dung văn bản này phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, rõ rang cụ thể. Các tài liệu phù hợp với thực trạng và không được mâu thuẫn khi đối chiếu với các giấy tờ có liên quan.

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành bảo hiểm Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm con người phi nhân thọ tại PJICO Thăng Long (Trang 49 - 51)