PHÂN XƯỞNG CHẾ BIẾN

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính Phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Phương Mai (Trang 32 - 36)

Hình 1.2 - Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Phương Mai Quảng Ninh

Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty được trình bày qua sơ đồ trên, trong đó Hội đồng quản trị có quyền và trách nhiệm cao nhất. Là một công ty cổ phần nên công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp, tuân thủ mọi quy định của nhà nước về loại hình công ty cổ phần, ngoài ra công ty có 51% vốn nhà nước do Công ty Xi măng và XD Quảng Ninh quản lý nên chủ tịch hội đồng quản trị do Công ty CP Xi măng và XD Quảng Ninh nắm giữ.

Giám đốc Công ty được hội đồng quản trị bầu ra có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của công ty theo định hướng, kế hoạch do đại hội đồng cổ đông thông qua vào các kỳ đại hội, tuân thủ theo điều lệ của công ty đã được các thành viên sáng lập thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2003 cũng như các quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về ĐỘI SAN GẠT Söa ch÷a

việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Hiện nay công ty áp dụng hình thức quản lý trực tuyến - chức năng có 3 cấp quản lý (Giám đốc; Quản đốc; tổ trưởng sản suất)

* Hình thức tổ chức:

Bộ máy quản lý của công ty hoạt động theo kiểu trực tuyến chức năng. Với cơ cấu này người lãnh đạo doanh nghiệp được sự giúp đỡ của các lãnh đạo chức năng để chuẩn bị, quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyết định trong phạm vi doanh nghiệp. Người lãnh đạo trực tuyến chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và được quyền Quyết định trong đơn vị mình phụ trách. Song nó lại có sự phức tạp trong mối quan hệ, cồng kềnh, nhiều chuyên gia tư vấn dẫn đến nhiều ý kiến khác nhau, có khi là trái ngược do đó đòi hỏi người điều hành chính phải sáng suốt khi quyết định một vấn đề.

Hội đồng quản trị: Do đại hội cổ đông cử ra (không nằm trong quân số

của công ty) có nhiệm vụ điều hành chung mọi hoạt động của công ty.

Ban giám đốc:

*Giám đốc: Giám đốc Công ty là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, chiụ trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc công ty có nhiệm vụ quyền hạn sau:

- Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty

- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty - Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, Quy chế quản lý nội bộ công ty

- Sau khi Hội đồng quản trị đồng ý giám đốc có quyền:

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty trừ chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm

+ Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty kể cả cán bộ quản lý thuộc quyền bổ nhiệm của giám đốc

Chịu trách nhiệm về tổ chức nhân sự toàn công ty, quản lý XDCB, thực hiện chế độ chính sách tiền lương và công tác đời sống cho CBCNVC Công ty

Để giúp giám đốc trong việc hoạch định, chỉ đạo trong sản xuất kinh doanh còn có phó giám đốc phụ trách sản xuất

Phó giám đốc sản xuất

Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, Thay giám đốc công ty giải quyết công việc khi được giám đốc uỷ quyền và chịu trách nhiệm cá nhân trước Giám đốc, Hội đồng quản trị và các cơ quan pháp luật trong một số lĩnh vực quản lý chuyên môn về phần việc được phân công.

Phụ trách công tác an toàn. Lãnh đạo công tác nổ mìn của công ty. Chịu trách nhiệm phối hợp điều hòa kế hoạch sản xuất , kinh doanh của đơn vị hướng dẫn, kiểm tra trong các mặt thiết kế, kỹ thuật, quy trình công nghệ, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, công nghệ hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sản phẩm theo kế hoạch sản xuất đã phê duyệt.

Ban kiểm soát: Do Hội đồng quản trị cử (không nằm trong quân số của

công ty), có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của công ty.

Phòng kế toán: Gồm 06 cán bộ quản lý và phục vụ; Có chức năng tài

chính và hạch toán kế toán. Tạo nguồn vốn và các loại quỹ của công ty, công tác tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và chấp hành các chế độ chính sách về tài chính của nhà nước quy định. Làm công tác ghi chép ban đầu, thông tin nội bộ, hạch toán sản xuất kinh doanh. Công ty hạch toán độc lập sản phẩm tự tiêu thụ nên có bộ phận bán hàng kiêm thủ kho nằm trong phòng kế toán.

Giúp việc về mặt kế toán tài chính có một kế toán trưởng đứng đầu bộ phận kế toán Tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng Pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước

Phòng Kỹ thuật tổng hợp:

Giúp việc về mặt kỹ thuật có phòng kỹ thuật tổng hợp gồm 3 cán bộ quản lý, có chức năng quản lý kỹ thuật, hồ sơ thiết bị và công tác khai thác

toàn công ty. Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị thi công đúng biện pháp tuân thủ quy trình kỹ thuật, quy phạm an toàn cũng như các quy định về quản lý của nhà nước và công ty đã ban hành. Vì để đơn giản gọn nhẹ bộ máy quản lý nên phòng kỹ thuật kiêm thêm nhiệm vụ kế hoạch, tổ chức lao động

Là một công ty cổ phần nên doanh nghiệp sử dụng mô hình quản lý chung đang áp dụng của các công ty cổ phần. Mô hình này có ưu việt rất lớn vừa gọn nhẹ, vừa đảm bảo chặt chẽ trong khâu quản lý và nâng cao tinh thần trách nhiệm của mọi người, tuy vậy ở đây rất cần cán bộ có năng lực, kinh nghiệm, nếu không hiệu quả sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng ngay và có thể dẫn đến phá sản doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính Phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Phương Mai (Trang 32 - 36)