Vòng quay khoản phải thu Vòng 6,03 6,32 0,29 105 Kỳ thu tiền trung bình Ngày 59,69 56,88 -2,81 95,3 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 8,96 4,42 -4,54 49,3 Ngày tồn kho bình quân Ngày 81,44 40,17 41,27 49,3
IV Hiệu quả sử dụng tài sản 2010 2011
Vòng quay TSNH Vòng 2,595 2,35 -0,245 90,55
Vòng quay TSCĐ Vòng 1,514 1,41 -0,104 93,1
Vòng quay TSDH Vòng 1,3 1,23 -0,07 94,6
V Hệ số khả năng sinh lời 2010 2011
ROA % 7 3,3 -3,7 47
ROE % 20,7 9,6 -11,1 46,4
ROS % 8,1 4,1 -4 50,6
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu các thông tin về công ty em thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty còn rất rộng tuy nhiên đã có rất nhiều DN đang hình thành đầu tư sản xuất sản phẩm đá các loại, để đứng vững trên
thị trường đòi hỏi DN phải có những biện pháp tích cực để hạ giá thành sản phẩm như: tìm kiếm thị trường cung cấp vật tư NVL có giá thấp hơn, quản lý chặt chẽ mức tiêu hao NVL phục vụ sản xuất, bố trí lao động hợp lý, đầu tư sản xuất hợp lý nâng cao năng suất lao động để giảm các chi phí cố định, giảm giá thành SP, đặc biệt chú trọng việc duy trì chất lượng sản phẩm giữ uy tín trên thị trường, duy trì được sự ổn định lâu bền cho DN.
Qua phân tích các chỉ tiêu tài chính năm 2011 đều giảm nhiều so với năm 2010. Nhất là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cụ thể:
- Cơ cấu tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn tăng 101% so với năm 2010; Cơ cấu nguồn vốn: vốn chủ sở hữu giảm do các quỹ giảm, nợ phải trả trên tổng nguồn vốn tăng 111%, vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn giảm 76% so với năm 2010.
- Các hệ số khả năng thanh toán giảm đáng kể so với năm 2010: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn giảm 75,14%; hệ số khả năng thanh toán nhanh giảm 56%; hệ số khả năng thanh toán tức thời giảm 70,5%; hệ số thanh toán lãi vay giảm 41%.
- Hệ số hiệu suất hoạt động và hiệu quả sử dụng đều giảm so với năm 2010.
- Hệ số khả năng sinh lời giảm mạnh so với năm 2010: ROA giảm 47%; ROA giảm 46,4%; ROS giảm 50,6%.
Năm 2012 là năm nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn nhất là trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư cơ sở hạ tầng vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến các DN sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng. Để tồn tại và đứng vững trên thị trường đòi hỏi DN phải tìm ra giải pháp tiết kiệm chi phí hợp lý, xây dựng chính sách bán hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ.
PHẦN III
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG MAI TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG MAI
3.1 Căn cứ của việc đề xuất các giải pháp:
Qua phân tích các chỉ tiêu tài chính và thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Phương Mai ta thấy:
Năm 2011 Công ty hoạt động kém hiệu quả, doanh thu tăng nhiều song lợi nhuận sau thuế giảm nhiều, Khi phân tích chi tiết báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn so với doanh thu: năm 2010 giá vốn hàng bán chiếm 74% đến năm 2011 giá vốn chiếm 77%.
Xem xét tốc độ tăng ta thấy tốc độ tăng giá vốn lớn hơn tốc độ tăng doanh thu, điều đó làm cho lợi nhuận giảm cụ thể:
- Tốc độ tăng doanh thu: ∆DTT = DTT2011-DTT2010 DTT2011 = 19.032.085.008-17.839.407.621 17.839.407.621 = 0.067 - Tốc độ tăng giá vốn hàng bán: ∆GVH B = GVHB2011-GVHB2010 GVHB2011 = 14.574.941.830-3.212.454.703 13.212.454.703 =0.131
Qua phân tích thực trạng tình hình SXKD của Công ty cổ phần Phương Mai ta thấy: Chi phí giá thành sản xuất sản phẩm năm 2011 tăng cao hơn so với năm 2010.
Chi phí các dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho sản xuất còn quá lớn vừa làm ảnh hưởng việc chủ động sản xuất đồng thời làm cho giá thành phải cõng một lượng chi phí không nhỏ.
Các dịch vụ thuê ngoài chi phối quá lớn như: - Thuê máy nén khí, khoan nổ mìn.
- Chi phí nguyên vật liệu trong kết cấu giá thành còn cao.
Điều này làm cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn do tác động ngoài chi phối, không chủ động trong điều hành sản xuất. Đây là vấn đề mang tính bất lợi đối với doanh nghiệp. Hơn nữa trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc các đối thủ cạnh tranh sẵn sàng dùng mọi chiến lược để chiếm thị phần hoặc sẵn sàng bán ép giá, làm giảm uy tín
của sản phẩm mà doanh nghiệp đang có điều này là khó tránh khỏi.
Do vậy để sản phẩm giữ được thương hiệu ổn định thì việc đầu tiên là doanh nghiệp cần phải tiếp tục đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chủ động trong quản lý điều hành. Có như vậy thì mới có khả năng hạ được giá thành sản phẩm xuống mức thấp nhất để sẵn sàng có đối pháp cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại khác thông qua chiến lược định giá hàng bán.
Như vậy để tăng lợi nhuận, giảm chi phí của DN em mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau:
Biện pháp 1:
Đầu tư thiết bị máy khoan nổ mìn cỡ lớn nhằm tăng năng suất, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, giảm các chi phí sản xuất.
Biện pháp 2:
Đầu tư thiết bị nâng cao năng lực vận tải nhằm giảm chi phí cho dịch vụ vận tải thuê ngoài tại Công ty.