Chuyển sang kinh tế thị trường tức là chúng ta chấp nhận các qui luật vốn có của thị trường như: qui luật giá trị, qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh,...Kinh tế thị trường đã thúc đẩ
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI ( 1986) Đảng ta quyết địnhchuyển nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thịtrường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng Xã hội chủ nghĩa Sự chuyểnđổi đó, là nội dung cơ bản nhất trong đường lối đổi mới về kinh tế, đánh dấu mộtbước ngoặt lớn về tư duy kinh tế của Đảng ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệđất nước Chuyển sang kinh tế thị trường tức là chúng ta chấp nhận các qui luật vốn
có của thị trường như: qui luật giá trị, qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh, Kinh
tế thị trường đã thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển, tạo ra một sự thay đổilớn trong hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước: đó làquyền tự chủ cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh Nhưng điều đó cũngđặt doanh nghiệp vào một môi trường kinh doanh mới, môi trường có sự cạnh tranhgay gắt Bởi vì " thương trường là chiến trường" ở đó doanh nghiệp nào trụ vững thìtồn tại, phát triển còn doanh nghiệp nào không thích nghi thì bị thất bại, thua lỗ, phásản và sẽ bị loại ra khỏi thị trường
Nền kinh tế thị trường không khoan nhượng với bất kỳ thành phần kinh tếnào, dù là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài Các doanh nghiệp đều phải hoạt động theo các qui luật của thịtrường, cùng hợp tác và cạnh tranh Nhà nước tạo hành lang pháp lý để các doanhnghiệp hoạt động, các doanh nghiệp tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tùtrang trải, đảm bảo có hiệu quả và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước
Để kinh doanh có hiệu quả, trong kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp đềucần có một nguồn tài chính nhất định và phải sử dụng phương tiện tài chính có hiệuquả Điều đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác quản trị tài chính,không ngừng nâng cao chất lượng công tác quản trị tài chính Chất lượng công tácquản trị tài chính được đảm bảo sẽ giúp doanh nghiệp vững vàng, chủ động, kinhdoanh có hiệu quả và chiến thắng trong cạnh tranh Công tác quản trị tài chính củadoanh nghiệp có chất lượng không những đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và pháttriển mà còn thoả mãn lợi Ých của các đối tượng có quan hệ tài chính với doanh
Trang 2nghiệp, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước và phát triển nền kinh
tế thị trường
Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình là doanh nghiệp Nhà nước, thành viên củaTổng công ty xăng dầu Việt Nam Cũng như các doanh nghiệp nhà nước khác, việcnâng cao chất lượng công tác quản trị tài chính có vai trò quan trọng trong quá trìnhphát triển của Công ty, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế - chính trị mà nhà nướcgiao, đặc biệt là việc bảo toàn và phát triển vốn, đồng thời giữ vai trò chủ lực, chủđạo điều tiết, ổn định và phát triển thị trường xăng dầu trên địa bàn được phân công.Tuy thực tế công tác quản trị tài chính của Công ty trong những năm gần đây đãđược quan tâm, nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định, còn thiếu tích cực, chưagắn nhiều với thị trường Vì vậy việc nghiên cứu đề xuất những giải pháp hoànthiện và không ngừng nâng cao chất lượng quản trị tài chính của Công ty xăng dầu
Hà Sơn Bình trong thời kỳ mới, nhằm đưa Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình hoạtđộng kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững là một đòi hỏi cấp bách
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn đặt ra như trên, là một cán bộ công táctại công ty xăng dầu Hà Sơn Bình, qua quá trình học tập tại trường Đại học ThươngMại - Hà Nội, với những kiến thức, lý luận tiếp thu trong thời gian học tập và hoạtđộng thực tiễn của mình, Tôi chọn đề tài:" Giải pháp nhằm nâng cao chất lượngcông tác quản trị tài chính tại Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình", để nghiên cứu nhằmgiải quyết những vẫn dề mà thực tiễn đã và đang đặt ra
2 Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận về quản trị tài chính doanh nghiệp
và những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản trị tài chính doanh nghiệp; quakhảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản trị tài chính tại Công ty xăng dầu HàSơn Bình để tìm kiếm đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tácquản trị tài chính của Công ty, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năngcạnh tranh của Doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng quảntrị tài chính doanh nghiệp
Trang 3Phạm vi nghiên cứu: Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình thuộc Tổng công tyxăng dầu Việt Nam Tuy nhiên, việc nghiên cứu vẫn đặt trong mối quan hệ vớiđường lối chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước trong quản lý kinh tế - xãhội; các qui định của ngành xăng dầu và các mối liên hệ với những nhân tố tác động
từ môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Thời gian nghiên cứu khảo sát từ năm 2003 đến năm 2006
Thời gian ứng dụng các giải pháp từ năm 2007 đến năm 2015
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu: Duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử, phương pháp thống kê phân tích, phương pháp so sánh tổng hợp, phươngpháp điều tra khảo sát
5 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Về lý luận:
+ Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về quản trị tài chính doanh nghiệp+ Làm rõ những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng quản trị tài chínhtại doanh nghiệp
- Về thực tiễn:
+ Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng quản trị tài chính của Công tyxăng dầu Hà Sơn Bình trên 2 khía cạnh những kết quả dạt được và những hạn chếtồn tại
+ Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trịtài chính của Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình trong thời gian tới
6 Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Một số vấn lý luận đề về chất lượng quản trị tài chính doanh
nghiệp
Chương 2: Thực trạng chất lượng công tác quản trị tài chính của công ty
xăng dầu Hà Sơn Bình
Chương 3: Định hướng phát triển và một số giải pháp nâng cao chất lượng
công tác quản trị tài chính của công ty xăng dầu Hà Sơn Bình
Trang 4CHƯƠNG 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Quản trị tài chính và vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Tài chính doanh nghiệp
Theo nghĩa hẹp, thuật ngữ tài chính (finance) có nghĩa là vốn dưới dạng tiền.Theo cách nói thông thường, thuật ngữ tài chính để chỉ số tiền từ bất kỳ một nguồnnào được sử dụng cho bất kỳ một khoản chi tiêu nào
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh được thành lập hợp pháp, hoạt độngsản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường với mục đích lợinhuận
Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam " Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tênriêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo qui địnhcủa pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh"
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải đảm bảo
sự phối hợp đồng bộ, ăn khớp về những hoạt động liên quan đến thị trường hànghoá dịch vụ, thị trường vốn, thị trường lao động và tổ chức nội bộ trong doanhnghiệp, nhằm tạo ra sự tăng trưởng, đạt được tỷ suất lợi nhuận tối đa Chính trongquá trình đó đã làm nẩy sinh hàng loạt quan hệ kinh tế với các chủ thể khác thôngqua sự vận động của tài chính
- Quan hệ kinh tế với Nhà nước:
Theo qui định của pháp luật, các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ pháp lýtrong việc nộp thuế cho Nhà nước Lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được phụ thuộcrất nhiều vào chính sách thuế Mặt khác, sự thay đổi về các chính sách tài chính vĩ
mô của Nhà nước sẽ làm thay đổi môi trường đầu tư, từ đó cũng làm ảnh hưởng đến
cơ cấu vốn kinh doanh, chi phí hoạt động của từng doanh nghiệp, chẳng hạn nhưchính sách đầu tư, hỗ trợ tài chính đối với các doanh nghiệp
Trang 5- Quan hệ kinh tế với thị trường:
Kinh tế thị trường có đặc trưng cơ bản là các mối quan hệ kinh tế đều đượcthực thi thông qua hệ thống thị trường: thị trường hàng hoá tiêu dùng, thị trườnghàng hoá tư liệu sản xuất, thị trường tài chính Với tư cách là người kinh doanh,hoạt động của doanh nghiệp không thể tách rời hoạt động của thị trường Doanhnghiệp tiếp cận thị trường qua hai phương diện:
+ Thứ nhất: Thị trường là nơi cung cấp các yếu tố đầu vào để doanh nghiệplựa chọn về giá cả chất lượng và số lượng, như thị trường cung cấp các hàng hoá vật
tư, thiết bị nguyên liệu, dịch vụ; thị trường tài chính cung cấp nguồn tài chính đadạng, phong phú với hình thức, thời gian, cơ chế thích hợp nhằm thoả mãn nhu cầuvốn của doanh nghiệp
+ Thứ hai: Thị trường là nơi để các doanh nghiệp tiêu thụ những hàng hoádịch vụ đầu ra của mình
- Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp:
Bao gồm các mối quan hệ tài chính nh:
+ Quan hệ giữa doanh nghiệp mẹ và doanh nghiệp con
+ Quan hệ giữa doanh nghiệp với người hoặc nhóm người có khả năng chiphối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua các cơ quan quản
lý doanh nghiệp
+ Quan hệ giữa doanh nghiệp với người quản lý doanh nghiệp
+ Quan hệ giữa doanh nghiệp với người lao động (tiền lương, tiền thưởng,thực hiện thưởng phạt )
Nhìn chung, các quan hệ kinh tế nêu trên đã khái quát hoá toàn bộ nhữngkhía cạnh về sự vận động của vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Đặc trưng của sự vận động của vốn luôn gắn liền với quá trình phân phối các nguồntài chính giữa doanh nghiệp và xã hội nhằm tạo lập, phân phối và sử dụng các quĩtiền tệ của doanh nghiệp phục vụ cho quá trình kinh doanh
Trên cơ sở đó có thể khẳng định Tài chính doanh nghiệp là hệ thống cácquan hệ kinh tế trong quá trình phân phối các nguồn tài chính gắn liền với quá trình
Trang 6tạo lập và sử dụng các loại vốn, quĩ tiền tệ trong hoạt động sản xuất - kinh doanhcủa doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu nhất định
1.1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm và nhiệm vụ chủ yếu của quản trị tài chính doanh nghiệp.
Quản trị được hiểu là tổng hợp các hoạt động được thực hiện nhằm đạt đượcmục đích (đảm bảo hoàn thành công việc) thông qua sự nỗ lực (sự thực hiện) củanhững người khác
Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm tổng thể các hoạt động của nhàquản trị trong quá trình nghiên cứu, dự báo, phân tích, ra các quyết định tài chính và
tổ chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm thực hiện các mục tiêu đã được xácđịnh
Nói cách khác, quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động quảntrị nguồn vốn liên quan đến việc đầu tư, mua sắm, tài trợ và quản lý tài sản củadoanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận và tối đagiá trị doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:Thứ nhất, phân tích tài chính và hoạch định tài chính Thực hiện nhiệm vụnày, quản trị hoạt động tài chính thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tàichính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu thích hợp Trên cơ sở phân tích tình hìnhtài chính và các phân tích cũng như dự báo cần thiết khác quản trị tài chính tiếnhành lập các dự án đầu tư, các kế hoạch ngân sách dài hạn, trung hạn và ngắn hạn
Thứ hai, xác định các thời điểm cần vốn Thông qua phân tích tình hình tàichính và các số liệu cần thiết do các bộ phận khác cung cấp quản trị tài chính doanhnghiệp phải trả lời câu hỏi cụ thể: Vào lúc nào? Cần vốn cho hoạt động gì? Cần baonhiêu vốn?
Thứ ba, tìm các nguồn cung ứng vốn thích hợp Nhiệm vụ rất quan trọng củaquản trị các hoạt động tài chính là phải nghiên cứu và lựa chọn các nguồn cung ứngvốn thích hợp, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, đạt được các mục tiêu đặt ra trong từng thời kỳ cụ thể
Trang 7Quản trị tài chính doanh nghiệp là huy động và sử dụng có hiệu quả mọinguồn vốn phù hợp với yêu cầu sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp trong từngthời kỳ Nó đảm bảo huy động đầy đủ vốn tiền tệ cần thiết trên cơ sở xác định đúngđắn các nguồn cung ứng vốn, đảm bảo tính hiệu quả cao đóng vai trò quan trọng đốivới việc giúp doanh nghiệp tăng cường tiềm lực tài chính, ngày càng mở rộng quimô; giúp cho doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực hiện có với hiệu quả cao nhất.Mặt khác, quản trị tài chính còn dẫn đến việc bảo đảm các quyết định về đầu tưđúng lúc, đúng chỗ và có hiệu quả Do đó quản trị các hoạt động tài chính doanhnghiệp làm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung
1.1.2.2 Nội dung quản trị tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là hoạt động liên quan đến và gắn liền với sự vậnđộng của các dòng tiền tệ trong quá trình doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ sảnxuất kinh doanh của mình Quản trị tài chính doanh nghiệp có các nội dung chủ yếusau đây:
- Hoạch định và kiểm soát tài chính doanh nghiệp
- Hoạch định và quản trị các dự án đầu tư
- Quản trị các hoạt động tài chính ngắn hạn
- Quản trị các nguồn cung ứng tài chính
- Chính sách phân phối
- Phân tích tài chính doanh nghiệp
Để thực hiện các nội dung nêu trên, quản trị tài chính phải thực hiện cácquyết định nh: quyết định đầu tư; quyết định nguồn vốn; quyết định chính sách phânphối ( lợi nhuận, cổ tức);
- Quyết định đầu tư là những quyết định liên quan đến: tổng giá trị tài sản vàtừng bộ phận tài sản ( tài sản lưu động và tài sản cố định) cần có và mối quan hệ cânđối giữa các bộ phận tài sản trong doanh nghiệp Cụ thể có thể liệt kê một số quyếtđịnh về đầu tư nh sau:
+ Quyết định đầu tư tài sản lưu động bao gồm: Quyết định tồn quĩ, quyếtđịnh tồn kho, quyết định chính sách bán chịu hàng hoá, quyết định đầu tư tài chínhngắn hạn
Trang 8+ Quyết định đầu tư tài sản cố định, bao gồm: Quyết định mua sắm tài sản cốđịnh mới, quyết định thay thế tài sản cũ, quyết định đầu tư dự án, quyết định đầu tưtài chính dài hạn.
+ Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản lưu động và đầu tư tài sản cốđịnh, bao gồm: Quyết định sử dụng đòn bẩy hoạt động, quyết định điểm hoà vốn
- Quyết định nguồn vốn
Quyết định nguồn vốn gắn liền với việc quyết định nên lựa chọn loại nguồnvốn nào cung cấp cho việc mua sắm tài sản, nên sử dụng vốn chủ sở hữu hay vốnvay, nên dùng vốn ngắn hạn hay dài hạn Ngoài ra, quyết định nguồn vốn còn xemxét mối quan hệ giữa lợi nhuận để lại tái đầu tư và lợi nhuận được phân chia chongười lao động hoặc cổ đông Một khi sự lựa chọn giữa nguồn vốn vay hay nguồnvốn của doanh nghiệp, sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn hay vốn vay dài hạn, hoặclựa chọn giữa lợi nhuận để lại và lợi nhuận phân chia đã được quyết định, thì bướctiếp theo nhà quản trị còn phải quyết định làm thế nào để huy động được các nguồnvốn đó Cụ thể có thể liệt kê một số quyết định về nguồn vốn như sau:
+ Quyết định huy động nguồn vốn ngắn hạn, bao gồm: Quyết định vay ngắnhạn hay sử dụng tín dụng thương mại, quyết định vay ngắn hạn ngân hàng hay làphát hành tín phiếu công ty
+ Quyết định huy động nguồn vốn dài hạn, bao gồm: Quyết định sử dụng nợdài hạn hay là vốn cổ phần, quyết định vay dài hạn ngân hàng hay là phát hành tráiphiếu công ty, quyết định sử dụng vốn cổ phần phổ thông hay là sử dụng nợ dàihạn, quyết định sử dụng vốn cổ phần phổ thông hay là cổ phần ưu đãi
+ Quyết định quan hệ cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính).+ Quyết định vay để mua hay thuê tài sản
- Quyết định chính sách phân phối
Đó là những quyết định nh phân phối liền lương, tiền thưởng nhằm tăng hiệuquả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Quyết định phân phối lợi nhuận Đốivới công ty cổ phần một quyết định khá quan trọng là phân chia cổ tức hay chínhsách cổ tức của công ty Trong loại quyết định này quản trị tài chính sẽ phải lựachọn giữa việc sử dụng lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức hay là giữ lại để tái đầu tư
Trang 9Ngoài ra, nhà quản trị tài chính còn phải quyết định xem nên theo đuổi một chínhsách cổ tức nh thế nào và liệu chính sách cổ tức có tác động gì đến giá trị công tyhay giá cổ phiếu trên thị trường hay không ?
Ngoài các quyết định nêu trên, quản trị tài chính công ty còn phải thực hiệncác quyết định khác nh: quyết định hình thức chuyển tiền, quyết định phòng ngừarủi ro
Các vấn đề trên đều liên quan đến việc sử dụng đồng tiền, việc huy động cácnguồn vốn đảm bảo cho nhu cầu và cơ hội kinh doanh và việc thực hiện chính sáchphân chia kết quả kinh doanh hợp lý và đúng hướng, sẽ tạo điều kiện thuận lợi choviệc thực hiện đầu tư và tìm nguồn tài trợ
Mục tiêu quan trọng nhất trong quản trị tài chính của một doanh nghiệp làphải làm nh thế nào để gia tăng được giá trị doanh nghiệp trên thị trường Đó mới làyếu tố quyết định Quản trị tài chính là một lĩnh vực rất rộng bao gồm những hoạtđộng tiền tệ và thị trường, nó cũng liên quan chặt chẽ đến nhân tố con người, vì sựthành công hay thất bại của một doanh nghiệp phụ thuộc vào các thành viên trongviệc thực hiện mục tiêu chung
1.1.2.3 Những nguyên tắc, yêu cầu cơ bản của quản trị tài chính doanh nghiệp.
1.1.2.3.1 Yêu cầu của quản trị tài chính doanh nghiệp.
Để thực hiện được các nội dung của quản trị tài chính một cách có hiệu quảquản trị tài chính doanh nghiệp phải đáp ứng được ba yêu cầu cơ bản đó là:
- Tạo sự cân đối thường xuyên giữa cầu về vốn và khả năng tài chính củadoanh nghiệp, đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi, ổn định tình hình tài chính vàđảm bảo doanh nghiệp luôn có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn
- Hiểu rõ đặc điểm của từng nguồn vốn để quyết định cạnh tranh thu hút vốn
- Khai thác, sử dụng các nguồn vốn với hiệu quả kinh tế cao nhất
1.1.2.3.2 Những nguyên tắc cơ bản của quản trị tài chính doanh nghiệp.
Hoạt động tài chính của doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn căn bản là giống nhaunên nguyên tắc quản trị tài chính đều có thể áp dụng chung cho các loại hình doanh
Trang 10nghiệp Tuy nhiên, giữa các doanh nghiệp khác nhau cũng có sự khác biệt nhất địnhnên khi áp dụng nguyên tắc quản trị tài chính phải gắn với những điều kiện cụ thể.
* Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận
Quản trị tài chính phải được dựa trên quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận Nhàđầu tư có thể lựa chọn những đầu tư khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro mà họchấp nhận và lợi nhuận kỳ vọng mà họ mong muốn Khi họ bỏ tiền vào những dự
án có mức độ rủi ro cao, họ hy vọng dự án đem lại lợi nhuận kỳ vọng cao
* Nguyên tắc giá trị thời gian của tiền.
Một đồng tiền ở thời điểm hiện tại luôn có giá trị lớn hơn một đồng tiền ởthời điểm tương lai Vì vậy, cần quan tâm đến giá trị thời gian của tiền, tức là phảiđưa lợi Ých và chi phí của dự án về một thời điểm, thường là thời điểm hiện tại.Theo quan điểm của nhà đầu tư, dự án được chấp nhận khi lợi Ých lớn hơn chi phí.Trong trường hợp này, chi phí cơ hội của vốn được đề cập nh là tỷ lệ chiết khấu
* Nguyên tắc chi trả.
Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần đảm bảo mức ngân quĩ tốithiểu để thực hiện chi trả Do vậy điều đáng quan tâm ở các doanh nghiệp là dòngtiền chứ không phải là lợi nhuận kế toán Dòng tiền ra và dòng tiền vào được tái đầu
tư phản ánh tính chất thời gian của lợi nhuận và chi phí Không những thế, khi đưa
ra các quyết định kinh doanh, doanh nghiệp cần tính đến dòng tiền tiềm năng, đặcbiệt cần tính đến các dòng tiền sau thuế
* Nguyên tắc sinh lời
Nguyên tắc quan trọng đối với nhà quản trị tài chính không chỉ đánh giá cácdòng tiền mà dự án đem lại mà còn tạo ra các dòng tiền, tức là tìm kiếm các dự ánsinh lợi Trong thị trường cạnh tranh, nhà đầu tư khó có thể kiếm được nhiều lợinhuận trong một thời gian dài, khó có thể tìm kiếm được nhiều dự án tốt Muốn vậy,cần phải biết các dự án sinh lợi tồn tại nh thế nào và ở đâu trong môi trường cạnhtranh Tiếp đến, khi đầu tư, nhà đầu tư phải biết làm giảm tính cạnh tranh của thịtrường thông qua việc tạo ra những sản phẩm khác biệt với sản phẩm cạnh tranh vàbằng cách đảm bảo mức chi phí thấp hơn mức chi phí cạnh tranh
* Nguyên tắc thị trường có hiệu quả.
Trang 11Trong kinh doanh, những quyết định nhằm tối đa hoá giá trị tài sản của cácchủ sở hữu làm thị giá cổ phiếu tăng Nh vậy, khi đưa ra các quyết định tài chínhhoặc định giá chứng khoán, cần hiểu rõ giá trị thị trường có hiệu quả Thị trường cóhiệu quả là thị trường mà giá trị của các tài sản tại bất kỳ một thời điểm nào đềuphản ánh đầy đủ các thông tin một cách công khai Trong thị trường có hiệu quả,giá cả được xác định chính xác Thị giá cổ phiếu phản ánh tất cả những thông tinsẵn có về giá trị của một doanh nghiệp Điều đó có nghĩa là mục tiêu tối đa hoá giátrị tài sản của các cổ đông có thể đạt được trong những điều kiện nhất định bằngcách nghiên cứu tác động của các quyết định tới thị giá cổ phiếu.
* Tác động của thuế
Trước khi đưa ra bất kỳ một quyết định tài chính nào, nhà quản trị tài chínhluôn tính tới tác động của thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp Khi xem xétmột quyết định đầu tư, doanh nghiệp phải tính tới lợi Ých thu được trên cơ sở dòngtiền sau thuế do dự án tạo ra Hơn nữa, tác động của thuế cần được phân tích kỹlưỡng khi thiết lập cơ cấu vốn doanh nghiệp Bởi lẽ, các khoản nợ có một lợi thếnhất định về chi phí so với vốn chủ sở hữu Đối với doanh nghiệp, chi phí trả lãi làchi phí giảm thuế Vì thuế là một công cụ quản lý vĩ mô của chính phủ nên thôngqua thuế, Chính phủ có thể khuyến khích hoặc hạn chế tiêu dùng và đầu tư, cácdoanh nghiệp cần cân nhắc tính toán để điều chỉnh các quyết định tài chính cho phùhợp, bảm bảo lợi Ých cổ đông, lợi Ých nhà đầu tư
Ngoài ra, trong quản trị tài chính, nguyên tắc hành vi đạo đức và trách nhiệmđối với xã hội có vị trí quan trọng Hành vi đạo đức là việc làm đúng đắn Mặc dùkhó có thể định nghĩa được "việc làm đúng đắn", nhưng mỗi người có một thước
đo giá trị để làm nền tảng cho hành vi của mình, điều gì đúng để làm Trong mộtchừng mực nào đó, có thể coi luật lệ, qui tắc phản ánh tiêu chuẩn xử sự trong xã hội
mà nhà quản trị tài chính phải tuân theo Những hành vi vô đạo đức sẽ làm mấtniềm tin, mà thiếu niềm tin thì doanh nghiệp không thể thực hiện được hoạt độngkinh doanh Bên cạnh đó, nhà quản trị tài chính doanh nghiệp cũng cần có tráchnhiệm đối với xã hội ngoài việc tối đa hoá giá trị tài sản cho các cổ đông, cho người
sở hữu vốn
Trang 12Ngoài những nguyên tắc nêu trên, trong quản trị tài chính doanh nghiệp còncần tôn trọng các nguyên tắc khác như: Nguyên tắc gắn kết, hài hoà các lợi Ých;nguyên tắc tôn trọng pháp luật; nguyên tắc hạch toán kinh doanh; nguyên tắc giữchữ tín; nguyên tắc an toàn phòng ngừa rủi ro.
Đó là những nguyên tắc rất cơ bản cần được quán triệt trong công tác quảntrị tài chính doanh nghiệp
1.1.3 Vai trò quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính luôn luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động củadoanh nghiệp, nó quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quátrình kinh doanh Đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế, trong điều kiện cạnh tranhđang diễn ra khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, quản trị tài chính trở nên quantrọng hơn bao giờ hết Bất kỳ ai liên kết, hợp tác với doanh nghiệp cũng sẽ đượchưởng lợi nếu nh quản trị tài chính của doanh nghiệp có chất lượng, có hiệu quả,ngược lại họ sẽ bị thua thiệt khi quản trị tài chính kém hiệu quả
Quản trị tài chính là sự tác động của nhà quản trị tới các hoạt động tài chínhcủa doanh nghiệp Nó được thể hiện thông qua các cơ chế tài chính Đó là cơ chếquản trị tài chính doanh nghiệp Cơ chế quản trị tài chính doanh nghiệp được hiểu làmột tổng thể các phương pháp, các hình thức và công cụ được vận dụng để quản trịcác hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong những điều kiện cụ thể nhằm đạtnhững mục tiêu nhất định
Nội dung chủ yếu của cơ chế quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm: cơchế huy động vốn; cơ chế đầu tư, mua sắm, sử dụng vốn và quản lý tài sản; cơ chếkiểm soát tài chính của doanh nghiệp
Trong các quyết định của doanh nghiệp, vấn đề cần được quan tâm giải quyếtkhông chỉ là lợi Ých của nhà đầu tư, của cổ đông và nhà quản trị mà còn là lợi Ýchcủa người lao động, khách hàng, nhà cung cấp và chính phủ Giải quyết vấn đề nàyliên quan tới quyết định đối với bộ phận trong doanh nghiệp và các quyết định giữadoanh nghiệp với các đối tác ngoài doanh nghiệp Do vậy, quản trị tài chính, mặc dù
có trách nhiệm nặng nề về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp vẫn phải lưu ý đến sự
Trang 13nhìn nhận, đánh giá của người ngoài doanh nghiệp như cổ đông, nhà đầu tư, chủ nợ,khách hàng, nhà nước vv,
Quản trị tài chính là một hoạt động có liên hệ chặt chẽ tới mọi hoạt độngkhác của doanh nghiệp Chất lượng quản trị tài chính tốt có thể khắc phục đượcnhững khiếm khuyết trong các lĩnh vực khác Một quyết định tài chính không đượccân nhắc, hoạch định kỹ lưỡng có thể gây nên tổn thất khôn lường cho doanhnghiệp và nền kinh tế Hơn nữa, do doanh nghiệp hoạt động trong một môi trườngnhất định nên các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy nềnkinh tế phát triển Bởi vậy, quản trị tài chính doanh nghiệp tốt có vai trò quan trọngđối với việc nâng cao nguồn lực tài chính quốc gia
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản trị tài chính doanh nghiệp.
1.2.1 Quan điểm về chất lượng quản trị tài chính doanh nghiệp.
Chất lượng là một phạm trù phức tạp mà con người thường gặp trong cáclĩnh vực hoạt động của mình Theo từ điển tiếng Việt (1994) " Chất lượng là cái tạonên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc" Ví dụ nh: đánh giáchất lượng sản phẩm; nâng cao chất lượng giảng dạy; chất lượng cuộc sống
Chất lượng quản trị tài chính doanh nghiệp hàm ý chỉ hiệu quả, mức độ phùhợp, trình độ, năng lực, mức độ tốt xấu, cao thấp của quản trị tài chính doanhnghiệp
Chất lượng quản trị tài chính doanh nghiệp mang tính tương đối bởi vì có rấtnhiều chỉ tiêu đánh giá, xem xét Có những chỉ tiêu mang tính định lượng nhưngnhiều chỉ tiêu chỉ mang tính định tính Tại mỗi doanh nghiệp khác nhau có thể mức
độ quan trọng của các chỉ tiêu xem xét, đánh giá cũng khác nhau Mặt khác, chấtlượng quản trị tài chính doanh nghiệp còn phụ thuộc vào góc nhìn của người quansát, của đối tượng quan tâm và tiếp cận
Chất lượng quản trị tài chính doanh nghiệp là nhân tố của cạnh tranh, quantâm đến chất lượng quản trị tài chính doanh nghiệp chính là một trong nhữngphương thức tiếp cận và tìm cách đạt được những thắng lợi trong sự cạnh tranh gaygắt trên thị trường nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp
Trang 141.2.2 Một số tiêu chí đánh giá chất lượng quản trị tài chính doanh nghiệp
1.2.2.1 Sự phù hợp giữa chính sách tài chính doanh nghiệp với cơ chế quản
lý nhà nước và đặc điểm của doanh nghiệp.
Chính sách tài chính doanh nghiệp có thể được hiểu là tổng thể các biệnpháp, công cụ, cách thức của doanh nghiệp tác động vào quá trình hình thành, pháttriển, huy động và sử dụng các nguồn vốn, tài sản liên quan của doanh nghiệp nhằmmục tiêu đề ra trong từng giai đoạn
Chính sách tài chính doanh nghiệp có các mục tiêu: thứ nhất, lành mạnh hoácác quan hệ tài chính của doanh nghiệp; thứ hai, thúc đẩy các hoạt động đầu tư, huyđộng vốn của doanh nghiệp để phát triển sản xuất kinh doanh; thứ ba, nâng cao hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện ở hiệu suất vốn cao, chi phí thấp, giá cảcạnh tranh
Hệ thống chính sách tài chính bao gồm cả việc hoạch định chiến lược tàichính và hoàn thiện chính sách tài chính nội bộ doanh nghiệp
Hệ thống chính sách tài chính phải phù hợp với cơ chế quản lý của nhà nước
và đặc điểm của doanh nghiệp, có nh vậy mới có thể phát huy được hiệu quả
Chiến lược tài chính của doanh nghiệp phải được hoạch định cho một thờigian dài cũng như việc triển khai có hiệu quả kế hoạch tài chính năm Nội dung củachiến lược tài chính không chỉ bao gồm số lượng cần đầu tư, địa chỉ đầu tư, thời hạnđầu tư mà nó còn phản ánh chi phí đầu tư, mức độ an toàn cũng như hiệu quảđem lại
Hệ thống chính sách tài chính nội bộ doanh nghiệp bao gồm cả các văn bảnqui định nội bộ và hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật trong quá trình quản lýđiều hành doanh nghiệp Hệ thống các văn bản qui định nội bộ phải bảo đảm tínhđầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng, đồng bộ, kịp thời, dễ thực hiện cũng nh phát huy tính dânchủ, sáng tạo của đối tượng quản lý, nhất là đối với doanh nghiệp có nhiều đầu mối.Các định mức kinh tế kỹ thuật cần thực hiện tốt từ việc xây dựng định mức đến việckiểm tra, giám sát thực hiện và điều chỉnh định mức kịp thời phù hợp với tình hìnhthực tiễn
Trang 15Cơ chế tài chính trong doanh nghiệp với mức độ phân cấp khác nhau sẽ tácđộng trực tiếp đến quá trình huy động, phân bổ và hiệu quả sử dụng nguồn tàichính của mỗi doanh nghiệp Chẳng hạn, tại các công ty nhà nước hiện nay: cơ chếtài chính nội bộ Ýt phân cấp cho các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc sẽ thuậnlợi cho quá trình tập trung và phân bổ các nguồn tài chính với một số lượng lớn chonhững đơn vị, lĩnh vực cần đầu tư trọng điểm, song cơ chế này sẽ dẫn đến tình trạngquan liêu, gây ách tắc nguồn tài chính nhất là đối với các doanh nghiệp có nhiềuđơn vị trực thuộc hoạt động trên địa bàn rộng; cơ chế phân cấp về tài chính mộtcách rộng rãi cho các đơn vị trực thuộc có tính ưu điểm tạo ra tính tự chủ động, linhhoạt trong quá trình tạo lập và sử dụng hiệu quả nguồn tài chính tại mỗi đơn vị trựcthuộc song cơ chế này dễ dẫn đến hiện tượng " cát cứ ", xé lẻ nguồn tài chính, làmyếu đi một cách tương đối nguồn tài chính của toàn tập đoàn
Hệ thống chính sách tài chính, tạo ra một cơ chế tài chính hợp lý vừa đảmbảo thuận lợi cho quá trình tập trung một nguồn vốn lớn vừa phát huy tính sáng tạocủa các đơn vị trực thuộc, thiết lập cơ chế sử dụng vốn có hiệu quả, đặc biệt phùhợp với cơ chế quản lý của nhà nước và đặc điểm của doanh nghiệp luôn là mộttiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng quản trị tài chính của doanh nghiệp
1.2.2.2 Tính hiệu quả của bộ máy quản trị tài chính doanh nghiệp.
" Mọi quản trị suy cho cùng là quản trị con người", nhận định quan trọng này
đã được kiểm chứng bằng cả lý luận và thực tiễn, và qua đó khẳng định tầm quantrọng của con người trong hoạt động của mọi tổ chức
Trong tác phẩm Gia đình thần thánh viết năm 1945, C.Mác đã khẳng định:
"Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thựctiễn" Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: " Cán bộ là cáigốc của mọi công việc"; "Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt haykém"
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bộ máy quản trị nóichung và quản trị tài chính nói riêng giữ vai trò hết sức quan trọng, là nhân tố cực
kỳ cần thiết liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Trang 16Bộ máy quản trị tài chính thực hiện các công việc liên quan đến tài chínhdoanh nghiệp; quản lý, điều hành các hoạt động tài chính doanh nghiệp Bộ máyquản trị tài chính tốt, doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và ngược lại Xem xét bộmáy quản trị tài chính của một doanh nghiệp có thể phần nào đánh giá được chấtlượng công tác quản trị tài chính doanh nghiệp.
Quản trị tài chính là hoạt động có tầm quan trọng số một trong hoạt độngdoanh nghiệp Quản trị tài chính thường thuộc về nhà lãnh đạo cấp cao như phótổng giám đốc thứ nhất hoặc giám đốc tài chính, đôi khi chính Tổng giám đốc làmnhiệm vụ của nhà quản trị tài chính Trong các doanh nghiệp lớn, các quyết địnhquan trọng về tài chính thường do một uỷ ban tài chính đưa ra Trong các doanhnghiệp nhỏ, chính chủ nhân tổng giám đốc, giám đốc đảm nhận quản trị tài chínhcủa doanh nghiệp
Bên cạnh đó là cả một bộ máy - Phòng, ban tài chính với kế toán trưởng, kếtoán viên, thủ quĩ, nhân viên nghiệp vụ - phục vụ nhằm cung cấp thông tin cho quátrình ra quyết định một cách chính xác và kịp thời và giúp nhà quản trị tài chínhđiều hành chung hoạt động tài chính của doanh nghiệp
Một bộ máy quản trị tài chính hiệu quả là một bộ máy được sắp xếp, bố trí
có tính hệ thống, thống nhất, phù hợp, khoa học, đúng người đúng việc với những
cơ chế " vận hành" hợp lý, hoạt động ăn khớp, đồng bộ, nhịp nhàng Là một bộ máyđược tập hợp bởi những con người có thể xem xét từ một số khía cạnh:
- Có kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm, kiến thức vềquản lý và tài chính; có ý chí phấn đấu vươn lên, luôn trau dồi kiến thức để đảm bảohoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
- Am hiểu và tôn trọng pháp luật, về doanh nghiệp và thị trường
- Bình tĩnh, tự chủ quyết đoán dứt khoán trong công việc, có kế hoạch làmviệc rõ ràng và tiến hành công việc nhất quán theo kế hoạch; có thái độ ứng xử vănminh lịch sự với khách hàng, bạn hàng
- Năng động, sáng kiến, phản ứng nhanh nhạy, dám nghĩ dám làm, dám chịutrách nhiệm, luôn biết lường trước mọi tình huống có thể xảy ra, biết dồn đúng tiềmlực vào các khâu yếu, biết tận dụng thời cơ để có lợi cho doanh nghiệp
Trang 17- Nhiệt tình, tâm huyết với doanh nghiệp.
- Có đạo đức nghề nghiệp, công tâm, liêm khiết, trung thực, không vụ lợi,tôn trọng lẫn nhau với đồng nghiệp và sự hợp tác, phối hợp, giúp đỡ với những bộphận có quan hệ; thực hiện bình đẳng giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa quyền lợi
và trách nhiệm, đảm bảo hài hoà các lợi Ých giữa doanh nghiệp, xã hội và cá nhân;lợi Ých của các bên tham gia kinh doanh và cạnh tranh
Bộ máy quản trị tài chính hoạt động càng hiệu quả, doanh nghiệp càng ổnđịnh và phát triển Bộ máy quản trị tài chính liên quan trực tiếp đến sự thành cônghay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường Nh vậy, Bộ máy tài chính là mộttiêu trí quan trọng đánh giá chất lượng công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp
1.2.2.3 Tính hợp lý và hiệu quả của cơ cấu tài chính doanh nghiệp
Bảo đảm cơ cấu nguồn lực tài chính hợp lý là một tiêu chí quan trọng phảnánh chất lượng công tác quản trị tài chính Một cơ cấu nguồn lực tài chính hợp lýphản ánh được sự kết hợp hài hoà giữa các khoản vay nợ dài hạn, nợ ngắn hạn, nợtrái phiếu với các khoản vốn chủ sở hữu, vốn được hình thành từ ngân sách, từ cáckhoản khấu hao cơ bản để lại và lợi nhuận dùng để tái đầu tư Xem xét cơ cấu tàichính cho biết nghệ thuật quản trị, điều hành, sử dụng các nguồn lực tài chính từbên ngoài doanh nghiệp để làm tăng lợi nhuận Thông qua cơ cấu tài chính, có thể
đo được sự đóng góp của nguồn tài chính bên trong doanh nghiệp với nguồn tàichính được huy động từ bên ngoài, có thể cho biết mức độ đảm bảo cho các khoản
nợ đi vay có khả năng hoàn trả được đúng hạn hay không?
Để có cơ cấu tài chính hợp lý, doanh nghiệp phải xây dùng cho mình mộtchiến lược huy động, sử dụng các nguồn vốn và thực hiện hiệu quả các biện phápkiểm soát nhằm duy trì trong thực tế một cơ cấu lý tưởng do doanh nghiệp hoạchđịnh ra phù hợp với các điều kiện cụ thể trong từng thời kỳ Tuy nhiên không phảilúc nào cơ cấu lý tưởng đó cũng được đảm bảo, bởi vì việc huy động vốn luôn đượcbắt nguồn từ nhu cầu sử dụng vốn trong doanh nghiệp Nh ông cha ta đã nói "khéo ăn thì no, khéo co thì Êm", câu nói này thật đúng với quá trình duy trì cơ cấutài chính hợp lý trong doanh nghiệp Đó là sự "khéo" trong quá trình phấn đấu sử
Trang 18dụng hiệu quả vốn cố định, tăng nhanh vòng quay vốn lưu động và mạo hiểm cótính toán khi sử dụng hệ thống đòn bẩy trong doanh nghiệp.
- Nâng cao hiệu quả vốn cố định là làm tốt tất cả các quá trình: khai thác, tạolập vốn cố định, bảo toàn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng và có cơ chế phân cấpquản lý vốn cố định phù hợp Doanh nghiệp cần lưu ý việc bảo toàn vốn cố định cả
về hiện vật và giá trị Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật là giữ và duy trì thườngxuyên năng lực sản xuất của tài sản cố định Bảo toàn vốn cố định về mặt giá trị làduy trì giá trị thực (sức mua) của vốn cố định để có thể tiếp tục đầu tư trước sự biếnđộng của giá cả, tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là tăng nhanh tốc độ luân chuyểncủa vốn lưu động; duy trì mức dự trữ tiền mặt, hàng tồn kho hợp lý; phát hiện và cóbiện pháp xử lý kịp thời đối với hàng hoá, vật tư ứ đọng, chậm luân chuyển, cáckhoản phải thu khó đòi và khoản phải thu không có khả năng thu hồi; lựa chọn cáchình thức thanh toán thích hợp đối với các khoản phải thu và phải trả; thực hiện cácbiện pháp thu nợ và trả nợ kịp thời, đúng hạn
Sử dụng có hiệu quả hệ thống đòn bẩy trong doanh nghiệp
Trong vật lý, đòn bẩy được mô tả là một công cụ mà nhờ nó bằng một lực tácđộng nhỏ có thể dịch chuyển một vật lớn Còn trong quản lý tài chính đòn bẩy đượccoi là công cụ mà doanh nghiệp có thể sử dụng để khuếch đại lợi nhuận của mình.Trong số các đòn bẩy các nhà quản trị tài chính thường dùng là đòn bẩy kinh doanh
về tổng lượng với cơ cấu an toàn Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy kinh doanh cũngnhư sử dụng " con dao hai lưỡi" Vì khi sản lượng chưa vượt quá sản lượng hoà
Trang 19vốn, tức là doanh thu thu được chưa bù đắp đủ chi phí cố định và chi phí biến đổithì lỗ càng lớn cơ cấu tài chính sẽ bất hợp lý Do vậy, đòn bẩy kinh doanh chỉ pháthuy hiệu quả với việc phát triển nguồn lực tài chính khi doanh nghiệp đạt được sảnlượng vượt quá sản lượng hoà vốn.
+ Đòn bẩy tài chính phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa tổng số vốn hiện có vàngười ta gọi là hệ số nợ
Hệ số nợ càng lớn thì chủ sở hữu càng có lợi vì phải đóng góp một lượngvốn Ýt nhưng được sử dụng một lượng tài sản lớn Đặc biệt là khi doanh nghiệp tạo
ra lợi nhuận trên các khoản nợ lớn hơn so với số tiền lãi phải trả thì phần lợi nhuậndành cho chủ sở hữu sẽ gia tăng rất nhanh và có điều kiện để phát triển nguồn tàichính từ lợi nhuận để lại Tuy nhiên, cũng nh đòn bẩy kinh doanh, sử dụng đòn bẩytài chính cũng nh sử dụng " dao hai lưỡi " Nếu tổng tài sản không có khả năng sinh
ra một tỷ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp các chi phí tiền lãi vay nợ phải trả thì lợinhuận còn lại của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút Do đó, đòn bẩy tài chính vừa là mộtcông cụ đắc lực để phát triển nguồn lực tài chính của doanh nghiệp vừa kìm hãm sựphát triển đó Sự thành công hay thất bại tuỳ thuộc vào sự khôn khéo dám mạo hiểm
có tính toán khôn ngoan hay không của người quản trị doanh nghiệp
Tình hình vận động vốn của doanh nghiệp tốt, chứng tỏ trình độ quản trị củadoanh nghiệp là cao, hiệu suất sử dụng tiền vốn cao
Có nhiều chỉ tiêu tài chính sử dụng trong phân tích, đánh giá tính hợp lý vàhiệu quả của cơ cấu tài chính doanh nghiệp, nh:
* Số vòng quay hàng lưu kho
Doanh thu bán hàng
Số vòng quay hàng lưu kho =
Giá trị hàng lưu kho
Số vòng quay hàng lưu kho càng lớn càng tốt Nếu số vòng quay hàng lưukho của doanh nghiệp thấp so với mức bình quân ngành có thể gợi ý cho thấy doanhnghiệp đang lưu kho thừa, không hiệu quả Với chỉ số thấp doanh nghiệp cần xemxét hàng hoá có bị hư hỏng, lỗi thời, không đáng giá nh Ên định hay không?
Trang 20Hai vấn đề đặt ra trong việc tính toán và phân tích chỉ số này: thứ nhất, bánhàng theo mức giá thị trường, còn giá trị hàng tồn kho lại tính theo chi phí sản xuất.Điều này có thể dẫn đến sai lệch trong đánh giá Vậy, vấn đề xử giá trong tính toán
là cần thiết Thứ hai, bán hàng diễn ra trong suốt năm, trái lại hàng tồn kho chỉ tínhtại một thời điểm Do đó sẽ là tốt hơn nếu sử dụng mức tồn kho trung bình Nếudoanh nghiệp kinh doanh theo thời vụ, bán hàng giao động trong năm nên sẽ là cầnthiết nếu thực hiện một số điều chỉnh thích hợp
* Số ngày thu tiền bán hàng bình quân
Chỉ số này chỉ ra khoảng thời gian bình quân tình từ khi doanh nghiệp bánhàng cho đến khi nhận được tiền hàng
Các khoản phải thu
Số ngày thu tiền bán hàng
Doanh thu bình quân mỗi ngày
Tiêu thức này càng nhỏ càng tốt và ngược lại Khi xem xét tiêu thức này cầnchú ý đến các nhân tố ảnh hưởng đến nó như tình hình thanh toán của của khách, lý
do của sự thanh toán chậm trễ so với hợp đồng
* Số vòng quay vốn cố định
Doanh thu bán hàng
Số vòng quay vốn cố định =
Giá trị còn lại của TSCĐ
Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị và nhà xưởng củadoanh nghiệp Số vòng quay tài sản cố định càng lớn thì càng chứng tỏ sử dụng cóhiệu quả TSCĐ Trong quá trình đánh giá, phân tích có thể so sánh chỉ tiêu này củadoanh nghiệp với ngành
* Số vòng quay tổng vốn kinh doanh
Doanh thu bán hàng
Số vòng quay tổng vốn KD =
Tổng vốn kinh doanh
Trang 21Tiêu thức này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và tương ứng với
nó là các loại tài sản cuả doanh nghiệp Số vòng quay càng lớn, càng chứng tỏdoanh nghiệp sử dụng có hiệu quả vốn và tài sản của mình
Nh vậy, đảm bảo một cơ cấu tài chính hợp lý, sử dụng khéo léo đòn bẩy kinhdoanh, đòn bẩy tài chính là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá chất lượngquản trị tài chính của doanh nghiệp
1.2.2.4 Tính ổn định về tình hình tài chính và năng lực thanh toán của doanh nghiệp.
Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều liên quan đến tài chính.Tình hình tài chính ổn định giúp doanh nghiệp hoạt động bình thường và khôngngưng trệ, bất thường Tình hình tài chính ổn định giúp doanh nghiệp có đủ số vốncần thiết và sử dụng có hiệu quả chúng tại các thời điểm, tạo ra sự cân bằng tàichính Cân bằng tài chính là kết quả từ việc đối chiếu tính thanh khoản của nhữngtài sản, xác định các luồng tiền vào trong tương lai và tính tới hạn của những khoản
nợ, xác định các luồng chi ra trong tương lai Nói cách khác, cân bằng tài chínhđược hiểu đó là sự cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn, giữa thu và chi bởi sự điềuhoà giữa thời gian biến đổi tài sản thành tiền và nhịp độ hoàn trả các khoản nợ tớihạn Đảm bảo tình hình tài chính đó là kết quả của sự phân tích, tính toán chi tiết vànghệ thuật của nhà quản trị tài chính, nó đánh giá chất lượng công tác quản trị tàichính của doanh nghiệp
Trang 22Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực trả được nợ đến hạn củacác khoản nợ của doanh nghiệp, là một tiêu chí quan trọng phản ánh tình hình tàichính và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá một mặt quan trọng vềchất lượng công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp, thông qua việc đánh giá vàphân tích về mặt này có thể thấy rõ những rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
Một tài sản " linh hoạt" là một tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanhchóng ở mức giá hợp lý, và vị trí " linh hoạt" của doanh nghiệp là khả năng củadoanh nghiệp đáp ứng được trách nhiệm hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn và đến hạntrong năm
Các chỉ số linh hoạt ( chỉ số đo lường khả năng chuyển đổi thành tiền của tàisản) chỉ ra mối quan hệ giữa tiền mặt và các tài sản lưu động khác của doanh nghiệpvới khoản nợ ngắn hạn Có hai chỉ số thường được dùng để đo lượng khả năng linhhoạt
* Chỉ số thanh toán
Chỉ sè thanh toán ( khả năng thanh toán hiện thời) là tỷ số giữa vốn lưu động
và nợ ngắn hạn Chỉ số này chỉ ra khả năng các khoản nợ ngắn hạn được bảo đảmchi trả bằng vốn lưu động
* Chỉ số thanh toán nhanh
Chỉ sè thanh toán nhanh được đo bằng tỷ số giữa vốn lưu động sau khi đã trừgiá trị hàng lưu kho và các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
Vốn lưu động - Giá trị lưu kho
Chỉ số t/toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Trang 23Chỉ số này cho phép đánh giá khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp.Chỉ số càng lớn, càng thể hiện khả năng thanh toán cao Tương tự nh trên hoàn toàn
có thể so sánh chỉ số này của doanh nghiệp với ngành
Khả năng thanh toán thấp, không những chứng tỏ doanh nghiệp bị căngthẳng về tiền vốn, không có đủ tiền để chi tiêu trong việc kinh doanh hàng ngày, màcòn chứng tỏ sự quay vòng của đồng vốn không nhanh nhạy khó có thể thanh toánđược các khoản nợ đến hạn, thậm chí doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản Vìtrong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ cần mức thu lợi của tiền đầu tưlớn hơn lãi suất vốn thì việc vay nợ để tạo thêm vốn sẽ có lợi cho cổ đông Nhưngvay nợ quá nhiều sẽ làm tăng rủi ro của doanh nghiệp Vay vốn để kinh doanh cóthể làm tăng lợi nhuận của cổ phiếu từ đó làm tăng giá trị cổ phần của doanhnghiệp, nhưng rủi ro tăng lên thì một mức độ nào đó cũng làm giảm giá trị cổ phần
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp bao gồm hai mặt thanh toán nợ ngắnhạn và thanh toán nợ dài hạn
- Khả năng thanh toán ngắn hạn là năng lực chi trả các khoản nợ ngắn hạn.Các khoản nợ ngắn hạn còn được gọi là các khoản nợ lưu động, tức là các khoản nợ
có kỳ hạn là một chu kỳ kinh doanh, hoặc trong vòng một năm Các khoản nợ này
có rủi ro tương đối lớn đối với doanh nghiệp Nếu không thanh toán chi trả kịp thời
sẽ làm cho doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thiếu và mất khả năng thanh toán
- Khả năng thanh toán dài hạn: Các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp chủyếu gồm nợ dài hạn, trái phiếu dài hạn phải thanh toán, các khoản dài hạn phải trả.Năng lực thanh toán các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp được gọi là khả năngthanh toán lâu dài của doanh nghiệp Đối với quản trị doanh nghiệp không nhữngphải quan tâm đến khả năng thanh toán ngắn hạn mà còn phải quan tâm đến khảnăng thanh toán dài hạn Đánh giá năng lực thanh toán dài hạn của doanh nghiệpchủ yếu là xác định khả năng thanh toán tiền vốn và các khoản nợ dài hạn củadoanh nghiệp Vì kỳ hạn nợ tương đối dài, việc thanh toán vốn và lãi không chỉđược quyết định bởi lưu lượng tiền trong kỳ hiện có mà còn liên quan tới năng lựcthu lợi của doanh nghiệp
Trang 24Nh vậy, khả năng thanh toán của doanh nghiệp có thể hiểu là kết quả của sựcân bằng giữa các luồng thu và chi hay giữa nguồn vốn kinh doanh và nguồn lựcsẵn có Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phần nào phản ánh chất lượng côngtác quản trị tài chính doanh nghiệp.
1.2.2.5 Năng lực thu lợi của doanh nghiệp.
Năng lực thu lợi nói về khả năng thu được lợi nhuận của doanh nghiệp Vìlợi nhuận là kết quả cuối cùng trong kinh doanh của doanh nghiệp, thu được lợinhuận là mục tiêu chủ yếu của sự tồn tại của doanh nghiệp, cho nên đánh giá nănglực thu lợi của doanh nghiệp cũng là một mặt quan trọng trong việc đánh giá chấtlượng quản trị tài chính của doanh nghiệp
Để đánh giá năng lực thu lợi của doanh nghiệp, trong phân tích, quản trị tài
chính thường sử dụng chỉ tiêu: Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE).
Để biết rõ hơn các nhà quản trị làm thế nào để gia tăng ROE, chóng ta viếtlại ROE theo ba thành phần chủ yếu của nó:
-Doanh thu Tài sản Vốn chủ sở hữu
Điều này nói lên rằng các nhà quản trị có ba chỉ tiêu để quản lý ROE: (1) lãiròng thu được trên mỗi đồng doanh thu hay còn gọi là hệ số lãi ròng, (2) doanh thu
Trang 25tạo được từ mỗi đồng tài sản, hay còn gọi là số vòng quay tài sản, (3) số lượng vốnchủ sở hữu được sử dụng để tài trợ cho các tài sản ở doanh nghiệp hay còn gọi làđòn cân tài chính hay đòn cân nợ.
Những người cho vay, những chủ sở hữu và những người quản lý doanhnghiệp cùng rất quan tâm đến năng lực thu lợi của doanh nghiệp
Năng lực thu lợi của doanh nghiệp rất quan trọng đối với những người chovay, vì lợi nhuận của doanh nghiệp là một trong những nguồn tiền chứng minhdoanh nghiệp có thể thanh toán các khoản nợ Không thể tưởng tượng nổi khi métdoanh nghiệp bị thua lỗ triền miên lại có khả năng thanh toán mạnh
Năng lực thu lợi của doanh nghiệp cũng rất quan trọng đối với những ngườiđầu tư mua cổ phần Vì cổ đông thu lợi đầu tư là thông qua cổ tức, mà toàn bộ cổtức lại từ lợi nhuận ròng của doanh nghiệp mà có Hơn nữa đối với công ty có thamgia thị trường chứng khoán thì sự tăng trưởng của lợi nhuận của công ty sẽ làm tănggiá cổ phiếu làm cho các cổ đông có thêm lợi về giá cổ phiếu
Năng lực thu lợi của doanh nghiệp cũng vô cùng quan trọng đối với nhữngngười quản trị doanh nghiệp, tổng mức lợi nhuận và lợi nhuận ròng là những chỉtiêu tối quan trọng của những người quản trị Do vậy có thể xem năng lực thu lợicủa doanh nghiệp là một thước đo đánh giá chất lượng công tác quản trị tài chínhdoanh nghiệp
1.2.3 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng quản trị tài chính.
1.2.3.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp.
1.2.2.1.1 Hình thức pháp lý của doanh nghiệp
ở nước ta hiện nay có rất nhiều loại doanh nghiệp có hình thức pháp lý khácnhau như: doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty hợp doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp 100% vốn nướcngoài, Những doanh nghiệp nêu trên có những sự khác nhau về: đặc điểm lợi Ých
và tiềm lực tài chính của chủ sở hữu; khác nhau về cơ cấu tổ chức bộ máy và quan
hệ lợi Ých giữa các bộ phận trong doanh nghiệp; khác nhau cả về trách nhiệm pháp
lý về tài chính (hữu hạn, vô hạn) Từ đó dẫn đến những người lãnh đạo, quản lýdoanh nghiệp có những hành vi ứng xử khác nhau về lựa chọn mục tiêu cũng như
Trang 26cách thức đạt tới mục tiêu, những nhân tố đó đã phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến
sự công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp
Chẳng hạn, trong khi các doanh nghiệp nhà nước đang được để lại 100% sốlợi nhuận ( sau khi đã trừ đi các khoản thuế thu nhập và trích lập quĩ khen thưởng,quĩ phúc lợi) để bổ sung nguồn tài chính; thì đối với công ty cổ phần phải chờ sựquyết định của Đại hội Cổ đông và do thị trường chứng khoán chưa phát triển, các
Cổ đông lại luôn muốn có cổ tức cao để giảm thiểu rủi ro và tăng lợi cho mình
Các doanh nghiệp nhà nước vì nhiều lý do khác nhau, chưa thật sự quan tâmnhiều đến công tác quản trị tài chính và làm ảnh hưởng trực tiếp đến công tác này
Các công ty cổ phần, nhất là các công ty cổ phần tham gia niêm yết cổ phiếutrên thị trường chứng khoán cũng có những ưu điểm so với các loại hình doanhnghiệp khác không chỉ trong việc huy động nguồn tài chính từ việc phát hành cổphiếu, trái phiếu với nhiều hình thức phong phú mà còn có một cơ chế giám sát xãhội hiệu quả bởi lực lượng đông đảo các cổ đông Loại hình công ty cổ phần còn cónhiều ưu điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy cũng như việc xử lý các lợi Ých tạo rađộng lực để phát triển doanh nghiệp và động lực buộc phải nâng cao chất lượngcông tác quản trị tài chính Đây là những lợi thế ảnh hưởng đến chất lượng quản trịtài chính của doanh nghiệp Tuỳ theo những điều kiện khác nhau, các loại hìnhdoanh nghiệp khác nhau cũng có những ưu điểm nhất định trong việc nâng cao chấtlượng công tác quản trị tài chính của mình Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài,doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài sẽ có điều kiện thuận lợi cho việc thu hútnguồn nhân lực chất lượng cao và khoa học công nghệ hiện đại trên thế giới
Nhiều doanh nghiệp lớn bao gồm các bộ phận khác nhau thuộc các ngànhkhác nhau có thể gặp khó khăn khi phát triển một tập hợp các chỉ số về mức bìnhquân ngành với mục đích so sánh Đồng thời, việc tổ chức bộ máy cho công tácquản trị tài chính cũng sẽ phức tạp và tốn nhiều công sức
Đối với nước ta hiện nay, việc tồn tại nhiều loại hình doanh nghiệp với cáchình thức pháp lý khác nhau là tất yếu khách quan Đảng ta đã khẳng định : " Đổimới và hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế, chính sách và thủtục hành chính để huy động tối đa mọi nguồn lực tạo ra sức bật mới cho phát triển
Trang 27sản suất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khácnhau Mọi doanh nghiệp, mọi công dân được đầu tư kinh doanh theo các hình thức
do luật định và được pháp luật bảo vệ Mọi tổ chức kinh doanh theo các hình thứckhác nhau hoặc đan xen hỗn hợp đều được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp táccạnh tranh bình đẳng và là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa"
Nh vậy, doanh nghiệp có cơ hội thuận lợi để lựa chọn loại hình pháp lý theomục tiêu kinh doanh và các điều kiện cụ thể của mình Mỗi loại hình doanh nghiệpvới các hình thức pháp lý khác nhau đều có những thuận lợi và có những hạn chếnhất định trong tổ chức, nâng cao chất lượng công tác quản trị tài chính
1.2.2.1.2 Các nhân tố nội bộ khác
Trong doanh nghiệp có nhiều yếu tố tác động đến chất lượng quản trị tàichính như: hệ thống cơ chế chính sách; văn hoá doanh nghiệp, tinh thần đoàn kết,tính cần cù lao động và tính tiết kiệm của đội ngũ cán bộ quản lý và toàn thể ngườilao động trong doanh nghiệp, trình độ quản lý, uy tín, nhãn hiệu sản phẩm, bí quyếtkinh doanh của doanh nghiệp Những nhân tố này có quan hệ chặt chẽ và có tácđộng không nhỏ tới chất lượng công tác quản trị tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là
uy tín, tính : "Cần - Kiệm" của đội ngũ lãnh đạo quản lý và những người lao động,trình độ và kinh nghiệm quản lý điều hành tài chính trong doanh nghiệp
+ Chữ " Tín" của doanh nghiệp không chỉ có ý nghĩa lớn trong quá trình muabán trên thương trường cạnh tranh mà còn có tác động mạnh đến công tác quản trịtài chính, tạo điều kiện thuận lợi khi doanh nghiệp huy động vốn hoặc tham gia cácgiao dịch với khách hàng, bạn hàng Đó là kết quả của quá trình lâu dài xây dựngchữ " Tín" trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ ; thực hiện tốt các mốiquan hệ nội bộ, quan hệ của doanh nghiệp với xã hội và sự kết tinh truyền thốngvăn hoá của doanh nghiệp
+ Tính cần - kiệm của đội ngũ lãnh đạo quản lý và toàn thể đội ngũ lao độngtrong doanh nghiệp là một nguồn lực vô hình tác động trực tiếp đến chất lượng quảntrị tài chính của doanh nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: " Cần tức là siêngnăng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai Kiệm tức là tiết kiệm không xa xỉ, không hoang
Trang 28phí, không bừa bãi Cần mà không kiệm, thì làm chừng nào xào chừng Êy Còng
nh một cái thùng không có đáy, đổ nước vào chừng nào, chảy ra hết chừng Êy,không lại hoàn không Kiệm mà không Cần thì không tăng thêm, không phát triểnđược Mà vật gì không tiến tức phải thoái Cũng nh cái thùng chỉ đựng một Ýt nước,không tiếp tục đổ thêm vào, lâu ngày chắc nước sẽ hao bít, cho đến khi khô kiệt".Lời dậy đó của Bác còn nguyên giá trị, xây dựng được một đội ngũ lao động, đặcbiệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo có tính thần lao động cần cù, sáng tạo có ý thức tiếtkiệm chi phí luôn là những nội dung quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản trịtài chính tại mỗi doanh nghiệp
+ Đạo đức, trình độ, kinh nghiệm quản lý điều hành tài chính của người giámđốc tài chính và các chuyên gia, cán bộ tài chính tại doanh nghiệp như phân tích ởphần bộ máy quản trị tài chính cũng được coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đếnchất lượng quản trị tài chính Tài năng của đội ngũ cán bộ quản trị và chuyên gia tàichính không chỉ đáp ứng cho yêu cầu huy động, phân bổ kiểm soát quá trình sửdụng nguồn lực tài chính một cách kịp thời, tăng vòng quay của vốn mà giúp choquá trình tạo lập cơ chế quản lý tài chính, hoạch định và thực thi chiến lược pháttriển, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
Như vậy, chất lượng quản trị tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởirất nhiều nhân tố bên trong doanh nghiệp, trong đó có cả ý chí của những ngườiđứng đầu doanh nghiệp, chúng luôn có quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau trongtoàn bộ quá trình tạo lập, huy động, phân bổ và sử dụng nguồn tài chính doanhnghiệp
1.2.2.2 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.
Quản trị tài chính doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều nhân tố ở bênngoài doanh nghiệp, như sự phát triển của thị trường tài chính, sự ổn định về chínhtrị, sự ổn định của thị trường, sự phát triển của nền kinh tế xã hội; quan điểm đườnglối của Đảng, hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước, đặc biệt là chính sáchthuế, chính sách tài chính - tiền tệ; sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc gia, sựtiến bộ của khoa học công nghệ
- Sự phát triển của thị trường tài chính
Trang 29Thị trường tài chính có thể phân chia thành nhiều loại tuỳ thuộc vào cơ sởtiếp cận khác nhau: Thị trường tài chính chính thức (được pháp luật bảo vệ) và thịtrường không chính thức (chợ đen, tự do, ); Thị trường tài chính ngắn hạn (thịtrường tiền tệ) và thị trường tài chính dài hạn ( thị trường vay nợ dài hạn và thịtrường chứng khoán); thị trường tài chính trực tiếp và thị trường tài chính gián tiếp.Một thị trường tài chính chính thức phát triển và hoàn thiện nó có cả thị trường tàichính ngắn hạn và dài hạn, thị trường tài chính trực tiếp và gián tiếp nhằm bảo đảm
đa dạng hoá các kênh dẫn vốn, các công cụ tài chính, tạo ra tính cạnh tranh nhằm cóthể huy động tối đa, đồng thời phân bổ sử dụng vốn có hiệu quả theo nguyên tắc thịtrường
Thị trường tài chính phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình huyvốn và sử dụng vốn nói riêng, công tác quản trị tài chính doanh nghiệp nói chung
Nó không chỉ tạo ra một sức Ðp sử dụng vốn có hiệu quả, mà còn tạo cơ hội chomọi nguồn vốn của doanh nghiệp, kể cả các món nhỏ tạm thời nhàn rỗi có thể sinhlời
- Sự ổn định chính trị, kinh tế, xã hội
Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội; quan điểm đường lối của Đảng, hệ thốngpháp luật và chính sách của Nhà nước, đặc biệt là chính sách thuế, chính sách tàichính - tiền tệ tạo nên môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Một môi trườngkinh doanh tốt, thông thoáng, thuận lợi sẽ có điều kiện phát triển sản xuất kinhdoanh và nâng cao chất lượng công tác quản trị tài chính doanh nghiệp và ngược lại
- Sự phát triển của hệ thống giáo dục, đào tạo quốc gia liên quan trực tiếpđến yếu tố con người, nhân tố quyết định của chất lượng công tác quản trị Tài năng
và trí tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao động sáng tạo của con người không phảixuất hiện một cách ngẫu nhiên, tự phát mà phải trải qua một quá trình chuẩn bị vàđào tạo công phu, bền bỉ, có hệ thống Giáo dục đào tạo ngày nay được đánh giákhông phải là yếu tố phi sản xuất, tách rời sản xuất mà là yếu tố bên trong, yếu tốcấu thành của nền sản xuất xã hội Không thể phát triển kinh tế nếu giáo dục, đàotạo không phát triển, không được đầu tư Hệ thống giáo dục, đào tạo quốc gia nh thếnào sẽ cho những sản phẩm, con người tương xứng Chất lượng công tác quản trị tài
Trang 30chính cũng do con người tạo ra, do vậy sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc gia
có ảnh hướng đến quản trị tài chính doanh nghiệp
Tóm lại, quản trị tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiềunhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, các nhân tố này có quan hệ mật thiết,tác động lẫn nhau Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trong từng thời kỳ cũngkhác nhau Việc thấu hiểu và đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng và sự tác động qualại giữa các nhân tố đó sẽ giúp cho những nhà quản lý, điều hành tài chính doanhnghiệp thực hiện có hiệu quả quá trình hoạch định và thực thi các công tác quản trịtài chính của mỗi doanh nghiệp
1.3 Kinh nghiệm quản trị tài chính của một số thương gia, doanh nghiệp trên thế giới.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu các "câu truyện nhỏ " về quản trị tài chính ( phụlục số 01), ta có thể rót ra một số bài học kinh nghiệm để áp dụng trong quản trị tàichính của các doanh nghiệp Việt Nam:
1.3.1 Linh hoạt trong xử lý tín hiệu của thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các nguồn lực kinh tế đều được "phânbổ" thông qua thị trường Thị trường có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp này nhưnglại là thuận lợi cho doanh nghiệp kia Trong thị trường hàng loạt các qui luật vốn có
nh qui luật giá trị, cung -cầu, cạnh tranh đều biểu hiện sự hoạt động của mìnhthông qua giá cả thị trường Thị trường "chứa đựng" sự canh tranh và phức tạp; cơhội và thánh thức, nhưng vẫn nó có những tín hiệu riêng Nếu doanh nghiệp nào kịpthời nắm bắt được thị trường, nắm bắt cơ hội và linh hoạt xử lý tín hiệu của thịtrường thì doanh nghiệp đó sẽ chiến thắng Câu chuyện về công ty DEERE&COMPANY và công ty COLT là minh chứng và kinh nghiệm đối với các doanhnghiệp về việc cần phải linh hoạt trong xử lý các tín hiệu của thị trường
1.3.2 Quản lý chặt chẽ tình hình chi tiêu
Trong quá trình sản xuất - kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải bỏ
ra những chi phí nhất định Những chi phí đó bao gồm chi phí sản xuất, chi phí quản
lý và chi phí tiêu thụ sản phẩm Đó là những chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để
Trang 31đạt được mục tiêu kinh doanh Do vậy, có thể nói chi phí của một doanh nghiệp làbiểu hiện bằng tiền toàn bộ các hao phí về vật chất và lao động mà doanh nghiệpphải bỏ ra để sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải kiểm soát được chi phí kinhdoanh, vì mỗi chi phí bất hợp lý xảy ra đều ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp Muốn kinh doanh có hiệu quả thì phải chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả vàkhông lãng phí, tránh thất thoát, phải quản lý và kiểm tra chặt chẽ các khoản chitiêu, các định mức chi phí, phân tích đánh giá quá trình phát sinh chi phí để sử dụnghợp lý, chặt chẽ Những doanh nghiệp và thương nhân như trong câu truyện củangười Do Thái, họ rất thành công nhưng họ cũng phải tính toán chi ly từng đồng
1.3.3 Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sảnhữu hình và tài sản vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời Đểtiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có vốn Vốn
là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trìnhkinh doanh Doanh nghiệp sẽ dùng vốn này để mua sắm các yếu tố của quá trình sảnxuất kinh doanh như sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động Do sự tácđộng của lao động vào đối tượng lao động mà hàng hoá dịch vụ được tạo ra và tiêuthụ trên thị trường Cuối cùng, các hình thái vật chất khác nhau đó được chuyển hoá
về hình thái tiền tệ ban đầu Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo bù đắp toàn bộ chi phí bỏ ra và
có lãi Như vậy, số tiền đã ứng ra ban đầu không chỉ được bảo tồn mà còn được tăngthêm do hoạt động kinh doanh mang lại Nhưng muốn sản xuất kinh doanh có lãiphải sử dụng vốn có hiệu quả Một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
đó là đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn đóchính là việc tiết kiệm vốn, giảm các chi phí không cần thiết và với một số vốn Ýtnhất nhưng tạo ra một giá trị lợi nhuận nhiều nhất Doanh nghiệp cần đẩy nhanh tốc
độ luân chuyển vốn ở mọi khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ, tránh tình trạng ứđọng và lãng phí vốn Tốc độ luân chuyển vốn nhanh, sức cạnh tranh của doanhnghiệp sẽ trở nên mạnh mẽ Một kinh nghiệm quí cho nhiều doanh nghiệp của Việt
Trang 32Nam đó là: "Điều kỳ diệu của kinh doanh là tăng nhanh quay vòng vốn có thể khắcphục được tình trạng thiếu vốn".
cơ sở hợp nhất Xí nghiệp xăng dầu Hà Sơn Bình thuộc Công ty xăng dầu Khu vực I
và Kho xăng dầu K133 thuộc Công ty Xăng dầu B12
Tại thời điểm thành lập có 200 lao động, trong đó 14 người có trình độ đạihọc và trên đại học (7%); các cơ sở trực thuộc gồm: Kho K133 có kho trung tâmNam Phong với sức chứa 3200 m3, Bến xuất Đỗ Xá với công suất xuất hàng từ 20-
30 xe/ngày, 11 cửa hàng xăng dầu trang thiết bị còn thô sơ, đội xe gồm 16 xe vớinăng lực vận chuyển 1,15 triệu m3km/ năm, với tổng số vốn: 2.041 triệu đồng
Tháng 10/1991 tỉnh Hà Sơn Bình được tách thành hai tỉnh Hà Tây và HòaBình Nhằm tạo thuận lợi về mặt pháp lý cho quá trình kinh doanh trên địa bàn tỉnhHòa Bình, Chi nhánh Xăng dầu Hòa Bình đơn vị hạch toán kế toán trực thuộc Công
ty được thành lập
Trang 33Ngày 1/3/1995, thực hiện quyết định của Bộ Thương Mại về việc hợp nhấtCông ty Dầu lửa Trung ương và Tổng công ty xăng dầu thành Tổng công ty Xăngdầu Việt Nam, Công ty tiếp nhận Chi nhánh Dầu lửa Đỗ Xá với 1000 m3 kho, 1 cửahàng xăng dầu, 7 xe ô tô và 27 lao động, với số vốn 1.009 triệu đồng.
Cùng với sự hoàn thiện mô hình tổ chức sản xuất của Công ty, tháng 01/1996
Xí nghiệp xăng dầu K133 trực thuộc Công ty được thành lập trên cơ sở kho xăngdầu K133 cũ cùng với bến xuất Đỗ Xá và hệ thống cửa hàng xăng dầu trên tuyếnquốc lộ 1A thuộc hai huyện Thường Tín và Phú Xuyên Xí nghiệp là đơn vị hạchtoán kế toán phụ thuộc Công ty, có trụ sở đóng tại xã Minh Cường, huyện ThườngTín, tỉnh Hà Tây
Ngày 1/4/1998, nhận nhiệm vụ quản lý Chi nhánh xăng dầu Sơn La và vậnchuyển xăng dầu cho Sơn La, Công ty tiếp nhận thêm 237 lao động, Kho xăng dầu
Bó Èn với sức chứa 1000 m3, 11 cửa hàng xăng dầu, 51 xe ô tô si téc, với số vốn4.224 triệu đồng
Tháng 10/1999, Xí nghiệp Vận tải và Dịch vụ trực thuộc Công ty được thànhlập, Xí nghiệp là đơn vị hạch toán kế toán phụ thuộc công ty, Xí nghiệp có nhiệm
vụ vận tải xăng dầu, gas, hóa chất và các sản phẩm hóa dầu cho nội bộ công ty vànhu cầu xã hội
Đến 30/9/2000, Công ty có 2 chi nhánh, 2 xí nghiệp thành viên, 756 laođộng, trong đó 154 người có trình độ đại học và trên đại học (21%), hệ thống 60cửa hàng với các trang thiết bị hiện đại, tổng dung tích kho bể gần 1 vạn mét khối;
64 xe vận tải với năng lực 8 triệu m3km/năm; vốn cố định hơn 20 tỷ đồng Trongquá trình hoạt động, Công ty đã tự bổ sung thêm hơn 12 tỷ đồng vốn cố định, xâydựng mới 24 cửa hàng xăng dầu, tạo việc làm mới cho 242 lao động
Thực hiện chỉ đạo của cấp trên về đổi mới quản lý doanh nghiệp, ngày1/10/2000, Công ty đã hoàn thành tiến trình cổ phần hóa Xí nghiệp Vận tải và Dịch
vụ thành Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hà Tây (PTS Hà Tây),bàn giao cho PTS Hà Tây 100 lao động, 1 cửa hàng xăng dầu, 54 xe vận tải, vốnbàn giao 2.837 triệu đồng
Trang 34Quá trình hình thành và phát triển của Công ty trong hơn thập kỷ qua diễn rathường xuyên, liên tục, qua 4 lần nhận bàn giao (1/7/1991, 1/10/1991, 1/3/1995,1/4/1998), cùng với sự phát triển của chính mình và qua 4 lần kiện toàn tổ chức bộmáy (thành lập Chi nhánh Xăng dầu Hoà Bình ngày 1/10/1991, thành lập Xí nghiệpXăng dầu K133 ngày 27/12/1995, thành lập Xí nghiệp Vận tải và Dịch vụ ngày1/10/1999, thành lập Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hà Tây ngày1/10/2000) đã tạo được bước phát triển nhanh về cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũcán bộ lao động, thị thường và địa bàn kinh doanh.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty trong những năm qua liên tục phát triển
và hoàn thiện theo yêu cầu đồng bộ hóa, hiện đại và tự động hóa làm cốt lõi kỹthuật cho hoạt động sản xuất kinh doanh Trong 15 năm qua, Công ty đã đầu tư gần
60 tỷ đồng để xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở vậtchất kỹ thuật (đặc biệt là công nghệ, máy móc, phương tiện, trang thiết bị ) đápứng được yêu cầu kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện tốt nhất,thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh.Từ cơ sở vật chất nghèo nàn lúcmới ra đời, qua quá trình hoạt động, ngày nay Công ty đã có: 16.000 m3 kho bể; 65cửa hàng xăng dầu, GAS; 65.000 m2 nhà xưởng; 80.000 m2 đường sân bãi; 9.000 m2
văn phòng làm việc;
Công ty có nhiệm vụ cung ứng đảm bảo thỏa mãn nhu cầu xăng dầu và cácsản phẩm hóa dầu cho xây dựng, phát triển kinh tế, quốc phòng và tiêu dùng xã hộitrên địa bàn (3 tỉnh Hà Tây, Hòa Bình, Sơn La với tổng diện tích gần 2 vạn km2, dân
số khoảng 4,5 triệu người), theo nguyên tắc kinh doanh có hiệu quả Trách nhiệmcủa Công ty là phải hoạt động kinh doanh theo đúng luật pháp, thực hiện tốt nghĩa
vụ với Ngân sách nhà nước, đồng thời không ngừng nâng cao đời sống vật chất vàtinh thần cho người lao động trong toàn công ty, quan tâm và làm tốt các mặt côngtác xã hội, xây dựng công ty ngày một ổn định và phát triển
Hoạt động kinh doanh trên địa bàn một tỉnh nông nghiệp, một tỉnh miềnnúi còn một tỉnh là vùng núi cao, kinh tế chậm phát triển, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu
Ýt và phân tán, không có hộ công nghiệp lớn Yêu cầu của Đảng và Nhà nước ta đặt
ra là phải làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, trong khi địa bàn hoạt động của
Trang 35Công ty là rất khó khăn Phát triển mạng lưới bán hàng đảm bảo thỏa mãn nhu cầutiêu dùng xăng dầu cho nhân dân nhưng laị phải gắn với năng suất lao động và hiệuquả kinh doanh của công ty luôn là vấn đề bức xúc được đặt ra đối với Công ty.Nhưng bên cạnh những khó khăn, Công ty lại có lợi thế là cửa ngõ Thủ Đô, cửa ngõTây Bắc, có trục giao thông xuyên Tây Bắc nh đường 6, Sông Đà Ngay sau khi rađời, Công ty bắt tay ngay vào phát triển nhanh, mạnh mạng lưới bán lẻ, cùng vớinâng cấp tăng năng lực phục vụ của Kho và Bến xuất Đỗ Xá nhờ vậy, Công ty cóđiều kiện đảm bảo thỏa mãn nhu cầu xăng dầu cho an ninh quốc phòng, sản xuất,đời sống Từ đó làm đòn bẩy cho hoàn thành các chỉ tiêu khác nh lợi nhuận, đónggóp cho ngân sách Nhà nước, cải thiện đời sống người lao động
Liên tục từ 1/7/1991 đến 31/12/2006, Công ty về cơ bản luôn hoàn thành kếhoạch cấp trên giao về các chỉ tiêu sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách(tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về sản lượng bán 8%, doanh sè 12%, nộpngân sách 15%, thu nhập người lao động 11%.)
Bên cạnh việc thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế kế hoạch được giao, Công tycũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị thoả mãn nhu cầu tiêu dùng xăng dầu trênđịa bàn được phân công, phục vụ nhu cầu dầu hoả- mặt hàng chính sách cho miềnnúi, đóng góp vào sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương
Với những thành tích đã đạt được, Công ty và các đơn vị trực thuộc đã đượcNhà Nước tặng thưởng 5 Huân chương lao động hạng Ba, Huân chương chiến cônghạng Ba, 5 Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ, 75 Bằng khen của các Bộ, Ủyban nhân dân tỉnh, Ngành Trung ương, 20 Cờ thi đua đơn vị xuất sắc Đảng bộCông ty liên tục được công nhận là tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh
Ngoài những phần thưởng kể trên, Công ty còn tạo được sự tín nhiệm củacấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương, sự tin cậy của quý khách hàng gần xa,
đó là phần thưởng vô cùng lớn lao cho Công ty
2.1.2 Mô hình tổ chức bộ máy kinh doanh và quản lý tài chính -kế toán 2.1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Công ty
Công ty xăng dầu Hà sơn Bình được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến với 4phòng quản lý chức năng của văn phòng Công ty và 3 đơn vị trực thuộc
Trang 36Mô hình tổ chức bộ máy của Công ty được phản ánh bằng sơ đồ 2.1 trang 36.Ban lãnh đạo Công ty gồm 1 Giám đốc phụ trách chung, đồng thời trực tiếpphụ trách công tác tổ chức, tài chính kế toán; 01 phó giám đốc phụ trách kinhdoanh, nội chính, thanh tra, bảo vệ; 01 phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật, an toàn.
Các phòng chức năng của Công ty bao gồm:
- Phòng kinh doanh: Có chức năng tham mưu, giúp giám đốc Công ty tronglĩnh vực kinh doanh; quản lý các nghiệp vụ và triển khai thực hiện các hoạt độngkinh doanh của Công ty như xây dụng, triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh,đảm bảo nguồn hàng, điều hành vận tải, cơ chế kinh doanh, chính sách bán hàng,phát triển thị trường
- Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu giúp Giám đốc công ty lĩnh vực tổchức cán bộ; lao động tiền lương, chế độ chính sách đối với người lao động; phápchế thanh tra; bảo vệ, quân sự; an toàn vệ sinh lao động; thi đua tuyên truyền; khenthưởng, kỷ luật; hành chính quản trị
- Phòng Quản lý kỹ thuật: Giúp Giám đốc Công ty lĩnh vực đầu tư, sửa chữatài sản, khoa học công nghệ, quản lý kỹ thuật ngành hàng, kỹ thuật an toàn, phòngcháy chữa cháy, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường
- Phòng Kế toán Tài chính: Giúp Giám đốc Công ty lĩnh vực quản lý tàichính, hạch toán thống kê và kiểm toán nội bộ
Các đơn vị trực thuộc bao gồm 2 chi nhánh, 1 xí nghiệp và các cửa hàngxăng dầu, gas trực thuộc trực tiếp khối văn phòng công ty
- Chi nhánh xăng dầu Sơn La: Là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có chức năng
tổ chức quản lý kinh doanh trên địa bàn tỉnh Sơn La; chi nhánh có 17 cửa hàng xăngdầu trực thuộc
- Chi nhánh xăng dầu Hoà Bình: Là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có chứcnăng tổ chức quản lý kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hoà Bình; chi nhánh có 16 cửahàng xăng dầu trực thuộc
- Xí nghiệp xăng dầu K133: Là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có chức năng tổchức quản lý kho đầu mối, nhập xuất và quản lý hàng hoá tại kho, đồng thời thựchiện tổ chức kinh doanh trên địa bàn 2 huyện Phú Xuyên, Thường Tín (Hà Tây) và
Trang 37vùng giáp ranh Hà Nội, Hà Nam Ninh; Xí nghiệp có 02 kho chứa xăng dầu ( kho
Đỗ Xá và kho Nam Phong) và 6 cửa hàng bán xăng dầu trực thuộc
- Các cửa hàng xăng dầu: hạch toán báo sổ, là nơi trực tiếp bán xăng dầu cácloại hàng hoá dịch vụ khác phù hợp với đăng ký kinh doanh
Công ty ngoài việc chỉ đạo điều hành chung các chi nhánh xí nghiệp, còn cónhiệm vụ trực tiếp kinh doanh và quản lý 24 cửa hàng xăng dầu và 3 cửa hàng gastại Hà Tây
Trong quá trình xây dựng và phát triểtừ năm 1991 đến nay tổ chức bộ máycủa Công ty không ngừng được cải tiến, đổi mới để phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ, điều kiện thực tiễn kinh doanh của Công ty và đã khẳng định được tính hiệu quảtrong cơ chế mới hiện nay
Trang 382.1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý Tài chính - Kế toán của Công ty
Căn cứ vào mô hình tổ chức kinh doanh của Công ty có văn phòng Công ty,hai chi nhánh tại hai tỉnh Sơn La và Hoà Bình và một Xí nghiệp trên địa bàn tỉnh
Hà Tây (Xí nghiệp K133) nên Công ty đã tổ chức mô hình bộ máy kế toán vừa tậptrung vừa phân tán, hình thức kế toán Nhật kí chứng từ
Phòng KÕ toán tài chính Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình hiện tại gồm có Kếtoán trưởng, 2 phó phòng và 9 chuyên viên Tài chính Kế toán Mỗi chuyên viêntrong phòng được phân công một nhiệm vụ khác nhau nhưng với cùng mục đích làquản lý, theo dõi kiểm tra, ghi chép tính toán một cách chính xác, kịp thời, đầy đủtình hình và sự vận động vốn, tài sản trong Công ty, thực hiện tốt chế độ báo cáođịnh kỳ và đột xuất của Nhà nước, của Ngành
Kế toán trưởng là người giúp giám đốc chỉ đạo tổ chức thực hiện, giám sátmọi hoạt động tài chính kế toán thống kê trong toàn Công ty
* Tại các đơn vị trực thuộc thực hiện hạch toán kế toán phụ thuộc gồm cóTrưởng phòng và các kế toán viên có nhiệm vụ mở sổ sách kế toán theo chế độ quyđịnh, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở đơn vị mình và định kỳ lập và gửibáo cáo quyết toán theo quy định về phòng KÕ toán Tài chính Công ty để tổng hợpchung toàn Công ty
* Tại các đơn vị hạch toán báo sổ có các nhân viên kế toán - thống kê làmnhiệm vụ ghi chép, thống kê ban đầu, hàng ngày hoặc định kỳ chuyển chứng từ vềphòng Tài chính kế toán Công ty hoặc Chi nhánh, Xí nghiệp
2.1.3 Kết quả kinh doanh của công ty xăng dầu Hà Sơn Bình trong 4 năm 2003-2006.
Trang 39Mặc dù kinh doanh trên địa bàn miền núi, thị trường kinh doanh khó khăn.kinh tế chậm phát triển, không có hộ công nghiệp lớn, năng suất lao động thấp.Nhưng kết quả kinh doanh ( số liệu bảng 2.1 – trang 39 ) cho thấy sự cố gắng rất lớncủa Công ty trong những năm vừa qua Công ty đạt mức tăng trưởng về sản lượngbình quân gần 8 % năm Năm 2005 sản lượng bán giảm 3,2 % so với năm 2004 dothị trường có sự cạnh tranh gay gắt, trong năm nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh giáxăng dầu Đặc biệt, Công ty có cân nhắc kỹ các yếu tố hiệu quả kinh doanh ( công
nợ, lợi nhuận ) với việc gia tăng sản lượng bán Doanh thu bán hàng của Công tytăng nhanh, mức tăng bình quân là 26%, năm 2006 bằng 205,8 % so với năm 2003.Nguyên nhân doanh số tăng chủ yếu do yếu tố biến động về giá xăng dầu và công ty
đã tăng được sản lượng bán Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã cónhiều biện pháp nhằm tiết giảm chi phí kinh doanh, nếu so sánh chi phí kinh doanhcủa công ty với doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh thì chi phí kinh doanh củacông ty đã giảm khá nhiều Tuy nhiên, nếu xem xét chi phí về giá trị, đồng trên 1lít xăng dầu bán ra thì chi phí của công ty có xu hướng tăng, đặc biệt trong 2 năm
2005 và 2006 Nguyên nhân tăng chủ yếu là do chi phí vận chuyển tăng mạnh (giánhiên liệu tăng), ngoài ra còn do yếu tố tiền lương và giá cả thị trường các hàng hoá,dịch vụ đều tăng
Lợi nhuận của Công ty tương đối ổn định, nhưng ở mức rất thấp, chưa tươngxứng với qui mô và sự phát triển của công ty Nguyên nhân chính là do chính sáchcủa nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu (Nhà nước khống chế giá trần và bù lỗvới mặt hàng dầu) Mặt khác chi phí kinh doanh của công ty còn ở mức cao
Trong giao nhận, vận chuyển, tồn trữ hàng hoá Công ty đã quản lý tương đốitốt, giảm đáng kể chi phí hao hụt Đặc biệt trong năm 2004, đã tạo ra lượng hànghoá thừa, kết chuyển thu nhập bất thường lên tới 500 triệu đồng
Qua kết quả nêu trên và tình hình thực tế tại Công ty cho thấy trong nhữngnăm qua công ty xăng dầu Hà Sơn Bình đã bắt đầu thích ứng với cơ chế thị trường
Về cơ bản Công ty luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạchđược giao, thị phần và doanh thu tăng cao; có lợi nhuận và tình hình tài chính tươngđối lành mạnh, nội bộ đơn vị ổn định, đoàn kết, gắn bó, dân chủ; thu nhập đời sống
Trang 40của người lao động được đảm bảo và từng bước cải thiện; thực hiện tốt nghĩa vụ vớingân sách nhà nước; vị thế, uy tín của công ty không ngừng được khẳng định vàphát triển.
2.2 Thực trạng công tác quản trị tài chính tại công ty xăng dầu Hà Sơn Bình
2.2.1 Đặc điểm mặt hàng xăng dầu và cơ chế quản lý trong ngành ảnh hưởng đến công tác quản trị tài chính tại Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình.