1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn quản trị tài chính Phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Phương Mai

89 255 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 197,27 KB

Nội dung

Qua phân tích tình hình tài chính của DN sẽ đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn, điểm mạnh, điểm yếu trong quản lý và dự báo trước tình hình tài chính của DN, từ đó giúp cho các nhà lãnhđ

Trang 1

MỤC LỤC

1

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4

1.1 Khái niệm và vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp 4

1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp 4

1.1.2 Ý nghĩa của phân tích tài chính 5

1.2 Nhiệm vụ, mục tiêu của phân tích tài chính 5

1.2.1 Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp 5

1.2.2 Mục tiêu của phân tích tài chính: 6

1.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 6

1.3.1 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn: 6

1.3.1.1 Nhóm các chỉ tiêu phân tích tình hình biến động quy mô tài sản của DN: 7

1.3.1.2 Nhóm các chỉ tiêu phân tích tình hình biến động quy mô nguồn vốn của Doanh nghiệp: 7

1.3.1.3 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu về tài sản của DN 7

1.3.1.4 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn của DN: 9

1.3.2 Phân tích báo cáo kết quả SXKD: 10

1.3.2.1 Doanh thu: 11

1.3.2.2 Giá vốn hàng bán: 12

1.3.2.3 Lợi nhuận: 13

1.3.3 Phân tích hiệu quả tài chính: 15

1.3.3.1 Phân tích hệ số tài chính: 15

1.3.3.2 Phân tích các chỉ tiêu sinh lời: 21

1.3.3.3 Phân tích Dupont 22

1.4 Tài liệu, phương pháp phân tích tài chính 23

Trang 2

1.4.1 Tài liệu phân tích 23

1.4.2 Phương pháp phân tích: 26

PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG MAI QUẢNG NINH 29

2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Phương Mai Quảng Ninh 29

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 29

2.1.1.1 Tổng quan về doanh nghiệp 29

2.1.1.2 quá trình hình thành và phát triển 29

2.1.2 Chức năng , nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 30

2.1.2.1Chức năng nhiệm vụ cúa công ty 30

2.1.2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 30

2.1.3.Các loại sản phẩm dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp 35

2.1.3.1 Sản phẩm dịch vụ chủ yếu: 35

2.1.3.2 Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty 36

2.1.3.3 Nội dung cơ bản của các bước công việc trong quy trình công nghệ 37

2.2 Phân tích tình hình tài chính của Công ty năm 2011: 38

2.2.1 Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán 38

2.2.1.1 Phân tích theo chiều ngang bảng 38

2.2.1.2 Phân tích theo chiều dọc bảng cân đối kế toán: 44

2.2.2 Phân tích tình hình tài chính của Công ty qua báo cáo kết quả HĐSXKD .47 2.2.2.1 Phân tích theo chiều ngang (biến động theo thời gian) 48

2.2.2.2 Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh 50

2.3 Phân tích các hệ số tài chính: 52

2.3.1 Phân tích hệ số khả năng thanh toán 52

2.3.2 Hệ số hiệu suất hoạt động 55

2.3.3 Phân tích hiệu quả sử dụng Tài sản và vốn kinh doanh 58

2.4 Phân tích tổng hợp tình hình tài chính : 61

2.4.1 Phân tích khả năng sinh lời: 61

2.4.2 Phân tích DuPont 62

Trang 3

2.5 Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty 65

2.5.1 Bảng tổng hợp các chỉ số tài chính của Công ty 65

PHẦN III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG MAI 67

3.1 Căn cứ của việc đề xuất các giải pháp: 67

3.2 Cơ sở của biện pháp: 69

3.3.Nội dung biện pháp: 70

3.4 Cơ sở của biện pháp: 75

3.5.Nội dung của biện pháp: 75

KẾT LUẬN 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong công cuộc đổi mới công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, thời

kỳ chuyển mình từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản

lý, điều tiết của nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp yêu cầu có sự đổi mới mạnh mẽ mang tính khách quan và cấp bách, tựchịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo toàn nguồn vốn hạchtoán có lãi để tồn tại và phát triển Hơn nữa trong nền kinh tế thị trường muốncho doanh nghiệp có đủ sức cạnh tranh tồn tại và phát triển bền vững thìnhiệm vụ đầu tiên thuộc về các nhà quản lý doanh nghiệp Điều này đòi hỏicác nhà doanh nghiệp phải quan tâm hơn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh(SXKD) của mình Hoạt động SXKD có hiệu quả hay không phụ thuộc chủyếu vào cách thức quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn lực: Con người, kỹthuật, vật tư, thiết bị, nguồn vốn v.v và sử dụng các nguồn lực đó như thếnào để tối đa hóa lợi nhuận là câu hỏi đặt ra cho tất cả các nhà quả lý doanhnghiệp

Trong nền kinh tế thị trường để có các yếu tố đầu vào đòi hỏi doanhnghiệp phải có lượng vốn tiền tệ nhất định Với từng loại hình pháp lý tổchức, doanh nghiệp có phương thức thích hợp để tạo lập số vốn tiền tệ banđầu, từ nguồn vốn đó DN mua sắm máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, để tiếnhành sản xuất sau khi sả xuất xong, DN thực hiện bán hàng hóa và thu tiềnbán hàng Với số tiền bán hàng, DN sử dụng để bù đắp các khoản chi phí vậtchất đã tiêu hao, trả tiền công cho người lao động, các khoản chi phí khác,nộp thuế cho nhà nước và phần còn lại là lợi nhuận sau thuế, DN tiếp tục phânphối số lợi nhuận này Như vậy quá trình hoạt động của DN cũng là quá trìnhtạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt động tài chính của

DN Trong quá trình đó làm phát sinh, tạo ra các dòng tiền bao hàm dòng tiềnvào, dòng tiền ra gắn liền với các hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh

Trang 5

thường xuyên của DN.

Phân tích hoạt động tài chính là phân tích các mối quan hệ tài chínhgiữa DN với nhà nước, với các chủ thể kinh tế khác, người mua hàng vàngười bán hàng ; mối quan hệ tài chính giữa DN với người lao động trong

DN, với chủ sở hữu Trên cơ sở đó giúp cho DN xác định được nhu cầu sửdụng vốn của DN; sử dụng hiệu quả nguồn vốn, quản lý chặt chẽ các khoảnthu, chi, và đảm bảo khả năng thanh toán của DN; kiểm soát thường xuyêntình hình hoạt động tài chính của DN Qua phân tích tình hình tài chính của

DN sẽ đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn, điểm mạnh, điểm yếu trong quản

lý và dự báo trước tình hình tài chính của DN, từ đó giúp cho các nhà lãnhđạo, quản lý DN kịp thời đưa ra các quyết định thích hợp điều chỉnh hoạtđộng kinh doanh và tài chính của DN

Nhận thức rõ tầm quan trọng của phân tích tài chính trong DN, qua thờigian thực tập tại Công ty Cổ phần Phương Mai Quảng Ninh từ việc tìm hiểuthực tế tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, những số liệu đã thu thậpđược trong thời gian thực tập và kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học

tập tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, em chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính và đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Phương Mai Quảng Ninh” làm đồ án tốt nghiệp.

Kết cấu đồ án gồm 3 phần:

Phần 1: Cơ sở lý thuyết về phân tích tài chính doanh nghiệp.

Phần 2: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Phương Mai Quảng Ninh.

Phần 3: Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Phương Mai Quảng Ninh.

Trong thời gian thực tập tại Công ty bản thân em đã cố gắng tìm tòi họchỏi kiến thức thực tế, tìm tòi tài liệu để hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình,song do thời gian làm đồ án có hạn, kiến thức lý thuyết và kiến thức thực tế

Trang 6

còn hạn chế nên đồ án của em không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhậnđược sự đóng góp và chỉ bảo của các thầy cô.

Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy giáo Ths Nguyễn QuangChương, các thầy cô giáo trong viện kinh tế và Quản lý trường Đại học BáchKhoa Hà Nội, các đồng chí trong Ban Giám Đốc, các phòng ban nghiệp vụtrong công ty Cổ phần Phương Mai Quảng Ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ emhoàn thành đồ án này

Em xin chân thành cám ơn !

Uông Bí, ngày 05 tháng 12 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Minh Thư

Trang 7

PHẦN I

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm và vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp:

Phân tích tài chính DN là phân tích hệ thống các mối quan hệ kinh tếgắn liền với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tại DN để phục vụ chohoạt động sản xuất kinh doanh tại DN

Các quan hệ tài chính của DN:

- Quan hệ tài chính giữa DN với nhà nước: quan hệ này được thể hiệnchủ yếu ở chỗ DN thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước như nộp cáckhoản thuế, lệ phí vào ngân sách nhà nước

- Quan hệ tài chính giữa DN với các chủ thể kinh tế và các tổ chức xãhội khác Quan hệ tài chính giữa DN và các chủ thể kinh tế khác là mối quan

hệ rất đa dạng và phong phú được thể hiện trong việc thanh toán, thưởng phạtvật chất khi DN và các chủ thể kinh tế khác cung cấp hàng hóa dịch vụ chonhau (bao hàm cả các loại dịch vụ tài chính) Quan hệ tài chính giữa DN vớicác tổ chức xã hội khác như DN thực hiện tài trợ cho các tổ chức xã hội

- Quan hệ tài chính giữa DN và người lao động trong doanh nghiệp thểhiện trong việc DN thanh toán trả tiền công, tiền lương thực hiện thưởng phạtvật chất đối với người lao động; Quan hệ tài chính giữa DN với chủ sở hữucủa DN thể hiện trọng việc đầu tư, góp vốn hay rút vốn của chủ sở hữu đốivới DN và trong việc phân chia lợi nhuận sau thuế của DN

- Quan hệ tài chính trong nội bộ DN là mối quan hệ thanh toán giữa các

bộ phận trong nội bộ DN trong hoạt động kinh doanh, trong việc hình thành

và sử dụng các nguồn quỹ của DN

Như vậy xét về hình thức, tài chính DN là là quỹ tiền tệ trong quá trìnhtạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của DN Xét

Trang 8

về bản chất, Tài chính DN là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảysinh gắn với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của DN trong quá trình hoạtđộng của DN.

1.1.2 Ý nghĩa của phân tích tài chính:

Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh

số liệu về tình hình tổ chức thực hiện hiện hành và quá khứ tình hình tài chínhcủa DN với các chỉ tiêu trung bình của ngành, thông qua đó có thể thấy đượcthực trạng tài chính của DN trong thời điểm quá khứ, hiện tại và dự báo chotương lai

Qua phân tích tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phânphối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng

về vốn của DN Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụngnguồn vốn và các nguồn lực khác của DN

Phân tích tình hình tài chính là công cụ quan trọng trong các chức năngquản trị có hiệu quả của DN, phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinhdoanh, là cơ sở cho ra các quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý, đánhgiá và điều hành các hoạt động SXKD của DN để đạt được mục tiêu và hiệuquả kinh doanh cao nhất

Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ chocông tác quản lý của cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng để đánh giá tìnhhình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của nhà nước, xem xét việccho vay vốn

1.2 Nhiệm vụ, mục tiêu của phân tích tài chính

1.2.1 Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính của DN bao gồm những nhiệm vụ cơ bảnsau đây:

- Phân tích khái quát tình hình tài chính của DN

- Phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn cho việc tài trợ tài sảnngắn hạn thực tế của DN

Trang 9

- Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của DN.

- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của DN

- Phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanh

- Phân tích tốc độ chu chuyển của vốn ngắn hạn

1.2.2 Mục tiêu của phân tích tài chính:

Mục tiêu của phân tích tài chính nhằm tìm ra điểm mạnh, điểm yếu đểgiải quyết tốt các mối quan hệ tài chính phát sinh giữa DN với Nhà nước, vớithị thường bên ngoài và nội bộ DN

Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin hữuích, cần thiết phục vụ cho chủ DN và các đối tượng quan tâm khác như: Cácnhà đầu tư, ngân hàng, các tổ chức tín dụng cho vay khác, khách hàng vàngười sử dụng thông tin tài chính khác, giúp họ có một bức tranh đầy đủ vềtài chính DN từ đó có các quyết định đúng đắn cho việc đầu tư, chấp nhận chovay, chấp nhận cung cấp hàng hóa dịch vụ

Phân tích tài chính phải cung cấp những thông tin quan trọng nhất chocác chủ DN, các nhà đầu tư, nhà cho vay, và những người sử dụng thông tintài chính khác trong việc đánh giá khả năng và tính chắc chắn của các dòngtiền mặt đi vào, đi ra và tình hình sử dụng vốn kinh doanh, tình hình và khảnăng thanh toán của DN

Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp những thông tin về nguồnvốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả các quá trình, tình huống làm biến đổicác nguồn, các khoản nợ của DN

1.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.3.1 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn:

Phân tích tình hình vốn và nguồn vốn của DN được tiến hành thông quacác nhóm chỉ tiêu sau:

Trang 10

1.3.1.1 Nhóm các chỉ tiêu phân tích tình hình biến động quy mô tài sản của DN:

Phân tích chung sự biến động về quy mô tài sản của DN nhằm mụcđích đánh giá kết quả và trạng thái tài chính của DN cũng như dự đoán đượcrủi ro và những tiềm năng về tài chính trong tương lai của DN

1.3.1.2 Nhóm các chỉ tiêu phân tích tình hình biến động quy mô nguồn vốn của Doanh nghiệp:

Từ các chỉ tiêu phản ánh quy mô về tài sản và nguồn vốn của DN chothấy số tổng cộng trên bảng cân đối kế toán phản ánh quy mô về tài sản mà

DN hiện có tại một thời điểm, đồng thời phản ánh khả năng huy động nguồnvốn vào quá trình SXKD của DN

1.3.1.3 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu về tài sản của DN

Phân tích cơ cấu về tài sản của doanh nghiệp là một vấn đề có ý nghĩahết sức quan trọng Nếu DN có cơ cấu vốn hợp lý thì không phải chỉ sử dụngvốn có hiệu quả, mà còn tiết kiệm được vốn trong quá trình SXKD nhóm cácchỉ tiêu này bao gồm:

a Tỷ trọng của TSNH trong tổng tài sản của DN:

Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ TSNH của càng cao Trong TSNH cầnxem xét một số các chỉ tiêu sau đây:

- Tỷ trọng của tiền trong tổng TSNH Tiền ở đây bao gồm: Tiền mặt,tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tiền mặtcủa DN càng nhiều, song chỉ tiêu nào cũng đảm bảo ở mức độ vừa phải, nếuchỉ tiêu này quá cao, biểu hiện tiền của DN nhàn rỗi quá lớn, vốn không được

sử dụng triệt để, không huy động vào quá trình SXKD dẫn đến hiệu quả sửdụng vốn thấp Nếu chỉ tiêu này thấp cũng gây khó khăn lớn cho DN, thậm tríkhông đảm bảo cho quá trình SXKD của DN được tiến hành liên tục Điềunày cũng dẫn đến việc sử dụng vốn kém hiệu quả

Trang 11

- Tỷ trọng của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn trong tổng tài sảnngắn hạn: chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra nguồn lợi tức trong thời gianngắn cho DN.

- Tỷ trọng của các khoản phải thu của khách hàng, ứng trước cho ngườibán: chỉ tiêu này cao chứng tỏ các khoản phải thu của DN lớn, rủi ro cao DNcần phải có chính sách thúc đẩy thu hồi công nợ vì vốn của DN bị chiếm dụngnhiều gây khó khăn cho DN trong quá trình SXKD

- Tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng TSNH: hàng tồn kho bao gồm: hàngmua đang đi trên đường, nguyên vật liệu tồn kho, công cụ dụng cụ trong kho,chi phí SXKD dở dang, hàng hóa tồn kho, hàng hóa trên đường tiêu thụ, hànggửi bán Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hàng tồn kho của của DN càng lớn,

DN cần chi tiết từng mặt hàng tồn kho, xác định rõ nguyên nhân tồn kho vàtìm mọi biện pháp giải quyết dứt điểm các mặt hàng tồn đọng nhằm thu hồivốn, góp phần sử dụng vốn có hiệu quả

- Tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác trong tổng tài sản ngắn hạn: Tài sảnngắn hạn khác gồm: tiền tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí phải trả, chi phíchờ kết chuyển, các khoản thế chấp, ký cược quỹ ngắn hạn, tài sản thiếu đangchờ sử lý

- Tỷ trọng của chi phí sự nghiệp trong tổng tài sản ngắn hạn

b Tỷ trọng của tài sản dài hạn trong tổng tài sản:

Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ cơ sở vật chất kỹ thuật của DN cao, quy

mô năng lực sản xuất của DN ngày càng được mở rộng Trong phần này cầnxem xét các chỉ tiêu sau:

-Tỷ trọng các khoản phải thu dài hạn: chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏcác khoản phải thu dài hạn của khách hàng, phải thu dài hạn nội bộ và cáckhoản phải thu dài hạn khác của DN lớn DN cần xem xét những nguyên nhân

và tìm giải pháp thúc đẩy quá trình thanh toán đúng hạn

Trang 12

- Tỷ trọng TSCĐ trong tổng tài sản dài hạn: Chỉ tiêu này lớn phản ánh

cơ sở vật chất kỹ thuật của DN cao, quy mô và năng lực sản xuất của DN cao,

DN có khả năng phát triển sản xuất

- Tỷ trọng của bất động sản đầu tư trong tổng tài sản dài hạn: lá chỉ tiêutổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại bất động sản đầu tư tạithời điểm lập báo cáo Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ quy mô kinh doanh bấtđộng sản đầu tư của DN càng lớn

- Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính dài hạn trong tổng số tài sản dàihạn Các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác, sau khi đã trừ đi các khoản dựphòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạonguồn lợi tức lâu dài cho DN

Thông qua các chỉ tiêu trên, quản trị DN đánh giá được cơ cấu tài sảncủa DN trên cơ sở cơ cấu tài sản quản trị DN có thể rút ra được những kếtluận cần thiết về tình hình tài chính của DN trên cơ sở đó đưa ra các giải phápkinh tế để thúc đẩy hoạt động SXKD của DN theo chiều hướng tích cực

1.3.1.4 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn của DN:

a Tỷ trọng của nguồn vốn nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của DN:

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ số tiền vay nợ của DN trong tổng sốnguồn vốn Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ trong tổng số nguồn vốn mà DNđang quản lý và sử dụng chủ yếu là vốn do vay nợ mà có Như vậy DN gặprất nhiều khó khăn về tình hình tài chính, rủi ro tài chính tăng, DN không chủđộng được nguồn vốn kinh doanh Để dánh giá chính xác chỉ tiêu này ta cầnxem xét các chỉ tiêu sau:

-Tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng số nợ phải trả: nợ ngắn hạn bao gồm:Vay và nợ ngắn hạn, phải trả cho người bán, người mua trả tiền trước, thuế vàcác khoản phải nộp cho nhà nước, phải trả công nhân viên, phải trả nội bộ,các khoản phải trả phải nộp khác Chỉ tiêu này càng lớn thì nợ ngắn hạn càngnhiều, các khoản nợ phải trả cho vốn vay ngắn hạn của DN càng cao, khả

Trang 13

năng tự chủ trong nguồn vốn ngắn hạn của DN thấp, DN gặp khó khăn chonguồn vốn kinh doanh trong kỳ.

- Tỷ trọng nợ dài hạn trong tổng số nợ phải trả, nợ dài hạn bao gồm:Vay và nợ dài hạn, phải trả dài hạn người bán, phải trả dài hạn khác, Chỉtiêu phản ánh nợ dài hạn càng cao chứng tỏ nguồn vốn hình thành tài sản dàihạn của DN chủ yếu là vốn vay

- Tỷ trọng nợ khác trong tổng số nợ dài hạn phải trả bao gồm: Chi phíphải trả, tài sản thừa chờ sử lý

b Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của DN:

Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ DN chủ động trong nguồn tài trợ dài hạn, tàichính của DN ổn định, Dn có thể chủ động trong việc đảm bảo nguồn vốnphát triển sản xuất kinh doanh, rủi ro tài chính của DN thấp Để đánh giá chỉtiêu này cần xem xét các nhóm chỉ tiêu sau:

-Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng số nguồn vốn chủ sở hữu.Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn đầu tư của chủ sở hữu, chênh lệch đánh giá lạitài sản, quỹ dự phong trợ cấp mất việc làm, lợi nhuận chưa phân phối Chỉtiêu này càng lớn, sự ổn định về tài chính của DN càng cao

- Tỷ trọng của nguồn kinh phí trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu Nguồnkinh phí bao gồm: quỹ quản lý của cấp trên, nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồnkinh phí đã hình thành TSCĐ, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi

Để không ngừng nâng cao hiệu quả KD và hiệu quả sử dụng vốn SXKDcủa DN, một mặt DN phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu vốn SXKD,mặt khác DN phải huy động dược nguồn vốn vào quá trình SXKD của DN

1.3.2 Phân tích báo cáo kết quả SXKD:

Phân tích báo cáo kết quả hoạt động SXKD là việc xem xét đánh giátình hình kết quả hoạt động SXKD cũng như chi phí mà DN bỏ ra để đạt đượckết quả đó trong một kỳ KD của DN Để phân tích báo cáo kết quả hoạt độngSXKD ta phải phân tích các khoản mục để theo dõi sự biến động của từngkhoản mục trong báo cáo

Các khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động SXKD bao gồm:

Trang 14

1.3.2.1 Doanh thu:

a Khái niệm: Doanh thu là biểu hiện của tổng giá trị các loại sản phẩm

hàng hóa dịch vụ mà DN đã bán ra trong một kỳ nhất định, có thể nói đây là

bộ phận chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của DN Doanh thu của DN baogồm: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính,thu nhập khác của DN Doanh thu thuần là doanh thu sau khi đã trừ đi cáckhoản giảm trừ doanh thu Doanh thu là chỉ tiêu có ý nghĩa rất lớn đối vớitoàn bộ hoạt động của DN Doanh thu là nguồn tài chính tiềm năng quantrọng để trang trải các khoản chi phí hoạt động KD, là nguồn quan trọng đểcác DN có thể thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước như nộp các khoản thuếtheo luật định, là nguồn để có thể tham gia góp vốn cổ phần tham gia liêndoanh, liên kết với các đơn vị khác Khi doanh thu không đủ đảm bảo cáckhoản chi phí đã bỏ ra, DN sẽ gặp khó khăn về tài chính Nếu tình trạng nàykéo dài sẽ làm cho DN không đủ sức cạnh tranh trên thị trường và sẽ gặp khókhăn trong kinh doanh

b Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng:

+ Khối lượng sản phẩm bán ra trong kỳ

+ Chất lượng sản phẩm

+ Giá cả sản phẩm hàng hóa dịch vụ bán ra

+ Thị trường và phương thức tiêu thụ, thanh toán tiền hàng

+ Uy tín DN và thương hiệu sản phẩm

c Điều kiện và thời điểm xác định doanh thu:

- Điều kiện: Doanh thu phát sinh trong kỳ được khách hàng chấp nhậnthanh toán có hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định hiện hành

Doanh thu phải hạch toán bằng đồng Việt Nam, trường hợp thubằng ngoại tệ phải quy đổi theo tỷ giá của ngân hàng nơi DN mở tàikhoản giao dịch

Trang 15

- Thời điểm xác định doanh thu:

Là thời điểm DN đã chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa sản phẩm;hoàn thành việc cung cấp dịch vụ cho người mua; hoàn thành hợp đồng hoặcxuất hóa đơn bán hàng

Đối với hàng hóa sản phẩm bán thông qua đại lý, doanh thu được xácđịnh khi hàng hóa gửi đại lý đã được bán

Đối với các hoạt động tài chính thì thời điểm xác định doanh thu theoquy định sau: lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi đầu tư, lãi trả chậm, trả góp xácđịnh theo thời gian của hợp đồng cho vay, cho thuê, bán hàng hoặc kỳ hạnnhận lãi Cổ tức, lợi nhuận được xác định khi có quyết định chia Lãi chuyểnnhượng cổ phần, vốn, chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ của hoạt động kinhdoanh xác định khi các giao dịch hoặc nghiệp vụ hoàn thành

1.3.2.2 Giá vốn hàng bán:

Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của sản phẩm, vật tư, hàng hóa, lao vụ,dịch vụ đã tiêu thụ Đối với sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ, giá vốnhàng bán là giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) hay chi phí sản xuất.Với vật tư tiêu thụ giá vốn hàng bán là giá thực tế ghi sổ, còn với hàng hóatiêu thụ giá vốn hàng bán bao gồm giá trị mua của hàng hóa đã tiêu thụ cộngvới chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ

+ Đối với các DN sản xuất:

Trị giá vốn bán hàng = Giá thành SX của khối lượng SP tiêu thụ trong kỳ.Giá thành SX

của khối lượng

SP tiêu thụ

trong kỳ

=

Giá thành SXcủa khối lượng

SP tồn kho đầu

kỳ

+

Giá thành SPcủa khối lượng

SP SX trong kỳ

-Giá thành SXcủa khối lượng

SP tồn kho cuối

kỳ+ Đối với DN thương nghiệp:

Trị giá vốn hàng bán = trị giá mua vào của hàng hóa bán ra

Trị giá mua vào = Trị giá hàng + Trị giá hàng - Trị giá hàng

Trang 16

của HH bán ra hóa tồn kho

đầu kỳ

hóa mua vàotrong kỳ

hóa tồn khocuối kỳ

1.3.2.3 Lợi nhuận:

a Khái niệm: Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt

động kinh doanh của DN, là khoản tiền chênh lệc giữa doanh thu và chi phí

mà DN đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của DN mang lại

Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí tạo ra doanh thu

- Ý nghĩa của lợi nhuận DN: Hoạt động kinh doanh của DN đạt đượclợi nhuận có ý nghĩa rất quan trọng

+ Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động SXKD của DN,quyết định sự tồn tại và phát triển của DN; một trong những mục tiêu hàngđầu của DN là lợi nhuận, nếu một DN bị thua lỗ liên tục, kéo dài thì DN sẽsớm lâm vào trình trạng bị phá sản

+ Lợi nhuận là nguồn tài chính quan trọng đảm bảo cho DN tăngtrưởng một cách ổn định vững chắc, đồng thời cũng là nguồn thu quan trọngcủa ngân sách nhà nước

+ Lợi nhuận còn là nguồn lực tài chính chủ yếu để cải thiện đời sốngvật chất và tinh thần của người lao động trong DN

+ Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh hiệu quả củatoàn bộ hoạt động SXKD, việc giảm chi phí SX hạ giá thành SP sẽ làm lợinhuận tăng lên một cách trực tiếp khi các điều kiện khác không đổi Do đó lợinhuận là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động SXKD của DN

b.Nội dung: Nội dung của lợi nhuận DN bao gồm: lợi nhuận hoạt động

SXKD, lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận khác

- Lợi nhuận hoạt động SXKD: là số lợi nhuận thu được từ hoạt độngSXKD thường xuyên của DN Đây là bộ phận lợi nhuận chủ yếu của DN

Lợi nhuận hoạt động SXKD là khoản chênh lệch giữa doanh thu củahoạt động SXKD trừ đi chi phí hoạt động SXKD bao gồm giá thành toàn bộ

Trang 17

SP hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế gián thu phải nộp theo quy định.

- Lợi nhuận hoạt động tài chính: là số thu lớn hơn số chi phí của cáchoạt động tài chính, bao gồm: hoạt động cho thuê tài sản, mua bán chứngkhoán, lãi gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh, lãi cho vay vốn, cổ phần vàlợi nhuận được chia từ vốn góp liên doanh, hợp doanh, hoàn nhập số dưkhoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán

- Lợi nhuận hoạt động khác: là số thu lớn hơn số chi của các hoạt động khác

c Các chỉ tiêu về lợi nhuận:

+ Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)

+ Lợi nhuận trước thuế thu nhập DN (EBT)

+ Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN

- Lợi nhuận gộp: Là số chênh lệch giữa daonh thu thuần về bán hàng vàcung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán

Kết quả hoạt động SXKD của DN là số lợi nhuận thuần từ bán hàng vàcung cấp dịch vụ (là số chênh lệch giữa lợi nhuận gộp với chi phí bán hàng vàchi phí quản lý DN

+ Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụsản phẩm, hàng hóa, dịch vụ

+ Chi phí quản lý DN: là toàn bộ chi phí quản lý DN bỏ ra trong kỳ SXKD,bao gồm: chi phí hành chính và quản lý điều hành chung của toàn bộ DN

-Lợi nhuận hoạt động tài chính được xác định theo công thức sau:

Lợi nhuận hoạt

động tài chính =

Doanh thu hoạtđộng tài chính -

Chi phí hoạtđộng tài chính -

Thuế gián thu(nếu có)-Lợi nhuận khác:

Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác - thuế gián thu (nếu có)

-Lợi nhuận trước thuế của DN được xác định như sau:

LN trước thuế = LN hoạt động KD + LN hoạt động tài chính + LN khác

Trang 18

LN sau thuế = LN trước thuế - Thuế thu nhập DN.

Hoặc có thể xác định:

LN sau thuế = LN trước thuế x (1 - thuế suất thuế thu nhập DN)

Tổng lợi nhuận trước thuế (kết quả từ các hoạt động SXKD) của DNbao gồm tổng số lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận thuần từhoạt động tài chính và hoạt động khác, thu nhập từ hoạt động tài chính vàhoạt động khác; chi phí từ hoạt động tài chính và hoạt động khác

1.3.3 Phân tích hiệu quả tài chính:

1.3.3.1 Phân tích hệ số tài chính:

a Hệ số khả năng thanh toán:

Để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi chúng đến

kỳ hạn thanh toán, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:

*Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (khả năng thanh toán nợ ngắn hạn)

Hệ số này được tính bằng cách lấy tổng tài sản ngắn hạn (TSNH) chiacho số nợ ngắn hạn của DN

Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trảicác khoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo thanh toáncác khoản nợ ngắn hạn của DN Thông thường hệ số này thấp thể hiện khảnăng trả nợ của DN yếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm

ẩn về tài chính mà DN có thể gặp trong việc trả nợ Hệ số này cao cho thấy

Trang 19

DN có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn

Tuy nhiên, trong một số trường hợp hệ số này quá cao chưa chắc đãphản ánh năng lực thanh toán của DN là tốt Do vậy để đánh giá đúng hơn cầnxem xét thêm tình hình của DN

*Hệ số thanh toán nhanh: Là một chỉ tiêu đánh giá chật chẽ hơn khả

năng thanh toán của DN, được xác định bằng TSNH trừ đi hàng tồn kho vàchia cho số nợ ngắn hạn Ở đây hàng tồn kho bị loại trừ ra vì trong TSNHhàng tồn kho được coi là loại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn Hệ số nàyđược xác định bằng công thức sau:

Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

Tổng TSNH

Nợ ngắn hạn

Nếu hệ số này > 0.5 phản ánh khả năng thanh toán của DN cho cáckhoản nợ ngắn hạn tương đối tốt; hệ số này <0.5 DN sé gặp khó khăn trongviệc thanh toán công nợ Tuy nhiên nếu hệ số này quá lớn lại gây tình trạngmất cân đối của vốn lưu động do lượng tiền mặt tồn nhiều không sinh lời làmgiảm hiệu quả sử dụng vốn

*Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Ngoài hai hệ số trên, để đánh giá

sát hơn khả năng thanh toán của DN còn có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số vốnbằng tiền hay hệ số thanh toán tức thời, được xác định bằng công thức sau:

Ở đây tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển Các khoảntương đương tiền bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cáckhoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thờihạn 3 tháng mà không gặp rủi ro lớn

*Hệ số thanh toán lãi vay:

Đây cũng là một hệ số cần được xem xét khi phân tích kết cấu tài chính

Hệ số khả năng

thanh toán tức thời =

Tiền + Các khoản tương đương tiền

Nợ ngắn hạn

Trang 20

của DN, nó cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ.

Lãi tiền vay là các khoản chi phí sử dụng vốn vay mà DN có nghĩa vụphải trả đúng hạn cho các chủ nợ Một DN vay nợ nhiều nhưng kinh doanhkhông tốt, mức sinh lời của đồng vốn quả thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thểđảm bảo thanh toán tiền lãi vay đúng hạn

Hệ số thanh toán lãi vay được xác định theo công thức sau:

Dựa vào số liệu trong bảng báo cáo kết quả hoạt động SXKD để xác định hệ

b.Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản:

* Hệ số cơ cấu nguồn vốn: là một hệ số tài chính hết sức quan trọng đối

với nhà quản lý DN, với các chủ nợ cũng như nhà đầu tư Hệ số cơ cấu nguồnvốn được thể hiện chủ yếu qua hệ số nợ

- Hệ số nợ: Thể hiện việc sử dụng nợ của DN trong việc tổ chức nguồnvốn và điều đó cũng cho thấy mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của DN

thanh toán lãi vay =

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Số tiền lãi vay phải trả trong kỳ

Trang 21

chính, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính có thể gặp phải để

từ đó có sự điều chỉnh về chính sách tài chính cho phù hợp Đối với các chủ

nợ, qua xem xét hệ số nợ của DN thấy được sự an toàn của khoản cho vay đểđưa ra các quyết định cho vay và thu hồi nợ Nhà đầu tư có thể đánh giá mức

độ rủi ro tài chính của DN, trên cơ sở đó để cân nhắc việc đầu tư

Tỷ suất đầu tư vào tài

Tài sản dài hạn Tổng tài sản

Căn cứ vào ngành KD và tình hình KD cụ thể của DN để đánh giá mức

độ hợp lý trong việc đầu tư vào các loại tài sản của DN

c.Hệ số hiệu suất hoạt động:

Hệ số hiệu suất hoạt động KD có tác dụng đo lường năng lực quản lý

và sử dụng số vốn hiện có của DN Thông thường, các hệ số hoạt động sauđây được sử dụng trong việc đánh giá mức độ hoạt động KD của DN:

Trang 22

Hàng tồn kho bình quân có thể tính bằng cách lấy số dư đầu kỳ cộngvới số dư cuối kỳ chia đôi Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụthuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành kinh doanh.

Thông thường số vòng quay hàng tồn kho so với DN trong ngành chỉ rarằng việc tổ chức và quản lý dự trữ của DN là tốt, DN có thể rút ngắn đượcchu kỳ KD và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho Nếu số vòng quayhàng tồn kho thấp chứng tỏ DN có thể dự trữ hàng tồn kho quá mức dẫn đếntình trạng bị ứ đọng hoặc SP bị tiêu thụ chậm Từ đó có thể dẫn đến dòng tiềnvào của DN bị giảm đi và có thể đặt DN vào tình thế khó khăn về tài chínhtrong tương lai Tuy nhiên, để đánh giá thỏa đáng cần xem xét cụ thể và sâuhơn tình thế của DN

*Kỳ thu tiền trung bình:

Là một hệ số hiệu suất hoạt động KD của DN, phản ánh độ dài thờigian thu tiền bán hàng của DN kể từ ngày xuất giao hàng cho đến ngày thuđược tiền bán hàng Kỳ thu tiền trung bình của DN phụ thuộc vào chính sáchbán chịu và việc tổ chức thanh toán của DN Do vậy khi xem xét kỳ thu tiềnbình quân cần xem xét trong mối liên hệ với sự tăng trưởng doanh thu của

DN Khi kỳ thu tiền bình quân quá dài dẫn đến tình trạng nợ khó đòi Kỳ thutiền bình quân có thể xác định theo công thức sau:

Trang 23

số này cho biết một đồng TSNH tham gia vào quá trình SXKD trong kỳ của

DN góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Vòng quay TSNH cao chứng

tỏ DN tận dụng hết nguồn vốn lưu động vào quá trình SXKD của DN; vòngquay TSNH thấp chứng tỏ DN sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả

*Vòng quay TSDH:

Đây là một chỉ tiêu cho phép đánh giá mức độ sử dụng TSDH của DNtrong kỳ Chỉ tiêu này nói lên mỗi đồng TSDH tham gia vào quá trình SXKDtrong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu

Vòng quay TSDH cao chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSDH của DN cao

*Vòng quay TSCĐ : Chỉ số này đánh giá hiệu suất sử dụng TSCĐ của DN:

Chỉ số này cho biết một đồng TSCĐ tham gia vào quá trình SXKDtrong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ số này cao chứng tỏ DN pháthuy hết công suất của TSCĐ

*Vòng quay tổng tài sản: Chỉ tiêu này đánh giá hiệu suất sử dụng tài

sản hay toàn bộ số vốn hiện có của DN và được xác định bằng công thức sau:

Hệ số này chịu ảnh hưởng của đặc điểm ngành kinh doanh, chiến lượckinh doanh và trình độ quản lý sử dụng vốn tài sản của DN

1.3.3.2 Phân tích các chỉ tiêu sinh lời:

Hệ số sinh lời là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của

DN Nó là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý

Số vòng quay TSDH = Doanh thu thuần

Tài sản dài hạn bình quân

Tài sản cố định bình quân

Vòng quay Tổng tài sản = Doanh thu thuần

Tổng tài sản bình quân

Trang 24

của DN Hệ số sinh lời bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau:

*Lợi nhuận biên (ROS - Hệ số lãi ròng):

Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thuthuần trong kỳ của DN Nó thể hiện khi thực hiện 1 đồng doanh thu trong kỳ

DN có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

Để đánh giá chỉ tiêu này tốt hay xấu phải đặt nó so sánh trong mộtngành cụ thể, so sánh nó với năm trước và các DN trong ngành

*Sức sinh lời cơ sở (BEP):

Là tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên trên vốn kinh doanh Chỉtiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vón kinh doanh khôngtính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập DN và nguồn gốc của vốn kinh doanh:

Chỉ số này cho biết một đồng vốn đầu tư vào DN tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận cho toàn xã hội Nó cho phép so sánh các DN có cơ cấu khác nhau vàthuế suất thuế thu nhập khác nhau

*Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA - sức sinh lời của tài sản):

Chỉ số này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêuđồng lợi nhuận sau thuế, là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời của vốn Chỉtiêu này càng cao chứng tỏ DN sử dụng vốn có hiệu quả

* Tỷ suất thu hồi vốn góp (ROE - sức sinh lời của vốn chủ sở hữu):

Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm Hệ số này đo lườngmức lợi nhuận thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu bỏ ra trong kỳ

Lợi nhuận biên

Trang 25

Tỷ suất thu hồi vốn góp

* Đẳng thức DuPont thứ hai: (ROE)

Lợi nhuận sau

bq

= ROA*

TTSbq VCSHb q ROE = tỷ suất thu hồi tài sản* đòn cân tài chính

=ROS*VQtts*

TTSbq VCSH bq

ROE = Lợi nhuận biên* vòng quay tài sản* đòn cân tài chính

Như vậy có 3 chỉ tiêu để quản lý ROE: lợi nhuận ròng thu được trênmỗi đồng doanh thu (hệ số lãi ròng); doanh thu tạo ra từ mỗi đồng tài sản

Trang 26

(vòng quay tài sản); Số lượng vốn chủ sở hữu được sử dụng để tài trợ cho cáctài sản (đòn cân tài chính).

1.4 Tài liệu, phương pháp phân tích tài chính.

1.4.1 Tài liệu phân tích.

Tài liệu chủ yếu để phân tích tài chính của DN là: Bảng cân đối kếtoán, bảng báo cáo kết quả hoạt động SXKD, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của

DN Các báo cáo tài chính là cánh cửa quan trọng để nhận biết tình hình tàichính của DN

a Bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổngquát toàn bộ tài sản hiện có của DN theo hai cách đánh giá: tài sản và nguồnvốn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo Bảng cân đối kế toán là bứcảnh tài chính của DN tại một thời điểm Bảng cân đối kế toán được lập theonguyên tắc cân đối: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

Về mặt kinh tế, qua xem xét phần “tài sản”, cho phép đánh giá tổngquát năng lực và trình độ sử dụng vốn Về mặt pháp lý, phần “tài sản” thểhiện số tiềm lực mà DN có quyền quản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đíchthu được các khoản lợi ích trong tương lai

Phần “tài sản” nằm bên trái (với bảng kết cấu theo kiểu hai bên) củabảng cân đối kế toán, phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản của DN.Toàn bộ tài sản bao gồm hai loại:

A Tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn

Phản ánh tổng giá trị tài sản thuộc quyền sở hữu của Công ty có đếnthời điểm báo cáo Đây là những tài sản mà thời gian sử dụng, luân chuyểnthường dưới một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh Tài sản ngắn hạn baogồm: tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn; các khoản phải thu, hàng tồnkho, TSNH khác, chi sự nghiệp

B Tài sản cố định và đầu tư dài hạn:

Trang 27

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộgiá trị còn lại của TSCĐ, giá trị thực của các khoản đầu tư tài chính dài hạn,các khoản chi phí xây dựng dở dang, các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn của

DN tại thời điểm báo cáo

Kế toán TSCĐ phải phản ánh ba giá trị của TSCĐ Nguyên giá, giá trịhao mòn và giá trị còn lại TSCĐ bao gồm toàn bộ TSCĐ hiện có thuộc sởhữu của DN hình thành từ các nguồn vốn khác nhau Ngoài ra còn bao gồm

cả TSCĐ mà DN thuê dài hạn (thuê tài chính) TSCĐ bao gồm: TSCĐ, cáckhoản đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang, các khoản

ký quỹ, ký cược dài hạn

Khi xem xét phần “Nguồn vốn”, về mặt kinh tế, người sử dụng thấy đượcthực trạng tài chính của DN Về mặt pháp lý, người sử dụng bảng cân đối kếtoán thấy được trách nhiệm của DN về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh vớiNhà nước, về số tài sản đã hình thành bằng vốn vay ngân hàng và vốn vay đốitượng khác cũng như trách nhiệm phải thanh toán đối với các khoản nợ vớingười lao động, với cổ đông, nhà cung cấp, với trái chủ, với ngân sách

Phần “Nguồn vốn” nằm bên phải (với bảng cân đối kế toán kết cấu kiểuhai bên), phản ánh cơ cấu nguồn vốn được huy động vào SXKD Nó cho biếttài sản của DN được hình thành, tài trợ từ đâu Toàn bộ nguồn vốn được chiathành hai mục lớn là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu

A.Nợ phải trả: là vốn mà DN vay ngắn hạn hay dài hạn, loại vốn này

DN chỉ dùng trong một thời hạn nhất định, đến kỳ phải trả cho chủ nợ

B.Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ DN hay nhữngbên góp vốn, không phải là những khoản nợ, không phải cam kết thanh toán

sử dụng được vô kỳ hạn Vốn chủ sở hữu bao gồm:

+ Vốn chủ sở hữu do các thành viên của DN góp

+ Nguồn kinh phí và các quỹ được hình thành từ lợi nhuận SXKD và

DN dùng vào việc mở rộng phát triển SXKD hay dự phòng những rủi ro bất

Trang 28

ngờ, hay để khen thưởng, làm những công việc phúc lợi phục vụ người lao động.

+ Lợi nhuận chưa phân phối

b.Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợpphản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong một thời kỳ nhất định

Số liệu trên báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp về phươngthức kinh doanh, về việc sử dụng các tiềm năng vốn, lao động, kỹ thuật, kinhnghiệm quản lý kinh doanh của DN và chỉ ra rằng các hoạt động kinh doanh

đó đem lại lợi nhuận hay gây ra tình trạng lỗ vốn

Đây là một báo cáo tài chính được những nhà quản lý tài chính DN rấtquan tâm, vì nó được cung cấp số liệu về hoạt động kinh doanh mà DN đãthực hiện trong kỳ Nó được coi như một bản hướng dẫn để dự tính xem DN

đã hoạt động ra sao trong tương lai

Nội dung của báo cáo kết quả hoạt động KD có thể thay đổi theo từngthời kỳ, tùy theo yêu cầu quản lý, nhưng phải đảm bảo được 4 nội dung cơbản sau: doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN

Nội dung báo cáo kết quả hoạt động KD gồm hai phần như sau:

Phần I: Lãi, lỗ, phản ánh tình hình và kết quả hoạt động KD của DNtheo từng hoạt động Về thực chất, phần I phản ánh chi phí và kết quả KDtheo ba hoạt động: hoạt động SXKD, hoạt động tài chính, hoạt động khác

Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước

c.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tổng kết các khoản thu chingân quỹ trong kỳ của DN, từ đó kết hợp với một số dư ngân quỹ đầu kỳ sẽcho biết số ngân quỹ cuối kỳ Nói cách khác, báo cáo lưu chuyển tiền tệ chobiết ngân quỹ của DN trong kỳ được hình thành và sử dụng như thế nào Báocáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần

Trang 29

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động SXKD Đây là các lưu chuyển phát sinh

từ hoạt động liên quan đến việc SX hoặc cung cấp dịch vụ của DN theo chứcnăng của nó Thuộc về nhóm này là lãi từ SXKD, các biến động của khoảnphải thu, khoản phải trả, hàng tồn kho và nợ định kỳ

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Thuộc về nhóm này gồm cócác lưu chuyển phát sinh do việc huy động vốn như: Phát hành trái phiếu, vayngân hàng, phát hành cổ phiếu, thanh toán nợ hoặc mua lại cổ phiếu, cũngnhư thanh toán chi phí vốn, chia cổ tức ưu đãi và đại chúng

So sánh các hệ số trung bình của các DN trong ngành để đánh giá thực trạngtài chính của DN hoặc so sánh với DN tiên tiến trong ngành để rút ra những nhậnđịnh về tình hình tài chính của DN và đưa ra các quyết định tài chính phù hợp

Khi sử dụng các hệ số tài chính, người phân tích phải hiểu được cácyếu tố tham gia vào cấu trúc của hệ số, trên cơ sở đó mới có thể đánh giáđược sâu sắc tình hình tài chính DN

a.Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh

Tiêu chuẩn để so sánh là: Các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh,được gọi là gốc so sánh Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc sosánh thích hợp, gốc so sánh có thể là:

+ Tài liệu năm trước (kỳ trước) nhằm đánh giá xu hướng phát triển củacác chỉ tiêu

+ Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) nhằm đánhgiá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức

Trang 30

+ Các chỉ tiêu trung bình của ngành nhằm đánh giá tình hình tài chínhcủa DN so với đơn vị khác trong ngành.

+ Các chỉ tiêu của kỳ trước được so sánh với kỳ gốc (gốc so sánh) đượcgọi là kỳ thực hiện và là kết quả DN đạt được

b.Điều kiện so sánh được.

- Các chỉ tiêu kinh tế phải được hình thành trong cùng một khoảng thờigian như nhau

- Các chỉ tiêu kinh tế phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính toán

- Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng một đơn vị đo lường

c.Kỹ thuật so sánh.

*So sánh bằng tuyệt đối: Phản ánh tổng hợp số lượng, quy mô các chỉ

tiêu kinh tế, là căn cứ để tính các số khác

Y1: Trị số phân tíchY0: Trị số gốcY: Trị số so sánh

Y = Y1 – Y0

*So sánh bằng số tương đối: Số tương đối là trị số nói lên kết cấu mối

quan hệ tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế Số tươngđối có nhiều loại tùy thuộc vào nội dung phân tích mà sử dụng cho thích hợp

- Số tương đối kế hoạch: phản ánh bằng tỷ lệ %, là chỉ tiêu mức độ mà

Trang 31

chỉ tiêu kinh tế qua một thời gian nào đó Có thể chọn số liệu ở thời gian nào

đó làm gốc, lấy số liệu của thời gian sau đó vào thời gian gốc

+ Số tương đối kết cấu: Phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận chiếmtrong tổng số

+ Số tương đối hiệu suất: Là kết quả so sánh giữa hai tổng thể khácnhau nhằm đánh giá tổng quát chất lượng SXKD của DN

Tương đối hiệu suất = Tổng thể chất lượng

Tổng thể số lượng

* So sánh bằng số bình quân: Số bình quân là biểu hiện đặc trưng

chung về mặt số lượng, san bằng mọi chênh lệch giữa các chỉ số của đơn vị đểphản ánh đặc điểm tình hình của bộ phận hay tổng thể có cùng tính chất Qua

so sánh số bình quân, đánh giá biến động chung về mặt số lượng, chất lượng,phương hướng phát triển và vị trí của DN Khi sử dụng so sánh bằng số bìnhquân phải chú ý đến tính chặt chẽ của số bình quân

*So sánh theo chiều dọc: Là so sánh để lấy được tỷ trọng của từng loại

theo tổng thể ở mỗi bảng báo cáo

*So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh để thấy được sự biến đổi

cả về số tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các kỳ liên tiếp

PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN PHƯƠNG MAI QUẢNG NINH

2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Phương Mai Quảng Ninh

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

2.1.1.1 Tổng quan về doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Phương Mai Quảng Ninh

Địa chỉ: Xã Phương Nam - Thành phố Uông Bí - Quảng Ninh.Điện thoại : 033.3667.325 ; Fax: 033.3667.294

Tài khoản : 44310000001092 Tại ngân hàng đầu tư và phát triển TâyNam Quảng Ninh chi nhánh Uông Bí

Trang 32

Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.

Chức năng kinh doanh: Khai thác và chế biến đá các loại, kinh doanhvật tư, vật liệu xây dựng, kinh doanh cảng, kinh doanh và chế biến than, kinhdoanh và chế tạo sửa chữa cơ khí, nuôi trồng thủy hải sản,thi công cơ giới vàvận tải đường bộ

2.1.1.2 quá trình hình thành và phát triển:

Công ty cổ phần Phương Mai Quảng Ninh được thành lập theo giấyphép đăng ký kinh doanh số 22.03.000138 ngày 16/07/2003 của Sở kế hoạchđầu tư tỉnh Quảng Ninh với số vốn pháp định là 3 tỷ đồng, trong đó vốn gópcủa nhà nước do công ty xi măng và xây dựng Quảng ninh làm đại diện chiếm51%, số còn lại do các cá nhân ở bên ngoài và cán bộ công nhân viên công tyđóng góp

Công ty cổ phần Phương Mai hoạt động theo mô hình công ty cổ phầntrong đó 51% vốn của nhà nước, hạch toán độc lập có con dấu riêng, tàikhoản riêng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của mình Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân lành nghề có kinh nghiệmtrong lĩnh vực quản lý, khai thác và chế biến đá

2.1.2 Chức năng , nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp:

2.1.2.1Chức năng nhiệm vụ cúa công ty:

Chức năng :

Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, nguồn lực lao động của công ty

Xây dựng kế hoạch sản xuất, lập biện pháp thiết kế và tổ chức thi công

thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh được Công ty Cổ phần Xi măng vàXây dựng Quảng Ninh phê duyệt

Chăm lo đời sống vật chất tinh thần, đảm bảo các quyền lợi chính sáchcho người lao động theo luật định như tiền lương tiền thưởng BHXH vv

Nhiệm vụ :

Khai thác chế biến và tiêu thụ các loại sản phẩm đá theo kế hoạch đã được

Trang 33

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

phê duyệt phục vụ nhu cầu của thị trường

Thực hiện công tác chỉ đạo sản suất, khai thác hàng hoá và cung cấp cácdịch vụ cho khách hàng thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng

Thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, đảm bảo ATVSLĐ

cho người và tài sản được giao theo phương án tổ chức sản xuất kinh doanh

đã được phê duyệt

Chịu trách nhiệm hạch toán kế toán nội bộ, báo tình hình các nguồn lực vàhoạt động sản suất kinh doanh định kỳ theo đúng pháp lệnh thống kê kế toáncủa nhà nước và quy định về quản lý tài chính của công ty

Tổ chức tốt công tác an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.

Kết hợp với địa phương làm tốt công tác an ninh quốc phòng trên địa bàn

2.1.2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp:

a/Tổ chức bộ máy quản lý Công ty

Công ty cổ phần Phương Mai Quảng Ninh hoạt động theo mô hìnhcông ty cổ phần trong đó 51% vốn của nhà nước, hạch toán độc lập có condấu riêng, tài khoản riêng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạtđộng của mình

Hội đồng quản trị của công ty gồm 7 thành viên trong đó chủ tịch hộiđồng quản trị là Giám đốc công ty xi măng và xây dựng Quảng Ninh, Hộiđồng quản trị quyết định 1 người trong hội đồng làm giám đốc điều hành

Công ty Phương mai phát hành cổ phiếu theo vốn đăng ký với cổ phiếu

là loại cổ phiếu phổ thông, số cổ phiếu phát hành được phát cho các cổ đôngtheo giá trị đóng góp với mệnh giá mỗi cổ phiếu bằng 100.000 đ Các cổ đông

có thể chuyển nhượng, bán số cổ phiếu thuộc sở hữu của mình trên thị trường

Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Phương Mai Quảng Ninh

Trang 34

PHÂN XƯỞNG

PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT

PHÒNG KỸ THUẬT TỔNG HỢP

BỘ PHẬN

KHAI THÁC

BỘ PHẬN XÚC BỐC

BỘ PHẬN VẬN TẢI

BỘ PHẬN NGHIỀN SÀNG CHẾ BIẾN

PHÂN XƯỞNG CHẾ BIẾN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 1.2 - Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Phương Mai

Quảng Ninh

Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty được trình bày qua sơ đồ trên, trong

đó Hội đồng quản trị có quyền và trách nhiệm cao nhất Là một công ty cổphần nên công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp, tuân thủ mọi quy địnhcủa nhà nước về loại hình công ty cổ phần, ngoài ra công ty có 51% vốn nhànước do Công ty Xi măng và XD Quảng Ninh quản lý nên chủ tịch hội đồngquản trị do Công ty CP Xi măng và XD Quảng Ninh nắm giữ

Giám đốc Công ty được hội đồng quản trị bầu ra có trách nhiệm điềuhành mọi hoạt động của công ty theo định hướng, kế hoạch do đại hội đồng

cổ đông thông qua vào các kỳ đại hội, tuân thủ theo điều lệ của công ty đãđược các thành viên sáng lập thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2003 cũng nhưcác quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị vềviệc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao Hiện nay công ty ápdụng hình thức quản lý trực tuyến - chức năng có 3 cấp quản lý (Giám đốc;

Söa ch÷a

ĐỘI SAN GẠT

Trang 35

Quản đốc; tổ trưởng sản suất)

* Hình thức tổ chức:

Bộ máy quản lý của công ty hoạt động theo kiểu trực tuyến chức năng.Với cơ cấu này người lãnh đạo doanh nghiệp được sự giúp đỡ của các lãnhđạo chức năng để chuẩn bị, quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiệnquyết định trong phạm vi doanh nghiệp Người lãnh đạo trực tuyến chịu tráchnhiệm về kết quả hoạt động và được quyền Quyết định trong đơn vị mình phụtrách Song nó lại có sự phức tạp trong mối quan hệ, cồng kềnh, nhiều chuyêngia tư vấn dẫn đến nhiều ý kiến khác nhau, có khi là trái ngược do đó đòi hỏingười điều hành chính phải sáng suốt khi quyết định một vấn đề

Hội đồng quản trị: Do đại hội cổ đông cử ra (không nằm trong quân số

của công ty) có nhiệm vụ điều hành chung mọi hoạt động của công ty

Ban giám đốc:

*Giám đốc: Giám đốc Công ty là người điều hành hoạt động hàng ngày

của công ty, chiụ trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện cácquyền và nhiệm vụ được giao Giám đốc công ty có nhiệm vụ quyền hạn sau:

- Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngàycủa công ty

- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty

- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, Quy chế quản lý nội bộcông ty

- Sau khi Hội đồng quản trị đồng ý giám đốc có quyền:

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công

ty trừ chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm

+ Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trongcông ty kể cả cán bộ quản lý thuộc quyền bổ nhiệm của giám đốc

Chịu trách nhiệm về tổ chức nhân sự toàn công ty, quản lý XDCB, thựchiện chế độ chính sách tiền lương và công tác đời sống cho CBCNVC Công ty

Trang 36

Để giúp giám đốc trong việc hoạch định, chỉ đạo trong sản xuất kinhdoanh còn có phó giám đốc phụ trách sản xuất

Phó giám đốc sản xuất

Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, Thay giám đốc công tygiải quyết công việc khi được giám đốc uỷ quyền và chịu trách nhiệm cá nhântrước Giám đốc, Hội đồng quản trị và các cơ quan pháp luật trong một số lĩnhvực quản lý chuyên môn về phần việc được phân công

Phụ trách công tác an toàn Lãnh đạo công tác nổ mìn của công ty Chịutrách nhiệm phối hợp điều hòa kế hoạch sản xuất , kinh doanh của đơn vịhướng dẫn, kiểm tra trong các mặt thiết kế, kỹ thuật, quy trình công nghệ,nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, công nghệ hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sảnphẩm theo kế hoạch sản xuất đã phê duyệt

Ban kiểm soát: Do Hội đồng quản trị cử (không nằm trong quân số của

công ty), có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của công ty

Phòng kế toán: Gồm 06 cán bộ quản lý và phục vụ; Có chức năng tài

chính và hạch toán kế toán Tạo nguồn vốn và các loại quỹ của công ty, côngtác tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và chấp hành các chế độchính sách về tài chính của nhà nước quy định Làm công tác ghi chép banđầu, thông tin nội bộ, hạch toán sản xuất kinh doanh Công ty hạch toán độclập sản phẩm tự tiêu thụ nên có bộ phận bán hàng kiêm thủ kho nằm trongphòng kế toán

Giúp việc về mặt kế toán tài chính có một kế toán trưởng đứng đầu bộphận kế toán Tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty theo đúng Pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước

Phòng Kỹ thuật tổng hợp:

Giúp việc về mặt kỹ thuật có phòng kỹ thuật tổng hợp gồm 3 cán bộquản lý, có chức năng quản lý kỹ thuật, hồ sơ thiết bị và công tác khai tháctoàn công ty Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị thi công đúng biện pháp tuân thủquy trình kỹ thuật, quy phạm an toàn cũng như các quy định về quản lý của

Trang 37

nhà nước và công ty đã ban hành Vì để đơn giản gọn nhẹ bộ máy quản lý nênphòng kỹ thuật kiêm thêm nhiệm vụ kế hoạch, tổ chức lao động

Là một công ty cổ phần nên doanh nghiệp sử dụng mô hình quản lýchung đang áp dụng của các công ty cổ phần Mô hình này có ưu việt rất lớnvừa gọn nhẹ, vừa đảm bảo chặt chẽ trong khâu quản lý và nâng cao tinh thầntrách nhiệm của mọi người, tuy vậy ở đây rất cần cán bộ có năng lực, kinhnghiệm, nếu không hiệu quả sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng ngay và có thểdẫn đến phá sản doanh nghiệp

b/ Bộ máy quản lý phân xưởng:

Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty Cổ phần Phương Mai bao gồm:

* Phân xưởng khai thác đá nguyên liệu:

Quản lý các nguồn nhân lực, vật tư thiết bị được giao Lập kế hoạch bố trísắp xếp lao động, tổ chức thực hiện các biện pháp thi công, quản lý sử đúngquy định các định mức vật tư, biện pháp khoan nổ mìn theo quy trình côngnghệ Các biện pháp an toàn lao đông trong khai thác và sử dụng vật liệu nổ

Cung cấp đầy đủ đá nguyên liệu cho sản xuất xi măng và gia công chếbiến đá xây dựng

Lập kế hoach sản xuất định kỳ phù hợp với tình hình sản suất của đơn vị

* Phân xưởng gia công chế biến đá:

Quản lý các nguồn nhân lực, vật tư thiết bị được giao Lập kế hoạch bố trísắp xếp lao động, tổ chức thực hiện các biện pháp thi công, quản lý sử đúngquy định các định mức vật tư, nguyên nhiên vật liệu theo quy trình công nghệ.Lập kế hoạch sản xuất định kỳ, tiếp nhận đá từ khai trường vận chuyển về giacông các loại sản phẩm đá xây dựng cung cấp cho thị trường trong và ngoàitỉnh theo kế hoạch cấp trên giao

Tổ chức quản lý lao động, chấp hành các biện pháp thi công quản lý quytrình quy phạm khi vận hành dây chuyền

* Bộ phận phù trợ :

Có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ vật tư, điện nước, sửa chữa cơ điện, vận

Trang 38

tải bốc xúc các loại sản phẩm cho khách hàng.

Phục vụ công tác đời sống chăm lo bữa ăn công nghiệp cho CBCNV.vv

Kết cấu sản xuất của Công ty

Do tính chất công việc của từng công đoạn bộ phận sản xuất khác nhau,quy trình công nghệ của từng bộ phận sản suất có đặc điểm riêng Để cho việcđiều hành sản xuất đạt hiệu quả, tập trung phát huy được sức sáng tạo của độingũ cán bộ chủ chốt Công ty đã xây dựng kết cấu sản xuất theo mô hìnhchuyên môn hoá từng công đoạn sản phẩm, dịch vụ Đây cũng là mô hìnhđược các đơn vị sản xuất có quy mô tập trung, trên cùng một dây chuyền côngnghệ nhưng lại sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau Nó tạo ra một sự

ưu việt không cần phải sử dụng lao động có trình độ đòi hỏi quá cao, dễ tuyểndụng lao động tại chỗ trên địa bàn

2.1.3.Các loại sản phẩm dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp:

2.1.3.1 Sản phẩm dịch vụ chủ yếu:

Đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần Phương Mai bao gồm nhiều ngànhnghề tuy nhiên trong điều kiện hiện tại Công ty duy trì hoạt động kinh doanhchính như: Khai thác và chế biến đá các loại, kinh doanh vật liệu xây dựng

Các sản phẩm chính : Đá hộc các loại

Đá dăm các loại

Đá mạt

2.1.3.2 Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty:

Là đơn vị chuyên sản xuất đá phục vụ cho thị trường.Với trữ lượng tàinguyên lớn, địa bàn rộng và sử dụng lâu dài, sản phẩm hàng năm tiêu thụ rấtlớn Từ khi thành lập Công ty chủ yếu là khai thác thủ công, khai thác quy mônhỏ, sản lượng chỉ đạt 20.000 m3  30.000 m3/năm Xác định thị trường tiêuthụ sản phẩm đá của Công ty trong khu vực lớn, những năm gần đây công ty

đã tập trung sử dụng các nguồn vốn huy động, đổi mới công nghệ sản xuấtnâng công suất hiện nay có năng lực sản xuất lên 200.000 m3/năm Dự kiếntrong vòng 3 năm tới sẽ nâng công suất lên 600.000 m3/năm Với quy trìnhcông nghệ hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp khai thác tiên tiến

Trang 39

theo công nghệ khai thác đá cắt tầng và gia công chế biến đá theo công nghệnghiền sàng liên hợp đã làm cho sản phẩm đá của công ty có một thương hiệu

đá chất lượng cao được thị trường tin dùng Đây là lợi thế cơ bản tạo điềukiện cho công ty phát triển mở rộng sản xuất trong những năm tới

1.3.2a Các bước quy trình công nghệ chủ yếu :

Các bước công nghệ chủ yếu :

2.1.3.3 Nội dung cơ bản của các bước công việc trong quy trình công nghệ.

a - Giai đoạn chuẩn bị sản xuất gồm:

Lập kế hoạch sản xuất, chuẩn bị các loại nguyên vật liệu nổ, máy mócthiết bị, bố trí sắp xếp nhân công và chuẩn bị các nhu cầu cần thiết khác nhưlập hộ chiếu khoan nổ, chuẩn bị đường xá, xây dựng cơ bản để tạo điều kiệnkhai thác thuận lợi

Cạy gỡ đá treo

Bốc xúc vận tải Chế biến đá xây dựng

Cung cấp đá cho nhà máy

… xi măng Lam Thạch Đá mạt Bán cho khách hàng tiêu dùng

Trang 40

b- Giai đoạn áp dụng công nghệ khai thác

Khoan nạp mìn nổ mìn cạy gỡ đá treo pha bổ đá to xuất đá hộc phục vụ cho nhà máy và cấp bán thành phẩm sang dây truyền nghiền sàng chế biến đá

c - Giai đoạn vận chuyển :

Công ty hợp đồng thuê xe vận chuyển đá to từ bãi đá về nhập cho nhàmáy, vận chuyển cấp đá cho dây truyền nghiền sàng chế biến đồng thời vậnchuyển đá mạt vào bán cho nhà máy xi măng Lam Thạch để sản xuất Clinker

d - Giai đoạn chế biến :

Phân xưởng gia công chế biến chịu trách nhiệm chế biến đá hộc thành

đá dăm thành phẩm các loại theo yêu cầu kế hoạch được giao để tiêu thụ Sảnphẩm đá dăm của công ty được sản xuất theo nhiều chủng loại cung cấp chocác công trình trong và ngoài tỉnh Với dây chuyền sản xuất hiện nay củaCông ty là dây chuyền hiện đại nhất trong khu vực, sản phẩm sản xuất đếnđâu tiêu thụ hết đến đó ít có sản phẩm tồn đọng

e - Giai đoạn tiêu thụ :

Sản phẩm đá nghiền sàng thành phẩm được giao tại bãi cho các phươngtiện khách hàng có nhu cầu sử dụng

Đây là giai đoạn cuối kết thúc quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh củacông ty

2.2 Phân tích tình hình tài chính của Công ty năm 2011:

Phân tích tài chính là vấn đề hết sức quan trọng trong việc đánh giá tìnhhình DN Thông qua việc phân tích tài chính cho phép đánh giá được kháiquát và toàn diện các mặt hoạt động của DN, thấy rõ những điểm mạnh, điểmyếu và tiềm năng của DN Đối với DN, mục tiêu của phân tích tài chính là:đánh giá tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của DN, từ đóđưa ra các dự báo và kế hoạch tài chính cùng các quyết định tài chính thíchhợp Mặt khác phân tích tài chính nhằm giúp DN kiểm soát các mặt hoạt động

Ngày đăng: 20/05/2015, 12:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phân tích hoạt động kinh doanh.TS: Phạm Văn Được – Đặng Kim Cương Nhà xuất bản Thống kê Khác
2. Phân tích hoạt động kinh doanh.ThS: Lê Thị Phương Hiệp 3. Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hóa.PGS.TS: Phan Thị Ngọc Thuận.Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Khác
6. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh Phạm Thị GáiNhà xuất bản Thống kê Khác
7. Bài giảng của các giảng viên khoa Kinh tế và Quản lý trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Khác
8. Các tài liệu tham khảo của Công ty Cổ phần Phương Mai Quảng Ninh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w