Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt động lĩnhvực kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phátsinh trong quá trình kinh doanh đượ
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
Phần I Cơ sở lý thuyết về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 5
1.1 Tổng quan về tài chính doanh nghiệp 5
1.1.1 Khái niệm, bản chất của tài chính doanh nghiệp 5
1.1.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp 7
1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp 8
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp 12
1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp 14
1.2.1 Khái niệm 14
1.2.2 Mục đích ý nghĩa của phân tích tài chính 15
1.2.3 Nội dung và trình tự phân tích 17
1.3 Phương pháp và tài liệu phân tích 29
1.3.1 Nguồn tài liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 29
1.3.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 32
Phần II giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần CATVIET 36
2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần CATVIET 36
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 36
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 37
2.1.3 Các loại sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp 42
2.1.4 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chính 42
2.1.5 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp 44
2.1.6 Một số đặt điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công ty 45
2.1.7 Tình hình tiêu thụ sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm 46
2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty 48
2.2.1 Tổng quát tài chính doanh nhiệp 51
2.2.2 Phân tích hiệu quả tài chính 54
2.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới An toàn tài chính 74
2.3 Tổng hợp tình hình tài chính công ty CATVIET 78
Trang 2phần III Các giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty 81
3.1 Cơ sở đề xuất các giải pháp 81
3.1.1 Đánh giá chung về tình hính tài chính công ty 81
3.1.2 Định hướng phát triển trong thời gian tới 82
3.2 Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính 83
3.2.1 Tăng doanh thu từ việc mở rộng hoạt động kinh doanh, bán thêm sản phẩm mới ……….83
3.2.2 Cơ sở đề ra biện pháp 83
3.2.3 Mục đích của biện pháp 85
3.2.4 Nội dung thực hiện 86
3.2.5 So sánh các chỉ số sau khi thực hiện biện pháp 89
Kết Luận ……… 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 96
Phụ Lục ……… ……… 97
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trên thương trường, các nhà doanh nghiệp cần phải đánh giá đúng kết quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp, xác định được những nguyên nhân tác động tớiquá trình và kết quả hoạt động kinh doanh , từ đó có biện pháp thích hợp khai tháckhả năng tiềm tàng của doanh nghiệp
Đặc biệt trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh, thực hiện cơ chếkinh doanh hội nhập, vấn đề này càng trở lên cấp thiết
Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt động lĩnhvực kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phátsinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ Nói cáchkhác, tài chính doanh nghiệp là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức,huy động phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh
Vì vậy, việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp chocác nhà doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt độngtài chính, xác định đầy đủ đúng đắn nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố đến tình hình tài chính Từ đó có những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăngcường tình hình tài chính Khi người ta quyết định lựa chọn phương án tối ưu, đánhgiá được thực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp thì nguy cơ rủi ro sẽ giảm đi rấtnhiều Từ đó hoạt động sản xuất kinh doanh mới đảm bảo và có hiệu quả Nhận thức
được tầm quan trọng đó, em quyết định chọn đề tài “ Phân tích tình hình tài chính
và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ Phần phát triển phần mềm CATVIET”.
Trang 42 Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn tập trung nghiên cứu tìnhhình tài chính tại doanh nghiệp để thấy rõ xu hướng, tốc độ tăng trưởng và thựctrạng tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp và kiếnnghị giúp cải thiện tình hình tài chính để doanh nghiệp họat động hiệu quả hơn
3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu trong một doanh nghiệp, đó
là công ty Cổ Phần phát triển phần mềm CATVIET Ngoài ra, em có tham khảothêm một số chỉ tiêu tài chính của các công ty cùng ngành
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong đề tài chủ yếu là phương pháp
so sánh và tổng hợp số liệu thực tế thu thập trong quá trình thực tập tại công ty, các
số liệu trên báo cáo tài chính, kết hợp với các phương pháp như phân tích tỉ số,phương pháp liên hệ cân đối,… để phân tích, xác định mức độ biến động của các sốliệu, từ đó đưa ra nhận xét và đề xuất giải pháp
5 Kết cấu đồ án
Kết cấu đồ án gồm 3 phần
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phân tích tình hình tài chính Doanh Nghiệp
Chương 2: Phân tích thực trạng tình hình tài chính công ty Cổ Phần phát triển phần mềm CATVIET
Chương 3: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Cổ Phần phát triển phần mềm CATVIET
Trang 5PHẦN I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP1.1 Tổng quan về tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm, bản chất của tài chính doanh nghiệp
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinhdoanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu
Ở Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tênriêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quyđịnh của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh – tức là thực hiện một,một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sảnphẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi
Các doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổphần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty liên doanh, doanhnghiệp tư nhân
Tài chính doanh nghiệp là một hệ thống những quan hệ kinh tế phát sinh tronglĩnh vực phân phối quỹ tiền tệ, quá trình tạo lập và chu chuyển nguồn vốn của mộtdoanh nghiệp để đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp đó
Để đạt được hiệu quả kinh doanh như mong muốn, doanh nghiệp cần phải cónhững quyết định về tổ chức hoạt động sản xuất và kinh doanh Mọi quyết định phảigắn liền với hệ thống luật pháp và sự hiểu biết về môi trường xung quanh Baoquanh doanh nghiệp là một môi trường kinh tế phức tạp và luôn biến động Doanhnghiệp phải làm chủ được và dự đoán trước được sự thay đổi của môi trường để sẵn
Trang 6sàng thích nghi với nó Trong môi trường đó, toàn bộ quá trình hoạt động đầu tư
và kinh doanh của doanh nghiệp, từ khi ứng vốn tiền tệ cho đến khi doanh nghiệp
có nguồn tài chính và phân phối nguồn tài chính đó đã nảy sinh hàng loạt các quan
hệ kinh tế dưới hình thức giá trị.Nội dung những quan hệ kinh tế phát sinh thuộcphạm vi tài chính doanh nghiệp bao gồm:
Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: đây là mối quan hệ phát sinh khi
doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước (thông qua nộp thuế,phí, lệ phí cho ngân sách Nhà nước) Ngân sách Nhà nước cấp vốn cho doanhnghiệp Nhà nước và có thể góp vốn với công ty liên doanh hoặc công ty cổ phần(mua cổ phần) hoặc cho vay (mua trái phiếu) tùy theo mục đích yêu cầu quản lý đốivới ngành nghề kinh tế và quyết định tỷ lệ vốn góp hoặc mức cho vay
Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính: Quan hệ này được thể
hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ Trên thị trường tàichính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, có thểphát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn Ngược lại, doanhnghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi cổ phần cho các nhà tài trợ Doanh nghiệpcũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa
sử dụng
Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác: trong nền kinh tế, doanh
nghiệp có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hóa,dịch vụ, thị trường sức lao động giữa doanh nghiệp với các nhà đầu tư cho vay, vớibạn hàng và khách hàng thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tronghoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp bao gồm quan hệ thanh toántiền mua vật tư hàng hóa, phí bảo hiểm, chi trả tiền cổ tức, tiền lãi, trái phiếu giữadoanh nghiệp với các ngân hàng, tổ chức tín dụng Trên cơ sở đó, doanh nghiệphoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thỏa mãn nhu cầu thịtrường
Trang 7Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp: đây là quan hệ giữa các bộ phận
sản xuất – kinh doanh, giữa cổ đông và người quản lý, giữa các cổ đông và chủ nợ,giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn Các mối quan hệ này được thể hiệnthông qua hàng loạt chính sách của doanh nghiệp như: chính sách cổ tức (phân phốithu nhập), chính sách đầu tư, chính sách về cơ cấu vốn, chi phí
Những quan hệ kinh tế trên được biểu hiện trong sự vận động của tiền tệ thôngqua hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ vì vậy thường được xem là các quan hệtiền tệ Những quan hệ này một mặt phản ánh rõ doanh nghiệp là một đơn vị kinh tếđộc lập, đồng thời phản ánh rõ nét quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp với các khâukhác trong hệ thống tài chính nước ta
Từ sự phân tích nêu trên, ta đi đến bản chất về tài chính doanh nghiệp như sau:Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập,phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp Xét vềbản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảysinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quátrình hoạt động của doanh nghiệp
1.1.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động củadoanh nghiệp và được thể hiện ở những điểm sau:
- Tài chính doanh nghiệp huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục.;
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầuvốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệpcũng như cho đầu tư phát triển.Việc thiếu vốn sẽ khiến cho các hoạt động của doanhnghiệp gặp khó khăn không triển khai được Do vậy, việc đảm bảo cho các hoạt
Trang 8động của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục phụ thuộc rất lớn vào
tổ chức huy động vốn của tài chính doanh nghiệp
- Tài chính doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vai trò này được thể hiện ở chỗ:
+ Việc đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn phụ thuộc rất lớn vào việc đánhgiá, lựa chọn đầu tư từ góc độ tài chính
+ Việc huy động vốn kịp thời, đầy đủ giúp cho doanh nghiệp chớp được cơhội kinh doanh
+ Lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp có thểgiảm bớt được chi phí sử dụng vốn, góp phần rất lớn tăng lợi nhuận của doanhnghiệp
+ Huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh có thể tránhđược thiệt hại do ứ đọng vốn, tăng vòng quay tài sản, giảm được số vốn vay từ đógiảm được tiền trả lãi vay góp phần rất lớn tăng lợi nhuận sau thuế của doanhnghiệp
- Tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích để giám sát, kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có thể kịp thời đưa ra các quyết định để điều chỉnh phù hợp.
1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp
1.1.1.1 Các chỉ tiêu về tính hiệu quả
1.1.3.1.1 Nhóm chỉ tiêu về sức sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (doanh lợi doanh thu sau thuế) (ROS)
Trang 9Tỷ số này cho biết cứ một trăm đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợinhuận
Doanh thu thuần
Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA)
Tỷ số này cho biết cứ một trăm đồng trong tổng tài sản của doanh nghiệp tạo
ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận
ROA = Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân
Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ số này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp gópphần tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu
ROE = Lợi nhuận sau thuế
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân
Trang 10 Vòng quay khoản phải thu
Vòng quay khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thuthành tiền mặt
Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần
Khoản phải thu bình quân
Trang 111.1.3.1.3 Hệ số thanh toán hiện hành
Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành thực chất là mối quan hệ giữa nợ ngắn hạn vàTSNH
Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạnNếu TSNH ≥ NNH thì đây là dấu hiệu hợp lý thể hiện doanh nghiệp giữ vữngquan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắnhạn Đảm bảo nguyên tắc tài trợ về sự hài hoà kỳ hạn giữa nguồn vốn và tài sản ngắn hạn.Cân bằng tài chính này được đánh giá là tốt và an toàn
Nếu TSNH ≤ NNH chứng tỏ doanh nghiệp không giữ vững quan hệ cân đối giữatài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốnngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn Cân bằng tài chính này được đánh giá không tốt vàkhông an toàn
1.1.3.1.4 Hệ số thanh toán nhanh
Trong nhiều trường hợp, tỷ số thanh toán hiện hành không phản ánh chính xác khảnăng thanh toán như: hàng tồn kho là loại hàng hóa khó bán thì doanh nghiệp rất khóchuyển thành tiền để có thể trả nợ, vì vậy cần phải quan tâm đến khả năng thanh toánnhanh
Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho
Nợ ngắn hạnMặc dù hệ số khả năng thanh toán nhanh là chỉ tiêu phản ánh được khả năng thanhtoán của doanh nghiệp một cách chính xác nhưng trong một số trường hợp nó vẫn có sựsai lệch vì trong tử số của phép tính vẫn còn chứa loại tài sản mà có thể không chuyển đổithành tiền được là các khoản phải thu Chính vì vậy chúng ta cần phải tính hệ số khả năngthanh toán tức thời để đánh giá chặt chẽ hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Trang 121.1.3.1.5 Hệ số thanh toán tức thời
Chỉ số này đánh giá khả năng thanh toán ngay tức thời các khoản nợ đến hạn bằngtiền mặt hoặc các loại ngân phiếu tiền gửi ngân hàng
Khả năng thanh toán tức thời = Vốn bằng Tiền
Nợ ngắn hạn
Tỷ số này phản ánh mối quan hệ giữa các khoản tiền mặt và coi như tiền mặt(TGNH, ngân phiếu, chứng khoán ) với số nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Nhìn chung
tỷ số này càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng mạnh, tuy nhiên nếu tỷ
số này quá cao thì lượng vốn bằng tiền của doanh nghiệp bị ứ đọng ở doanh nghiệp quálớn, nó sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả sử dụngvốn và kết quả cuối cùng là tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ ngày càng xấu
Tóm lại, khả năng thanh khoản cao thì rủi ro thanh khoản sẽ thấp, tuy nhiên lợinhuận có thể thấp vì khoản phải thu nhiều và hàng tồn kho nhiều Khả năng thanh khoảnthấp thì rủi ro thanh khoản sẽ cao, tuy nhiên lợi nhuận có thể cao vì TSLĐ được sử dụnghiệu quả, nguồn vốn đầu tư cho TSLĐ nhỏ, ROA và ROE có thể tăng
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp
Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của ngành kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thường được thực hiện trong một
số ngành kinh doanh nhất định Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm kinh
tế-kỹ thuật riêng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc tổ chức tài chính của doanh nghiệp:+ Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ thì vốn lưuđộng chiếm tỷ trọng cao hơn, tốc độ chu chuyển của vốn lưu động nhanh hơn so vớicác ngành nông nghiệp, công nghiệp Ở các ngành này thì vốn cố định thườngchiếm tỷ lệ cao hơn vốn lưu động, thời gian thu hồi vốn cũng chậm hơn
Trang 13+ Những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuấtngắn thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm thường không có biếnđộng lớn, doanh nghiệp cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng nhờ đó có thể dễdàng đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu kinh doanh, doanh nghiệp có chu kỳ sản xuấtdài thì phải ứng ra lượng vốn lưu động lớn hơn Những doanh nghiệp hoạt độngtrong ngành sản xuất có tính thời vụ thì nhu cầu về vốn lưu động giữa các thời kỳtrong năm chênh lệch nhau rất lớn, giữa thu và chi bằng tiền thường không ăn khớpvới nhau về thời gian.
Đó là những điều phải tính đến trong việc tổ chức tài chính nhằm đảm bảovốn kịp thời, đầy đủ cho hoạt động của doanh nghiệp cũng như đảm bảo cân đốigiữa thu- chi bằng tiền
Môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả yếu tố bên trong và bên ngoài ảnhhưởng tới hoạt động của doanh nghiệp Dưới đây xem xét tác động của môi trườngkinh tế tài chính dến hoạt động tài chính của doanh nghiệp:
Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế
Nếu cơ sở hạ tầng phát triển thì sẽ giảm bớt được nhu vốn đầu tư của doanhnghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong kinhdoanh
Tình trạng của nền kinh tế
Một nền kinh tế đang trong đà tăng trưởng thì có nhiều cơ hội cho doanhnghiệp đầu tư phát triển, từ đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tich cực áp dụng các biệnpháp huy động vốn để đáp ứng yêu cầu đầu tư Ngược lại nếu nền kinh tế đangtrong đà suy thoái thì doanh nghiệp khó có thể tìm được cở hội tốt để đầu tư
Lãi suất thị trường
Trang 14Là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động tài chính của doanh nghiệp Lãi suấtthị trường ảnh hưởng dến cơ hội đầu tư, chi phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốncủa doanh nghiệp Mặt khác lãi suất thị trường ảnh hưởng gián tiếp đến tình hìnhsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khi lãi suất thị trường tăng cao thì người ta
có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng điều đó hạn chế đến việc tiêu thụ sảnphẩm
Lạm phát
Nền kinh tế có lạm phát ở mức độ cao thì việc tiêu thụ sản phẩm của doanhnghiệp gặp khó khăn khiến tình trạng tài chính căng thẳng Lạm phát cũng làm chonhu cầu vốn kinh doanh tăng lên tình hình tài chính không ổn định nên doanhnghiệp cần có những biện pháp tích cực
Chính sách kinh tế và tài chinh của nhà nước với doanh nghiệp
Nhà nước là người hướng dẫn, kiểm soát, điều tiết các hoạt động của doanhnghiệp trong các thành phần kinh tế Thông qua chính sách kinh tế, pháp luật kinh
tế và các biện pháp kinh tế…Nhà nước tạo môi tường và hành lang cho các doanhnghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng dẫn các hoạt động kinh tế củadoanh nghiệp đi theo quỹ đạo của kế hoạch vĩ mô
Mức độ cạnh tranh
Nếu doanh nghiệp hoạt động những ngành nghề có mức độ cạnh tranh cao đòihỏi doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn cho việc đổi mới thiết bị, công nghệ và nâng caochất lượng sản phẩm, dịch vụ …
Thị trường tài chính và hệ thống các trung gian tài chính
Sự phát triển của thị trường tài chính làm đa dạng hóa các công cụ và các hìnhthức huy động vốn cho doanh nghiệp, chẳng hạn như sự xuất hiện và phat triển củahình thức thuê tài chính, sự phát triển của thị trường chứng khoán v.v…Sự phát
Trang 15ngày càng đa dạng và phong phú cho doanh nghiệp, như sự phát triển của các ngânhàng thương mại đã làm đa dạng hóa các hình thưc thanh toán như chuyển khoản,tín dụng, và chuyển tiền điện tử….
Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp chỉ có nguồn tài trợ chính để đầu tư ở giới hạn nhất địnhbao gồm nguồn vốn tự có và nguồn vốn có khả năng huy động, doanh nghiệp khôngthể quyết định đầu tư hay thực hiện các dự án vượt xa khả năng tài chính của mình.Đây là một yếu tố nội tại chi phối đến việc quyết định đầu tư của một doanh nghiệp
1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra, đốichiếu, so sánh và đánh giá các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính nhằm xácđịnh thực trạng, đặc điểm xu hướng, tiềm năng tài chính của doanh nghiệp Trên cơ
sở đó, các nhà quản lý đề ra được các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tàichính, kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.2 Mục đích ý nghĩa của phân tích tài chính
Ý nghĩa
Trang 16Phân tích tài chính là một hệ thống các phương pháp nhằm đánh giá tình hìnhtài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian hoạt độngnhất định Trên cơ sở đó, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyếtđịnh chuẩn xác trong quá trình kinh doanh.
Bởi vậy, việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp chocác nhà quản trị đánh giá được thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ vàđúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tàichính của doanh nghiệp Từ đó, có những biện pháp hữu hiệu để ổn định và tăngcường tình hình tài chính của doanh nghiệp Ngoài ra, việc phân tích tài chínhdoanh nghiệp không chỉ có ý nghĩa đối với các nhà quản trị doanh nghiệp mà còn có
ý nghĩa với nhiều đối tượng khác quan tâm đến
Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng
Các chủ ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng mối quan tâm của họ là khảnăng sinh lợi và khả năng thanh toán của doanh nghiệp Vì vậy, họ đặc biệt chú ýtới lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh; từ đó so sánhvới nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp Ngoài
ra, các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm đến số lượngvốn của chủ sở hữu bởi vì số vốn của hủ sở hữu này là khoản bảo hiểm cho họ trongtrường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro Không mấy ai sẵn sang cho vay nếu các thôngtin cho thấy người vay không đảm bảo chắc chắn rằng khoản vay đó có thể và sẽđược thanh toán khi đến hạn Người cho vay cũng quan tâm đến khả năng sinh lợicủa doanh nghiệp vì đó là cơ sở của việc hoàn trả vốn và lãi vay dài hạn
Đối với nhà cung cấp vật tư, thiết bị, hàng hóa, dịch vụ:
Trang 17Họ cũng giống như các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, nhómngười này cũng cần được biết khả năng thanh toán hiện tại và sắp tới của doanhnghiệp để quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng,thanh toán chậm hay không.
Đối với các nhà đầu tư:
Các nhà đầu tư cần biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu, lợi tức cổ phần vàgiá trị tăng thêm của vốn đầu tư Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biếtkhả năng sinh lời của doanh nghiệp Đó là một trong những căn cứ giúp họ ra quyếtđịnh bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không Mặt khác nhà đầu tư cũng quan tâm tớithu nhập của doanh nghiệp Để đánh giá thu nhập của nó, họ quan tâm đến tiềmnăng tăng trưởng các thông tin liên quan đến việc doanh nghiệp đã giành đượcnhững tiềm năng gì và như thế nào, đã sử dụng chúng ra sao, cơ cấu vốn của doanhnghiệp
Đối với cơ quan thuế
Cơ quan thuế cần thông tin từ phân tích tài chính để xác định số thuế mà doanhnghiệp phải nộp
Đối với các cơ quan quản lý khác của Chính phủ
Các cơ quan quản lý khác của Chính phủ cần các thông tin từ phân tích tàichính để kiểm tra tình hình tài chính, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp và xây dựng các kế hoạch vĩ mô
Đối với các đối thủ cạnh tranh
Trang 18Các đối thủ cạnh tranh cũng quan tâm đến khả năng sinh lợi, doanh thu bánhàng và các chỉ tiêu tài chính khác trong điều kiện có thể để tìm biện pháp cạnhtranh với doanh nghiệp.
Đối với người lao động
Người lao động cũng quan tâm đến các thông tin từ phân tích báo cáo tài chínhcủa doanh nghiệp để đánh giá triển vọng của nó trong tương lai Những người đi tìmviệc đều có nguyện vọng được vào làm việc ở những doanh nghiệp có triển vọngsáng sủa với tương lai lâu dài để hy vọng có mức lương xứng đáng và chỗ làm việc
ổn định Do vậy, một doanh nghiệp có tình hình tài chính và tương lai ảm đạm sẽkhông thu hút được những người lao động đến làm việc
1.2.3 Nội dung và trình tự phân tích
1.1.1.3 Phân tích tổng quát tình hình
Phân tích tổng quát là cái nhìn khái quát đầu tiên khi tiếp cận tới tài chính củamột doanh nghiệp Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không? Tài chính có antoàn hay không?
Sử dụng bảng cân đối kế toán 3 năm liên tiếp và báo cáo kết quả kinh doanh 2năm liên tiếp
Tính các chỉ tiêu chủ yếu như chỉ tiêu về hiệu quả tài chính, chỉ tiêu về năngsuất tài sản, chỉ tiêu về an toàn tài chính … qua các thời kỳ, rồi so sánh với các kỳ,với mục tiêu doanh nghiệp đề ra và so sánh với ngành hoặc các đơn vị cùng ngành
để xem sự thay đổi các chỉ số đó là tốt hay là xấu
Chỉ tiêu hiệu quả tài chính tổng quát
Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE = Lợi nhuận sau thuế
Trang 19 Chỉ tiêu an toàn tài chính tổng quát
Quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Tài sản dài hạn Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu
Mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn
+ Nếu TSNH ≥ NNH thì đây là dấu hiệu hợp lý thể hiện doanh nghiệp giữvững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích
nợ ngắn hạn Đảm bảo nguyên tắc tài trợ về sự hài hoà kỳ hạn giữa nguồn vốn và tàisản ngắn hạn Cân bằng tài chính này được đánh giá là tốt và an toàn
+ Nếu TSNH ≤ NNH chứng tỏ doanh nghiệp không giữ vững quan hệ cân đốigiữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng một phầnnguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn Cân bằng tài chính này đượcđánh giá không tốt và không an toàn
Mối quan hệ giữa tài sản dài hạn và nợ dài hạn
+ Nếu TSDH ≥ NDH lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp từ vốnchủ sở hữu thì điều này là hợp lý, doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn
và cả vốn chủ sở hữu Nhưng nếu như phần thiếu hụt được bù đắp bằng nợ ngắn hạnthì điều này là bất hợp lý như trình bày ở phần cân đối tài sản ngắn hạn và nợ ngắnhạn
Trang 20+ Nếu TSDH ≤ NDH : Doanh nghiệp sử dụng 1 phần nợ dài hạn để tài trợ chotài sản ngắn hạn Hiện tượng này vừa lãng phí lãi vay nợ dài hạn vừa thể hiện sửdụng sai mục đích nợ dài hạn dẫn tới lợi nhuận kinh doanh giảm và rối loạn tàichính của doanh nghiệp
1.1.1.4 Phân tích hiệu quả tài chính
1.2.3.1.1 chỉ tiêu sức sinh lời
M ục tiêu của quản lý là góp phần cùng các hoạt động chức năng phấn đấu cho sự tối
đa hóa giá trị của doanh nghịêp Vì vậy, câu hỏi đầu tiên người phân tích cần trả lời làdoanh nghiệp có khả năng sinh lời hay không và ở mức độ như thế nào? Khả năng sinhlợi là kết quả cuối cùng của hàng loạt chính sách và quyết định được đề xuất và thực hiệnbởi nhà quản lý đây là nhóm chỉ tiêu đánh giá tác động phối hợp của các hoạt động quản
lý tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (doanh lợi doanh thu sau thuế) (ROS)
Tỷ số này cho biết cứ một trăm đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận
ROS = Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả hay ảnh hưởngcủa các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA)
ROA = Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân
Tỷ số này cho biết cứ một trăm đồng trong tổng tài sản của doanh nghiệp tạo ra đượcbao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của
Trang 21doanh nghiệp càng tốt Đây là chỉ số mà người quản lý luôn quan tâm Ngược lại, ROAcàng nhỏ thì khả năng sinh lời càng thấp, hiệu quả sử dụng vốn càng giảm.
Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE = Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
Tỷ số này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp góp phần tạo
ra bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu Tỷ số này càng cao chứng tỏ trình độ sử dụng vốnchủ sở hữu càng tốt và ngược lại Đây là chỉ số tài chính quan trọng nhất và thiết thựcnhất đối với chủ sở hữu
1.2.3.1.2 Phân tích các chỉ tiêu thành phần ảnh hưởng đến hiệu qủa tài chính
Từ đẳng thức trên ta thấy, ROA chịu ảnh hưởng của hai nhân tố là: ROS và VQTTS.Muốn tăng ROA cần tăng ROS và vòng quay TTS
Để tăng ROS: cần phấn đấu tăng lãi ròng bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng giá bán
Để tăng vòng quay tổng tài sản: cần phấn đấu tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán
và tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng
Trang 22Bằng phương pháp thay thế liên hoàn chúng ta có thể xác định được mức độ ảnhhưởng của hai nhân tố này
Có hai hướng để tăng ROE: tăng ROA và tỷ số TTSbq/ VCSHbq
Muốn tăng ROA cần làm theo đẳng thức Dupont thứ nhất
Muốn tăng tỷ số TTSbq/ VCSHbq cần phấn đấu giảm vốn chủ sở hữu và tăng TTS
Đẳng thức Dupont tổng hợp
ROE =
Lợi nhuận sau thuếVCSH bình quân
= Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu x TTS bình quân
=
TTS bình quânVCSH bình quânROE phụ thuộc vào 3 nhân tố: ROS, ROA và tỷ số TTSbq/ VCSH
Trang 23Các nhân tố này có thể ảnh hưởng cùng chiều hoặc trái chiều nhau đối với ROE.Phân tích Dupont là xác định ảnh hưởng của 3 nhân tố này đến ROE của doanh nghiệp đểtìm hiểu nguyên nhân làm tăng, giảm chỉ số này Bằng việc tiến hành phương pháp thaythế liên hoàn ta sẽ làm rõ ảnh hưởng của từng nhân tố với chỉ số này.
1.2.3.1.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiếu thành phần
Lợi nhuận biên - Sức sinh lợi trên doanh thu - ROS:
Chỉ số này cho biết trong một trăm đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợinhuận cho chủ sở hữu
ROS = LNST = DT - Tổng CP - Thuế TNDN
Phân tích doanh thu
Doanh thu là một chỉ tiêu tài chính quan trọng Khi phân tích doanh thu ta cần
so sánh giữa các chỉ tiêu biến động trên với doanh thu thuần để đánh giá hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp tăng hay giảm so với kỳ trước hay so với doanhnghiệp khác là cao hay thấp
Doanh thu thuần là doanh số của toàn bộ hàng hóa tiêu thụ trong kỳ không phânbiệt đã thu tiền hay chưa và trừ đi phần chi phí hoa hồng chiết khấu, giảm giá hayhàng bán bị trả lại Doanh thu thuần đơn vị sản phẩm hàng hoá là nhân tố có quan hệcùng chiều với lợi nhuận gộp trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi Mức tăng và tỷ lệ tăng doanh thu thuần phản ánh mức tăng và tỷ lệ tăng trưởngcác hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Phân tích chi phí
Phân tích chi phí hoạt động kinh doanh nhằm mục đích nhận thức và đánh giáchính xác, toàn diện và khách quan tình hình quản lý và sử dụng chi phí, qua đó thấy
Trang 24được sự ảnh hưởng của nó đến quá trình và kết quả kinh doanh Chi phí được đánhgiá
Trên cơ sở so sánh với tổng chi phí năm trước và phân tích các yếu tố ảnhhưởng Qua phân tích cần tìm ra những mặt tồn tại, bất hợp lý từ đó đề xuất nhữngbiện pháp khắc phục nhằm quản lý và sử dụng chi phí hoạt động kinh doanh tốt hơn
Phân tích năng suất tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của doanhnghiệp, hoặc thể hiện một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp đem lại bao nhiêuđồng doanh thu Vòng quay tổng tài sản đánh giá tổng hợp khả năng quản lý tàisản ngắn hạn và tài sản cố định của doanh nghiệp Công thức tính vòng quayTTS:
TTSbqVQTTS cao chứng tỏ các tài sản có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không
bị nhàn rỗi và không bị giam giữ trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.VQTTS cao là cơ sở tốt để có lợi nhuận cao VQTTS thấp là do yếu kém trong quản lýTSNH và TSDH, quản lý tiền mặt, quản lý khoản phải thu, chính sách bán hàng,quản lý sản xuất, công tác bán hàng chưa tốt
Vòng quay tài sản ngắn hạn
TSNHbqVQTSNH cao chứng tỏ TSNH có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bịnhàn rỗi và không bị giam giữ trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh
Trang 25VQTSNH cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu tiết kiệm được chi phí sản xuất
và giảm được lượng vốn đầu tư
VQTSNH thấp là do tiền mặt bị nhàn rỗi nhiều, công tác thu hồi khoản phải thukém, quản lý vật tư không tốt, quản lý sản xuất chưa tốt và công tác bán hàng chưa tốt
Vòng quay hàng tồn kho
HTKbqGiá trị HTKbq là bình quân của khoản muc HTK giữa đầu kỳ và cuối kỳ trên bảngcân đối kế toán
Vòng quay hàng tồn kho cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu doanh nghiệptiết kiệm được chi phí trên cơ sở sử dụng tốt các tài sản khác Vòng quay hàng tồn khothấp chứng tỏ công tác quản lý vật tư, tổ chức sản xuất, tổ chức bán hàng chưa tốt
Kỳ luân chuyển HTK = 360 ngày
VQHTK
Kỳ luân chuyển HTK phản ánh số ngày trung bình của một VQHTK Số ngàytrong kỳ được quy định là 360 ngày Số ngày một VQHTK càng nhỏ chứng tỏ VQHTKcàng lớn, hiệu quả hoạt động kinh doanh được đánh giá là tốt
Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân
Khoản phải thubqVòng quay khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thunhanh, doanh nghiệp không phải cấp tín dụng cho khách hàng và do đó không bị ứđọng vốn
Kỳ thu tiền bình quân là số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu
Trang 26Kỳ thu tiền bình quân = 360
Vòng quay khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân ngắn chứng tỏ doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn trongkhâu thanh toán Nhưng kì thu nợ ngắn có thể do chính sách bán chịu quá chặt chẽ,dẫn tới đánh mất cơ hội bán hàng và cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh Ngượclại, Kì thu nợ dài phản ánh chính sách bán chịu táo bạo, có thể là dấu hiệu tốt nếutốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng khoản phải thu Nếu vận động đúng,chính sách bán chịu là một công cụ tốt để mở rộng thị phần và để tăng doanh thu
Kì thu nợ dài có thể do yếu kém trong việc thu hồi khoản phải thu, doanh nghiệp
bị chiếm dụng vốn, khả năng sinh lời thấp Doanh nghiệp cần tiến hành phân tíchchính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân và giải quyết tình trạng nợ khó đòi
Vòng quay TSDH
TSDHbqVòng quay TSDH cao chứng tỏ TSDH có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ,không bị nhàn rỗi và phát huy hết công suất Vòng quay TSDH cao là một cơ sở tốt để cólợi nhuận cao nếu tiết kiệm được chi phí sản xuất, là điều kiện quan trọng để sử dụng tốtTSDH Vòng quay TSDH thấp chứng tỏ có nhiều TSDH không hoạt động hết công suấthoặc chất lượng tài sản kém
Phân tích hệ số tài trợ
Ta xem xét tỷ trọng của vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn, so sánh giữa kỳ nàyvới kỳ trước cả về số tuyệt đối lẫn tương đối Thực chất là phân tích biến động và cơ cấunguồn vốn
Trang 27Tỷ suất tự tài trợ = NVCSH
Tổng NVChỉ tiêu này phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập vềmặt tài chính của doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tàichính càng cao, hầu hết các tài sản mà doanh nghiệp hiện đang có đều được đầu tư bằngnguồn vốn của mình
1.2.3.2 Phân tích an toàn tài chính
Khả năng thanh toán tổng quát
Khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệpđang quản lý và sử dụng với tổng nợ phải trả Nó cho phép chúng ta đánh giá một cáchnhanh nhất về tình hình và năng lực thanh toán của doanh nghiệp tại một thời điểm nhấtđịnh
Chỉ số thanh toán tổng quát = Tổng tài sản
Nợ phải trả
Để đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt yêu cầu đối với hệ số nàyluôn > 1, như thế thì tổng tài sản của doanh nghiệp mới đủ để thanh toán các khoản nợ.Ngược lại nếu hệ số này < 1 thì đây là dấu hiệu của sự phá sản của doanh nghiệp
Khả năng thanh toán hiện hành
Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là mối quan hệ giữa nợ ngắn hạn và TSNH Tỷ
số khả năng thanh toán hiện hành thể hiện mức độ đảm bảo của TSNH với nợ ngắn hạn.Bởi vì đ ể thanh toán nợ ngắn hạn thì doanh nghiệp phải dùng tài sản có thực của mìnhbằng cách chuyển đổi bộ phận tài sản đó để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đó
Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Trang 28Tỷ số này càng lớn thì doanh nghiệp càng có nhiều khả năng đảm bảo thanh toán cáckhoản nợ ngắn hạn Tuy nhiên trong một số trường hợp tỷ số này quá cao chưa chắc đãphản ánh được năng lực và khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt, vì thế có thể ứđọng ở hàng tồn kho và các khoản phải thu là khá lớn Hàng tồn kho và các khoản phảithu là loại TSNH có tính thanh khoản kém nhất trong TSNH.
Khả năng thanh toán nhanh
Trong nhiều trường hợp, tỷ số thanh toán hiện hành không phản ánh chính xác khảnăng thanh toán như: hàng tồn kho là loại hàng hóa khó bán thì doanh nghiệp rất khóchuyển thành tiền để có thể trả nợ, vì vậy cần phải quan tâm đến khả năng thanh toánnhanh
Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho
Nợ ngắn hạnChỉ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo về việc huy động các tài sản cókhả năng chuyển đổi ngay thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà cácchủ nợ yêu cầu Để đánh giá một cách chặt chẽ hơn khả năng thanh toán cáckhoản nợ tới hạn và quá hạn chúng ta phải xem xét tới khả năng thanh toán nhanhcủa doanh nghiệp bởi trong tài sản ngắn hạn thì hàng tồn kho là khó chuyển đổinhanh thành tiền để thanh toán các khoản nợ đó
Mặc dù hệ số khả năng thanh toán nhanh là chỉ tiêu phản ánh được khả năng thanhtoán của doanh nghiệp một cách chính xác nhưng trong một số trường hợp nó vẫn có sựsai lệch vì trong tử số của phép tính vẫn còn chứa loại tài sản mà có thể không chuyểnđổi thành tiền được là các khoản phải thu Chính vì vậy chúng ta cần phải tính hệ số khảnăng thanh toán tức thời để đánh giá chặt chẽ hơn về khả năng thanh toán của doanhnghiệp
Khả năng thanh toán tức thời
Trang 29Chỉ số này đánh giá khả năng thanh toán ngay tức thời các khoản nợ đến hạn bằngtiền mặt hoặc các loại ngân phiếu tiền gửi ngân hàng
Khả năng thanh toán tức thời = Vốn bằng Tiền
Nợ ngắn hạn
Tỷ số này phản ánh mối quan hệ giữa các khoản tiền mặt và coi như tiền mặt(TGNH, ngân phiếu, chứng khoán ) với số nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Nhìn chung
tỷ số này càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng mạnh, tuy nhiên nếu
tỷ số này quá cao thì lượng vốn bằng tiền của doanh nghiệp bị ứ đọng ở doanh nghiệpquá lớn, nó sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả sửdụng vốn và kết quả cuối cùng là tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ ngày càng xấu.Tóm lại, khả năng thanh khoản cao thì rủi ro thanh khoản sẽ thấp, tuy nhiên lợinhuận có thể thấp vì khoản phải thu nhiều và hàng tồn kho nhiều Khả năng thanh khoảnthấp thì rủi ro thanh khoản sẽ cao, tuy nhiên lợi nhuận có thể cao vì TSLĐ được sử dụnghiệu quả, nguồn vốn đầu tư cho TSLĐ nhỏ, ROA và ROE có thể tăng
Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay
Lãi vay là một trong các nghĩa vụ ngắn hạn rất quan trọng của doanh nghiệp Mất khảnăng thanh toán lãi vay có thể làm giảm uy tín đối với chủ nợ, tăng rủi ro và nguy cơ phásản của doanh nghiệp
Khả năng chi trả lãi vay là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh doanh nóichung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng Nếu kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệpkhông những có thừa khả năng chi trả lãi vay mà còn đóng góp cho ngân sách nhà nước,chia cho các chủ sở hữu, trích lập các quỹ doanh nghiệp, bảo đảm và không ngừng nângcao đời sống người lao động Ngược lại nếu kinh doanh không có hiệu quả doanh nghiệpkhông những không đủ bù đắp chi phí lãi vay mà thậm chí còn thua lỗ dẫn tới nguy cơ phásản
Khả năng thanh toán lãi vay = EBIT
Lãi vay
Trang 30Chỉ số này cho biết một đồng lãi vay đến hạn được che chở bởi bao nhiêu đồng lợinhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) Lãi vay là một trong các nghĩa vụ ngắn hạn rấtquan trọng của doanh nghiệp Mất khả năng thanh toán lãi vay có thể làm giảm uytín đối với chủ nợ, tăng rủi ro và nguy cơ phá sản của doanh nghiệp
Chỉ số nợ
Chỉ số nợ là chỉ số tài chính phản ánh mức độ doanh nghiệp sử dụng vốn vay trongkinh doanh
Chỉ số nợ = Tổng nợ phải trảTổng tài sảnChỉ số nợ cao chứng tỏ doanh nghiệp mạnh dạn sử dụng nhiều vốn vay trong cơ cấuvốn Đây là một cơ sở để có được lợi nhuận cao Chỉ số nợ cao là một minh chứng về uytín của doanh nghiệp đối với các chủ nợ.Tuy nhiên chỉ số nợ cao làm cho khả năng thanhkhoản giảm, tăng độ rủi ro của doanh nghiệp
1.3 Phương pháp và tài liệu phân tích
1.3.1 Nguồn tài liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Trang 31Việc phân tích tài chính được tiến hành trên cơ sở các căn cứ liên quan có khảnăng phản ánh toàn diện tình hình tài chính của công ty Thông thường các căn cứnày tập hợp thành hồ sơ tài chính của DN bao gồm:
- Hệ thống báo cáo tài chính
- Các tài liệu liên quan như: chủ trương, đường lối, chính sách của nhànước, các văn bản pháp lý có liên quan đến hoạt động KD
- Dữ liệu về nên kinh tế và ngành kinh doanh
- Dữ liệu về đối thủ cạnh tranh trực tiếp
- Định hướng phát triển của bản thân DN
Hệ thống báo cáo tài chính gồm những văn bản đặc biệt riêng của hệ thống kếtoán được tiêu chuẩn hoá trên phạm vi quốc tế và chuẩn mực Nội dung mà các báocáo tài chính phản ánh là tình hình tổng quát về tài sản, sự hình thành tài sản, sự vậnđộng và thay đổi của chúng trong mỗi kỳ kinh doanh Cơ sở thành lập các báo cáotài chính là dữ liệu thực tế phát sinh được kế toán theo dõi theo những nguyên tắc
và khách quan Tính chính xác và tính khoa học của báo cáo tài chính càng cao thì
sự phản ánh về tình hình hoạt động của doanh nghiệp càng trung thực Tài liệu chủyếu để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thái tiền
tệ gồm:
Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán còn gọi là bảng tổng kết tài sản, là tài liệu quan trọng đốivới nhiều đối tượng sử dụng khác nhau Nội dung nhằm phản ánh tổng quát toàn bộgiá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thờiđiểm nhất định Cơ cấu của bảng cân đối kế toán gồm hai phần luôn bằng nhau đượctrình bày theo tính chất cân đối tài chính giữa tài sản với vốn chủ sở hữu và công nợphải trả
Trang 32Các giá trị của bảng cân đối kế toán được phản ánh theo giá trị sổ sách kế toántheo nguyên tắc kế toán, không phản ánh theo giá trị thị truờng.
Bảng cân đối kế toán là một trong các công cụ chủ yếu được dùng để phân tíchtình hình tài chính của tất cả các doanh nghiệp, biến động và kết cấu của tất cả bảngcân đối kế toán là căn cứ để đánh giá năng lực và trình độ sử dụng tài sản, đo lư ờngkhả năng phát triển kinh tế và tài chính trong tương lai đồng thời xác định tráchnhiệm của nhà quản lý đối với xã hội
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh hay còn gọi là báo cáo thu nhập là báo cáo tài chínhtổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, thu nhập của hoạtđộng tài chính và các hoạt động khác trong một thời kỳ nhất định trong hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Đó là phần chênh lệch giữa các khoản thu và cáckhoản đã chi phát sinh trong kỳ, trong đó nguồn thu chỉ được thừa nhận khi chúngđược xác định ở mức độ chắc chắn nhất định, trong khi các khoản chi chỉ được thừanhận khi chúng ở mức độ hợp lý có thể
Căn cứ vào số liệu kết quả sản xuất kinh doanh, người sử dụng thông tin có thểnhận xét và đánh giá khái quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệpcũng như tình hình thanh toán các khoản đối với nhà nước
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Để đánh giá một doanh nghiệp có đảm bảo được khả năng chi trả hay không cầntìm hiểu tình hình ngân quỹ của doanh nghiệp qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh sự hình thành
và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp; được lập ra đểtrả lời các câu hỏi liên quan đến luồng tiền vào, ra trong doanh nghiệp, tình hình trả
nợ hay đầu tư bằng tiền của doanh nghiệp Những luồng vào, ra của tiền và nhữngkhoản coi như tiền được tổng hợp thành ba nhóm: lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động
Trang 33kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt độngtài chính Báo cáo có thể được lập theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp.
Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập quỹ (thu ngân quỹ), bao gồm: dòngtiền nhập quỹ từ hoạt động kinh doanh (từ bán hàng hóa hoặc dịch vụ); dòng tiềnnhập quỹ từ hoạt động đầu tư; dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động tài chính
Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực xuất quỹ (chi ngân quỹ), bao gồm: dòngtiền xuất quỹ thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh; dòng tiền xuất quỹ thực hiệnhoạt động đầu tư; dòng tiền xuất quỹ thực hiện hoạt động tài chính
Trên cơ sở dòng tiền nhập quỹ và dòng tiền xuất quỹ, nhà phân tích thực hiệncân đối ngân quỹ với số dư ngân quỹ đầu kỳ để xác định số dư ngân quỹ cuối kỳ Từ
đó có thể thiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu cho doanh nghiệp nhằm mụctiêu đảm bảo chi trả
Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tàichính doanh nghiệp, được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạtđộng sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp mà các báo cáo tài chínhkhác không thể trình bày rõ ràng, chi tiết được Vì thế nội dung chính của thuyếtminh báo cáo tài chính thường đề cập đến đặc điểm, tình hình chung của doanhnghiệp, về thu nhập của người lao động, về các nguyên nhân tăng giảm tài sản cốđịnh, về tình hình tăng giảm các nguồn vốn, các quỹ doanh nghiệp, những khoản
nợ, những khoản phải trả và những thông tin khác Tất cả các thông tin này ảnhhưởng tới phần lợi nhuận hay cổ tức mà cổ đông được chia khi đầu tư vào công ty
Nguồn tài liệu bên ngoài
Các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị xã hội, lạm phát, tỷ giá, lãi suât vay và cácchỉ số tài chính về các doanh nghiệp cùng ngành trên các website thị trường chứng khoán
và tổng cục thống kê vv
Trang 341.3.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Phương pháp phân tích tài chính là hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếpcận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài,các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp, các chỉtiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanhnghiệp
Có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, mỗi phương pháp đều
có các ưu nhược điểm nhất định Do vậy khi phân tích tình hình tài chính của doanhnghiệp chúng ta có thể kết hợp các phương pháp phân tích để có hiệu quả tốt nhất.Một số phương pháp phân tích tài chính hay được sử dụng:
Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến nhất và là phương pháp chủ yếutrong phân tích tài chính để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến đổicủa chỉ tiêu phân tích
Có nhiều phương thức so sánh và sử dụng phương thức nào là tuỳ thuộc vàomục đích và yêu cầu của việc phân tích
So sánh chỉ tiêu thực tế với các chỉ tiêu kế hoạch, dự kiến hoặc định mức Đây
là phương thức quan trọng nhất để đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch,định mức và kiểm tra tính có căn cứ của nhiệm vụ kế hoạch được đề ra
So sánh chỉ tiêu thực hiện giữa các kỳ trong năm và giữa các năm cho thấy sựbiến đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
So sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các chỉ tiêu tương ứng của doanhnghiệp cùng loại hoặc của doanh nghiệp cạnh tranh
Trang 35 So sánh các thông số kinh tế – kỹ thuật của các phương án sản xuất kinh doanhkhác nhau của doanh nghiệp.
Trong phân tích so sánh có thể sử dụng số bình quân, số tuyệt đối và số tươngđối
Số bình quân phản ánh chung nhất của hiện tượng, bỏ qua sự phát triển khôngđồng đều của các bộ phận cấu thnàh hiện tượng đó, hay nói cách khác số bình quân
đã san bằng mọi chênh lệch về vị trí số của các chỉ tiêu…Số bình quân có thể biểuthị dưới dạng số tuyệt đối hoặc dưới dạng số tương đối (tỷ suất) Khi so sánh bằng
số bình quân sẽ thấy mức độ đạt được so với bình quân chung của tổng thể, củangành xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật
Phân tích bằng số tuyệt đối cho thấy rõ khối lượng quy mô của hiện tượng kinh
tế Các số tuyệt đối được so sánh phải có cùng một nội dung phản ánh, cách tínhtoán xác định, phạm vi kết cấu và đơn vị đo lường
Sử dụng số tương đối để so sánh có thể đánh giá được sự thanh đổi kết cấu củahiện tượng kinh tế, đặc biệt có thể liên kết các chỉ tiêu không giống nhau để phântích so sánh Tuy nhiên số tương đối không phản ánh được thực chất bên trong cũngnhư quy mô của hiện tượng kinh tế Vì vậy, trong nhiều trường hợp khi so sánh cầnkết hợp đồng thời cả số tuyệt đối và số tương đối
Phương pháp phân tích tỷ lệ
Phương pháp phân tích tỷ lệ là phương pháp truyền thống, được sử dụng phổbiến trong phân tích tài chính Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với cácđiều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện Bởi lẽ:
Thứ nhất, nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấpđầy đủ hơn Đó là cơ sở để hình thành những tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánhgiá một tỷ số của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp
Trang 36Thứ hai, việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc nhanhquá trình tính toán hàng loạt các tỷ số.
Thứ ba, phương pháp phân tích này giúp nhà phân tích khai thác có hiệu quảnhững số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gianliên tục hoặc theo từng giai đoạn
Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, cácđịnh mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở so sánhcác tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu Trong phân tích tàichính, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh nhữngnội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp Đó là nhóm các tỷ lệ vềkhả năng thanh toán, cơ cấu tài chính, năng lực hoạt động và về khả năng sinh lợi
Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng củatừng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, khi các chỉ tiêu nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phântích phải được thể hiện dưới dạng tích số hoặc thương số, hoặc kết hợp cả tích số vàthương số Phương pháp thay thế liên hoàn được thực hiện theo nội dung và trình tự sauđây:
- Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với
số liệu kỳ gốc
- Bước hai: Thiết lập phương trình phản ánh mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu
phân tích và sắp xếp các nhân tố theo một trật tự nhất định
- Bước ba: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp
ở bước 2
- Bươc 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng
cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước
Trang 37- Bước năm: Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố Tổng mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố được xác định phải bằng đối tượng phân tích
PHẦN II GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN CATVIET2.1.Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần CATVIET
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Tên, địa chỉ của doanh nghiệp
- Tên: Công ty Cổ Phần Phát Triển Công Nghệ Cát Việt (gọi tắt là Công ty hoặcCATVIET)
- Địa chỉ: Số 1 đường Sáng Tạo, E-Office Khu chế xuất Tân Thuận, Quận 7
- Tel: (08) 3770 1114 Fax: (08) 3770 1116
Sự thành lập và các mốc quan trọng của quá trình phát triển
Công ty CATVIET được thành lập năm 2007 bởi một nhóm các nhà khoa họctrẻ ham thích khoa học kỹ thuật với hoài bão góp phần tích cực vào công cuộc côngnghiệp hóa - hiện đại hóa quê hương Việt Nam
Tuy mới đi vào hoạt động trong khoảng thời gian ngắn nhưng với sức trẻ vàkhao khát thành công, công ty luôn nhạy bén, đi đầu trong việc nắm bắt, giới thiệu,
Trang 38cung cấp thiết bị, dịch vụ kỹ thuật, giải pháp tích hợp và chuyển giao công nghệ, trởthành một trong số ít các công ty có lĩnh lực hoạt động vừa đa dạng vừa chuyên sâu,được đối tác và khách hàng tín nhiệm.
Mong muốn đóng góp và sự thành công của khách hàng, công ty kiên trì đầu
tư nghiên cứu nhằm cung cấp các giải pháp tổng thể, triển khai kinh doanh và cungcấp dịch vụ chuyên nghiệp hướng tới sự hài lòng của khách hàng
Với chiến lược đầu tư nghiên cứu công nghệ mới và phát triển giái pháp mới,
mở rộng lĩnh vực hoạt động dựa trên thế mạnh có sẵn, liên kết với các đối tác uy tíntrong và ngoài nước, kết quả kinh doanh liên tục phát triển bền vững
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
Chức năng
Công ty CATVIET được thành lập để đáp ứng nhu cầu xây dựng giảipháp phần mềm tích hợp, phần mềm có thể chỉnh sửa theo đặc thù từng kháchhàng, thiết kế các phần mềm mới, phát triển các phần mềm sẵn có giúp choviệc vận hành quản lý của các doanh nghiệp là bạn hàng được đơn giản vàchuyên nghiệp hơn Đồng thời tận dụng các cơ hội sẵn có như khối lượngkhách hàng tiềm năng lớn và sản phẩm kỹ thuật cao đa dạng của công ty pháttriển theo phương hướng đã đề ra
Tuân thủ các chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước và thực hiện nghiêmchỉnh các hợp đồng,các văn bản có liên quan mà doanh nghiệp đã tham gia ký kết
Nhiệm vụ của doanh nghiệp
- Đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành tốt các nghĩa vụ vàtuân thủ các quy định Pháp luật, chính sách của Nhà nước
Trang 39- Đảm bảo công ăn việc làm ổn định, không ngừng nâng cao và cải thiện đờisống cho cán bộ công nhân viên của công ty.
- Nâng cao thị phần trong nước, ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu Phấnđấu trở thành DN chuyên các sản phẩm may thời trang có tầm vóc lớn trong vàngoài nước
- Đa dạng hóa sản phẩm, phát huy các sản phẩm mũi nhọn, không ngừng nângcao chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng
- Hoạch định cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp
- Bảo vệ môi trường, giữ gìn an toàn trật tự xã hội
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và chức năng nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban chức năng và các đơn vị
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Mô hình cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý công ty được tổ chức theo mô hìnhtrực tuyến, chức năng
Ban Kiểm soát
Ban điều hànhHội đồng quản trịHội đồng cổ đông
Trang 40Sơ đồ 1 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban chức năng và các đơn vị
Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, cónhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinhdoanh; quyết định các chiến lược, phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh vàđầu tư; tiến hành thảo luận thông qua bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty; bầu,bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định bộ máy tổ chức củaCông ty
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do Đại hội đồng cổđông bầu ra gồm 4 thành viên với nhiệm kỳ 05 (năm) năm Hội đồng quản trị nhândanh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của Công ty, trừnhững vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có
Bộ phậnĐiện – Điện tử