Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị tài chính Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ Phần phát triển phần mềm CATVIET (Trang 31)

Phương pháp phân tích tài chính là hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, mỗi phương pháp đều có các ưu nhược điểm nhất định. Do vậy khi phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp chúng ta có thể kết hợp các phương pháp phân tích để có hiệu quả tốt nhất. Một số phương pháp phân tích tài chính hay được sử dụng:

Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến nhất và là phương pháp chủ yếu trong phân tích tài chính để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến đổi của chỉ tiêu phân tích.

Có nhiều phương thức so sánh và sử dụng phương thức nào là tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu của việc phân tích.

+ So sánh chỉ tiêu thực tế với các chỉ tiêu kế hoạch, dự kiến hoặc định mức. Đây

là phương thức quan trọng nhất để đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch, định mức và kiểm tra tính có căn cứ của nhiệm vụ kế hoạch được đề ra.

+ So sánh chỉ tiêu thực hiện giữa các kỳ trong năm và giữa các năm cho thấy sự

+ So sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các chỉ tiêu tương ứng của doanh nghiệp cùng loại hoặc của doanh nghiệp cạnh tranh.

+ So sánh các thông số kinh tế – kỹ thuật của các phương án sản xuất kinh doanh

khác nhau của doanh nghiệp.

Trong phân tích so sánh có thể sử dụng số bình quân, số tuyệt đối và số tương đối.

Số bình quân phản ánh chung nhất của hiện tượng, bỏ qua sự phát triển không đồng đều của các bộ phận cấu thnàh hiện tượng đó, hay nói cách khác số bình quân đã san bằng mọi chênh lệch về vị trí số của các chỉ tiêu…Số bình quân có thể biểu thị dưới dạng số tuyệt đối hoặc dưới dạng số tương đối (tỷ suất). Khi so sánh bằng số bình quân sẽ thấy mức độ đạt được so với bình quân chung của tổng thể, của ngành xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật.

Phân tích bằng số tuyệt đối cho thấy rõ khối lượng quy mô của hiện tượng kinh tế. Các số tuyệt đối được so sánh phải có cùng một nội dung phản ánh, cách tính toán xác định, phạm vi kết cấu và đơn vị đo lường.

Sử dụng số tương đối để so sánh có thể đánh giá được sự thanh đổi kết cấu của hiện tượng kinh tế, đặc biệt có thể liên kết các chỉ tiêu không giống nhau để phân tích so sánh. Tuy nhiên số tương đối không phản ánh được thực chất bên trong cũng như quy mô của hiện tượng kinh tế. Vì vậy, trong nhiều trường hợp khi so sánh cần kết hợp đồng thời cả số tuyệt đối và số tương đối.

Phương pháp phân tích tỷ lệ

Phương pháp phân tích tỷ lệ là phương pháp truyền thống, được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Bởi lẽ:

Thứ nhất, nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở để hình thành những tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ số của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp.

Thứ hai, việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ số.

Thứ ba, phương pháp phân tích này giúp nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.

Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. Trong phân tích tài chính, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là nhóm các tỷ lệ về khả năng thanh toán, cơ cấu tài chính, năng lực hoạt động và về khả năng sinh lợi.

Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, khi các chỉ tiêu nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích phải được thể hiện dưới dạng tích số hoặc thương số, hoặc kết hợp cả tích số và thương số. Phương pháp thay thế liên hoàn được thực hiện theo nội dung và trình tự sau đây:

- Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với số liệu kỳ gốc.

- Bước hai: Thiết lập phương trình phản ánh mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo một trật tự nhất định.

- Bước ba: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2.

- Bươc 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước.

- Bước năm: Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố. Tổng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được xác định phải bằng đối tượng phân tích.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị tài chính Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ Phần phát triển phần mềm CATVIET (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w